Đã bao giờ bạn đi vào một khu rừng mà con đường phía trước đã bị chặn lối? Đã bao giờ bạn cảm thấy những áp lực cuộc sống như đang đè nặng lên đôi vai của mình khiến bạn không thể bước tiếp trên con đường thực hiện ước mơ? Đôi cánh bạn đã quá mệt mỏi, đôi chân cũng không muốn lê bước, bạn tuyệt vọng, mặc cho quãng đời còn lại cứ thế trôi đi như “bóng chim câu qua cửa sổ”… Con người chúng ta thường bỏ cuộc quá sớm như vậy, ngay cả khi sắp chạm tới đỉnh cao của vinh quang, chiến thắng, họ cũng không chịu tiếp tục. Bởi có lẽ, họ đâu nhận ra rằng: “Hôm nay khó khăn, ngày mai còn khó khăn hơn nhưng ngày kia sẽ là ngày tuyệt vời” (Jack Ma). Lời khẳng định trên của chủ tịch tập đoàn Alibaba – người trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc nhờ hai bàn tay trắng chợt khiến tôi nhớ tới nhân vật Remi trong tác phẩm của nhà văn Hector Malot - Không gia đình. 

Cuốn sách xây dựng hình ảnh cậu bé Remi như một tấm gương sáng cho các bạn nhỏ về khả năng sống tự lập. Chính hoàn cảnh không gia đình của Remi giúp cậu mạnh mẽ và tự đứng trên đôi chân của mình; tránh khỏi trường hợp bị gia đình bao bọc, nuông chiều quá mức thành ra yếu ớt, dựa dẫm và hư hỏng. Tất nhiên, đổi lại cho sự trưởng thành đó là cái giá không hề nhỏ – Remi phải chịu đựng sự cô đơn, buồn tủi hoặc phải đối mặt với khả năng trở thành một con người chai lì, khô khan, đóng băng cảm xúc. Người đọc sẽ bị cuốn theo những cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn, đầy cam go, thử thách, để rồi thấy được ý chí, nghị lực của những nhân vật trong truyện nói riêng và con người trong xã hội nói chung.

Câu chuyện về cậu bé bất hạnh Remi lang bạt trên dọc đường thiên lý, dấn thân giữa tất cả những bần cùng đói khổ và những xa hoa lộng lẫy. Cậu thiếu niên nhỏ tuổi đã đi qua biết bao miền quê, thấy biết bao cảnh đời, mỗi bước chân đều in dấu ấn của những câu chuyện kỳ lạ, có lúc hoan hỉ mừng vui có khi thê lương đau đớn nhưng luôn lấp lánh tình người. Cuộc hành trình của Remi với đoàn xiếc khỉ, chó, với những người thợ mỏ, với cậu bé hát rong người Ý đưa người đọc trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc: thích thú, bất ngờ, hồi hộp, thương tâm, thậm chí cả tuyệt vọng và dạy cho ta gạch ngang những người chưa, đang, hay đã trưởng thành - những bài học thấm thía về ý chí, nghị lực và lao động chân chính ...  

Về tác giả

Hector Malot là nhà văn nổi tiếng người Pháp, các tiểu thuyết của ông được nhiều thế hệ độc giả trên thế giới yêu mến. Ông sinh năm 1830 tại La Bouille, miền Bắc nước Pháp. Tác phẩm đầu tay Những người tình (Les Amants) của ông xuất bản năm 1859 đã gây được tiếng vang lớn. Trong sự nghiệp của mình, ông đã viết trên 70 tác phẩm. Các tác phẩm Romain Kalbris (1869), Trong gia đình (En Famille, 1893) và đặc biệt là Không gia đình (Sans Famille, 1878) được các độc giả nhỏ tuổi vô cùng yêu thích. Tác phẩm được xem là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Hector Malot; không chỉ được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp mà còn được thiếu nhi nước Pháp cũng như thiếu nhi trên toàn thế giới yêu thích trong suốt hơn một thế kỷ qua.

Giới thiệu sách

Không gia đình kể về cuộc đời của Remi xuất thân trong một gia đình giàu có người Anh, nhưng em bị chú ruột thuê người bắt cóc đem tới đất Pháp, với âm mưu chiếm đoạt tài sản vì cha Remi đã chết, còn đứa em bị bại liệt, khả năng sống cũng không cao, vì thế chú Remi không lo ngại về em của cậu. Sau đó Remi được ông Baberin đem về nuôi vì nghĩ sẽ được một món lợi sau này khi cha mẹ Remi tìm lại em, vì trên người Remi lúc đó quấn một bộ đồ rất đẹp và sang trọng. 

Năm tháng trôi qua, Remi được bà Barberin ở tại quê nhà hết mực thương yêu và xem như con ruột. Sau, vì bị tai nạn và kiện tụng thất bại, gia đình Baberin đã rơi vào cảnh khốn quẫn. Ông Barberin thấy đã 8 năm trôi qua mà không ai đi tìm Remi, nên đành tìm cách tống cổ em đi cho một ông cụ gánh xiếc rong thuê Remi trong lúc bà Barberin vắng nhà. 

Từ đây Remi phải sống cuộc đời nay đây mai đó, phải nếm chịu đắng cay ngọt bùi. Nhưng em may mắn vì được cụ Vitalis hết mực thương yêu, khi cụ mất em được ông chủ làm vườn là Acquin cưu mang và nhận làm con nuôi, đổi lại em cũng phải tự lao động để kiếm ăn. Những ngày sống ở gia đình bác Acquin là những ngày em cảm thấy bình yên và hạnh phúc, bởi em được yêu thương và có quyền yêu thương những anh chị em trong gia đình. Nhưng, cuộc sống êm đềm chưa được bao lâu thì biến cố lại đến với em. Bác Acquin bị thiếu nợ, phải ở tù, bác nhờ người em là cô Cartherin lên sắp xếp chỗ ở cho những đứa con của bác. Thế rồi, mỗi người một ngả, chỉ riêng Remi là chọn trở lại kiếp sống lang thang, trở thành một chủ gánh xiếc gồm em và chú chó Capi. Lúc này, em đã gặp Mattia – một cậu bé em đã từng gặp trong gánh trẻ em của ông Garofoli. Mattia xin vào gánh xiếc của Remi, thế rồi cả hai cùng nhau bước đi trên con đường thiên lý.

Em bé Remi ấy đã lớn lên trong gian khổ, em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, “nơi thì lừa đảo, nơi xót thương”. Em đã lao động mà sống, lúc đầu là dưới sự dạy bảo của một ông già từng trải và đạo đức - cụ Vitalis.  Về sau thì tự lập. Không chỉ lo cho mình mà em còn phải lo việc biểu diễn và kiếm sống cho cả một gánh xiếc rong. Có khi em và cả đoàn lang thang mấy hôm liền không có chút gì trong bụng. Có lúc em suýt chết vì rét và đói. Cũng có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ nhiều ngày đêm. Đã có khi em mắc oan bị giả ra trước tòa án, bị tù. Nhưng cũng có lúc em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm … Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào vậy em vẫn noi theo nếp rèn dạy của cụ Vitalis giữ phẩm chất làm người. Đó là lòng yêu lao động, tự trọng, sự ngay thẳng, biết nhớ ơn nghĩa và luôn luôn muốn làm người có ích.

Cháu ơi, cháu cần có ý chí và ngoan ngoãn phục tùng. Phải làm cái gì thì cháu cố làm cho hết sức. Ở đời tất cả mọi thành công là ở đó.


Cuộc hành trình bắt đầu

Từ nhỏ Remi đã lên lên trong tình yêu thương, sự che chở, bảo bọc của mẹ nuôi, em chỉ biết có mà Barberin mà thôi. Thế rồi năm lên 8 tuổi, nhiều chuyện không vui đột ngột đến làm thay đổi cuộc sống của em. Một người đàn ông lạ mặt tự xưng là cha của em, chồng của má Barberin đột ngột xuất hiện, không chỉ trở thành nỗi ám ảnh của em mà còn hé lộ sự thật rằng: họ - những người đã nuôi Remi lớn lên không phải cha mẹ ruột của em.       

Bởi lẽ, em là một đứa trẻ người ta nhặt được:

Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt được.
Tuy vậy, cho đến năm lên tám, tôi vẫn tưởng tôi có mẹ cũng như mọi đứa trẻ khác, vì mỗi khi tôi khóc thì luôn luôn có một người đàn bà dịu dàng ôm tôi vào lòng, âu yếm ru tôi, khiến cho nước mắt tôi ngừng chảy.

Ngày rời đi, Remi thậm chí không được nói với má một lời nào. Đôi mắt cậu bé đẫm lệ, cố van xin cụ Vitalis và ông Barberin chờ cho tới khi má Barberin trở về nhưng vô vọng, cả hai người đều ngoảnh lại.
 
Con đường chúng tôi đi là con đường dốc chữ chi dọc theo sườn núi. Cứ đến mỗi chỗ ngoặt, tôi lại nhìn thấy ngôi nhà của má Barberin bé dần, bé dần đi. Tôi đã đi con đường này nhiều lần rồi. Tôi biết rằng khi đến chỗ ngoặt cuối cùng, tôi sẽ trông thấy ngôi nhà một lần chót, rồi lên đường đi vài bước nữa thì chẳng còn trông thấy gì nữa. Trước mặt tôi sẽ là quê xa xứ lạ. Đằng sau tôi là ngôi nhà mà tôi đã sống thật sung sướng từ bé tới nay và có lẽ rồi đây không bao giờ tôi còn được thấy lại nữa.
 
Thật đáng thương làm sao cho số phận của một đứa trẻ! Niềm mong mỏi được gặp lại má vẫn không thể trở thành hiện thực, để lại bao nỗi lòng nhớ nhung, thương tiếc cho chính Remi trong suốt chặng đường về sau.


Những sóng gió nối tiếp

Sau khi biến cố đầu tiên trong cuộc đời Remi xảy ra, cậu bé tiếp tục đối mặt với một chuỗi những bất hạnh nối tiếp nhau, mà bất hạnh sau bao giờ cũng cay nhiệt hơn bất hạnh trước. Mọi thứ đều bất ngờ tới mức không thể lường trước được.
Đó là những lúc cả đoàn phải đi trong trời đông giá rét, dưới cơn bão tuyết cùng cái bụng đói, không có đồ ăn để chống chọi với cơn ốm lạnh. Rồi cụ Vitalis mất, chỉ còn Remi và chú cho Capi trung thành. Tưởng chừng cuộc đời của Remi đến đây đã rơi vào bế tắc, nhưng may thay, cậu bé lại được gia đình nhà Pierre nhận nuôi. Trong gia đình, họ cũng có 4 đứa con gồm 2 người con trai tên là  Alexis và Benjamin cùng với 2 cô con gái Étiennette và Lise. Nhưng cũng không lâu sau đó, cậu bé cũng đành phải rời ngôi nhà này để tiếp tục chinh chiến với cuộc sống không gia đình ở bên ngoài: Bây giờ hồi tưởng lại cái phút chia tay ấy tôi chỉ nhớ cái cảm giác ngẩn ngơ trống trải trong tâm hồn.

Đến lúc này, cậu bé đã dần trở nên bế tắc và tuyệt vọng, cậu bé bước đi lang thang vô định trong vài ngày liền mà không có gì để ăn, sau đó còn gặp phải rất nhiều chuyện rắc rối và éo le, nhưng cậu bé vẫn có thể một mình vượt qua hết những khắc nghiệt đó của cuộc sống. Những khó khăn, sự khắc nghiệt của cuộc sống cứ bấu víu lấy Remi nhỏ bé như để thử thách nhân cách và ý chí, nghị lực của em. Và điều quan trọng hơn cả, dù cho bất kì điều gì xảy ra, nhân cách của cậu vẫn không hề đổi thay. Tất cả là nhờ sự giáo dục kỹ lưỡng của cụ Vitalis đã truyền dạy lại cho em: Không gì có thể đánh đổi được nhân cách và tâm hồn; giữ gìn nhân phẩm, luôn làm người có ích cho xã hội mới giúp chúng ta không phải hối hận vì đã sống một cuộc đời vô nghĩa trước lúc nhắm mắt xuôi tay.

Nếu ông đánh đập chúng nó, chúng nó sẽ sợ sệt, mà sự sợ hãi thì làm tê liệt óc thông minh đi. Vả   chăng nếu ông cứ cáu gắt với chúng thì ông đã là khác chứ không được như thế này đâu. Ông đã luyện được lòng kiên nhẫn bất chấp mọi thử thách, và chính nó đã làm cho cháu tin ông. Ấy, khi mình dạy kẻ khác thì cũng là tự dạy cho chính mình …

Kể từ khi cụ Vitalis ra đi, Remi dần học cách sống tự lập, và không những phải lo cho chính mình, em còn cưu mang chú bé Mattia vào gánh hát rong. Mattia và Remi đã trở thành đôi bạn thân cùng nhau phiêu bạt, cùng trải qua mọi khó khăn, vui buồn trong cuộc sống. Đã có lúc em bị kẹt dưới hầm mỏ lụt đến mười bốn ngày đêm; mọi người tưởng em và những người khác dưới mỏ đã chết nhưng riêng Mattia vẫn không nguôi hy vọng rằng Remi còn sống. Hay có lúc khác, em sống cùng nhà với một tên vô lại vì nghĩ đó là cha đẻ của mình. Rồi em lại chịu cảnh ngồi tù vì bị người ta nghi oan …
 
Cảnh vắng lặng ấy khiến cho tôi đâm sợ. Sợ gì? Tôi không biết. Một nỗi sợ hãi mơ hồ lẫn với một nỗi buồn vô hạn làm cho nước mắt tôi chảy giàn giụa. Tôi cảm thấy hình như tôi sắp chết tại chỗ này …
 
Thế rồi trong những chặng đường rong ruổi khắp nơi của mình, một lần nọ cậu lại được làm quen và biết đến hai mẹ con bà Milligan và cậu con trai tên là Arthur trên một con thuyền tên “Thiên nga”. Tại đây, Remi đã được tận hưởng cảm giác hạnh phúc, sung sướng cùng với hai mẹ con họ. Tuy nhiên, niềm vui này không kéo dài được bao lâu, cậu và gánh xiếc rong của mình lại tiếp tục quay trở lại với cuộc hành trình rong ruổi nay đây mai đó. Cả Remi và hai mẹ con bà Milligan đều không hề biết rằng họ chính là những người thân đang thất lạc của nhau cho tới cuối chuyện.

Khi Mattia kể cho mẹ nghe xong thì mẹ bảo chú ấy giữ kín. Mẹ tin rằng cái thằng Remi bé bỏng ấy là con của mẹ nhưng cần phải có những bằng chứng đích xác loại trừ hết mọi nhầm lẫn mới được. Nếu ôm con vào lòng, nhận con là con đẻ của mẹ rồi sau đấy lại bảo với con là không phải, chúng ta nhầm lẫn thôi, thì còn gì đau khổ cho con bằng! Những bằng chứng ấy, chúng ta có đây, và từ nay thì chúng ta sum họp mãi mãi, Con sẽ mãi mãi sống bên cạnh mẹ con, em con - bà lại chỉ Lise và Mattia - và những người đã thương yêu con trong cảnh cơ hàn. 


Hạnh phúc không phải bao giờ cũng đến với người tốt

Qua cuộc phiêu lưu của cậu bé Remi ta thấy được nhiều điều về số phận khổ đau của con người.Trước hết là Remi - nạn nhân của cuộc tranh giành quyền thừa kế tài sản. Em sống cuộc đời phiêu bạt của kẻ hát rong và phải chịu bao nhiêu gian khổ mới tìm lại được gia đình.

Cuộc đời của cụ Vitalis cũng là một bi kịch. Cụ vốn là một người đức cao trọng vọng, từng đứng trên bậc cao nhất của nấc thang xã hội đương thời; nhưng sau này bị rơi xuống tận đáy xã hội, phải làm nghề xiếc chó rong sống qua ngày. Cụ đã gắng hết sức, chịu không biết bao nhiêu khổ cực, chịu cái đói, cái nghèo. Sức lực cậu bị bào mòn dần bởi cuộc sống đầy rẫy những bộn bề, khắc nghiệt. Để rồi đến một ngày, cụ đã chết, chết vì không tin vào lòng tốt của con người, chết bên đường, chết trong cái đói, cái nghèo trong khi chỉ cần với tay ra gõ cửa thôi, người ta sẵn sàng cứu cụ. Thật đáng thương làm sao!

Cái chỗ mà chúng tôi nấp là cổng nhà một người giồng hoa. Vào khoảng 2 giờ đêm, người giồng hoa mở cửa để đi chợ thì thấy chúng tôi nằm dưới rơm. Ban đầu người ta bảo chúng tôi đứng dậy để lấy lối cho xe ra. Khi thấy cả hai chúng tôi đều không nhúc nhích mà chỉ có con Capi của vang để bảo vệ chúng tôi, thì người ta nắm cánh tay chúng chúng tôi mà lắc. Chúng tôi cũng không động đậy tí nào. Thế là người ta mang đèn đến. Xem xét xong người ta biết rằng cụ Vitalis đã chết, chết rét, còn tôi thì cũng không hơn gì cụ mấy tí.
 
Cuối truyện, khi đã có được cuộc sống hạnh phúc, Remi vẫn không nguôi nhớ về cụ Vitalis với tấm lòng kính yêu vô bờ bến:
 
Cụ chủ thân yêu của cháu ơi! Giá được phụng dưỡng tuổi già của cụ thì cháu sung sướng biết ngần nào! Nếu thế, hẳn cụ phải bỏ cái ống tiêu, tấm da cừu và chiếc áo nhung của cụ ra, cụ đã không lặp đi lặp lại cái câu: “Nào ta tiến lên, các con!”. Được trọng vọng trong tuổi già, hẳn cụ có thể hẳn cụ có thể ngẩng cao cáu đầu bạc rất đẹp và lấy lại tên tuổi của cụ ngày xưa. Ông già Vitalis vô gia cư sẽ trở lại làm nhà danh ca Carlo Balzani. Không làm được gì đối với cụ thì cái chết tàn nhẫn đã cướp cụ đi, thì cháu cũng cố vớt vát ít nhiều đối với vong linh của cụ. Thể theo yêu cầu của cháu, mẹ chúa đã xây cho cụ một ngôi mộ trong nghĩa địa Montparnasse ở Paris, và cháu đã cho khắc tên Carlo Balzani lên bia mộ.

Đắm chìm trong cuốn sách, ta thấy được biết bao điều những điều mà con mắt của ta lúc đó chưa thể thấu hoặc chưa hiểu hết. Đó chính là hiện thực. Xã hội Pháp là xã hội đồng tiền những người có quyền, có tiền luôn đứng trên đầu mọi người, bóp méo cả pháp luật như lúc viên cảnh sát bắt cụ Vitalis. Ở đó là một xã hội, con người bị cái khổ sở làm lu mờ đi sự quyết tâm vươn lên, họ chỉ biết làm lụng để kiếm cái miếng ăn qua ngày như chú bé Remi nói: Má có biết lịch sử là cái gì! Má sinh ra ở Chavanon thì má lại chết ở đấy thôi. Trí óc của má không hề vượt ra quá tầm con mắt của má. Và đối với con mắt của má thì vũ trụ nằm lọt trong cái vành chân trời trông từ trên chóp núi Audouze. Mà sâu trong đó là những tư tưởng nhân đạo sâu sắc - mối đồng cảm giữa con người với con người đầy ấm áp. Để rồi ta rút ra được biết bao là bài học, luôn biết nhớ về nguồn cội, tình yêu gia đình, tính hăng say lao động bằng bàn tay chân chính, sự trung thực, tình bạn chân thành, lòng nhân ái và ý chí vượt lên không ngừng trong cuộc sống, ...


Một cuốn sách chứa đựng những giá trị nhân đạo và tinh thần nhân văn sâu sắc
 
Nhờ ngòi bút tài hoa, tinh tế với những kiến thức sâu sắc và một trái tim nhân hậu, Hector Malot đã tạo nên một kiệt tác.
 
Cuốn tiểu thuyết không chỉ phản ánh cuộc sống lao động của nhân dân và công nhân trong chế độ tư sản mà còn ca ngợi sự lao động bền bỉ, tinh thần tự lập, chịu đựng gian khổ, khích lệ tình bạn chân chính và lòng nhân ái, ý chí vượt lên không ngừng trong cuộc sống. Nó mang đến cho mỗi chúng ta những bài học quý giá về tình yêu thương giữa người với người, về tính tự lập trên hành trình vạn dặm của cuộc đời. Để rồi từ đó, ta biết trân trọng hơn những gì ta đang có, sẻ chia nhiều hơn với những mảnh đời bất hạnh, khổ đau. Cuối cùng điều tuyệt vời cũng đến với Remi khi em tìm thấy gia đình sau nhiều năm lưu lạc. Những tháng ngày rong ruổi vất vả để tôi luyện nên một Remi kiên cường mạnh mẽ nhưng cũng vô cùng nhân hậu, lạc quan trong cuộc sống, luôn nghĩ đến những người đã cưu mang mình thuở cơ hàn.

Cuốn sách phản ánh cảnh lao động và sinh hoạt bấp bênh, nguy hiểm, đầy đe dọa của người thợ mỏ và của nhân dân lao động thành phố trong xã hội tư sản. Đồng thời có thể hiện tình thương người, lòng biết ơn, tình hữu ái giai cấp ở những người lao động. Quyển sách lại diễn ra nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, nhiều cảnh sinh hoạt hấp dẫn ở nông thôn và thành thị, giúp bạn đọc thêm phần hứng khởi khi theo dõi câu chuyện lại có thể mở rộng hiểu biết.

Không gia đình không chỉ có toàn đau khổ như nhiều độc giả vẫn nghĩ, nó cũng có nhiều điều thú vị để đọc, để cảm thấy vui vì những giá trị tốt đẹp của con người. Trước hết là tình cảm gia đình, tình thương của cụ Vitalis dành cho Remi. Cụ đã dạy em nhiều điều hay lẽ phải để tồn tại trong thế giới khắc nghiệt. Bà Miligan và Arthur cũng yêu Remi. Họ chăm sóc, cưu mang khi em rơi vào tình trạng khó khăn nhất. Và cũng thật thiếu sót nếu không kể đến tình bạn thắm thiết giữa Remi và Mattia. Hai em sống đùm bọc nhau, chia sẻ đắng cay ngọt bùi, luôn sát cánh cùng nhau trong hoạn  nạn. Câu chuyện này còn ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần tự lập tự tin của giới trẻ.

Tiến lên! Thế giới mở rộng trước mắt tôi, tôi có thể dời chân xuống nam hay lên bắc, sang đông hay qua đoài tùy lòng.
Tôi chỉ là một đứa trẻ con, thế mà tôi đã làm chủ cuộc đời của tôi.

Hãy đắm chìm dòng cảm xúc của mình vào những trang sách để bản thân tự tin bước qua những thách thức mà cuộc sống đặt ra và để trái tim ta cảm nhận được thế giới này cần lắm những tình yêu thương như thế. Tuổi trẻ đừng ngại đương đầu với khó khăn bởi nếu không bị lạc đường ta sẽ khó biết mình vốn rất sợ hãi, nếu không bị dối gạt ta sẽ khó biết mình rất dễ tổn thương, nếu không bị bỏ rơi ta sẽ khó thấy được bản chất yếu đuối và dựa dẫm của mình. Không gia đình là một tác phẩm đầy tính nhân văn, đã mang đến cho độc giả những giá trị tinh thần tồn tại mãi theo năm tháng. Tác phẩm như ngọn đèn soi rọi cho biết bao tâm hồn thoát khỏi những bóng đêm của cuộc đời. Và cũng để những ai có gia đình suy ngẫm, làm sao sống cho tốt, xứng đáng với may mắn mà số phận ban cho.

Nếu như trong cuộc sống, sự hiến tặng đem tới niềm vui thì sự chia sớt lấy đi nỗi khổ. Ai rồi cũng sẽ có lúc rơi vào vũng lầy khổ đau hay tuyệt vọng. Thật không có gì quý giá bằng ngay trong lúc ấy có một cánh tay vững chãi cho ta tựa vào và truyền thêm sức mạnh giúp ta đủ can đảm để vượt qua. Bàn tay ấy có thể không đủ sức kéo ta khỏi vũng lầy bất hạnh nhưng nó đã làm nỗi khổ đau kia vơi đi ít nhiều. Đó là lý do mà ta luôn cần có nhau trong cuộc đời này.

Khi mọi việc yên ổn thì ta cứ cặm cụi đi con đường của ta, không thèm quan tâm đến những kẻ cùng đi với ta. Nhưng khi mọi việc đều chẳng ra gì, khi ta cảm thấy đương gặp bước gian truân, nhất là khi ta đã già nua không tin ở ngày mai nữa, thì ta cần tựa vào những người chung quanh ta. Ta hết sức sung sướng được nhìn thấy có họ bên cạnh mình. Nói rằng ông tựa vào cháu thì cháu lấy làm lạ lắm có phải không? Ấy thế mà đúng như thế đấy. Chỉ có một việc thấy cháu nghe ông nói mà mắt cháu nhòa lệ, ông cũng đã nhẹ bớt phiền não một phần …


Thay lời kết

Không gia đình là cuốn sách được xếp vào danh mục văn học thiếu nhi nhưng rõ ràng, với những gì mà tác phẩm đã kể thì đây là cuốn sách dành cho mọi lứa tuổi ở mọi quốc gia, mọi tầng lớp. Tiểu thuyết ca ngợi giá trị của lao động, của nhân cách và tình cảm. Cuốn sách mô tả những hình ảnh, những mảnh đời bấp bênh để làm nền cho niềm tin, cho tình người ấm áp. Không gia đình thực sự là một cuốn sách hay và hơn cả một câu chuyện, cuốn sách còn chứa đựng cả những bài học về nhân cách sống.

Tuy nhiên Không gia đình dưới mắt chúng ta không phải là một viên ngọc không vết. Đó là những trang tác giả tô vẽ những cảnh sống nhung lụa nhàn hạ của những kẻ giàu sang trước đôi mắt khát khao ngưỡng mộ của chú bé Remi. Ước mơ của Remi mà đây là mặt hạn chế của tác phẩm là được hưởng cuộc sống giàu sang, nhàn hạ như họ. Đó là điều mà các bạn thiếu nhi không nên để bị tiêm nhiễm (Huỳnh Lý).
       
Bỏ qua những hạn chế về cách nhìn nhận, tác phẩm Không gia đình vẫn nhắc nhở chúng ta những vấn đề cội nguồn mà con người không bao giờ quên, tình yêu gia đình, tính hăng say lao động, sự trung thực, … Có lẽ vì những điều nhân văn này mà từ đó tới nay quyển sách tác phẩm luôn nằm trong danh sách những tác phẩm đáng xem nhất mọi thời đại.


Có thể thấy rằng, nhờ vào những khó khăn, khắc nghiệt của cuộc sống đã tạo nên một cậu bé Remi đầy bản lĩnh, luôn cứng rắn, dẻo dai trước mọi khó khăn, cùng với đó là lời cảm ơn đến ông Vitalis, nhờ có ông mà đã dạy bảo được cho cậu bé rất nhiều điều bổ ích và ý nghĩa. Từ những con chữ, nốt nhạc, cho đến các bài học về nhân cách sống đã giúp cho tính cách và tư duy của cậu bé trở nên nhạy bén và tốt đẹp hơn.

Remi vốn từ nhỏ đã là một đứa bé không gia đình, thế nhưng may mắn thay cậu không đơn độc trên con đường đời của mình. Được sự giúp đỡ, cưu mang của rất nhiều con người và người bạn tốt, cậu đã có đủ dũng khí để vượt qua không biết bao nhiêu là thử thách và nguy hiểm luôn rình rập mình.

Qua ngòi bút điêu luyện của Hector Malot, chúng ta hiểu thêm về nước Pháp, về cuộc sống khó khăn của người lao động và phẩm chất tốt đẹp của họ. Đó là lòng nhân ái, biết cưu mang giúp đỡ những người hoạn nạn. Đó là lòng yêu cuộc sống, sự quả cảm, ý chí vươn lên không ngừng. Đó là sự lao động bền bị không ngại khó để đạt mục đích. Và hơn tất cả là biết giữ gìn nhân cách sống trung thực, luôn ngẩng cao đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chính vì vậy Không gia đình đã được bình chọn là một quyển tiểu thuyết hay nhất về giáo dục và xứng đáng nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp. Cuốn sách đã vượt qua biên giới nước Pháp và tồn tại lâu dài với thời gian cũng chính vì lẽ đó. 

Review bởi: Hương Trà - Bookademy 

Hình Ảnh: Thanh Hương - Bookademy


______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “Tên tác giả - Bookademy”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

KHÔNG GIA ĐÌNH 

Tiểu thuyết xuất sắc của Hector Malot được xuất bản năm 1878. Mình mới đọc Không Gia Đình cách đây vài tuần. Cuốn sách khá hay viết về cuộc đời cậu bé Remi, mặc dù nhỏ tuổi nhưng cậu bé này phải trải qua rất nhiều biến cố, phiêu dạt nơi đây mai đó, tự lập từ nhỏ để nuôi sống bản thân. Ai đó bảo rằng cuộc đời bé Remi giống như Tôn Ngộ Không trải qua 81 kiếp nạn thì cũng gần giống như thế. Với cốt truyện như vậy tưởng sẽ nhàm chán nhưng với mình lại vô cùng thú vị. Thông qua tuyến nhân vật có thể nhận thấy được rất nhiều bài học từ tác giả. Ông đưa đến một cụ Vitalis với tấm lòng cao quý, sống tình nghĩa, am hiểu chuyện đời. Cụ day Remi phải biết giữ phẩm chất làm người, ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không dối trá, nhớ ơn nghĩa, luôn làm người có ích…. Lại đưa đến tình bạn cao đẹp qua những gì mà thằng bé Mattia đã làm cho Remi. Mattia là một chú bé khôn ngoan luôn sống hết mình vì bạn, sự lanh lợi, hiểu đời và bươn chải của cậu bé đã hỗ trợ rất nhiều cho Remi. Không Gia Đình cũng chỉ ra tình bạn đẹp không chỉ ở con người với nhau mà còn ở con người với động vật mà điển hình là lòng trung thành của con Capi đối với Remi trong những hiểm nguy gian khó. Mặc dù tác giả cho nhân vật chính trải qua khá nhiều gian khổ nhưng câu chuyện lại không quá quỵ lụy nhờ có tinh thần lạc quan của những đứa trẻ. Hơn nữa thông qua cuốn sách tác giả cũng nêu lên một số truyền tải một phần xã hội cũ, cũng có một vài quan niệm không còn phù hợp với xã hội hiện nay. Remi được tác giả xây dựng là cậu bé gặp nhiều khó khăn bất hạnh. Tuy nhiên những may mắn đến với cậu cũng khá nhiều mà mình nghĩ thực tế ở xã hội hiện đại thì sự may mắn này xảy ra rất ít. Cũng sẽ có nhiều người không thích cái kết của Không Gia Đình bởi cho rằng tác giả quá đề cao và coi trọng những người giàu của xã hội cũ. Bỏ qua những điều vô cùng “hạt cát” này thì có thể thấy được rằng đây vẫn là một trong những tác phẩm rất đáng đọc. “Không Gia Đình” vẫn là tác phẩm nhắc nhở chúng ta những vấn đề cội nguồn mà con người không bao giờ quên, tình yêu gia đình, tính hăng say lao động, sự trung thực…Không Gia Đình có rất nhiều bản nhưng mình mua bản của Mintbooks vì có hình minh họa dễ tưởng tượng hơn. Và cũng do một phần ham hố cái công nghệ thực tế ảo có thể xem trailer phim trên bìa cuốn sách nữa. Tóm lại đây vẫn là một cuốn sách rất đáng đọc.

"Không gia đình" - Hector Malot

"Không gia đình" có lẽ là quyển tiểu thuyết đã quá kinh điển đến mức mình dám chắc ai cũng đã từng đọc qua, hoặc nghe qua tên sách một vài lần. Thậm chí một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết này đã được đưa vào sách giáo khoa tiểu học, và chúng ta đã tiếp xúc với câu chuyện từ khi còn rất nhỏ.

"Không gia đình" là hành trình trên đường thiên lý của cậu bé Rémi. Câu chuyện bắt đầu tại một miền quê nước Pháp, nơi ấy Rémi sống với người mẹ nuôi là bà Barberin. Mà khoảng thời gian ấy, em vẫn nghĩ mình là con ruột của bà, cho đến khi người chồng của mẹ em làm việc ở Paris trở về và quyết định bán em ông chủ gánh xiếc Vitalis. Từ cơ duyên gặp gỡ cụ Vitalis, Rémi bắt đầu những tháng ngày rong ruổi qua khắp mọi miền trên đất Pháp. Em học làm trò để cùng với những chú chó của cụ Vitalis, chú khỉ Joli-Couer kiếm thêm thu nhập cho gánh xiếc. Có những ngày cả đoàn phải ngủ trong chuồng ngựa của nhà trọ vì không đủ tiền thuê phòng, ăn những lát bánh mì khô khốc để tiết kiệm từng đồng, từng xu. Trong cuộc hành trình với cụ Vitalis, Rémi học được rất nhiều thứ mà nếu em cứ ở mãi với má Barberin chắc chắn sẽ không thể nào biết đến. Rémi được học chữ, học nhạc, em biết đọc, biết viết, biết hát và đàn bản tình ca thành Naples. Có lẽ số phận luôn trêu đùa Rémi, từ khi lọt lòng em đã bị bắt cóc, phải rời xa mẹ ruột. Em tưởng mình được sống hạnh phúc bên bà Barberin mãi mãi thì lại bị bán cho cụ Vitalis, rồi người cụ đáng kính ấy cũng rời bỏ em vào một đêm đông giá lạnh. Có những lúc Rémi ngỡ mình sẽ bình yên sống hết quãng đời còn lại và gắn bó với một ai đó thì vận mệnh lại cướp những điều ấy khỏi tay em. Trải qua bao chông gai, vất vả, những khó khăn tồi tệ đến mức khó lòng vượt qua, cậu bé Rémi cũng tìm đến được với gia đình của mình. Em được sống trong yêu thương và hạnh phúc, tìm lại được những điều bị đánh cắp vốn thuộc về em.

Mình đã đọc "Không gia đình" 3 lần, mà lần nào cũng đong đầy cảm xúc. Mình thương xót cho Rémi, tiếc cho người nghệ sĩ tuyệt vời là cụ Vitalis, giận những kẻ xấu đã đánh cắp đứa trẻ rời xa mẹ từ thuở bé thơ. Một tác phẩm kinh điển luôn luôn mang đến cho độc giả nhiều chiêm nghiệm và bài học sau khi đọc xong, với "Không gia đình", đó là bài học về lòng yêu lao động, yêu động vật và tình gia đình, tình bạn bè sâu sắc, lòng dũng cảm, kiên trì vượt qua hết thảy khó khăn. Mình nghĩ trong tương lai mình vẫn sẽ đọc lại tác phẩm này lần 4, lần 5 và có khi lên đến hàng chục lần vì những ý nghĩa, cảm xúc mà nó mang đến cho mình khó có thể nào quên đi được.

"Không gia đình" - Hector Malot

MỘT CUỐN SÁCH CHO MỌI LỨA TUỔI

"Không gia đình" là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Hector Malot, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1878. Tác phẩm đã nhận được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp và được dịch ra nhiều ngôn ngữ, trở thành một trong những tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển nhất thế giới. Câu chuyện kể về cuộc đời của cậu bé Rémi, một cậu bé mồ côi từ nhỏ. Cậu được má Barberine nuôi dưỡng và yêu thương hết mực. Nhưng khi lên 8 tuổi, Rémi bị bán cho ông Vitalis, một người hát rong già nua và tàn tật. Cùng với ông Vitalis và chú chó Capi, Rémi bắt đầu cuộc hành trình phiêu lưu đầy gian nan và thử thách. Trên hành trình của mình, Rémi đã gặp gỡ và kết bạn với nhiều người khác, trong đó có Giăng-Mác-Giăng, một cậu bé bán báo mồ côi, và Mattia, một cậu bé chơi đàn vi-ô-lông thiên tài. Những người bạn này đã cùng Rémi trải qua những khó khăn, cùng nhau trưởng thành và giúp đỡ lẫn nhau. Cuối cùng, Rémi cũng tìm được gia đình thực sự của mình. Đó là gia đình của bà Milligan, một người phụ nữ giàu có và nhân hậu. Bà đã nhận nuôi Rémi và cho cậu một cuộc sống hạnh phúc.

Cảm nhận

Không gia đình là một cuốn sách hay và ý nghĩa, mang đến cho người đọc nhiều bài học quý giá. 

Trước hết, tác phẩm đã ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người. Tình yêu thương của má Barberine dành cho Rémi, tình bạn của Rémi, Giăng-Mác-Giăng và Mattia, tình yêu thương của bà Milligan dành cho Rémi đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.Tác phẩm cũng ca ngợi tinh thần tự lập, chịu đựng gian khổ của con người. Rémi đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách để tìm được gia đình thực sự của mình. Cậu cũng đã giúp đỡ những người bạn của mình vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Ngoài ra, tác phẩm còn phản ánh chân thực cuộc sống của những người nghèo khổ trong xã hội tư sản Pháp thế kỷ XIX. Những người nghèo khổ phải chịu đựng nhiều bất công, thiệt thòi trong cuộc sống.

Lời khuyên cho ai muốn mang về kệ

"Không gia đình" là một cuốn sách hay và ý nghĩa, phù hợp với mọi lứa tuổi. Mình khuyên bạn hãy đọc cuốn sách này để cảm nhận được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác phẩm mang lại. Đối với các bạn nhỏ, cuốn sách sẽ giúp các bạn hiểu được ý nghĩa của tình yêu thương, tinh thần tự lập và ý chí vượt lên trong cuộc sống. Đối với các bạn lớn, cuốn sách sẽ giúp các bạn có thêm niềm tin vào cuộc sống, vào tình yêu thương giữa con người với con người.

 


“Không gia đình” là cuốn sách thành công nhất của tiểu thuyết gia Hector Malot. Được viết vào thế kỉ 19. Cuốn tiểu thuyết nói về những góc cạnh trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Để ta thấy được rằng cuộc sống không như cuộc đời. Ở đó là một lớp sương mờ mang tên tương lai mà không ai có thể đoán chắn được điều gì sẽ xảy ra, kể cả tâm linh.


Mình đã rất xúc động khi đọc nó.


Bất mí chút là cuốn sách này đã được chuyển thể thành phim và công chiếu ở Việt Nam năm 2018 rồi đó mọi người. Phim rất hay và cảm động, các bạn có thể tìm và xem nó trên netflix còn giờ thì vào chuyện thôi


3 ĐIỀU MÌNH THÍCH NHẤT Ở CUỐN SÁCH NÀY


1.Cách xây dựng cốt truyện và hình ảnh nhân vật.


Cốt truyện không lan man, những nhân vật được nhắc lại nhiều lần xuyên suốt cuốn sách khiến ta nhớ được các nhân vật, đồng thời hiểu hơn về tính cách của họ. Cuốn sách vừa dễ hiểu đối với trẻ em mà vừa có thể gài vào trong đó những hình ảnh mang ý nghĩa về cuộc sống.


Rằng cuộc sống không thơ mộng như hồi nhỏ chúng ta thường nghĩ, ngoài kia sẽ có những người vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng hãm hại người khác nhưng bên cạnh đó vẫn luôn có những người tốt, không quen không biết mà sẵn sàng giúp đỡ chúng ta, vì lòng bao dung và vị tha luôn có ở một góc nào đó trong mỗi con người.


2. Những bài học giá trị về cuộc sống được truyền tải thông qua những hình ảnh sinh động


A.Hình ảnh Ông Bác-bơ-ranh nhặt được Rê-mi về nuôi.


Nhà ông Bác-bơ-ranh rất nghèo, nuôi thân còn chưa xong nhưng khi nhìn thấy bộ quần áo quý tộc mà Rê-mi mặc thì ông đã nhận nuôi thằng bé để mong kiếm được một khoản tiền chuộc hoặc tiền chăm sóc cho đứa bé này.


Từ đây ta thấy được đằng sau những hành động cao cả, đôi khi ẩn chứa một nhóm lợi ích nào đó mà ta không biết. Để biết một người có thực sự tốt với bạn không hãy nhìn cách họ cho đi. Cho đi là tốt nhưng nếu cho đi mà cứ mong nhận lại thì sẽ nhiều phiền lo đó. Quả thực khi đợi bao nhiêu năm mà không thấy ai đến nhận thì ông ta lại muốn đưa Rê-mi đến trại trẻ rơi để không phải nuôi nữa. Vì lúc đó ông ta vừa bị tai nạn lao động gãy chân mà không nhận được chút tiền bồi thường nào. Má Bác-bơ-ranh phải bán con bò cái là tài sản cuối cùng của gia đình để lo tiền hầu tòa cho ông. Lúc đó tiền nuôi bản thân còn không có thì nuôi Rê-mi sao.


Cuộc sống không phải bao giờ cũng như chúng ta nghĩ, mỗi người sẽ được chia cho một bộ bài, nếu nó quá xấu, thay vì vứt nó đi thì hãy học cách đánh nó một cách hay nhất có thể như các cậu bé Rê-mi đã làm trong cuốn tiểu thuyết này


B.Hình ảnh Má Bác-bơ-ranh, và tình yêu của Má dành cho Rê-mi.


Không phải tất cả những người mẹ nuôi đều đáng sợ, Má Bác-bơ-ranh yêu Remi như con đẻ và cũng chính má đã giúp Rê-mi tìm lại gia đình thực của mình sau này. Dù nghèo đói thật, nhưng má vẫn chưa từng có suy nghĩ sẽ bỏ rơi Remi bé nhỏ. Tình mẫu tử thiêng liêng ngay cả khi chẳng phải là máu mủ ruột già. Không phải tất cả nhưng trên đời này vẫn có những người mẹ nuôi, hay mẹ kế như Má Bác-bơ-ranh mà.

C. Hình ảnh về người mentor đầu tiên của Rê-mi, cụ Vitalis.

Vì sao lại là mentor, vì khi bạn gặp được những người như cụ Vitalis thì đó chính là mentor của bạn. Cụ Vitalis là người nhận mua Rê-mi thi ông Bác-bơ-ranh định đưa thằng bé vào trại trẻ rơi.  Lúc đầu Rê-mi gọi cụ là chủ nhưng về sau thì đã gọi ông là thầy. Cụ Vitalis dạy Rê-mi  hát, dạy chữ và dạy cậu bé những bài học đầu tiên cho cuộc sống. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì chỉ có thể là một người trainer. Chúng ta thường nhầm lẫn trainer và mentor ở chỗ đó đó, và người mentor phải là người dẫn dắt bạn, và khao khát muốn bạn thành công chứ không chỉ đơn thuần là cho bạn những bài học. Và muốn có được những điều đó thì người mentor phải thích bạn và bạn cũng vậy, khi đó thì người ta mới sẵn sàng chỉ cho bạn những thứ mà họ ít khi truyền dạy cho những người khác ở ngoài kia. Vì vậy một số người chỉ có thể là thầy chứ không phải là mentor. Rê-mi và cụ Vitalis có điều đó không? đương nhiên là có, 2 con người xa lạ nhưng đến khi cụ sắp chết cụ vẫn nghĩ cho Rê-mi. “Đắp rơm lên người và ôm Capi nó sẽ giúp cháu thấy ấm hơn”. Đó cũng là câu nói cuối cùng của cụ dành cho Rê-mi trước khi cụ vĩnh viễn ra đi vào sáng hôm sau. Để lại Rê-mi đơn côi trên chặng hành trình sắp tới.

D. Hình ảnh cuộc đối thoại giữa cụ Vitalis và Bà Minigan ( Người mà sau này chính là mẹ ruột của Rê-mi, lúc đó thì cả 2 chưa hề nhận ra nhau).

Bà Milligan muốn giữ Rê-mi ở lại làm người hầu cho Arthur  nhưng cụ Vitalis đã nói như thế này: “bài học khắc nghiệt ở trường đời sẽ tốt hơn tình trạng bày tớ giả danh. Bà có thể cho nó giáo dục, tiền tài, học vấn nhưng bà không thể tạo nên được tính cách của nó. Hay sau này là đam mê âm nhạc. Đó là đam mê và một công việc ổn định. Nếu bạn thoát khỏi sự vỏ bọc an toàn, bước ra thế giới ngoài kia bạn sẽ có những trải nghiệm, sống thật với chính mình, nhưng nó sẽ vất vả, khó khăn, khắc nghiệt hơn rất nhiều. Với Rê-mi đó là phải chịu rét, chịu đói, có khi phải vào tù, hoặc tý thì mất mạng. Nhưng nếu để lựa chọn thì cậu bé vẫn chọn con đường đi đó. Còn cái kết cho sự kiên trì, cố gắng  thì đã được nói ở cuối cuốn tiểu thuyết này. Cậu bé tìm ra được đam mê của mình là âm nhạc và sống hạnh phúc với cái đam mê đó.

E. Cũng là hình ảnh trên, nhưng lại ở trong phim.

Cụ Vitalis nói với bà Milligan rằng: nói hãy để cho Rê-mi tự quyết định. Bà Milligan có ngạc nhiên hỏi, ý nói nó còn quá bé. Cụ Vitalis nói rằng: “ Phải một đứa bé đã trưởng thành”. Chúng ta không thể so sánh xem ai trường thành hơn ai khi chỉ nhìn vào độ tuổi. Nếu bạn làm nhân viên 10 năm thì bạn chỉ có kinh nghiệm làm nhân viên chứ không có kinh nghiệm làm xếp. Nếu bạn sống cuộc đời mà 60 năm như một năm thì trải nghiệm của bạn chẳng được là bao sau lớp vỏ bọc đó, Nếu bạn chỉ yêu đúng một lần, mà tình yêu đó còn do gia đình ép buộc thì đến khi bạn 40 tuổi, kinh nghiệm trong tình yêu của bạn cũng chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Bạn có thể sống lâu hơn người khác, bạn hơn người khác ở thời gian trải nghiệm, nhưng nếu bạn mãi chỉ sống trong lớp vỏ bọc đó thì bao giờ bạn mới đủ trưởng thành đây.

F.Hình ảnh về sự đối nghịch giữa những đứa trẻ rơi khác và Rê-mi.

Khi những đứa trẻ nhìn thấy bạn của mình bị đánh vì không mang đủ tiền về, chúng cười toáng lên còn Rê-mi thì im lặng. Cùng là những đứa trẻ rơi sao tâm sinh ý của chúng lại khác nhau như thế. Vì Rê-mi có một người mentor, cậu được học những điều đúng đắn thay vì đi ăn xin và lợi dụng lòng thương của người khác như những đứa trẻ rơi kia, mặc dù chúng không muốn làm như thế, cũng không muốn trở thành con người như vậy, nhưng môi trường đã kiện tạo lên chúng. Môi trường độc ác vậy đấy, Nếu có ai có thể thoát ra được môi trường đó không thì câu trả lời là có. Vì chỉ có bạn mới có thể quyết định cuộc đời của bạn, nếu bạn không phó mặc nó cho số phận. Và nhân vật đó trong chuyện chính mà Mattia, người đã trở thành bạn thân chí cốt của Remi trên chặng hành trình cậu tìm lại gia đình của mình.

G. Hình ảnh con chó của Rê-mi ăn cắp miếng thịt vì đói quá.

Trên suốt chặng hành trình của mình, Rê-mi có đói không, khát không? Có chứ nhưng cậu bé không bao giờ ăn cắp, cậu bé mưu sinh cuộc sống bằng chính sức lực của mình, cậu bé đi hát rong để kiếm sống. Đó là những gì cụ Vitalis đã dạy cậu bé. Nếu bạn vì miếng ăn, đồng tiến trước mắt mà bán rẻ lương tâm thì bạn đâu khác gì con vật kia. Đói cho sạch, rách cho thơm, đồng tiền cho thể đi theo bạn một thời gian, nhưng danh dự thì đi theo bạn cả đời.

H. Hình ảnh những con vật đi theo Rê-mi và Cụ Vitalis.

Đó là 3 con chó và một con Khỉ. Dần dần chúng rời bỏ Rê-mi vì chết lạnh, vì bị ăn thit Sau cùng chỉ còn lại Capi cũng tý bị bắt vì bị người ta lừa đi ăn cắp. Đó đều là những loài động vật gần gũi với chúng ta. Chúng bên cạnh ta mỗi khi ta cô đơn. Nó như những người bạn, an ủi ta mỗi khi ta buồn, vui cùng ta khi ta vui.

Vì vậy hãy coi chúng là một người bạn thực sự.

J. Hình ảnh Rê-mi bị kẹt trong mỏ đá. Nơi xuất hiện khoảnh khắc mong manh giữa sự sống và cái chết.

Kẹt trong hầm đá 14 ngày. Trong suốt quãng thời gian đó chỉ có ông giáo là có đủ bạn lĩnh để luôn luôn bình tĩnh, ông đại diện cho những người từng trải, sự bình tĩnh đó đã cứu sống 6/120 người trong mỏ đá. Trong đó có Rê-mi. Khi đứng trước bất kì một việc gì, kể cả đó là khoảnh khắc mong manh giữa 2 giới thì bạn vẫn phải thật bình tĩnh. Vì chỉ có điều đó mới có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề. Hãy rèn luyện ngay từ bây giờ. Với mình đó là thiền mỗi sáng, thiền trong cuộc sống, học cách lắng nghe thế giới này, vậy thôi! Chúc bạn luôn bình tĩnh và an yên.

K. Hình ảnh Rê-mi và 2 chữ không gia đình

Từ đầu đến gần cuối cuốn tiểu thuyết Rê-mi luôn ở trong hoàn cảnh có rồi lại mất gia đình. Những người yêu thương cậu nhất thì dần dần bỏ cậu mà đi. Có người thì đem bán cậu, bị vào tù, có người chết, người thì chỉ muốn hại cậu ngay cả khi gặp lại mẹ của mình thì hai mẹ con vẫn không nhận ra nhau. Cuộc đời này trớ trêu vậy đó. Nhưng bạn biết không? Luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm.

Tất cả những điều đó mở ra điều mình yêu thích cuối cùng ở cuốn Tiểu Thuyết này.

Đó là…

3. Kết chuyện

Một kết chuyện có hậu khi cậu bé đã tìm lại được gia đình của mình. Sẽ có những người thích cái kết khác hơn. Nhưng với mình thì mình luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cậu bé Rê-mi, không chỉ đơn thuần vì cậu là người tốt mà vì tất cả những gì cậu đã trải qua.

Nếu có một điều trừ thì ở đoạn kết này hơi bị ngủn cảm xúc. Chắc có lẽ vì cả câu chuyện này đã quá nhiều cảm xúc rồi và đó cũng chỉ là cảm xúc của mình mà thôi. Mỗi người đọc cuốn sách sẽ có những nhận định, suy nghĩ khác nhau dựa trên tri thức kinh nghiệm của mỗi người. Vậy hãy cảm nhận nó theo cách riêng của bạn.

 


 


 

“Gia đình không phải là việc cháu mang dòng máu của ai, mà là việc cháu yêu thương, chia sẻ, cảm thông và quan tâm đến ai.”


     Hector Malot (1830-1907) là một nhà văn người Pháp. Ông đã tốt nghiệp đại học luật và làm việc cho một văn phòng luật sư, nhưng cuối cùng văn học đã trở thành niềm đam mê lớn nhất của đời ông.


     Ông nổi tiếng với những bài ca mang đậm tính giáo dục và nhân văn, tiêu biểu là Không gia đình và Trong gia đình. Đây đều là những cuốn sách vốn được sáng tác dành riêng cho các độc giả nhí nhưng chính người lớn cũng phát cuồng về những tác phẩm này.


     Câu chuyện kể về cuộc đời éo le của cậu bé mồ côi Remi, Remi đã rất may mắn khi được gia đình Barberin nhận nuôi nhưng tình thương yêu ấy chỉ đến từ người má còn ông Barberin nuôi cậu chỉ với mục đích sau này cha mẹ ruột cậu sẽ tìm cậu và trả cho ông ta một số tiền hậu hĩnh. Vì đã lên 8 tuổi mà cha mẹ ruột Rémi vẫn chưa đến nhận con nên ông Barberin bán cậu cho ông Vitalis- chủ của một gánh xiếc rong. Kể từ đó, cuộc đời của Rémi đã bước sang một trang mới.


     Hai người kiếm sống bằng cách đi diễn xiếc lang thang khắp mọi miền nước Anh và Pháp. Cuộc sống lang bạt khiến Rémi được tiếp xúc với nhiều kiểu người. Cậu trải qua nhiều khó khăn thử thách: có khi một mình em, 3 con chó và 1 con khỉ lang thang suốt bao ngày không có chút gì vào bụng, có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm, có khi em mắc oan, bị giải ra trước toà án và bị ở tù .....


     Lúc đầu đồng hành và dạy bảo em có cụ Vitalis, nhưng về sau thì em phải tự lo cho mình cùng cả gánh hát rong… Tuy nhiên dù trong cảnh ngộ nào, Remi vẫn noi theo nếp rèn dạy của cụ Vitalis để giữ phẩm chất làm người.


     Và câu chuyện khép lại với một cái kết rất có hậu khi em cuối cùng cũng đã tìm được một gia đình thực sự của mình.

________________________________



 

Mình mới đọc Không Gia Đình cách đây vài tuần. Cuốn sách khá hay viết về cuộc đời cậu bé Remi, mặc dù nhỏ tuổi nhưng cậu bé này phải trải qua rất nhiều biến cố, phiêu dạt nơi đây mai đó, tự lập từ nhỏ để nuôi sống bản thân. Ai đó bảo rằng cuộc đời bé Remi giống như Tôn Ngộ Không trải qua 81 kiếp nạn thì cũng gần giống như thế. Với cốt truyện như vậy tưởng sẽ nhàm chán nhưng với mình lại vô cùng thú vị.

Thông qua tuyến nhân vật có thể nhận thấy được rất nhiều bài học từ tác giả. Ông đưa đến một cụ Vitalis với tấm lòng cao quý, sống tình nghĩa, am hiểu chuyện đời. Cụ day Remi phải biết giữ phẩm chất làm người, ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không dối trá, nhớ ơn nghĩa, luôn làm người có ích…. 

Lại đưa đến tình bạn cao đẹp qua những gì mà thằng bé Mattia đã làm cho Remi. Mattia là một chú bé khôn ngoan luôn sống hết mình vì bạn, sự lanh lợi, hiểu đời và bươn chải của cậu bé đã hỗ trợ rất nhiều cho Remi. Không Gia Đình cũng chỉ ra tình bạn đẹp không chỉ ở con người với nhau mà còn ở con người với động vật mà điển hình là lòng trung thành của con Capi đối với Remi trong những hiểm nguy gian khó. 

Mặc dù tác giả cho nhân vật chính trải qua khá nhiều gian khổ nhưng câu chuyện lại không quá quỵ lụy nhờ có tinh thần lạc quan của những đứa trẻ.

Hơn nữa thông qua cuốn sách tác giả cũng nêu lên một số truyền tải một phần xã hội cũ, cũng có một vài quan niệm không còn phù hợp với xã hội hiện nay. Remi được tác giả xây dựng là cậu bé gặp nhiều khó khăn bất hạnh. Tuy nhiên những may mắn đến với cậu cũng khá nhiều mà mình nghĩ thực tế ở xã hội hiện đại thì sự may mắn này xảy ra rất ít. Cũng sẽ có nhiều người không thích cái kết của Không Gia Đình bởi cho rằng tác giả quá đề cao và coi trọng những người giàu của xã hội cũ.

Bỏ qua những điều vô cùng “hạt cát” này thì có thể thấy được rằng đây vẫn là một trong những tác phẩm rất đáng đọc. “Không Gia Đình” vẫn là tác phẩm nhắc nhở chúng ta những vấn đề cội nguồn mà con người không bao giờ quên, tình yêu gia đình, tính hăng say lao động, sự trung thực…

Không Gia Đình có rất nhiều bản nhưng mình mua bản của Mintbooks vì có hình minh họa dễ tưởng tượng hơn. Và cũng do một phần ham hố cái công nghệ thực tế ảo có thể xem trailer phim trên bìa cuốn sách nữa. Tóm lại đây vẫn là một cuốn sách rất đáng đọc.


 


 

Mình mới đọc Không Gia Đình cách đây vài tuần. Cuốn sách khá hay viết về cuộc đời cậu bé Remi, mặc dù nhỏ tuổi nhưng cậu bé này phải trải qua rất nhiều biến cố, phiêu dạt nơi đây mai đó, tự lập từ nhỏ để nuôi sống bản thân. Ai đó bảo rằng cuộc đời bé Remi giống như Tôn Ngộ Không trải qua 81 kiếp nạn thì cũng gần giống như thế. Với cốt truyện như vậy tưởng sẽ nhàm chán nhưng với mình lại vô cùng thú vị.

Thông qua tuyến nhân vật có thể nhận thấy được rất nhiều bài học từ tác giả. Ông đưa đến một cụ Vitalis với tấm lòng cao quý, sống tình nghĩa, am hiểu chuyện đời. Cụ day Remi phải biết giữ phẩm chất làm người, ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không dối trá, nhớ ơn nghĩa, luôn làm người có ích…. 

Lại đưa đến tình bạn cao đẹp qua những gì mà thằng bé Mattia đã làm cho Remi. Mattia là một chú bé khôn ngoan luôn sống hết mình vì bạn, sự lanh lợi, hiểu đời và bươn chải của cậu bé đã hỗ trợ rất nhiều cho Remi. Không Gia Đình cũng chỉ ra tình bạn đẹp không chỉ ở con người với nhau mà còn ở con người với động vật mà điển hình là lòng trung thành của con Capi đối với Remi trong những hiểm nguy gian khó. 

Mặc dù tác giả cho nhân vật chính trải qua khá nhiều gian khổ nhưng câu chuyện lại không quá quỵ lụy nhờ có tinh thần lạc quan của những đứa trẻ.

Hơn nữa thông qua cuốn sách tác giả cũng nêu lên một số truyền tải một phần xã hội cũ, cũng có một vài quan niệm không còn phù hợp với xã hội hiện nay. Remi được tác giả xây dựng là cậu bé gặp nhiều khó khăn bất hạnh. Tuy nhiên những may mắn đến với cậu cũng khá nhiều mà mình nghĩ thực tế ở xã hội hiện đại thì sự may mắn này xảy ra rất ít. Cũng sẽ có nhiều người không thích cái kết của Không Gia Đình bởi cho rằng tác giả quá đề cao và coi trọng những người giàu của xã hội cũ.

Bỏ qua những điều vô cùng “hạt cát” này thì có thể thấy được rằng đây vẫn là một trong những tác phẩm rất đáng đọc. “Không Gia Đình” vẫn là tác phẩm nhắc nhở chúng ta những vấn đề cội nguồn mà con người không bao giờ quên, tình yêu gia đình, tính hăng say lao động, sự trung thực…

Không Gia Đình có rất nhiều bản nhưng mình mua bản của Mintbooks vì có hình minh họa dễ tưởng tượng hơn. Và cũng do một phần ham hố cái công nghệ thực tế ảo có thể xem trailer phim trên bìa cuốn sách nữa. Tóm lại đây vẫn là một cuốn sách rất đáng đọc.


 


 

--- Hector Malot ---

"...Hóa ra hai năm qua chỉ là một chặng thời gian đỗ tạm. Bây giờ lại đến lúc lên đường.

Nhưng thời gian đỗ tạm này có ích cho tôi. Nhờ nó tôi đã khỏe lên. Và có cái đáng quý hơn sự rắn chắc của chân tay nữa, đó là tình yêu thương tôi cảm thấy ở trong lòng.

Tôi không lẻ loi ở trên đời nữa."


Đó là những dòng tâm sự của Remi khi rời xa sự yêu thương, bao bọc, che chở, no ấm bên gia đình người làm vườn để bước đi trên con đường chính mình đã chọn, bên người đã dìu dắt và dạy dỗ cậu.


Remi là một cậu bé được má Berberin nhận nuôi và chăm sóc. Nhưng vì tai nạn của gia đình,  cậu bé bị lão Barberin bán cho cụ Vitalis. Lúc này, cậu được cụ Vitalis nuôi dạy, cụ dạy cậu học chữ, dạy cậu đánh đàn và tập hát, dạy cho cậu lao động và luôn trung thực, rèn cho cậu sức chống chọi với khắc nghiệt và yêu lao động, yêu cuộc sống, luôn học hỏi từ xung quanh. Đặc biệt, cụ luôn yêu thương, và đối xử với cậu như chính con ruột của mình, khen thưởng đúng mức. Cuộc sống của cậu chỉ xoay quanh bên đoàn xiếc gồm ba chú chó và một chú khỉ. Thế nhưng, sự đói rét, cơ cực đã đẩy cụ Vitalis vào cái chết, chỉ còn một mình Remi và chú chó Capi đáng thương. Lúc này cuộc hành trình của Remi mới thực sự bắt đầu.


Nhờ những năm tháng học hỏi bên cụ Vitalis, Remi đã học được cách tự lập, lao động để kiếm sống và luôn biết ơn, yêu thương những người  xung quanh, đặc biệt là những người đã từng giúp đỡ cậu. Nhưng cuộc đời chẳng bao giờ chịu để yên cho ai, cuộc sống của Remi bắt đầu những biến động lớn, buộc cậu phải tự mình xoay xở để vượt qua. Khi thì gia đình bác nông dân nhận nuôi cậu gặp biến, khi thì suýt bị chôn sống dưới hầm mỏ, lúc bị nghi oan, hay cả bí mật lớn về sự thật thân thế của cậu cùng những kẻ không mong muốn cậu tồn tại, luôn tìm cách hãm hại cậu. Thế nhưng, bằng những kiến thức kinh nghiệm học được, tình yêu thương, biết ơn và cả sự ham học hỏi đã giúp cậu thoát được và tìm được hơi ấm tình thương của gia đình mà bấy lâu nay cậu tìm kiếm.


Có thể nói, “Không gia đình” của Hector Malot là một câu chuyện nhẹ nhàng mà thấm đượm những giá trị nhân văn, tình yêu thương con người, sự biết ơn sâu sắc và giá trị của lao động. Tuy là “không gia đình” nhưng Hector Malot lại hướng tới khát khao có gia đình và hơi ấm, sự chở che, bao bọc của gia đình thông qua nhân vật Remi. Có lẽ, đây là một trong những thành công của Hector Malot khi chạm tới trái tim của bạn đọc, sự khát khao, ấp ủ của biết bao người xa xứ muốn tìm về cội nguồn, tìm về hơi ấm yêu thương. Ngoài ra, câu chuyện còn đem đến một điều hết sức ý nghĩa, đó là giá trị của lao động, niềm hăng say, vui vẻ và tự hào khi kiếm sống bằng lao động của chính mình, không phụ thuộc, ỷ lại vào ai, Remi tuy còn nhỏ tuổi đã ý thức được những điều đó, vậy còn chúng ta thì sao?

Tôi mong rằng “Không gia đình” của Hector Malot sẽ đem đến cho bạn nhiều hơn là một câu chuyện vượt khó của cậu bé Remi. Chúc mọi người có những trải nghiệm thú vị khi đến với cuốn sách.


Ngoài ra, các bạn có thể tìm đọc những tác phẩm tương tự giàu giá trị nhân văn của Hector Malot như: “Trong gia đình”, “Những người tình”, ...




Không gia đình là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Hector Malot, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1878. Tác phẩm đã nhận được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp và được dịch ra nhiều ngôn ngữ, trở thành một trong những tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển nhất thế giới.


Câu chuyện kể về cuộc đời của cậu bé Rémi, một cậu bé mồ côi từ nhỏ. Cậu được má Barberine nuôi dưỡng và yêu thương hết mực. Nhưng khi lên 8 tuổi, Rémi bị bán cho ông Vitalis, một người hát rong già nua và tàn tật. Cùng với ông Vitalis và chú chó Capi, Rémi bắt đầu cuộc hành trình phiêu lưu đầy gian nan và thử thách.


Trên hành trình của mình, Rémi đã gặp gỡ và kết bạn với nhiều người khác, trong đó có Giăng-Mác-Giăng, một cậu bé bán báo mồ côi, và Mattia, một cậu bé chơi đàn vi-ô-lông thiên tài. Những người bạn này đã cùng Rémi trải qua những khó khăn, cùng nhau trưởng thành và giúp đỡ lẫn nhau.


Cuối cùng, Rémi cũng tìm được gia đình thực sự của mình. Đó là gia đình của bà Milligan, một người phụ nữ giàu có và nhân hậu. Bà đã nhận nuôi Rémi và cho cậu một cuộc sống hạnh phúc.


Cảm nhận


Không gia đình là một cuốn sách hay và ý nghĩa, mang đến cho người đọc nhiều bài học quý giá.


Trước hết, tác phẩm đã ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người. Tình yêu thương của má Barberine dành cho Rémi, tình bạn của Rémi, Giăng-Mác-Giăng và Mattia, tình yêu thương của bà Milligan dành cho Rémi đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.


Tác phẩm cũng ca ngợi tinh thần tự lập, chịu đựng gian khổ của con người. Rémi đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách để tìm được gia đình thực sự của mình. Cậu cũng đã giúp đỡ những người bạn của mình vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.


Ngoài ra, tác phẩm còn phản ánh chân thực cuộc sống của những người nghèo khổ trong xã hội tư sản Pháp thế kỷ XIX. Những người nghèo khổ phải chịu đựng nhiều bất công, thiệt thòi trong cuộc sống.


Lời khuyên cho ai muốn mang về kệ


Không gia đình là một cuốn sách hay và ý nghĩa, phù hợp với mọi lứa tuổi. Mình khuyên bạn hãy đọc cuốn sách này để cảm nhận được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác phẩm mang lại.


Đối với các bạn nhỏ, cuốn sách sẽ giúp các bạn hiểu được ý nghĩa của tình yêu thương, tinh thần tự lập và ý chí vượt lên trong cuộc sống.


Đối với các bạn lớn, cuốn sách sẽ giúp các bạn có thêm niềm tin vào cuộc sống, vào tình yêu thương giữa con người với con người.