Trên đời này tồn tại vô vàn cách để ta đem lòng yêu một người. Ta có thể cảm động bởi những hành động tinh tế và lời nói dịu dàng, cũng có thể “rung rinh” vì cá tính mạnh mẽ hoặc cách cư xử kì lạ của đối phương. Dựa vào đó, tình yêu của mỗi người sẽ khác nhau, từ êm đềm bình yên đến trắc trở khó khăn. Sau khi đã chứng kiến quá nhiều sự thơ mộng ngọt ngào trong văn chương, có bao giờ bạn tự hỏi tình yêu giữa những con người không lãng mạn sẽ như thế nào? Hãy thử tìm câu trả lời trong một quyển sách phiêu lưu kỳ ảo mang tên Lâu đài bay của pháp sư Howl của tác giả Diana Wynne Jones.


Diana Wynne Jones - Nhà văn chủ chốt của dòng văn học kỳ ảo


Diana Wynne Jones (16/8/1934 - 26/3/2011) vốn là cái tên khá quen thuộc với thế giới. Nữ nhà văn người Anh chuyên viết tác phẩm văn học kỳ ảo dành cho thiếu nhi và người lớn. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà có thể kể đến bộ Biên niên sử Chrestomanci, tiểu thuyết Lâu đài bay của pháp sư Howl (Howl’s Moving Castle)Chúa tể Bóng tối xứ Derkholm (Dark Lord of Derkholm). Những câu chuyện được viết ra dưới ngòi bút của Diana Wynne Jones gần như khác biệt nhau hoàn toàn, chỉ có điểm chung duy nhất là cực kỳ khó đoán. Kèm theo các tình tiết đặc sắc ấy là giọng kể đầy hài hước, dí dỏm và mang hơi hướng châm biếm sự mục ruỗng của xã hội đương thời.


“Diana Wynne Jones có thể khiến độc giả dựng tóc gáy ngay đấy nhưng lại có thể cười vỡ bụng ngay.” - Times Literary Supplement.


Diana Wynne Jones được cho là có ảnh hưởng rõ rệt đến J.K.Rowling - chủ nhân của bộ tiểu thuyết Harry Potter nổi tiếng - và được công nhận là nhà văn chủ chốt của dòng văn học kỳ ảo. Dẫu vậy, vì số lượng tác phẩm được dịch ra chưa nhiều nên tên bà còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Nhưng, nếu ai đã từng đọc qua Lâu đài bay của pháp sư Howl thì hẳn sẽ ấn tượng ngay với nữ nhà văn Anh quốc.


Lâu đài bay của pháp sư Howl - Thế giới mộng tưởng đầy kỳ lạ và biến động


Lâu đài bay của pháp sư Howl là tập đầu tiên trong loạt tác phẩm bao gồm ba tiểu thuyết (Howl’s Moving Castle - Castle in the Air - House in many ways). Tác phẩm mở ra một thế giới mộng tưởng tách biệt hoàn toàn với hiện thực, nửa phép thuật nửa không, hoàn toàn giống hệt nơi vốn chỉ có trong giấc mơ con trẻ. 



Quyển sách là một hành trình phiêu lưu của Sophie Hatter. Cô vốn sinh sống và làm việc yên ổn trong cửa hàng mũ của gia đình tại Ingary - xứ sở kỳ lạ nơi những đôi ủng bảy lý và áo tàng hình được chấp nhận và tôn vinh. Sophie chấp nhận số phận an bày như thế cho đến một ngày nọ, mụ phù thủy xứ Waste xuất hiện biến cô thành bà già xấu xí. Sophie bỏ đi, lên đường tìm kiếm sự giúp đỡ với quyết tâm hóa giải lời nguyền ám lên bản thân. Nào ngờ đâu, cô lại bị cuốn vào hằng sa số những sự kiện liên quan đến Pháp sư Howl - kẻ vốn bị đồn là khoái “ăn tươi nuốt sống” trái tim của những cô gái trẻ.


Trước khi được chuyển thể thành phim, Lâu đài bay của pháp sư Howl đã gây tiếng vang và giành được nhiều giải thưởng, tiêu biểu là giải Phượng Hoàng (Phoenix Award Brochure) của Children’s Literature Association. Sau khi được đạo diễn hoạt hình Hayao Miyazaki thuộc hãng phim Nhật Bản Ghibli dựng thành phim vào năm 2004, Lâu đài bay của pháp sư Howl gây tiếng vang lớn tại các liên hoan phim và chính thức nổi tiếng trên toàn thế giới.


Vậy, câu chuyện về một xứ sở kỳ lạ với những nhân vật cũng lạ kỳ chẳng kém ẩn chứa điều gì mà thu hút đến thế?


Hành trình tìm kiếm giá trị bản thân của mỗi người


Có lẽ ngay từ cốt truyện, thậm chí ngay cả người đọc qua loa nhất cũng hiểu được rõ thông điệp trọng tâm trong Lâu đài bay của pháp sư Howl: Sophie tìm cách hóa giải lời nguyền, đồng thời cũng đang bước đi trên hành trình tìm kiếm giá trị của chính bản thân cô. 


Sinh ra là chị cả trong gia đình ba chị em, Sophie chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ như điều hiển nhiên phải thế. Cô chưa bao giờ thắc mắc hay phản đối quyết định từ phụ huynh, bởi cho rằng một đứa con ngoan không nên làm thế. Khác với các em được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cuộc sống của Sophie chỉ quanh quẩn tại cửa hàng mũ và khu chợ mua đồ ăn. Cô cắm cúi khâu mũ ngày này qua ngày khác, thậm chí chẳng hề giao tiếp với khách hàng đến mua. Sophie cô đơn đến mức bắt đầu nói chuyện với chính sản phẩm mình tạo ra dù biết thừa chúng chỉ là những vật vô tri vô giác. Cuộc sống yên bình đấy, nhưng quá đỗi tẻ nhạt. 


Sophie ngồi trong hốc tường phía sau cửa hiệu, đính hoa hồng vào mũ có dây buộc dưới cằm, đính mạng vào mũ nhung, lót lụa bên trong và trang trí hoa quả bằng sáp cùng những dải nơ kiểu cách bên ngoài. Cô rất có khiếu trang trí mũ. Cô rất thích công việc này. Nhưng cô cảm thấy biệt lập và hơi chán. Mọi người trong xưởng đều luống tuổi nên không mấy vui nhộn, hơn nữa, họ đối xử với cô xa cách như với một người một ngày kia sẽ thừa kế cửa hiệu này.


Sophie dần không cảm thấy mình xinh đẹp nữa, từ chối mặc những bộ váy đầy sắc màu và gần như cố định cơ thể tại chỗ làm việc. Trong khi đó, bản thân cô vốn dĩ rất xinh đẹp, là kiểu ngoại hình gây ấn tượng với Howl ngay từ lần đầu gặp vào ngày Lễ hội Mùa Xuân, và tài năng khi tạo ra những chiếc mũ lộng lẫy nhất Ingary.


Howl nói với Sophie:

Từ bấy lâu nay tôi vẫn thường thắc mắc không hiểu có phải hóa ra em lại là cô gái xinh đẹp mà tôi đã gặp vào ngày Lễ hội Mùa Xuân không. Tại sao lúc đó em lại có vẻ sợ hãi đến thế?


Và chúng ta có cặp chị em Lettie - Martha, gần bằng tuổi nhau nhưng được mẹ gửi đến hai nơi hoàn toàn khác biệt. Martha vốn yêu thích nướng bánh và kết bạn với mọi người bị mẹ gửi đến chỗ Fairfax tại Thung lũng Folding vì “chưa đến tuổi đi làm” và Lettie ham thích học phép thuật bị sắp xếp đến Cesari - một thợ làm bánh ngọt ở Quảng trường Chợ - để học nghề.


    • Em vẫn rất sợ chị đến thăm em, - Martha nói, - vì em biết em sẽ phải nói thật với chị. Thật nhẹ nhõm vì giờ đây em đã nói ra. Hãy hứa với em chị sẽ không nói với bất kỳ ai. Em biết nếu đã hứa chị sẽ không nói, chị rất trọng danh dự.

    • Chị hứa, - Sophie nói. - Nhưng tại sao? Như thế nào?

    • Lettie và em đã thu xếp chuyện này, - Martha nói, mân mê hai ngón tay cái, - vì Lettie muốn học pháp thuật còn em thì không. Lettie có đầu óc, và chị ấy muốn một ngày kia có thể sử dụng pháp thuật - có điều thử nói với mẹ điều ấy xem! Mẹ quá ghen tị với Lettie nên thậm chí không thể thừa nhận chị ấy thông minh.


Trong khi hai cô em gái đạt được thỏa thuận mau chóng là thay thế và giúp đỡ nhau che giấu thân phận, Sophie mất khá nhiều thời gian và trải qua vô vàn biến cố mới biết được bản thân giỏi gì và mong muốn cuộc sống như thế nào. Nhưng đó chẳng phải là điều thường thấy hay sao? Mỗi người chúng ta đều có một “vùng an toàn” cho riêng mình. Ở yên trong đó đủ thoải mái và bình yên đến mức khiến ta quên bẵng đi việc tìm kiếm đam mê, khát khao vẫn đang nằm đâu đó phía bên ngoài. Sophie đã ngại ngần và lo lắng xiết bao, giống như ta từng đắn đo trước ranh giới “vùng an toàn” vậy.


Thậm chí, Sophie còn bị sự sắp đặt của bố mẹ áp đặt vào đầu suy nghĩ cô nên thỏa mãn với cửa hàng mũ. Chi tiết này lại dẫn tới một thông điệp khác mà Diana Wynne Jones muốn nhắn gửi.


Ai cũng xứng đáng được yêu thương


Mỗi nhân vật trong Lâu đài bay của pháp sư Howl đều có những vấn đề riêng cần phải xử lý, hàng tá tính xấu nên được cải thiện. Thế nhưng, xuyên suốt mạch truyện, lần lượt từng người đã tìm ra tình yêu, hoặc ít nhất là lẽ sống, của đời mình và sống hạnh phúc mãi mãi về sau.


Sophie chính thức gặp mặt và giới thiệu bản thân với Howl trong bộ dạng một bà già xấu xí còm cõi. Xét về tính cách, dẫu đảm đang, biết lo toan và tháo vát, Sophie rất đỗi nhút nhát, hay tự ti và có đôi chút cổ hủ. Ngược lại, Howl - tên lãng tử chơi đùa với trái tim thiếu nữ - lại sống quá phóng túng và hoang phí. Anh chàng pháp sư còn không đối xử chân thành, chỉ biết trốn chạy và giả vờ chối bỏ mỗi khi sự thật bị vạch trần. Nhưng hai con người tưởng chừng sẽ chẳng bao giờ nên duyên ấy lại yêu nhau.

    • Không hẳn! - Howl hét. - Tôi là một thằng hèn nhát. Cách duy nhất để tôi có thể xoay sở phần nào với nỗi sợ này là phải tự nhủ mình không làm chuyện đó.

...

Howl nói: “Tôi nghĩ, hẳn là từ giờ trở đi, chúng ta sẽ sống hạnh phúc.” - và cô nghĩ anh nói thật. Sophie biết, từ giờ trở đi, sống hạnh phúc với Howl sẽ là một giao kèo tốt lành với nhiều sự kiện hơn so với bất cứ câu chuyện nào được kể lại; mặc dầu vậy, cô quyết định sẽ thử. “Chắc phải đáng sợ lắm,” - Howl nói thêm.

    • Và anh sẽ bóc lột tôi, - Sophie nói.

    • Và rồi em sẽ cắt vụn quần áo của tôi để dạy tôi, - Howl nói.


Lettie kiên cường và mạnh mẽ nhất trong ba chị em khi tuyên bố rằng chẳng cần đàn ông, cô vẫn có thể học pháp thuật và tự kiếm hàng đống tiền. Xuyên suốt câu chuyện, cô luôn cố gắng mạnh mẽ và kiên cường, kể cả lúc phải đối mặt với khó khăn sống trong thân phận giả. Lettie đã chứng minh cho độc giả thấy hóa ra một người thiếu nữ vẫn có thể sống rất tốt mà không dựa dẫm vào bất cứ ai. Thế nhưng sâu thẳm tâm hồn cô thấy thế nào? Vào giây phút Pháp sư Suliman ngỏ lời hỏi xin cô làm môn đệ và Lettie đỏ bừng hai má, chúng ta dường như đã rõ ràng câu trả lời.


Trông Lettie có vẻ rất hồi hộp khi pháp sư Suliman đứng lừng lững trước mặt cô.

    • Hình như tôi nghĩ đến em với ký ức của Hoàng thân, và hoàn toàn đó không phải là ký ức của tôi thì phải.

    • Chuyện đó không sao cả, - Lettie can đảm nói. - Chỉ là chuyện nhầm lẫn thôi.

    • Nhưng đó không phải nhầm lẫn! - Pháp sư Suliman phản đối. - Liệu em có cho phép tôi ít nhất cũng được nhận em làm môn đệ không?

Nghe thấy thế, mặt Lettie đỏ gay và dường như cô không biết phải nói gì.


Tiếp đến là cặp đôi Martha và Michael. Martha bị vô vàn “vệ tinh” vây quanh vì vẻ ngoài xinh đẹp. Dẫu vậy, cô không thể tìm được ai thật lòng muốn thấu hiểu tâm hồn cô. Michael mến mộ Martha theo cách rất đỗi chân thành và giản dị, rằng cậu chẳng cần gì hơn ngoài được nói chuyện với cô hàng giờ liền.


Calcifer, phù thủy xứ Waste, hoàng thân Justin cũng thế. Tất cả hành động của họ đều chỉ hướng đến một mục đích duy nhất là tìm cho mình người có thể ở bên cạnh thấu hiểu, bạn bè cũng được, gia đình càng tốt. Diana Wynne Jones viết ra một câu chuyện thuộc về trí tưởng tượng trẻ thơ nhưng ẩn chứa tâm tình của người lớn, rằng ai cũng xứng đáng yêu và được yêu. Mỗi người đều quý giá và cần được trân trọng như nhau, bất kể xuất thân, giới tính, bối cảnh hay tính cách.




Nguyên tác và phiên bản hoạt hình Ghibli là hai tác phẩm độc lập


Có lẽ khi chuyển thể thành phim, đạo diễn Hayao Miyazaki đã lý tưởng hóa nhân vật và lược bớt đôi chút tình tiết. Do vậy, Lâu đài bay của pháp sư Howl phiên bản hoạt hình tương đối khác so với thiết lập nhân vật trong nguyên tác. Điều này dẫn đến sự kinh ngạc và khó mà chấp nhận nếu bạn xem phim trước rồi đọc tiểu thuyết hoặc ngược lại.


Dựa trên quan điểm cá nhân, người viết cho rằng dẫu cùng có một cốt truyện gốc nhưng tiểu thuyết của Diana Wynne Jones và phiên bản hoạt hình Lâu đài bay của pháp sư Howl nên được công nhận như hai tác phẩm độc lập. Một thơ mộng, một gần gũi. Một lãng mạn, một chân thực. Cả hai sở hữu những nét thu hút riêng và có một lượng người hâm mộ nhất định nên sẽ rất khó để chọn ra bên hơn, bên kém.



Lời kết

Hóm hỉnh như thể đến từ tuổi thơ vốn trôi vào dĩ vãng, chân thực đến từng hành động giống hệt cuộc sống xung quanh, Lâu đài bay của pháp sư Howl là một tác phẩm có sự kết hợp vừa vặn giữa những mảng đối lập. Quyển sách không mang nặng giáo điều triết lý sâu xa. Nó chỉ đơn thuần là một lời cổ vũ con người sống đúng với chính bản thân và biết đứng dậy tìm kiếm, thậm chí đấu tranh, để có được hạnh phúc cho riêng mình.


Lâu đài bay của pháp sư Howl không phải là tác phẩm kinh điển thuộc dạng “bạn nhất định phải đọc trước khi chết” nhưng nếu có điều kiện, hãy mua nó về, đặt vào nơi gối đầu giường của bạn, lật ra đọc mỗi đêm để cảm nhận được lòng tốt và tình yêu vẫn luôn tồn tại đâu đó giữa cuộc sống trăm ngàn khắc nghiệt này.


------------------------------------------------------------

Tác giả: Quỳnh Giao - Bookademy

------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan toả văn hoá đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ Tên tác giả - Bookademy”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

"Lâu đài bay của pháp sư Howl" là một cuốn sách kỳ ảo đầy màu sắc và hấp dẫn của nhà văn Diana Wynne Jones. Tôi đã đọc cuốn sách này khi tôi còn là một đứa trẻ và nó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của cô gái Sophie Hatter, người bị một phù thủy xấu xa biến thành một bà lão. Sophie tìm đến lâu đài bay của pháp sư Howl, một người nổi tiếng vì sự lãng mạn và bất trị. Trong lâu đài, Sophie gặp được Michael, người trợ lý của Howl, và Calcifer, một ngọn lửa ma thuật có thể điều khiển lâu đài. Sophie cùng với Howl và những người bạn của anh phải đối mặt với nhiều thử thách và hiểm nguy để cứu thế giới khỏi chiến tranh và phép thuật đen tối.

Tôi rất thích cách mà Diana Wynne Jones viết về những nhân vật trong cuốn sách. Họ đều có tính cách rất đặc biệt và phong phú. Howl là một pháp sư tài giỏi nhưng cũng rất ích kỷ và thích làm đẹp. Sophie là một cô gái dũng cảm và thông minh nhưng cũng rất tự ti và thiếu tự tin. Michael là một chàng trai trung thành và tốt bụng nhưng cũng rất ngốc nghếch và vụng về. Calcifer là một ngọn lửa ma thuật có tính khí rất hay thay đổi và thích trêu chọc người khác. Những nhân vật này tạo nên những tình huống hài hước và lãng mạn trong cuốn sách.

Tôi cũng rất yêu thích thế giới kỳ ảo mà Diana Wynne Jones tạo ra trong cuốn sách. Lâu đài bay của pháp sư Howl là một công trình kiến trúc độc đáo và bí ẩn. Nó có thể di chuyển được và có nhiều cánh cửa dẫn đến những nơi khác nhau. Mỗi cánh cửa có một màu sắc khác nhau và có thể mở ra những thế giới khác nhau. Trong cuốn sách, có ba thế giới được giới thiệu: Ingary, nơi Sophie sống; Wales, nơi Howl sinh ra; và High Norland, nơi có hoàng gia và phù thủy. Những thế giới này đều có những quy luật riêng biệt về phép thuật và văn hóa.

Cuốn sách "Lâu đài bay của pháp sư Howl" là một tác phẩm kinh điển của thể loại kỳ ảo. Nó không chỉ mang lại cho người đọc những giây phút giải trí và thư giãn, mà còn gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về tình yêu, tình bạn, lòng dũng cảm và lòng tự trọng. Tôi rất khuyên các bạn nên đọc cuốn sách này nếu bạn là một người yêu thích những câu chuyện ma thuật và lãng mạn.


"Lâu đài bay của pháp sư Howl" là một cuốn sách kỳ ảo đầy sáng tạo và hấp dẫn của nhà văn Diana Wynne Jones. Cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của cô gái Sophie Hatter, người bị một phù thủy độc ác biến thành một bà lão già nua. Sophie tìm đến lâu đài bay của pháp sư Howl, một người nổi tiếng vì sự lãng mạn và bất trị. Trong lâu đài bay, Sophie gặp được Howl, Calcifer - một ngọn lửa ma thuật và Michael - trợ lý của Howl. Cùng với họ, Sophie trải qua nhiều cuộc phiêu lưu kỳ thú và phải đối mặt với những âm mưu đen tối của phù thủy xấu xa.

Cuốn sách là một tác phẩm kỳ ảo xuất sắc, với những nhân vật đa dạng và thú vị. Howl là một pháp sư tài giỏi nhưng cũng rất ích kỷ và hời hợt. Sophie là một cô gái dũng cảm và thông minh, nhưng cũng rất khiêm tốn và tự ti. Calcifer là một ngọn lửa ma thuật có tính cách hài hước và khó tính. Michael là một cậu bé trung thành và tốt bụng. Những nhân vật này tạo nên những tình huống dở khóc dở cười trong cuốn sách, khiến cho người đọc không thể rời mắt.

Ngoài ra, cuốn sách còn có nhiều chi tiết ma thuật độc đáo và sáng tạo. Lâu đài bay của Howl có thể di chuyển qua nhiều nơi khác nhau bằng cách xoay một cái cửa. Mỗi cái cửa dẫn đến một thế giới khác nhau, có những quy luật và phép thuật riêng biệt. Cuốn sách cũng có nhiều yếu tố lãng mạn và hài hước, khi Howl và Sophie dần phát hiện ra tình cảm của mình qua những trò chọc ghẹo và tranh cãi.

Tóm lại, "Lâu đài bay của pháp sư Howl" là một cuốn sách kỳ ảo đáng đọc cho mọi lứa tuổi. Cuốn sách mang đến cho người đọc những giây phút thư giãn và thưởng thức những câu chuyện ma thuật đầy màu sắc và ý nghĩa.


Bạn có thích những câu chuyện phép thuật, tình yêu và phiêu lưu không? Nếu có, thì bạn không nên bỏ qua cuốn sách "Lâu đài bay của pháp sư Howl" của tác giả Diana Wynne Jones. Đây là một trong những tiểu thuyết giả tưởng nổi tiếng nhất của nữ nhà văn người Anh, đã được chuyển thể thành phim hoạt hình năm 2004 bởi đạo diễn Miyazaki Hayao.

Cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của cô gái Sophie Hatter, người bị một phù thủy xấu xa biến thành một bà lão 90 tuổi. Sophie quyết định rời khỏi gia đình và đi tìm cách hóa giải lời nguyền. Trên đường đi, cô gặp được lâu đài bay kỳ lạ của pháp sư Howl, một người nổi tiếng vì sự lãng mạn và đào hoa. Sophie quyết định trốn vào lâu đài và làm việc cho Howl như một người giúp việc. Từ đó, cô bắt đầu cuộc sống mới với những người bạn mới: Howl, Calcifer - ngọn lửa ma thuật sống trong bếp lửa, Michael - trợ lý của Howl và Turnip Head - một người hầu gỗ biết nói.

Cuốn sách là một sự kết hợp tuyệt vời giữa hài hước, lãng mạn và kịch tính. Nhân vật chính Sophie là một cô gái thông minh, dũng cảm và có tính cách mạnh mẽ. Cô không sợ hãi trước những khó khăn và thử thách, mà luôn tìm cách vượt qua chúng. Pháp sư Howl là một người đàn ông bí ẩn, có nhiều bí mật và quyền năng. Anh ta có vẻ ngoài đẹp trai nhưng lại rất ích kỷ và háo sắc. Tuy nhiên, qua quá trình sống chung với Sophie, anh ta dần thay đổi và trở nên tốt bụng hơn. Những nhân vật phụ cũng rất đáng yêu và hài hước, tạo nên những tình huống dở khóc dở cười cho câu chuyện.

Ngoài ra, cuốn sách còn mang đến cho độc giả những bất ngờ và thú vị khi khám phá thế giới ma thuật của Howl. Lâu đài bay của anh ta có thể di chuyển qua nhiều cánh cửa khác nhau, dẫn đến những nơi khác nhau. Mỗi cánh cửa có một màu sắc riêng biệt và có ý nghĩa riêng biệt. Ví dụ, cánh cửa màu đen dẫn đến Chiến Tranh Các Sao - một thế giới đầy rẫy nguy hiểm và bạo lực; cánh cửa màu xanh lá cây dẫn đến Vườn Hoa May Mắn - một thế giới yên bình và xinh đẹp; cánh cửa màu đỏ dẫn đến Thị Trấn Vàng - nơi Howl mở tiệm phép thuật; và cánh cửa màu xanh dương dẫn đến Thị Trấn Cổ - nơi Howl sinh ra và lớn lên.

Cuốn sách "Lâu đài bay của pháp sư Howl" là một tác phẩm giả tưởng độc đáo và hấp dẫn, không chỉ dành cho trẻ em mà còn cho người lớn. Nếu bạn muốn trải nghiệm một cuộc phiêu lưu kỳ thú và lãng mạn, hãy đọc ngay cuốn sách này nhé!


"Lâu đài bay của pháp sư Howl" là một trong những cuốn sách yêu thích của tôi từ khi còn nhỏ. Đây là một câu chuyện phiêu lưu kỳ ảo về cô gái Sophie Hatter, người bị phù phép thành một bà lão và phải tìm cách giải thoát cho mình. Trên đường đi, cô gặp được pháp sư Howl, người sở hữu một lâu đài bay kỳ lạ và có thể di chuyển qua nhiều thế giới khác nhau. Cùng với Howl và những người bạn của anh, Sophie trải qua nhiều cuộc phiêu lưu đầy thú vị và nguy hiểm, đồng thời khám phá ra bản thân và tình yêu của mình.

Tôi tâm đắc về cuốn sách này vì nhiều lý do. Đầu tiên là vì nó có một cốt truyện hấp dẫn và giàu trí tưởng tượng. Tác giả Diana Wynne Jones đã tạo ra một thế giới phép thuật độc đáo và sinh động, nơi có những quái vật, phù thủy, pháp sư, lâu đài bay và cả chiếc mũ ma thuật. Những tình tiết trong truyện luôn khiến tôi bất ngờ và thích thú, không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tôi cũng rất thích cách tác giả kết hợp giữa sự hài hước và lãng mạn trong câu chuyện, tạo ra những khoảnh khắc vui nhộn và đáng yêu giữa các nhân vật.

Thứ hai là vì tôi rất yêu quý các nhân vật trong cuốn sách. Họ đều có những tính cách riêng biệt và đặc sắc, khiến tôi dễ dàng gắn bó với họ. Sophie là một cô gái thông minh, dũng cảm và có lòng tự trọng. Cô không ngại đương đầu với những khó khăn và thử thách, luôn cố gắng giúp đỡ người khác. Howl là một pháp sư tài năng, lãng tử và bí ẩn. Anh có một quá khứ đau buồn và một bí mật lớn liên quan đến lâu đài bay của mình. Các nhân vật khác như Calcifer, Michael, Markl hay Phù thủy Hoang Dã cũng rất độc đáo và thu hút. Tôi thấy rằng các nhân vật trong cuốn sách không chỉ là những người bạn của nhau, mà còn là một gia đình.

Thứ ba là vì tôi học được nhiều điều từ cuốn sách này. Nó đã dạy tôi về ý nghĩa của sự hy sinh, lòng trung thành và tình yêu thương. Nó cũng đã khuyến khích tôi luôn tin vào bản thân và theo đuổi ước mơ của mình. Nó cũng đã làm tôi nhận ra rằng không có ai là hoàn hảo, mà quan trọng là chúng ta phải biết chấp nhận và yêu mến những khuyết điểm của bản thân và người khác.

Cuốn sách "Lâu đài bay của pháp sư Howl" là một tác phẩm kinh điển của văn học giả tưởng. Tôi nghĩ rằng nó sẽ luôn là một nguồn cảm hứng và niềm vui cho tôi và nhiều người khác. Tôi mong rằng bạn cũng sẽ đọc và yêu thích cuốn sách này như tôi.