Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao có những người xung quanh mình kể chuyện rất cuốn hút? Cùng một câu chuyện đó, nhưng bạn hoặc bất kỳ ai khác kể thì kết quả hoàn toàn ngược lại - nhàm chán và nhạt nhẽo. Ngày nay, mọi người thường hay gọi những người như thế là “thiếu muối”. Họ “thiếu muối” vì khả năng diễn đạt không tốt, không cuốn hút người nghe. Trong cuộc sống cũng như khi làm việc, chúng ta không ngừng sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, thể hiện tình cảm hay thuyết phục. Nếu như khả năng diễn đạt của bạn không tốt, thì chẳng phải bạn đang đánh mất lợi thế của chính mình hay sao? Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, kỹ năng này trở nên vô cùng quan trọng. Nhưng đừng quá lo lắng vì ngay lúc này đây có cuốn sách sẵn sàng bên cạnh hỗ trợ bạn trong mỗi “cuộc chơi của ngôn ngữ”. Đó chính là “Nghệ thuật diễn thuyết để thành công” bởi những phương pháp hữu ích - vũ khí giúp bạn tự tin hơn khi bước ra chiến trận.


Đôi nét về tác giả.

Nghệ thuật diễn thuyết để thành công là cuốn sách được chắp bút bởi Jerry Weissman. Ông là huấn luyện viên số 1 thế giới về thuyết trình trong kinh doanh, đồng thời là người sáng lập và điều hành công ty Power Presentations. Weissman đã hướng dẫn các giám đốc điều hành trong 500 sự kiện IPO, giúp các công ty thu về được hàng trăm tỷ đô-la Mỹ. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về diễn thuyết như: The Power Presenter, Presentations In Action, In The Line Of Fire và Presenting To Win – Nghệ Thuật Diễn Thuyết Để Thành Công. Bây giờ hãy cùng nhau khám phá những “bí quyết thu hút, dẫn dắt và lôi kéo khán giả thông qua nghệ thuật kể chuyện” của Weissman nhé!

Khi không hiểu khán giả, bạn không thể có một bài thuyết trình hay.

Trong những trang đầu của cuốn sách, Weissman đã đưa ra các lỗi của một bài thuyết trình mà đa số chúng ta thường mắc phải.

         1, Không có luận điểm rõ ràng.

         2, Không hướng đến lợi ích của khán giả.

         3, Không mạch lạc.

         4, Quá chi tiết.

         5, Quá dài.

Vậy phải làm gì để hạn chế những lỗi trên? Bí quyết đó chính là tập trung, chắt lọc thông tin và chỉ cung cấp cho khán giả những thứ họ cần, chỉ những thứ họ cần mà thôi.

Mọi sự giao tiếp đều nhằm mục đích đưa khán giả từ điểm xuất phát của bài thuyết trình , Điểm A, đến mục tiêu của bạn, Điểm B.

Chúng ta cần dẫn dắt khán giả của mình, từ những người không có thông tin thành thấu hiểu, từ hoài nghi thành tin tưởng và từ phản đối thành hành động. Để làm được điều đó, ta cần xác định mục tiêu rõ ràng khi bắt đầu, thấu hiểu nhu cầu của họ và đặt nhu cầu đó làm trọng tâm bằng việc đưa ra các lợi ích mà họ sẽ đạt được.

Vậy làm thế nào để thấu hiểu nhu cầu của họ? Khi thuyết trình, đừng bao giờ quên sử dụng WIIFY – What’s In it For You (Điều đó có lợi gì cho bạn?). Điều bạn đang nói có lợi gì cho khán giả, họ nhận được gì khi tham gia đầu tư vào dự án hay sử dụng sản phẩm của bạn. Hãy kích hoạt tư duy về nhu cầu của họ, luôn tìm và nói về chúng khi bạn thuyết trình. Mỗi yếu tố của một bài thuyết trình, hãy gắn với một WIIFY. Đó là công cụ mạnh mẽ để nhắc nhở bạn rằng khán giả của mình là ai và họ đang cần gì.

Sử dụng những công cụ này một cách hiệu quả, đúng đối tượng thì những khán giả của bạn sẽ đạt được sự phấn khích tuyệt đối với chuỗi Aha! được tạo ra xuyên suốt bài thuyết trình.


Để não của bạn khiêu vũ cùng phương pháp của Weissman.

Sau khi đã thấu hiểu về nhu cầu của khán giả, bước tiếp theo bạn cần làm đó là xây dựng một bài thuyết trình hoàn hảo. Và để có được một bài diễn thuyết lôi cuốn, thì bạn cần vẽ nên cho nó một câu chuyện riêng theo cách của mình.

Trước hết, hãy vận dụng tất cả những nơron thần kinh trong não bộ của bạn để tìm ra những ý tưởng mới, sáng tạo. Không cần thiết nó phải theo một trình tự logic nào cả, cứ để não bạn nhảy múa và ta sẽ có những ý tưởng đầy táo bạo, hấp dẫn. Đó là quá trình “bão não” (brainstorm).

Khi đã brainstorm để có các ý tưởng cho bài thuyết trình, giờ là lúc bạn cần sắp xếp các ý tưởng đó theo trình tự để tạo thành một mạch thuyết trình xuyên suốt cả bài. Điều tối kỵ nhất khi thuyết trình đó là khiến khán giả của bạn phải suy nghĩ, vì thế ta cần có một cấu trúc rõ ràng giúp bài thuyết trình của bạn thu hút hơn bao giờ hết.

Để hỗ trợ bạn, Weissman đã đưa ra 16 cấu trúc mạch thuyết trình. Những cấu trúc ấy đều có điểm chung và bạn cần chọn ra được một hoặc hai cấu trúc để áp dụng cho cả bài thuyết trình theo hướng dẫn. Vấn đề không phải là bạn sử dụng cấu trúc nào, mà quan trọng là cấu trúc đó phải thống nhất cho cả bài thuyết trình.

Cấu trúc thuyết trình đã xong xuôi, và giờ bạn cần tạo ra cho mình một cú mở màn thật đỉnh. Bạn phải “bắn pháo hoa” ngay từ những giây phút đầu tiên, phải gây sự chú ý của khán giả. Và chúng ta có 7 cách để có thể mở màn ấn tượng nhất. Ví dụ như bạn có thể mở đầu bằng một câu hỏi, mẩu truyện hay trích dẫn nào đó. Bạn có thể vận dụng, kết hợp chúng với nhau, miễn sao “cảnh đầu tiên” của bạn khiến khán giả ngồi dưới cuốn hút và muốn theo dõi tiếp phần sau.


Hãy “may” cho bài thuyết trình của bạn một “tấm áo” đẹp nhất.

Chúng ta đã có một mở màn ấn tượng và một cấu trúc phù hợp nhất cho cả bài thuyết trình thì cũng không được quên chuẩn bị cho nó một “tấm áo đẹp”, phải không? “Tấm áo” ấy chính là slide của bài thuyết trình. Trong khi thuyết trình, Slide là một công cụ gần như không thể thiếu đối với các diễn giả. Vậy làm thế nào để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất để hỗ trợ cho bài thuyết trình của bạn?

Hãy cùng bắt đầu từ một sai lầm mà mọi người hay mắc phải, đó là cung cấp quá nhiều thông tin trong một slide. Và khi thuyết trình, bạn chỉ đang đọc lại những slide đó, nếu có chỉnh sửa thì cũng chỉ chỉnh sửa chút ít mà thôi. Điều đó có khác gì bạn đang đọc một tập tài liệu cho khán giả của bạn nghe? Khi bạn đọc các thông tin trên slide, vô tình bạn đã biến chúng trở thành nhân vật chính, lấn át bản thân. Và khán giả của bạn sẽ cảm thấy khó chịu, họ sẽ nghĩ rằng “Tự tôi có thể đọc được!”. Khác nào bạn đang khiến cho bài thuyết trình của mình trở nên tệ đi. Đừng quên rằng Các slide hay đồ họa được sử dụng để hỗ trợ diễn giả chứ không phải ngược lại. Một slide thiết kế đơn giản sẽ ngay lập tức phát huy vai trò hỗ trợ trực quan cho phần trình bày của diễn giả.

Muốn làm được điều đó, bạn không thể bỏ qua lời khuyên của Weissman về những con số, con chữ hay đồ họa áp dụng cho slide của mình. Đầu tiên là cách trình bày văn bản trong slide, từ phông chữ, kiểu chữ, màu sắc hay bố cục đều được hướng dẫn một cách rõ ràng và cụ thể. Sau đó là cách lược bỏ các từ, số, phần thừa và chú thích không cần thiết. Cuối cùng là nhìn tổng thể bài thuyết trình của bạn và chỉ đọc các tiêu đề để chỉ ra phần thiếu liên kết và logic. Khi ấy, bạn đã có một “tấm áo” đẹp cho bài thuyết trình của chính bạn rồi.

Bằng cách kết hợp nội dung thuyết trình được cấu trúc hợp lý với ba phần mở, thân, kết rõ ràng cùng bố cục slide hoàn hảo, bạn sẽ biết cách để thể hiện toàn bộ bài thuyết trình của mình.

 

Giờ thì bạn cần thổi hồn cho bài thuyết trình của mình nhé!

Khung xương cho bài thuyết trình đã được chuẩn bị xong, giờ là lúc bạn cần học cách để biến nó trở thành một bài hoàn chỉnh, bạn cần thổi hồi cho nó. Thử xem Weissman đã làm gì nào? Ông đã đưa ra hai dạng kết nối chính đóliên kết nội bộliên kết bên ngoài. Liên kết nội bộ để gắn kết từng “cái cây” luận điểm trong bài thuyết trình của bạn thành một “rừng cây” hoàn chỉnh, còn liên kết bên ngoài giúp bạn gắn kết phần thuyết trình (bao gồm diễn giả là bạn) với khán giả. Chúng ta có 12 liên kết nội bộ và 7 phương pháp liên kết bên ngoài.

Bên cạnh đó, để có một bài thuyết trình tốt, bạn cũng cần phải luyện nói hằng ngày. Luyện nói bằng một kỹ thuật đặc biệt, không có một bài thuyết trình nào hấp dẫn hay thu hút nếu bạn không chuẩn bị kỹ càng. Đừng “tùy cơ ứng biến”, bất kể lời nào được nói ra cũng cần chau chuốt và suy nghĩ kỹ càng. Nhưng lỡ như bạn chưa biết làm thế nào, thì đừng quá lo lắng, ông cũng đưa ra các phương án giải quyết cho vấn đề này rất cụ thể và rõ ràng. Chú ý rằng, đừng bỏ lỡ bất cứ cách giải quyết nào.

Tương tự các thiết kế đồ họa, các từ, cụm từ, câu cũng có thể tạo ra tác động hai chiều, hoặc bạn thuyết phục được khán giả, hoặc không. Hãy nghiên cứu, chọn lọc kỹ lưỡng các từ ngữ và luyện tập với những từ ngữ hay nhất; bạn sẽ có được một bài thuyết trình mạch lạc, sống động và thu hút.

Nhưng dù làm gì, bạn cũng đừng quên khán giả của mình. Trước ngày thuyết trình, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ về những người sẽ ngồi lắng nghe bạn nói, học thuộc tên một số nhân vật chủ chốt, cập nhật tin tức về xu hướng trong ngành của họ... Khi ngày thuyết trình đến, hãy tìm cách làm quen với khán giả trước khi trình bày, lắng nghe câu chuyện của họ từ đó tìm cách liên hệ trực tiếp khi bạn diễn thuyết.

Tùy chỉnh bài thuyết trình là một nghệ thuật, và bất cứ môn nghệ thuật nào cũng đòi hỏi sự luyện tập chăm chỉ. Hãy thử làm điều này trong lần thuyết trình tới, và luyện tập mỗi khi bạn thuyết trình trong tương lai. Thời gian bạn bỏ ra để khiến bài thuyết trình trở nên độc đáo sẽ được đền đáp bằng sự hướng ứng nhiệt tình của khán giả và rất nhiều khoảnh khắc Aha! vô giá.

Tổng quan cả cuốn sách.

Một cuốn sách chỉ ra cho bạn tất cả các bước để xây dựng một bài thuyết trình đạt kết quả tốt nhất, từ cách xử lý Slide, đồ họa, cấu trúc cho đến lời nói của cả một bài thuyết trình. Các phương pháp đưa ra vô cùng chi tiết, dễ hiểu và gần gũi đối với mỗi chúng ta. Ở phần cuối của cuốn sách, tác giả không quên tổng hợp tất cả những công cụ để thực hành và những danh mục cần chuẩn bị cho bài thuyết trình. Tôi nghĩ rằng, cuốn sách là cần thiết đối với mỗi chúng ta, dù bạn là ai hay đang làm nghề gì. Hãy “tậu” nó, đọc và vận dụng theo cách của riêng bạn. Nhưng tôi tin chắc rằng, bạn sẽ không hối hận khi khép lại cuốn sách này đâu.


Review chi tiết bởi: Ngân Hà - Bookademy.

Hình ảnh: Thái Ngân

 --------------------------------------------------                                                                                       

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

14 chương sách mang đến những lời giải đáp cho nhiều vấn đề quan trọng của việc diễn thuyết, từ việc xây dựng bài thuyết trình, hiểu và kết nối với khán giả, cách “bão não” (brainstorm) để có ý tưởng, cho đến việc sắp xếp các tư liệu, sử dụng hình ảnh, biểu đồ hay bảng biểu... Đây là những vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong công việc và thậm chí trong cuộc sống thường ngày. Trong từng chương sách, Weissman đưa ra các công cụ cùng dẫn chứng để độc giả có thể ngay lập tức sử dụng, áp dụng các kỹ năng được đề cập nhằm cải thiện bài thuyết trình của mình. 1. Nghệ thuật tư duy: với những “kỹ thuật” giúp bạn có thể phát huy óc sáng tạo và sắp xếp tư liệu hiệu quả cho bài thuyết trình. 2. 16 cách sắp xếp bài thuyết trình: cung cấp một loạt phương thức sắp xếp tư liệu trong một bài thuyết trình sao cho thật hợp lý, thu hút, để người nghe có thể theo dõi cũng như hiểu nhanh chóng và dễ dàng. 3. Mở đầu ấn tượng: gợi ý một số cách giúp diễn giả có thể ngay lập tức thu hút sự chú ý của khán giả. 4. Thổi hồn vào bài thuyết trình: chỉ ra tầm quan trọng của việc chuyển thể từ ngôn ngữ viết thành ngôn ngữ nói trong quá trình xây dựng và thực hành bài thuyết trình. Dù có sử dụng kỹ năng nào, người diễn thuyết vẫn phải đặt tâm huyết cùng công sức vào đó. Diễn thuyết cũng giống như tham gia một trận đấu vậy, cú phát bóng của bạn (bài thuyết trình) chính là cú đánh quyết định thắng thua. Hãy nghĩ rằng mỗi lần bạn định thuyết phục ai đó, bạn đang phát bóng trong một giải đấu lớn. Hãy tiến lên và giành chiến thắng!

Mang chủ đề diễn thuyết, song cuốn sách của Weissman lại thu hút độc giả bởi những phân tích và diễn giải sâu sắc về nghệ thuật kể chuyện. Ngay từ những trang viết đầu tiên, tác giả đã khẳng định: diễn thuyết là nghệ thuật kể chuyện và kết nối với khán giả. Đây có thể coi là tuyên ngôn của ông trên cương vị huấn luyện viên số 1 thế giới về thuyết trình trong kinh doanh. Minh chứng cho quan điểm của mình, Weissman đã chỉ ra vô số sai lầm mà nhiều người thường mắc phải trong bài thuyết trình. Một trong số đó là “Hội chứng thuyết trình kiểu tài liệu” – căn bệnh kinh niên của những người thuyết trình. Hầu như mọi người đều được dạy và dành vô số thời gian để học cách sản xuất tài liệu: báo cáo, giấy tờ, bản thảo, giao ban, đề xuất, luận văn và những thứ tương tự. Ngược lại, họ hiếm khi được dạy hoặc học các kỹ năng cần thiết để liên kết những tài liệu đó với khán giả. Họ chỉ quan tâm đến việc trình bày slide sao cho đẹp, cố nhồi nhét thật nhiều thông tin vào đó mà không để ý đến những người trực tiếp đối diện với họ - các khán giả. Kết quả là người nói cứ nói, người nghe cứ thế đuổi theo các slide đầy chữ kia mà chẳng hiểu nổi chúng đang nói về cái gì. Vậy là tất cả những cố gắng trình bày nội dung và hình thức đẹp đẽ của bài thuyết trình trở thành công cốc.

Diễn thuyết không chỉ là kỹ năng trình bày trước đám đông mà còn là một môn nghệ thuật đầy quyền năng. Với cuốn sách Nghệ thuật diễn thuyết để thành công, tác giả Jerry Weissman, chuyên gia tư vấn thuyết trình số 1 thế giới, cho thấy cách kết nối và thuyết phục những khán giả khó tính nhất. Cuốn sách bao gồm 12 chương giới thiệu một cách có hệ thống triết lý của Weissman về diễn thuyết và đưa ra giải pháp cho năm lỗi cơ bản thường gặp trong các bài thuyết trình. Các chương bao gồm tất cả những chủ đề quan trọng liên quan đến phát triển thuyết trình như: hiểu và kết nối với khán giả, lên ý tưởng, tổ chức tài liệu, sử dụng các phương tiện trực quan, phát triển biểu đồ, số liệu và tùy biến. Với nhiều ví dụ thực tế, các kinh nghiệm hữu ích từ bản thân, tác giả cho độc giả cái nhìn hoàn toàn mới về diễn thuyết, đó là nghệ thuật mà ở đó, diễn giả là trung tâm, là người thổi hồn vào câu chuyện thông qua những công cụ trình chiếu hiện đại. HÙNG BIỆN KIỂU TED 1 – BÍ QUYẾT DIỄN THUYẾT TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG “CHUẨN” TED Không có một phương pháp duy nhất nào để hùng biện giỏi. Bởi thế giới tri thức quá rộng lớn và các diễn giả, khán giả thì rất đa dạng. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp dụng một công thức duy nhất cũng thường phản tác dụng. Người nghe sẽ nhận ra điều này và cảm thấy mình đang bị thao túng. Do vậy, bạn không nên coi những lời khuyên trình bày trong cuốn sách này như những quy tắc duy nhất để hùng biện hiệu quả. Thay vào đó, hãy nghĩ rằng những lời khuyên này sẽ đem đến cho bạn một bộ công cụ được thiết kế để thúc đẩy sự đa dạng. Bạn chỉ nên áp dụng những lời khuyên có thể có hiệu quả trong trường hợp của bạn và với cơ hội diễn thuyết mà bạn đang có. Thực tế, công việc duy nhất của bạn khi hùng biện là chia sẻ điều gì đó thực sự giá trị và trình bày nó theo cách riêng, độc đáo của bạn.

Cuốn sách “Nghệ thuật diễn thuyết để thành công” với 14 chương sách mang đến những lời giải đáp cho nhiều vấn đề quan trọng của việc diễn thuyết, từ việc xây dựng bài thuyết trình, hiểu và kết nối với khán giả, cách “bão não” (brainstorm) để có ý tưởng, cho đến việc sắp xếp các tư liệu, sử dụng hình ảnh, biểu đồ hay bảng biểu... Đây là những vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong công việc và thậm chí trong cuộc sống thường ngày. Trong từng chương sách, Weissman đưa ra các công cụ cùng dẫn chứng để độc giả có thể ngay lập tức sử dụng, áp dụng các kỹ năng được đề cập nhằm cải thiện bài thuyết trình của mình. 1. Nghệ thuật tư duy: với những “kỹ thuật” giúp bạn có thể phát huy óc sáng tạo và sắp xếp tư liệu hiệu quả cho bài thuyết trình. 2. 16 cách sắp xếp bài thuyết trình: cung cấp một loạt phương thức sắp xếp tư liệu trong một bài thuyết trình sao cho thật hợp lý, thu hút, để người nghe có thể theo dõi cũng như hiểu nhanh chóng và dễ dàng. 3. Mở đầu ấn tượng: gợi ý một số cách giúp diễn giả có thể ngay lập tức thu hút sự chú ý của khán giả. 4. Thổi hồn vào bài thuyết trình: chỉ ra tầm quan trọng của việc chuyển thể từ ngôn ngữ viết thành ngôn ngữ nói trong quá trình xây dựng và thực hành bài thuyết trình. Dù có sử dụng kỹ năng nào, người diễn thuyết vẫn phải đặt tâm huyết cùng công sức vào đó. Diễn thuyết cũng giống như tham gia một trận đấu vậy, cú phát bóng của bạn (bài thuyết trình) chính là cú đánh quyết định thắng thua. Hãy nghĩ rằng mỗi lần bạn định thuyết phục ai đó, bạn đang phát bóng trong một giải đấu lớn. Hãy tiến lên và giành chiến thắng!

Mang chủ đề diễn thuyết, song cuốn sách của Weissman lại thu hút độc giả bởi những phân tích và diễn giải sâu sắc về nghệ thuật kể chuyện. Ngay từ những trang viết đầu tiên, tác giả đã khẳng định: diễn thuyết là nghệ thuật kể chuyện và kết nối với khán giả. Đây có thể coi là tuyên ngôn của ông trên cương vị huấn luyện viên số 1 thế giới về thuyết trình trong kinh doanh. Minh chứng cho quan điểm của mình, Weissman đã chỉ ra vô số sai lầm mà nhiều người thường mắc phải trong bài thuyết trình. Một trong số đó là “Hội chứng thuyết trình kiểu tài liệu” – căn bệnh kinh niên của những người thuyết trình. Hầu như mọi người đều được dạy và dành vô số thời gian để học cách sản xuất tài liệu: báo cáo, giấy tờ, bản thảo, giao ban, đề xuất, luận văn và những thứ tương tự. Ngược lại, họ hiếm khi được dạy hoặc học các kỹ năng cần thiết để liên kết những tài liệu đó với khán giả. Họ chỉ quan tâm đến việc trình bày slide sao cho đẹp, cố nhồi nhét thật nhiều thông tin vào đó mà không để ý đến những người trực tiếp đối diện với họ - các khán giả. Kết quả là người nói cứ nói, người nghe cứ thế đuổi theo các slide đầy chữ kia mà chẳng hiểu nổi chúng đang nói về cái gì. Vậy là tất cả những cố gắng trình bày nội dung và hình thức đẹp đẽ của bài thuyết trình trở thành công cốc. Diễn thuyết phải là nghệ thuật của câu chuyện, của sự kết nối giữa người kể chuyện với người nghe. Đó là tôn chỉ và mục tiêu của mỗi nhà diễn thuyết. Với tôn chỉ đó, Weissman đã lần lượt chỉ ra những kỹ năng và công cụ cần thiết để giúp mỗi nhà diễn thuyết kể thành công câu chuyện của mình cho khán giả. Những kỹ năng đó là cách thu hút sự tập trung của khán giả ngay khi bắt đầu bài thuyết trình, dẫn dắt họ qua từng luận điểm, từng ý tưởng và cuối cùng, gieo vào tâm trí họ lời kêu gọi hành động theo những gì bạn nói. Người có khả năng làm chủ bài diễn thuyết xứng đáng nhận được sự tin cậy của khán giả. Một khi đã kiểm soát được những gì mình nói, bạn sẽ kiểm soát được cả khán phòng. Khán giả của bạn sẽ đi theo sự dẫn dắt của bạn, mang theo những khoản đầu tư, sức ảnh hưởng, quyền lực và sự thành công.