Tư duy ngược dòng là gì vậy? Chúng ta – hầu hết cứ tưởng rằng: Tư duy ngược dòng là sẽ đi ngược lại với vấn đề. Nhưng KHÔNG. Đọc Nghệ thuật tư duy ngược dòng, Humphrey B.Neil, tác giả của cuốn sách, tiết lộ rằng Chúng ta có thể tư duy và hoàn thiện bản thân, tác phẩm của ông nhắc nhở chúng ta rằng khi “nghiền ngẫm” và đào sâu vào tính biến động, chúng ta sẽ cảm nhận tốt hơn thông qua việc hiểu thấu đáo sự thoái trào và dòng chảy của tư duy nhóm cũng như tâm lý đám đông. Tức là, chúng ta cần phải suy xét một vấn đề theo nhiều khía cạnh, cả mặt tốt lẫn mặt xấu để hoàn thiện thông tin chúng ta cần cho một giải pháp. Cần phải nhấn mạnh rằng, Neil coi tư duy ngược dòng là “nghệ thuật” chứ không phải một ngành khoa học.

Xuất hiện với một trang bìa vô cùng giản dị nhưng triết lý nhân sinh mà nó đem lại lại vô cùng to lớn. Để rồi khi chúng ta gấp lại cuốn sách, chúng ta phải suy ngẫm về từng câu nói, từng triết lý để đời.

Albert Einstein từng nói rằng: “Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò”. Thật vậy, việc đặt ra nhiều câu hỏi cho một vấn đề ngay cả khi mọi người cho rằng điều đó là đúng đang khiến bạn dần trở nên có tư duy, và là “gốc rễ” của tư duy ngược dòng. Hãy xem xét cách đặt câu hỏi ngược lại của các nội dung tuyên truyền đang rất phổ biến ngày nay: Các lý do căn nguyên, không chỉ là những từ ngữ đơn thuần trong các bài diễn văn, công báo hay bài báo mà chúng ta phải tìm. Tại sao thông điệp đó được lan truyền? – chứ không chỉ đơn giản là cái gì nằm trong thông điệp đó. Thẳng thắn mà nói, người ngược dòng phải luôn hoài nghi khi phân tích các nội dung truyền thông.

 


Đôi khi, chúng ta phải gạt bỏ những suy nghĩ và lo lắng về thị trường sang một bên. Khi loại bỏ được, chúng trở nên nhỏ bé và mất đi đặc tính quấy nhiễu chúng ta…

Chúng ta phải học cách gạt bỏ để nhận ra rằng biến động thị trường không phải là tất cả những gì quan trọng trong cuộc sống. 

Hãy bước vào các cửa hiệu sách và quan sát một lượt, xem chúng có những gì giống nhau? Phần lớn không gian cửa hiệu đều là một lượng lớn sách Dạy-làm-giàu. Chúng ta ngày nay đang bị ám ảnh bởi đồng tiền, ám ảnh vào việc làm sao để trở nên giàu mà dường như chúng ta đang yếu dần khi xét về phương diện xây dựng và bảo vệ sự giàu có (điển hình là cuộc Đại suy thoái năm 2008). Thay vì quá quan tâm vào những bí mật mà các cuốn sách hứa sẽ tiết lộ những gì mà các bậc thầy hay chuyên gia về tiền bạc đã thực hiện. Tại sao chúng ta không tự hỏi có khó không để chọn cho mình một con đường đi riêng?

Nghệ thuật tư duy ngược dòng

Nghệ thuật tư duy ngược dòng có thể được hiểu là việc đưa tư duy của bạn thoát ra khỏi lối mòn. Nói cách khác, hãy trở thành người bất tuân khi tư duy. Có một câu nói dễ nhớ chúng ta có thể biết tới đó là: “Khi mọi người nghĩ giống nhau, nhiều khả năng tất cả đều sai”, và một ý tưởng thứ hai được đưa ra từ Neil: “Nếu không muốn phán đoán sai, hãy học cách tư duy ngược dòng”.

Cuốn sách làm tôi nhớ đến cuốn Tư duy Nhanh và Chậm của Daniel Kahneman. Thực ra não bộ của chúng ta có hai hệ thống. Hệ thống 1 là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức; còn hệ thống 2 là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi phải nỗ lực, logic, tính toán và ý thức. Nếu như hệ thống 1 quen với những điều quen thuộc, giản đơn; hay cái mà chúng ta vẫn thường nghĩ là suy nghĩ bằng trái tim thì hệ thống 2 sẽ chịu trách nhiệm cho việc suy nghĩ thấu đáo, tư duy logic. Mọi người thường có xu hướng sử dụng hệ thống 1 nhiều hơn hệ thống 2, và đó là lý do vì sao mà họ thường sai. Nhưng ở cuốn sách Nghệ thuật tư duy ngược dòng, Humphrey B. Neil không chỉ đưa ra cho chúng ta những lời khuyên mà còn có cả những bài học, dẫn chứng để chúng ta có thể tư duy ngược chiều ngay trong cuốn sách bởi theo Neil, nghệ thuật tư duy ngược dòng chính là việc xây dựng thói quen nhìn nhận vấn đề từ tư duy hai chiều xem điều gì có nhiều khả năng xảy ra hơn – cuối cùng sẽ đi đến kết luận chính xác.

Trước khi bắt đầu

Về căn bản, mục đích của tư duy ngược dòng là thách thức các quan điểm được số đông chấp nhận về xu hướng thịnh hành trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu là để tranh luận về các quan điểm phổ biến, bởi chúng thường xuyên lỗi thời, lệch hướng (do tuyên truyền) hoặc đơn giản là sai lầm.

Theo tác giả,  những đặc tính của con người khiến lý thuyết quan điểm ngược dòng trở nên hiệu quả gồm: thói quen, tập quán, bắt chước, lan truyền, sợ hãi, cảm xúc, lòng tham, hy vọng, cả tin, nhạy cảm, cáu gắt, bảo thủ, mơ tưởng, bất đồng, tự phụ.

Và rồi cùng với đó là những dẫn chứng có thật trong lịch sử đã được tác giả đưa ra giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật tư duy ngược dòng. Ví dụ như Hội chứng hoa Tulip – Một trong những bong bóng kinh tế gây chấn động lịch sử xảy ra tại Hà Lan vào thế kỉ XVII; hay như bong bóng cổ phiếu South Sea và quả bom nhà đất Florida.

Nhưng, Humphrey B.Neil cũng mong rằng, chính chúng ta cũng sẽ suy nghĩ và tư duy thấu đáo về những gì tác giả trình bày hay chính chúng ta hãy góp phần “hoàn thiện cuốn sách” bằng cách thoải mái bổ sung quan điểm của chính mình vào dòng suy nghĩ của tác giả.

Phần 1: Ngược dòng sẽ có lợi

Nhà thơ - nhà triết học vĩ đại Gothe từng viết:

Tôi ngày càng hướng về phía thiểu số vì bên đó luôn khôn ngoan hơn.

Thắng thắn mà nói, động lực đưa tác giả đến với hành trình xây dựng lý thuyết quan điểm ngược dòng chính là sự thất vọng và vỡ mộng mà bất cứ ai muốn tìm cách đánh bại thị trường chứng khoán đều gặp phải.

Neil đã lấy dẫn chứng về một đợt suy thoái sau chiến tranh. Suy nghĩ của số đông về “suy thoái” đã trở thành nỗi ám ảnh. Hậu quả là các doanh nghiệp, do luôn hoảng sợ và e ngại nên đã luôn chơi phòng thủ. Nhưng sự thật là, nhu cầu của người dân đối với các loại hàng hóa trở nên lớn đến mức hình thành lạm phát khiến mọi người chi tiền không cần nghĩ. Kết quả là việc kinh doanh trở nên thuận lợi, nói chính xác hơn thì là bùng nổ. Tác giả đã lấy những sự kiện có thật trong lịch sử để chứng minh rằng: Khi mọi người nghĩ giống nhau, nhiều khả năng tất cả đều sai.

Sự khác biệt cơ bản giữa đám đông và cá nhân là: một cá nhân có thể hành động sau khi lập luận và phân tích còn đám đông lại luôn hành động theo cảm tính và cảm xúc. Đám đông luôn tuân theo “lãnh đạo” hoặc theo những gì mà họ cho là hành động của các nhà lãnh đạo.

...

Bởi đám đông không suy nghĩ mà hành động theo cảm tính nên quan điểm của đám đông thường xuyên sai lầm.

Để phân tích cho việc đám đông tư duy bằng hình ảnh, và chính những hình ảnh đó ngay lập tức gợi lên một loạt hình ảnh khác; một ví dụ nữa lại được tác giả đưa ra rằng là khi có tin đồn về sự thiếu hụt cà phê, phụ nữ đồng loạt đều đến các cửa hàng để mua cà phê về tích trữ với số lượng lớn. Thế nhưng họ lại chẳng chịu dừng lại dù chỉ một phút để nghĩ rằng cà phê sẽ bị hỏng nếu để quá lâu. Đây là một trong những ví dụ điển hình đã được tác giả đưa ra về hành vi của đám đông. Chúng ta có thể thấy, sức mạnh tác động kích hoạt là động lực thúc đẩy đám đông.

Vậy là số đông luôn sai?

Đây là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất về lý thuyết quan điểm ngược dòng. Hơn cả việc sẽ trả lời trọng tâm câu hỏi, Humphrey B. Neil đã thay đổi vài từ trong câu hỏi. Và câu hỏi mới đó là: Có phải số đông luôn sai vào mọi thời điểm?

Câu trả lời được đưa ra là Không. Có lẽ số đông đúng nhiều hơn sai, họ đúng trong suốt xu hướng nhưng sai ở cả hai đầu quá trình – thời điểm bắt đầu và kết thúc xu hướng.

Sử dụng lý thuyết ngược dòng có khó không?

Rõ ràng đây là một câu hỏi hóc búa, bởi lý thuyết này khá trừu tượng. Vì vậy, Neil sẽ chỉ trả lời rằng nếu ai đó có thể hình thành thói quen tư duy “ngược dòng” với đám đông, người đó sẽ thường nghĩ đúng nhiều hơn sai.

Nhưng, cũng phải thừa nhận rằng lý thuyết này thật khá phức tạp bởi trước hết, ngược dòng với quan điểm chung là đi ngược với phản ứng tự nhiên của con người. Thứ hai, khi bạn thảo luận với người khác về quan điểm ngược dòng, họ thường thể hiện sự bất đồng một cách gay gắt. Và cuối cùng, việc chứng minh cho nhận định của bạn thường tốn rất nhiều thời gian. Điều đó làm lung lay niềm tin, và như Neil đã nói, bởi bạn đã bắt đầu lo sợ những quan điểm ngược dòng là sai. Có thể nói, trở nên ngược dòng là một cuộc chiến vô cùng khó khăn. Vậy nên, tác giả đã đưa ra một câu trích dẫn của Francis Bacon vào tác phẩm của mình, và đó cũng là lời khuyên hữu ích cho chúng ta: “Hãy nghi ngờ mọi thứ trước khi bạn tin bất cứ điều gì! Hãy cẩn trọng với các thần tượng của mình!”


Phần II: Các bài luận về lý thuyết quan điểm ngược dòng và nghệ thuật tư duy ngược dòng

Thói quen

Thói quen – đối với Neil là một ảnh hưởng lớn tới tư duy ngược dòng. Bởi, theo một cách tự động, chúng ta luôn bị thúc đẩy phải suy nghĩ, cảm nhận hay thực hiện những việc mà mình đã quen suy nghĩ, cảm nhận và thực hiện trong các trường hợp tương tự, mà không ý thức được mục đích hay dự án kết quả. Chính vì vậy, các thói quen đã đẩy tâm trí ta vào sự lạc hậu. Tóm lại là, khi nghiền ngẫm về một hành động đám đông, chúng ta không chỉ cần cân nhắc về các thói quen suy nghĩ của đám đông mà còn là của chính chúng ta nữa.

Khi nào thì không có quan điểm của công chúng?

Khi tất cả đều thờ ơ với một vấn đề cấp thiết, chắc chắn vấn đề đó rất quan trọng đối với mọi người.

Vậy làm thế nào để bạn có tư duy ngược dòng khi bạn không có quan điểm nào?

Mấu chốt ở đây là: Khi sử dụng quan điểm ngược dòng, chúng ta đang cố gắng ước tính các xu hướng chứ không chỉ tập trung đánh giá các quan điểm. Bởi vậy, nếu nhân tố kinh tế nào đó tác động lên xu hướng nhưng không nhận được sự quan tâm của công chúng, chúng ta vẫn phải cân nhắc đến nó – bởi công chúng sẽ phản ứng với kết quả.

Dưới đây là một ví dụ mà Neil đã chỉ ra cho chúng ta:

Muốn giới hạn nguồn cung, hãy làm cho tiền khan hiếm và đắt đỏ.

Hoặc:

Đồng tiền giá trị thấp khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ. Lạm phát.

Có phải, chúng ta cân nhắc các kết luận dựa trên nhân tố sản xuất, tốc độ tiền lưu hành,… nhưng cái chính vẫn là, tiền là gốc rễ của giá cả.

Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng để chúng ta quen với việc tư duy ngược dòng, và từ đó chúng ta cũng hiểu hơn về về cái cách tư duy ngược dòng của ông.

Luật bất bình đẳng toàn cầu

Cuốn sách Nghệ thuật tư duy ngược dòng không chỉ giúp chúng ta làm quen với việc tư duy ngược dòng mà còn giúp chúng ta hiểu hơn về nền kinh tế, xã hội và chính trị - đó là những dẫn chứng, cột mốc đáng nhớ đã xảy ra trong lịch sử.

Tác giả đưa ra một dẫn chứng điển hình về quy luật Pareto, khi mọi người đều nghĩ rằng: Ai mà chẳng biết số người nghèo lớn hơn số người giàu cả triệu người; thì Humphrey B. Neil đã phân tích và chỉ ra rằng các quốc gia có tầng lớp giàu có đông đảo nhất thì mức thu nhập của toàn thể nhân dân cũng cao nhất. Nói rõ hơn thì là sự sụt giảm của nhóm người có mức thu nhập cao sẽ khiến mức sống của các nhóm phía dưới bị thấp đi.


Và trong cuốn sách Nghệ thuật tư duy ngược dòng này, còn rất nhiều, có thể nói là vô số những bài học và dẫn chứng đã được tác giả đưa ra; như việc chúng ta hãy đặt câu Cái gì đúng? thay vì Cái gì sai?; Hay còn là Phong trào thủy triều; “Chủ nghĩa trung lập” trong các ghi chép kinh tế Trở nên ngược dòng: Đừng phủ nhận chúng ta mang sứ mệnh cứu rỗi;…

Như Jefferson đã nói: “Chúng ta không bao giờ được phép thất vọng về Khối thịnh vượng chung… Một chút kiên nhẫn, và chúng ta sẽ thấy kỉ nguyên phù thủy chấm dứt… và con người sẽ xây dựng lại viễn cảnh thực sự của họ, phục hồi chính phủ theo các nguyên tắc thực sự!”

Và đó cũng chính là niềm tin đã đưa Humphrey B. Neil có thể hoàn thành xuất sắc một tác phẩm như vậy.

Lời kết:

Có thể nói, cuốn sách mà tôi đang cầm trên tay không phải là một tác phẩm dạy-làm-giàu đang “ăn xổi” trên thị trường sách báo ngày nay. Và chính Neil cũng phải thừa nhận rằng ông sẽ không viết một cuốn sách dạy cách-đánh-bại-thị-trường. Đây sẽ không là cuốn sách mà khi bạn đọc tới trang cuối, bạn có thể hiểu được luôn cả cuốn sách mà đây sẽ là cuốn sách mà khi bạn đọc xong, gấp sách lại; bạn sẽ cần phải có thời gian để suy ngẫm, tư duy, nhìn nhận sự việc một cách khách quan, đa chiều. Và đây chắc chắn sẽ là cuốn sách “gối đầu giường” của tôi mỗi ngày.

Review chi tiết bởi: Minh Trang – Bookademy

______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

 


Xem thêm

Tư duy ngược (hay nghịch đảo) là suy nghĩ vấn đề theo cách đi ngược lại với nguyên tắc quen thuộc, hoặc theo lối mòn thường thấy. Cách tư duy này giúp chúng ta tạo ra nhiều ý tưởng mới, sáng tạo mới, khám phá những điều mà người khác không thấy được và có những thành tựu đầy bất ngờ.


Tư duy ngược đã và đang được sử dụng khá phổ biến trong việc tìm ra những hướng giải quyết vấn đề mang tính đột phá, khác biệt. Đã có nhiều tư duy ngược dịch chuyển thế giới đem lại những phát minh, sáng chế đáng kể cho nhân loại.


Những cuốn sách sau đây không chỉ mang đến cho bạn những hiểu biết về tư duy ngược, mà còn kích thích bạn thoát ra khỏi “vùng an toàn”, thay đổi, làm mới bản thân, mạnh dạn đi những bước đi riêng của mình, dám hành động để thành công.


Nghĩ ngược lại và làm khác đi


Cuốn sách là tập hợp những lời khuyên thông thái, không theo bất cứ chuẩn mực nào, nói về sự khác biệt trong tư duy. Thông qua cuốn sách, tác giả Paul Arden - vốn là Giám đốc điều hành sáng tạo tại tập đoàn nổi tiếng Saatchi & Saatchi - gửi gắm thông điệp: “Đừng ngại thay đổi, thế giới bên ngoài “vùng an toàn” hấp dẫn hơn rất nhiều so với những gì bạn nghĩ, nhưng chỉ dành cho những người dũng cảm thay đổi, dám bước chân ra thế giới rộng lớn. Cho nên hãy cứ tưởng tượng, sáng tạo, phá vỡ những nguyên tắc, mạnh dạn đi những bước đi riêng của mình; dám hành động thì sẽ ắt thành công”.


Bí quyết của sự thành công theo cuốn sách chính là niềm tin, sự kiên trì và khả năng tư duy sáng tạo của mỗi người. Trong đó, sáng tạo là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu trong con đường đi đến thành công. Khác biệt của sáng tạo chính là tạo ra đột phá, không bứt phá thì mãi chỉ dậm chân tại chỗ, không thể phát triển và thành công mạnh mẽ được.


Chúng ta là những cá thể khác biệt, nên có những khả năng và sự sáng tạo riêng. Vì vậy, bạn hãy để bản thân có cơ hội rẽ một lối riêng - ở đó có thể bạn sẽ tìm thấy nguồn cảm hứng để bạn đi đúng hướng và thực hiện được những dự định của chính mình.


Tất nhiên đi theo số đông sẽ luôn là phương án an toàn để bạn yên tâm và tự tin rằng mình không cô đơn, không sai lầm, không thất bại một mình. Nhưng làm cái mà ai cũng làm cũng sẽ khiến bạn thực sự nhàm chán.


Bạn cũng nên đừng quá hòa mình vào đám đông, sống và làm việc phải có chính kiến. Không ngừng học hỏi những điều mới, trau dồi khả năng sáng tạo của bản thân, bởi vì lối mòn sẽ giết chết sự sáng tạo trong bạn.


Hãy thử một lần bước chân ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ thấy thế giới ngoài kia rộng lớn, có nhiều điều mới mẻ, có thể bạn chưa từng biết. Bạn có thể chọn cho mình con đường bằng cách phá vỡ các nguyên tắc vốn có để tung cánh bay, hoặc kìm hãm chính mình trong lối mòn cũ, không có cơ hội tìm kiếm những thứ mới.


Tư duy ngược dịch chuyển thế giới


Người ta thường cho rằng chỉ ít người có khả năng sáng tạo bẩm sinh, trong khi đa số còn lại ít khi có được những ý tưởng độc đáo. Vài người sinh ra để làm lãnh đạo, trong khi đa số là những kẻ đi theo. Tuy nhiên trong cuốn Tư duy ngược dịch chuyển thế giới, Adam Grant đã chứng minh điều ngược lại.


Trong cuốn sách, ông đã giải quyết vấn đề là làm sao cải thiện thế giới từ một góc nhìn mới để “trở nên khác biệt”: Chọn đi “ngược dòng”, đấu tranh với tính tuân thủ cứng nhắc và đập tan các truyền thống lỗi thời.


Tư duy ngược dịch chuyển thế giới vén bức màn bí mật đằng sau sự thành công và cả thất bại của rất nhiều người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng tới toàn thế giới trong cả lĩnh vực kinh doanh, khoa học, chính trị, thể thao và cả giải trí.


Bạn sẽ được lý giải tại sao Steve Jobs và những nhà đầu tư huyền thoại của thung lũng Silicon lại sai lầm khi đầu tư vào công ty xe hai bánh tự cân bằng Segway; bất ngờ vì vai trò của sự am hiểu nghệ thuật đối với thành công của những nhà khoa học nổi tiếng; tìm hiểu lợi thế của sự chần chừ từ các công ty Start-up hay được sáng tỏ về sự bất lợi trong mục tiêu trở nên khác biệt giữa con cả và con thứ…


Qua từng câu chuyện, cuốn sách tiết lộ cho người đọc câu trả lời sáng suốt cho nhiều câu hỏi: Làm thế nào để xác định những ý tưởng thật sự độc đáo và có thể thực hiện? Khi nào nên tin tưởng vào trực giác bản thân và khi nào nên dựa vào người khác? Làm thế nào để có thể trở thành các bậc phụ huynh biết cách nuôi dưỡng tính sáng tạo ở con trẻ? Hay cách những nhà quản lý giỏi biết thúc đẩy những ý tưởng độc đáo thay vì áp dụng kiểu tư duy nguyên tắc và cứng nhắc.


Nghệ thuật tư duy ngược dòng


Trong mỗi chúng ta, ai cũng có những quan điểm, suy nghĩ riêng của bản thân mình. Trong nghệ thuật tư duy, đôi khi bạn sẽ có lối suy nghĩ đi ngược lại với đám đông, điều đó không có nghĩa là bạn sai, và cũng không thể chắc chắn rằng suy nghĩ của đám đông luôn đúng.


Cuốn sách Nghệ thuật tư duy ngược dòng của tác giả Humphrey B. Neill đã phân tích chi tiết những nội dung này. Sách bao gồm các bài luận của tác giả về lý thuyết nghệ thuật tư duy ngược dòng do chính ông tạo nên.


Theo tác giả sách, nghệ thuật tư duy ngược dòng có thể được định nghĩa một cách đơn giản là đưa tư duy của bạn thoát khỏi lối mòn và những ý kiến của đám đông.


Tác giả cũng cho rằng trong nhiều trường hợp, đôi khi đám đông có cùng suy nghĩ và quan điểm giống nhau, nhưng nhiều khả năng tất cả đều sai.


Qua những phân tích của tác giả, chúng ta có thêm những góc nhìn đa chiều, những đánh giá khách quan, hạn chế sự ảnh hưởng của những ý kiến từ đám đông, giúp mỗi người luôn tỉnh táo và có chính kiến của riêng mình trước mọi vấn đề, tình huống trong cuộc sống.


Cũng theo tác giả, việc để suy nghĩ bị phụ thuộc vào số đông chưa hẳn đã là hợp lý, hãy chọn cho mình một lối tư duy ngược dòng, đó mới là phương pháp phù hợp và cần thiết để giúp chúng ta nhìn nhận về một sự kiện, vấn đề một cách khách quan và lý trí nhất có thể.

"When everybody thinks alike, everyone is likely to be wrong".First published in 1954, this has become one of those books that no doubt sits on many people's bookshelves gathering dust, and, judging from the 3.7 rating on Goodreads (from 111 ratings, #99,102 on the Bestsellers Rank), I would hazard a guess that most people haven't actually read the thing.But then again, maybe that's the joke? One of Neill's arguments (though it's not his own, at least it's relevant) is that crowd behaviour influences the behaviour of the individual. In this case, let's say you see a bunch of people rating this book at 5-stars: how will this influence your behaviour? As has been proven in experiments time, and time again, that one-star rating you were about to hand out is now turned to a 3 or 4. After all, maybe it's just the wisdom of the book just "went over your head"?If I was to be generous, I would say that there were a few interesting bits and pieces interwoven between Neill's anti-communist rants. For example, his comments about the crowd optimism immediately prior to stock market crashes, and crowd pessimism at market low-points. But even this is largely anecdotal and lacking a proper analysis. Actually, that is another problem with the book: most arguments are prosecuted using anecdotes from one-off events, or weak analogies that are pulled from thin air. It's almost like Neill lacks the self-awareness to differentiate between the hubris that gets tied up in herd behaviour, and his own self-importance (it's a bit like he is saying "don't trust anyone...but trust me").It is a shame, really, that this book was written as...erm...a book. It could have been summed up beautifully in 3, maybe 4, pages - a bit like Charlie Ellis did with 'The Loser's Game' (a brilliant, and much more thought-provoking piece). This would have made it more readable, relevant, and helpful to the general audience.In summary: *The key message for readers is "don't be so gullible" (this isn't what he says, but it's what the message boils down to). *There are much better (better written, better content, more relevant and more valuable) books out there. *If this is taking up room on your bookshelf....why??

First published in 1954 and updated in subsequent editions by the author until 1963, this book predates various observations and topics of modern behavioral economics.To understand and appreciate it, you need to keep in mind it was written during the era when Keynesianism was ruling undisputed (roughly from 1945 to 1973), and both social scientists and policy makers were thinking of the prosperity puzzle as solved and of human economic activity as predictable.Neill was going against the grain, part of a skeptical minority. This also explains why he doesn't seem to apply the same strict contrarian rules to his own ideological biases - which become obvious in some black-and-white thinking passages (other than when he self-describes as "Libertarian", "conservative", "realistic reactionary", and when he cites, p. 150, "Ayn Rand's wonderful new book, Atlas Shrugged" - ugh).The book is heavily and explicitly influenced by Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds (Charles Mackay, 1841), Les Lois de L'Imitation (Gabriel Tarde, 1890), and Gustave Le Bon (La Psychologie des Foules, 1895; Psychologie du Socialisme, 1896).The edition I bought (6th ed., Caxton Press 2010) has way too many typos - the editors did a poor job.Some key passages:pp. 42-44:The public is perhaps right more of the time than not. In stockmarket parlance, the public is right during the trends but wrong at both ends!One can assert that the public is usually wrong at junctures of events and at terminals of trends.So, to be cynical, you might say, "Yes, the public is always wrong when it pays to be right - but is far from wrong in the meantime". [...]The "time element" is the most elusive factor in economics. We need to get that fixed firmly in our minds. (Insofar as I am aware, there is no known method of timing events or trends).Therefore, when we adopt a contrary opinion, as a guide, we must recognize that we may be too far ahead of the crowd. This is because economic trends often are very slow in turning, or reversing.p. 80:Students of crowd psychology know that the average voter pays scant attention to the fundamental facts concerning either the candidate or the platform. He accepts "what he feels". The forces of suggestibility and contagion form the image in his mind.Mystery is an al-powerful tool. "Tell 'em nothing and promise 'em anything", counsels the politician; "and, above all, never reason with voters; affirm but never explain; repeat what you'll do for 'em, but never argue".pp. 83-85:The aim of this writer's contrary comments is to proffer interpretations in the field of economic psychology, still largely unexplored. One does not find, for example, the title "Economic Psychologist" used as yet. The few writers who are paying serious attention to the study of human behaviorism and its influence upon economic trends refer to themselves as sociologists, economists, or psychologists.However, it is evident from studies and papers presented in recent years - and from the surveys of consumer intentions and attitudes which have been conducted for the Federal Reserve Board - that the field of economic psychology is one in which serious concentration will be focussed in coming years. [...] So, while we cannot foretell the future, we can be confident that economic psychology will be a required subject for study as we learn more about economic trends and cycles - and what starts and stops them.p. 92:However, we need not to be too discouraged, it seems to me, because the whole field of economics remains a "guessy" one. Little, if any, progress has been made over the years in attaining profitable accuracy in economic forecasting. And, mind you, this condition still exists, notwithstanding the extraordinary volume of statistics that is now available to students and which was not known to former forecasters.It seems to me that the long history of economic forecasting clearly demonstrates that "psychology" is the missing key. You may have all the statistics in the world at your finger tips, but still you do not know how or when people are going to act. Accordingly, the statistics frequently lead you astray.p. 94:A basic usefulness of contrary opinions is to guard against predicting the unpredictable; or, to put it another way, to avoid being ensnared by faulty general predictions. [...] I believe it is correct to say that the theory [of Contrary Opinion] is more valuable in avoiding errors in forecasting than in employing it for definitive forecasting.pp. 101-102Making predictions has become a mania. Practically all economists are called upon for their future views - and many go out of their way to write articles and make speeches about "what's ahead". [...] But the significant fact for us to hold before us is that the more prominence predictions receive the more inaccurate they are likely to be. [...]If you believe the predictions, you go against them to protect yourself. Thus, you help the predictions to go haywire.p. 104Most of us can't stand being alone more than half an hour, and our idea of reflection is merely to reflect and repeat what someone has told us! (We're imitators, that is.)pp. 106-107[Entrepreneurs] built so fast and furious that their second step - of combining enterprises and pyramiding one on top of another - has led to the submersion of individual effort and the fostering of group effort and the conformity of the individuals to a mass pattern. [...]Business organizations have become too large for individual management. We have entered the era of group management. Mass conformity has, naturally, gone along. [...]May it not be that cyclical movements will be of greater (rather than lesser) intensity in the future, because of this development of mass conformity?pp. 110-111It takes us average humans a considerable interval to shift our viewpoints, once we have established a given mental outlook.That is, if we have (mentally) accepted a trend as moving in one direction, we are not inclined to change our outlook until well after the trend turns. [...]However, if we adopt a contrary course and try to anticipate a change in the current, we're more likely to recognize the signs of an approaching whirlpool or precipitous drop than if we merely assume that if the river is smooth here it must be smooth all the way.pp. 113-114As you browse over the opinion which have been published through the years - in eras of good times and bad - you are struck over and over again by how often the prevailing conditions produced the opinions; [...] Little effort was made to analyze what had happened previously - things which would cause a change in the future.p. 118When economic affairs are booming and "everybody" feels cheerful, optimistic, and prosperous, no one wants to hear disparaging remarks or bad news about how things are going. [...] If someone suggests that booms and periods of optimism always overshoot the mark and bring about corrective reactions, that said someone is called a "prophet of gloom". He is politely (or unpolitely) told to shut his pessimistic mouth. [...]At another time, when the economy has been slumping and "times are bad", then the opposite psychology prevails. People [...] get into the frame of mind that allows them to believe that everything is in bad shape. What is more, they expect things will remain that way. [...]Rut-thinking is a common trait. I have said that the art of contrary thinking may be stated simply: thrust your thoughts out of a rut.p. 125The "crowd" is most enthusiastic and optimistic when it should be caustious and prudent; and is most fearful when it should be bold.p. 128I'm confident you are aware of how different a wellthought-out opinion is from one that is caught on the fly, so to speak, or one that is merely a reflection of a crowd's fears or hopes. An individual may think out his opinions, whereas a crowd is swayed by emotional viewpoints rather than by reasoning or reason-why arguments.Emotional and thoughtless opinions spread widely from imitation and contagion.p. 131Being positive, specific, and dogmatic is about the most harmful habit one can fall into. [...]The value of the contrary approach is the opposite. It prevents one from being a dogmatist; one avoids being positive about conjectural matters; as one reads, he mentally needles the writer or commentator.p. 133Instead of leaping abruptly from affirmation to its opposite (from general opinions to contrary opinions), we need to consider the synthesis (combination) of parts of general opinions and their opposites. [...]Take the leap from the General Opinion to its Opposite (or from affirmation to negation) and then, from the ideas thus released, work back to a speculative and reflective conclusion, or synthesis. In this way, we may avoid denying facts which are elements in the generalized opinions we are analyzing contrarily.p. 140It is evident, I think, that propaganda, skillfully engineered, manipulates opinions. [...]We are now witnessing, and shall increasingly experience, "thought and desire manipulation" which is almost firghtening to contemplate. I do not hesitate to assert that contrarianism offers protection against the Depth Manipulators.pp. 155-156Remarking that to be able to be caught up into the world of thought - "is to be educated", Miss Hamilton emphasizes that the Athenian method of education was not geared to mass production. It did not produce people who instinctively all went in one way, and were conformists. There were countless contrarians in Greece back in Socrates' day.p. 166Many devotees of chart reading, for forecasting stock prices, subscribe to the idea that a chart is worth a thousand words of analysis and statistics. Permit me to twist this around. I maintain "the right contact is worth a thousand charts".pp. 173-174The sameness of writings on business, finance, and economics - and of course on the stock market - is such that it is almost impossible for an individual to think for himself. He is brainwashed.The protection against brainwashing is contrary brainwork. It is hard work to think, but it is worth it.[...]If Washington experts appear before our television screens with brave predictions of things to come, let us not forget that they are there to persuade us to think their way. The open-mouth policy is a scheduled phase of modern government.[...]There is one noticeable trait - a paradox - that is pertinent to today's trends of opinions: a) A person is commonly slow to change his mind, while being b) Quick to pounce on a new fad or shift to a new fashion.Which is to say we are quick to conform, but slow to differ.pp. 182-183It seems impossible that in the gret Tulip Mania in Holland in 1640 the human herd could be such utter fools as to bid up tulip bulbs to 5500 fiorins each (equal to approximately $3,000) and crack a nation's banking system in the process.[...]And did it really happen in our lifetime that clergymen demanded "a life (sentence) for a pint"; and the confiscation of automobiles and the closing of huge hotels for what is now completely legal?When mass manias are tied to a personality (Napoleon), patriotism (war), or God (the Crusades, or witchcraft), the hypnotic contagion of the crowd has no limits. It must wear itself out, as in the case of the Crusades, that took two hundred years.