Nếu bạn đã xem phim Hạ Cánh Nơi Anh, Để Mai Tính 2, lễ trao giải âm nhạc MAMA hay xem phim tại cụm rạp CGV có thể bạn không biết đó đều là những sản phẩm của tập đoàn CJ. Khó mà tin được một doanh nghiệp sản xuất đường sau hơn 20 năm chấp nhận cải cách "thay máu" đã trở nên lớn mạnh như thế nào. Những điều ấy đã được thể hiện trọn vẹn trong cuốn sách Hành Trình Sáng Tạo Của CJ của tác giả Ko Seong Yeon.

Và nền tảng của buổi đàm phán nhìn bề ngoài có vẻ xuề xòa, không có kế hoạch này lại là một niềm tin kiên định mà Cheil Jedang luôn nắm chắc.

"Buổi đàm phán này sẽ đưa giấc mơ của chúng ta tiến tới tương lai."

Vì sao nên đầu tư vào các sản phẩm tinh thần?

Tập đoàn đa quốc gia CJ ban đầu chỉ là một chi nhánh của Samsung. Sau này CJ tách ra khỏi Samsung và trở thành một tập đoàn tự lực. Lúc đầu doanh nghiệp này chỉ tập trung vào việc sản xuất đường. Và nếu CJ không có những bước đi mới và táo bạo thay đổi cách nghĩ thì có lẽ CJ bây giờ sẽ không phải là một đế chế văn hóa hùng mạnh tại châu Á.

Suy nghĩ ấy chính là sản xuất, cung ứng hàng hóa tuy có lợi nhuận nhưng sẽ không bao giờ vượt qua được lợi nhuận của các sản phẩm của văn hóa. Sản phẩm văn hóa ở đây chính là phim điện ảnh, phim truyền hình, âm nhạc,... Có thể thấy đây là một lĩnh vực có thể thu về rất nhiều lợi nhuận nhưng không phải bỏ ra quá nhiều vốn. Đồng thời không cần nhiều nhân công, máy móc và không làm ô nhiễm đến môi trường.


"Chỉ trong một năm lợi nhuận từ Công Viên Kỷ Jura đã lên tới 850 triệu đô la. Con số này tương đương với đời những thu được khi xuất khẩu 1,5 triệu chiếc ô tô."

Bộ trưởng Bộ khoa học kỹ thuật lúc đó là Lee Sang Hee đã báo cáo như vậy với tổng thống, và ông cũng đã phân tích tiềm năng của ngành công nghiệp văn hóa này với tổng thống. Một bộ phim điện ảnh có thể tạo ra hiệu quả tương đương với việc bán hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc ô tô nội địa. 

Khi nhìn vào những thành công của Hollywood, CJ đã mơ về việc xây dựng một hãng phim như vậy. Những bộ phim bom tấn của Hollywood vào thời điểm 20 năm về trước như Aladin Và Cây Đèn Thần, Công Viên Kỷ Jura,... đều thu về doanh số khổng lồ. Chỉ riêng bộ phim Vua Sư Tử đã thu về tới 968 triệu USD chi phí chi phí sản xuất chỉ 45 triệu USD. Lợi nhuận của việc đầu tư vào các sản phẩm văn hóa là vô cùng khổng lồ.

Đây là một lĩnh vực kinh doanh trong những năm 1990 vô cùng mới lạ với Hàn Quốc và Châu Á. Một lĩnh vực kinh doanh mà không phải tạo ra những sản phẩm bằng máy móc mà chính bằng trí tuệ của chúng ta. Một lĩnh vực đầy rủi ro, luôn đòi hỏi sự sáng tạo và thay đổi nhưng lại đầy sức hút kỳ lạ với CJ.

Thay đổi tư duy xem phim chiếu rạp tại Hàn Quốc

Vào năm 1990 tại Hàn Quốc, một số nhà chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh đánh giá người dân không có thói quen đến rạp xem phim quá nhiều. Bộ phim thành công nhất tại thời đó là Sopyonje chỉ thu hút 1 triệu 30 nghìn người ra rạp xem phim. Những cách đó không lâu bộ phim tình cảm lãng mạn đình đám Titanic đã thu hút đến 3,5 triệu người Hàn Quốc ra rạp xem. Lúc đó thì CJ đã nhận ra một điều: không phải thị trường Hàn Quốc không thể phát triển phim điện ảnh mà là vì không có một bộ phim phim được đầu tư kỹ về cả nội dung và khâu sản xuất.

Các nhà làm phim Hollywood đã gặt hái được thành công đáng kể tại thị trường Hàn Quốc. Hàn Quốc nói riêng và các nước châu Á nói chung là thị trường điện ảnh khá lớn. Mọi người đều có nhu cầu thưởng thức, xem phim. Nhưng lại không có một bộ phim Châu Á nào gây được tiếng vang lớn trên thị trường điện ảnh vào thời điểm đó.

Có thể thấy các doanh nghiệp châu Á đã bỏ lỡ mảnh đất màu mỡ này và để cho Hollywood phát triển tại đây. Vậy tại sao chúng ta - những người châu Á lại không làm những sản phẩm chất lượng như Hollywood? Đó là lý do thôi thúc tập đoàn CJ đầu tư và phát triển vào nền phim ảnh nước nhà. Bỏ ra 300 triệu won để đầu tư là bước đi khá mạo hiểm và bị xem là điên rồ của CJ.

Nhưng 20 năm sau CJ đã biến những điều điên rồ đó thành sự thật. Có một sự thật mà chúng ta phải công nhận là: đôi khi không dám suy nghĩ và không có ước mơ, lý tưởng thì sẽ không bao giờ làm được điều gì cả. Nếu thiếu ước mơ thì đôi khi cả điều tầm thường chúng ta cũng không làm được.


Bởi vậy, ngành công nghiệp điện ảnh phải trải qua vô vàn những lần thử sai thì mới có thể tìm ra công thức thành công.

"Hãy thử làm ra những bộ phim bom tấn bằng chính sức của chúng ta dẫu rằng sẽ gặp thất bại."

Sự đầu tư đúng mức, dám nghĩ và dám làm để đem đến những trái ngọt đầu tiên, đánh dấu những thành công đầu tiên của CJ tại thị trường phim điện ảnh. Hàn Quốc xuất hiện hàng loạt những bộ phim điện ảnh đình đám thu hút hơn 1/5 dân số Hàn Quốc đến rạp như Ký Sinh Trùng, Chạy Đâu Cho Thoát, Hoàng Đế Giả Mạo,... Trong đó phải kể tới thành công vang dội nhất của bộ phim Đại Thủy Chiến khi thu về đến 111 triệu USD và thu hút hơn 15 triệu người đến rạp xem.

20 năm trước tại Hàn Quốc, một bộ phim điện ảnh có một triệu người ra rạp thôi đã là một thành công lớn. Nhưng bây giờ tại Hàn Quốc một bộ phim có 10 triệu người ra rạp đã không còn ít nữa. Sẽ không có những thay đổi đáng kinh ngạc này nếu không có có những bước đi tiên phong vừa mạo hiểm vừa can đảm của CJ. Họ có thể phá sản nếu dự án án đầu tư vào phim điện ảnh này thất bại. Những họ lại không sợ điều đó mà luôn hướng về tương lai. Quả thật khi chúng ta có đủ lòng tin và nghị lực thì không gì là không thể.

Tạo ra cụm rạp CGV chi phối không chỉ tại Hàn Quốc mà còn ở Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ

Trong những định hướng đầu tiên của sự phát triển, tập đoàn CJ không chỉ muốn đầu tư vào thị trường Hàn Quốc mà còn muốn mở rộng ra cả châu Á. Từ đó đã xuất hiện cụm rạp chiếu phim CGV. Cụm rạp này không chỉ "phủ sóng" tại khắp Hàn Quốc mà còn có rất nhiều chi nhánh tại Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ.

Việc xây dựng rạp chiếu phim là một bước đi mang đến nhiều lợi ích cho CJ. Đây chính là mảnh đất màu mỡ mà ít doanh nghiệp để ý đến. Trong khi nếu không có rạp thì sản xuất phim có hay thế nào cũng không thể thu hút số lượng lớn người xem được.

Cụm rạp chiếu phim CGV còn vai trò quan trọng trong việc giúp Hàn Quốc "xuất khẩu" văn hóa đến các nước châu Á rộng rãi hơn. Mọi người sẽ có điều kiện tiếp cận gần gũi hơn với phim Hàn. Từ đó giúp lĩnh vực điện ảnh có một bước tiến xa ra ngoài phạm vi biên giới. Qua đó làm phổ biến làn sóng Hallyu - làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên khắp châu Á.

Rạp chiếu phim, với nhiều phương thức, tạo ra một môi trường giúp người xem tập trung vào bộ phim. Đó có thể là không gian rộng, tối và màn hình khổng lồ, âm thanh sống động, một không gian có nhiều người cùng thưởng thức một bộ phim dễ tạo ra một cảm giác đồng cảm kì lạ, hay bầu không khí đặc trưng tạo ra sự thân thiết với những người bạn đi cùng.

Không chỉ thay đổi nền điện ảnh Hàn Quốc mà CJ còn có tác động lớn đến nền điện ảnh Việt Nam khi bắt tay vào sản xuất và phân phối phim Việt. Bộ phim Để Mai Tính 2 là một sản phẩm được sản xuất bởi CJ và đã đem về con số doanh thu ấn tượng là 101,3 tỷ VND. Sau đó hàng loạt các bộ phim Việt do CJ sản xuất như Em Là Bà Nội Của Anh, Cô Gái Đến Từ Hôm Qua, Tháng Năm Rực Rỡ,...đều đem về những tiếng vang lớn kết quả thu hút người Việt đến rạp xem nhiều hơn.


Bộ phim hợp tác Việt - Hàn Để Mai Tính 2 cũng giành được thành công lớn. Mặc dù quy mô của thị trường phim Việt còn chưa đáng kể nhưng chỉ tính riêng kết quả trong hoạt động trực tiếp phân phối phim thì CJ đã tăng trưởng 600% chỉ trong vòng 3 năm. Ngoài ra, bộ phim truyền hình đầu tiên hợp tác với đài truyền hình quốc gia VTV Tuổi thanh xuân đã đạt được tỷ suất người xem cao nhất trong giờ vàng của VTV.

Mạnh tay "thanh lọc" đài Tvn và tạo ra hàng loạt "cơn sốt" truyền hình khắp châu Á

Với việc dấn thân vào mảng truyền hình và đầu tư vào đài Tvn để đem đến cho CJ nhiều lợi nhuận khổng lồ. Khác với các loại khác sản xuất phim truyền hình phim theo dạng mỗi ngày chiếu một tập hoặc hai tập thì đài Tvn mỗi tuần chiếu hai tập vào thứ bảy và chủ nhật. Vì vậy các bộ phim truyền hình của Tvn đều mang màu sắc của bộ phim điện ảnh dài tập. Đài Tvn tập trung đánh vào thị phần là những nhân viên văn phòng, người bận rộn công việc chỉ rảnh cuối tuần - những người đủ sức chi trả để xem một bộ phim truyền hình trả phí của đài Tvn.

Ban đầu Tvn là một trong những đài truyền hình người đánh giá thấp tại Hàn Quốc vì nội dung nhảm nhí, giải trí vô bổ. Đây là đời có tỉ suất người xem trung bình khá thấp là 0,2%. Sau khi có chiến lược đầu tư vào phim truyền hình thì CJ đã mạnh tay cắt bỏ những chương trình vô bổ. Tvn bắt đầu tập trung vào nghiên cứu thị hiếu của khán giả và tạo ra những bộ phim có độ chỉnh chu cao về cả nội dung và và khâu sản xuất.

Sự đầu tư đúng mức và mạnh dạn dám thay đổi đang về những thành công vang dội cho đài Tvn. Trong số đó có thể kể đến những bộ phim nổi tiếng khắp châu Á là Yêu Tinh, Lời Hồi Đáp 1988, Mr. Sunshine, hay "hiện tượng" truyền hình của năm nay là Hạ Cánh Nơi Anh.

Nhiều người nghĩ rằng lợi nhuận lớn nhất của một bộ phim truyền hình chiếu là tiền bản quyền phát sóng. Nhưng đài Tvn đã làm được nhiều hơn như thế và đem về nguồn doanh thu khổng lồ. Mỗi một bộ phim do Tvn phát sóng đều được hãng Netflix của Hoa Kỳ mua bản quyền phát sóng online.

Điều đó có nghĩa là nếu muốn xem một bộ phim của Tvn trên truyền hình thì người xem phải trả phí hàng tháng. Và nếu muốn xem online thì cũng phải trả phí như vậy. Một bộ phim hay được đầu tư kỹ lưỡng luôn khiến khán giả muốn xem hơn bộ phí miễn phí nhưng dài dòng và nhàm chán.

Cùng với xu thế phát triển của ngày nay thì quảng cáo là thứ đem về lợi nhuận khổng lồ cho ngành công nghiệp văn hóa. CJ cũng không bỏ qua điều này khi vạch ra một chiến lược đem về doanh thu cho đài Tvn bằng quảng cáo. Nhưng là quảng cáo gián tiếp. Đây là loại quảng cáo khá mới mẻ và sáng tạo được lồng vào trong phim. Các nhân vật trong phim sẽ sử dụng các sản phẩm, hàng hóa để quảng cáo cho sản phẩm đó. Điều này được làm một cách khéo léo khi khán giả không cảm thấy khó chịu.

Một trong những quảng cáo gián tiếp được đánh giá là sáng tạo nhất của Tvn là quảng cáo hộp âm nhạc Orgel House trong phim Mr. Sunshine. Chiếc hộp nhạc Orgel House được đưa vào trong phim một cách khéo léo là một chi tiết lãng mạn trong phim. Đó là món kỷ vật định tình của nhân vật đại úy Eugene Choi dành cho cô tiểu thư Go Ae Shin. Vì vậy nên hộp nhạc trở thành thứ mà người hâm mộ phim rất yêu thích và muốn tìm mua.

Khi đó quảng cáo không gây khó chịu hay cản trở mạch phim mà còn được khán giả khen ngợi hết lời. Khi quảng cáo đạt đến một trình độ nhất định thì đó nó không còn là thứ khiến người xem muốn tua đi. Mà đó là thứ khiến người xem phải cân nhắc: mình có nên mua sản phẩm này hay không?

Doanh thu từ quảng cáo gián tiếp đã tăng lên tương đương 20% chi phí sản xuất cả bộ phim Mùi Đời. Không chỉ đơn thuần xuất hiện trong phim mà các sản phẩm quảng cáo gián tiếp được đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng để sự có mặt của chúng hoàn toàn hợp lý và phù hợp với mạch truyện cũng như nội dung của bộ phim. Nhờ vậy mà các sản phẩm quảng cáo liên kết trong Mùi Đời không nhận không phản cảm mà còn nhận được sự khen ngợi từ khán giả.

Khi sản phẩm quảng cáo gián tiếp trong phim truyền hình của đài Tvn bán chạy thì đài được khoản lợi nhuận không nhỏ. Các diễn viên đã quảng cáo chào các thương hiệu này cũng được chia phần trăm hoa hồng. Có thể thấy dù các phim của đài Tvn đều có số tập rất ít, chỉ mười tập và mỗi tuần chiếu hai tập nhưng đã đem nhiều rất nhiều lợi nhuận.

Chinh phục người hâm mộ âm nhạc từ việc đầu tư vào đài Mnet đến giải MAMA

Không chỉ dấn thân vào lĩnh vực phim ảnh mà tập đoàn CJ còn đầu tư vào lĩnh vực âm nhạc. Đài Mnet cả một đài chuyên về âm nhạc thuộc CJ. Và lại một lần nữa CJ chứng minh sự đầu tư vào âm nhạc là một bước đi không hề sai lầm.

Đài Mnet thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc tiếng vang khắp châu Á. Trong đó có thể kể đến chương trình Sixteen giúp tìm kiếm các nữ ca sĩ tài năng và thành lập nên nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng Twice. Ngày nay Twice đã trở thành một trong những những nhạc Kpop nữ hàng đầu tại Hàn Quốc.

Trong những thành công không thể không nhắc đến của đài Mnet là chương trình Produce 101. Đây là chương trình giúp tạo ra hàng loạt các nhóm nhạc đình đám nhất làng Kpop hiện nay là Wanna One, IOI, I*ZONE,... Chương trình này còn thu hút sự quan tâm lớn tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nhật Bản, Trung Quốc đã có các phiên bản làm lại từ Produce 101 bởi độ nổi tiếng của chương trình này.

Lễ trao giải âm nhạc MAMA là một trong những thành công ngoài mong đợi không thể không kể đến của Mnet. Trước thềm lễ trao giải này chỉ được tổ chức tại Hàn Quốc. Nhưng sau đó với một ý tưởng táo bạo mà CJ đã đề ra một suy nghĩ: tạo ra một lễ trao giải với tầm vóc châu Á.

Bước điên rồ đầu tiên của CJ là đem lễ trao giải MAMA lần được tổ chức tại các nước khác nhau như Hongkong, Nhật Bản, Việt Nam,... Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng: thật điên rồ khi đem lễ trao giải của Hàn Quốc đến một nước khác, người Hàn sẽ quay lưng lại nếu CJ xem trọng thị trường nước ngoài mà bỏ quên trong nước. Dẫu xảy ra rất nhiều khó khăn nhưng CJ luôn cố gắng để điều ấy không bao giờ xảy ra.

MAMA đã đường hoàng trở thành một sự kiện quốc tế. Ít nhất thì đây cũng là một trong những âm nhạc quy mô lớn nhất của châu Á [...] Hơn 10.000 người với đủ mẫu đã tới để xem một sự kiện kéo dài 6 giờ đồng hồ, và có hơn 68 triệu người tham gia bình chọn online.

Giờ đây lễ trao giải âm nhạc MAMA đã trở thành một sự kiện âm nhạc quốc tế nhận ra sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu âm nhạc Châu Á. Lễ trao giải này được trực tiếp trên truyền hình tại hơn 13 quốc gia và luôn "cháy" vé tham dự lễ trao giải liên tục mỗi khi mở bán. Năm 2017, khi MAMA Premiere được tổ chức tại Việt Nam, số vé tham dự đã được mua hết chỉ sau 2 phút mở bán.

Khi lấn sân sang nhiều lĩnh vực mới, CJ luôn đối đầu với những thách thức và cơ hội mới. Nhưng họ đã không lùi bước cũng không bỏ cuộc vì những lời gièm pha trước đó. Vì đôi khi quá để tâm đến những lời nói của người khác sẽ khiến bạn không nhận ra giá trị thực của chính bản thân mình.

Lời kết

Câu chuyện trong cuốn sách Hành Trình Sáng Tạo Của CJ của tác giả Ko Seong Yeon tựa như một câu chuyện cổ tích. Cuốn sách như một bộ phim tài liệu ghi lại thực tế, khách quan những thành tựu của CJ. Qua đó truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các doanh nghiệp đang chập chững không biết nên phát triển theo hướng nào.

Hơn 20 năm trước khi nhắc đến CJ người ta chỉ nghĩ đây là một chi nhánh nhỏ của Samsung, một doanh nghiệp bán đường không thu về bao nhiêu lợi nhuận. Ngày nay khi nói đến CJ thì tức là nói đến "bá chủ" văn hóa Châu Á, là tên tuổi đem CGV, Kpop, Kdrama vươn ra ngoài biên giới.

20 năm trước khi CJ nói làm cho tổ chức Liên hoan phim quốc ý Busan, không ai tin rằng liên quan phim này sẽ vượt ra khỏi ranh giới châu Á và trở thành một liên hoan phim quốc tế. Những thách thức sáng tạo làm thay đổi thế giới. Nhiệt huyết và niềm tin có thể đạt được sẽ hiện thực hóa giấc mơ.

Có thể thấy mọi chuyện đều có thể xảy ra nếu chúng ta có đủ niềm tin và nghị lực. Và quan trọng nhất là chúng ta dám nghĩ lớn, dám đặt ra mục tiêu và lý tưởng. Trong thời buổi kinh tế hội nhập, người trẻ chúng ta có nhiều cơ hội và thách thức để hiện thực hoá lý tưởng của bản thân. Không có gì là không thể chỉ khi chúng ta nghĩ bản thân mình không thể mà thôi.

Bài viết bởi Trần Hạnh - Bookademy

Ảnh: Đức Thảo - Bookademy

-------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

Nhân dịp U23 lập thêm kì tích, bé lại đọc sách...

''Hành trình sáng tạo của CJ'' - CGV và K-POP và Ẩm Thực Hàn Quốc

Tác giả: Ko Seong Yeon

Ở Việt Nam, khi các bạn trẻ đi xem phim ở rạp CGV, xem nhạc Hàn trên youtube, hay đi ăn đồ Hàn Quốc, là các bạn đang sử dụng một phần nào đó sản phẩm của tập đoàn CJ.

CJ có tầm nhìn và quả cảm, họ đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, trong một lĩnh vực cần rất nhiều sáng tạo, đổi mới, và quan trọng hơn đó là một ngành công nghiệp đòi hỏi cạnh tranh quyết liệt, mà nếu thắng sẽ là chiến thắng toàn cầu.

Thành công của CJ đã phim ảnh Hàn Quốc dẫn đầu châu Á, bao gồm cả các tác phẩm điện ảnh lẫn cơ sở hạ tầng là các rạp chiếu phim… Thành công này dẫn đến việc CJ đã trở thành một doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực liên quan đến “phong cách sống”, có thể nói, CJ định hướng việc ăn - mặc - nghe - nhìn cho đại đa số người dân Hàn Quốc và trở thành một doanh nghiệp đa ngành có vị thế trên thế giới.

Cuốn sách “Hành trình sáng tạo CJ” viết về hành trình của Cheil Jedang, từ một công ty chuyên sản xuất đường và bột mì trở thành một công ty đa lĩnh vực được đánh giá là không thể không nhắc tới khi bàn về văn hóa Hàn Quốc.

Giờ đây, không chỉ người dân Hàn Quốc mà người dân ở châu Á, thậm chí cả thế giới đều quen thuộc với cái tên CJ thông qua các bộ phim điện ảnh hoành tráng như ''Myeongnyang (Đại thủy chiến)'', ''Veteran (Chạy đâu cho thoát)''; hay hệ thống rạp chiếu phim CGV, và nhà hàng buffet BBQ.

Tác giả Ko Seong Yeon tốt nghiệp MBA chuyên ngành kinh doanh, Đại học Imperial, Vương quốc Anh. Ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực, với nhiều vai trò như giám đốc chuyên mục tại tạp chí Style Chosun, giám đốc chương trình Art + Culture Edition, cựu tổng biên tập tạp chí kinh tế quốc tế Harvard Business Review phiên bản tiếng Hàn. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng liên quan đến thiết kế, sáng tạo, kinh doanh.

--

“Chính từ niềm tin ‘con người là tài sản và giá trị quan trọng nhất’ mà CJ đã trở thành doanh nghiệp tạo ra văn hóa... Nền công nghiệp văn hóa có thể coi là một ngành thương mại vì con người, bởi con người và của con người. Chính những thay đổi từng ngày trong lối sống cũng như sự thay đổi về ý nghĩa ranh giới giữa các nền văn hóa đã tạo nên sự mới mẻ, thách thức và sức hấp dẫn cho ngành công nghiệp này. Với năng lực phán đoán vượt trội, một mục tiêu rõ ràng và sự can đảm, tất cả đều có thể.”--- Kim Sung Soo, Giám đốc đại diện CJ E&M.

“20 năm trước khi CJ nói rằng sẽ tổ chức Liên hoan phim quốc tế Busan, không ai tin rằng liên hoan phim này sẽ vượt ra khỏi ranh giới châu Á và trở thành một liên hoan phim quốc tế. Cũng không ai có thể tưởng tượng được kể từ sau năm 1999, lần đầu tiên bộ phim ''Swiri'' thu hút được 6 triệu lượt khán giả đến rạp, ngày nay, hằng năm trung bình mỗi rạp chiếu phim của Hàn Quốc đón hơn 10 triệu lượt khán giả, và CGV - hệ thống rạp chiếu phim đi đầu của thời đại Multiplex, sẽ trở thành nơi thu hút 200 triệu lượt khán giả tới rạp. Những thách thức sáng tạo làm thay đổi thế giới. Nhiệt huyết và niềm tin có thể đạt được sẽ hiện thực hóa giấc mơ.”---Kim Dong Ho, Người sáng lập BIFF (Liên hoan phim quốc tế Busan)

Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1953, CJ có xuất phát điểm là 1 công ty con của Samsung, sau này tách ra tự phát triển. Bắt đầu từ lĩnh vực thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc gia cầm, đã rất thành công cả ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu; đến năm 1996, CJ quyết định bước vào lĩnh vực giải trí. Năm 1998, cụm rạp multiplex CGV đầu tiên được khánh thành tại Gangbyeon, Hàn Quốc, đặt nền tảng cho việc định hình phong cách giải trí cho người Hàn, cũng như quá trình quảng bá hình ảnh của nền giải trí Hàn Quốc ra thế giới. Ít người biết, cùng năm 1998, CJ đã bước chân vào thị trường Việt Nam với 1 văn phòng đại diện, và dần lớn mạnh ở các lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc gia cầm, sau đó còn tham vọng thâu tóm nhiều thương hiệu thực phẩm lớn như Cầu Tre, Vissan; đồng thời phát triển thương hiệu riêng của họ là Tour Les Jours. Nếu bạn còn nhớ hồi giữa thập kỷ trước, khoảng năm 2005, bộ phim hợp tác Việt-Hàn "Mùi ngò gai" đã làm mưa làm gió thị trường phim ảnh Việt Nam; thì đơn vị Hàn Quốc đứng sau hỗ trợ chính là CJ. Dĩ nhiên, dấu ấn mạnh mẽ nhất của CJ tại Việt Nam chính là thương vụ nổi tiếng chuyển đổi cụm rạp Megastar cực thịnh hành chục năm trước thành cụm rạp CGV đình đám hiện nay, với tỉ lệ chiếm lĩnh thị trường phim ảnh lên tới 45%, hơn cả tổng 4 chuỗi rạp Lotte, Galaxy, BHD và Trung tâm chiếu phim Quốc gia cộng lại. Họ đã làm điều đó như thế nào? Cuốn sách này sẽ kể lại hành trình sáng tạo của CJ để đạt được vị thế thống trị ngành giải trí như hiện tại.

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho mọi người một quyển sách có tên là ‘’Hành trình sáng tạo của CJ - CGV Kpop và ẩm thực Hàn Quốc đã bành trướng thế giới’’ như thế nào. Công ty CJ ở Việt Nam có lẽ là ai cũng biết rồi vì họ là chủ của những doanh nghiệp rất lớn và hùng mạnh như là hệ thống rạp phim CGV nè, CJ Entertaimnet hay là chuỗi bánh mì TOUS les JOURS nhưng có lẽ sẽ thích ai biết con cá mập của điện ảnh Hàn Quốc này có tiền thân là một doanh nghiệp chuyên sản xuất đường và bột mì có tên là Cheli Jedang. Ban đầu mình cũng phân vân không biết có nên mua quyển sách này không vì mình nghĩ có khi nó chỉ là dạng sách tự sướng của doanh nghiệp nhưng mà tác giả Ko Seong Yeon  là một cái tên có tiếng trong làng sách danh nhân kinh tế Hàn Quốc. Ông là cựu Tổng Biên tập Tạp chí kinh tế quốc tế Havard Buisiness Review phiên bản Hàn, là người đã viết quyển sách này cho nên mình đã quyết tâm mua thử và thật sự thì quyển Hành trình sáng tạo của CJ này cũng là một dạng sách tự sướng của doanh nghiệp thôi. Nhưng mà cách mà những thay đổi bành trướng trên quy mô rất lớn của họ về việc xuất khẩu văn hóa đã khiến mình đọc ngấu nghiến cũng như là không thể không thừa nhận tầm nhìn và tham vọng trong điện ảnh, trong âm nhạc văn hóa ẩm thực của CJ kể từ khi họ chỉ là một doanh nghiệp sản xuất  bột mỳ. Riêng về phần điện ảnh, những ai quan tâm chắc chắn sẽ thấy bất ngờ với nhiều thông tin liên quan đến thành công của Hàn Quốc, là một cái đất nước mà cách đây 20 năm điện ảnh nội địa vẫn còn một thứ rất nhỏ bé giống như Việt Nam chúng ta bây giờ nhưng  sự đầu tư để mà trở thành một trong ba thành viên cổ đông lớn nhất của Dream World khi nó mới thành lập và việc CJ là một trong ba cổ đông đó là một bước đầu tiên rất quan trọng trong việc phát triển sau này cũng như là sự bắt đầu hình thành của hệ thống rạp CGV, sau đó là quá trình mà những bộ phim điện ảnh đình đám …đã tạo nên những cột mốc trong và ngoài nước. Đây có thể sẽ là những thông tin mà khiến bạn nổi da gà bởi vì nếu mà có quan sát điện ảnh Việt chắc chắn bạn sẽ thấy và học hỏi được rất nhiều bởi vì  sự tương đồng trong  lộ trình phát triển của điện ảnh khi mà nó đang từng bước đi lên trong cái việc  khẳng định giá trị bản thân cũng như  giá trị của điện ảnh nội địa trên trường quốc tế như thế nào.Có phải chăng là chúng ta hơi manh múng mà chưa có những cái bước chuyển thật sự lớn từ những doanh nghiệp thực sự nội địa. Cho nên  khi mà đọc quyển sách này những người làm nghề chắc chắn sẽ thấy được cảm hứng và có được  sự học hỏi mình nghĩ rất là quý giá. Và ngoài điện ảnh ra thì những thương hiệu dịch vụ khác của CJ mà có thể bạn không biết là của họ ví dụ như truyền hình cáp tvN, giải thưởng âm nhạc MAMA…đều là những sản phẩm của CJ. Và khi đọc xong quyển sách này và nhìn lại những thành công mang ấn tượng lớn trên quốc tế của Hàn Quốc như phim truyền hình ‘’Reply 1988’’, giải âm nhạc MAMA…chắc chắn bạn sẽ thấy MAMA quá giỏi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tầm nhìn, sự liều lĩnh và niềm đam mê xuất khẩu văn hóa của họ. Cuốn sách này đã  truyền cảm hứng cho mình rất nhiều, ngộ ra nhiều điều thú vị khi tham gia vào ngành giải trí nên nếu chưa biết làm gì bạn có thể tìm và đọc cuốn sách này, nó đã được xuất bản ở Việt Nam.

Đầu tư trọng điểm vào công nghiệp văn hoá từ những năm 1980, giờ đây Hàn Quốc đã trở thành một cường quốc công nghiệp văn hoá. Công ty CJ thậm chí còn đặt mục tiêu trở thành công ty media content lớn nhất thế giới vào năm 2030. K Movie đã lấy hết nước mắt của phụ nữ châu Á và kiều dân Đông Á trên khắp thế giới, K pop có thể làm cho các cô gái khăn trùm đầu nhảy tưng tưng hay vồ lấy các anh sao Hàn ngoan và nữ tính để chụp ảnh, hàng hoá Hàn Quốc ngập tràn lãnh thổ các nước đang phát triển và trở thành đối thủ đáng gờm ngay tại các nước giàu. Kfilm thậm chí còn có thể tạo ra những bộ phim đẳng cấp thế giới. Ai xem Snowpiecer parody mà dám nghĩ đó là phim châu Á?

Những ngôi sao của công nghiệp văn hoá Hàn Quốc thậm chí đã phát triển đến mức làm thương hiệu no logo. Họ đang mơ ước và đang biến các sản phẩm văn hoá Hàn Quốc trở thành những cục nam châm không đóng mác K (made in Korea) đằng trước như Mỹ đang làm được hiện nay.

Hành trình sáng tạo của CJ là cuốn sách của Ko Seong Yeon, cựu TBT tạp chí Havard Business Review Hàn Quốc tái hiện lại lịch sử của ngành công nghiệp văn hoá của Hàn Quốc qua case study của công ty CJ từ dấu mốc họ mua cổ phần của Dream Works để học cách làm, cách truyền thông, cách xây dựng bộ máy và các công nghiệp phụ trợ, cách xây dựng thương hiệu, cách bán và cuối cùng là cách sáng tạo của một công ty bậc thầy của Mỹ. Cheil Jedang cách đây 20 năm chỉ là một doanh nghiệp sản xuất đường và bộ mì. Giờ đây ngoài việc tạo ra các ngôi sao và kinh doanh sao trong lĩnh vực âm nhạc, truyền hình, điện ảnh họ vẫn là một con khủng long trong ngành thực phẩm và ngoài ra còn là ông hoàng của ngành kinh doanh rạp chiếu phim (với chuỗi CGV).

Nếu nghĩ rằng “Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách” như ông chủ sáng lập Huyndai từng nói thì chúng ta cũng sẽ không ngạc nhiên khi trong tương lai có một tập đoàn công nghiệp văn hoá hùng mạnh của Việt Nam do Lasuco đầu tư vào năm 2025 nhỉ?

 



Điểm thu hút đầu tiên ở quyển sách này là nó liên quan đến Hàn Quốc – một trong những nước Châu Á mình mê nhất và còn hứa hẹn hé lộ bí mật những CGV, Kpop và ẩm thực Hàn Quốc đã bành trướng thế giới như thế nào nữa. Thực ra, mình vốn luôn ngại đọc sách thuộc thể loại kinh doanh, vì phần lớn chúng đều có nội dung khá hack não và có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành ( một sinh viên vừa tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh cho biết :)) ) Thế nhưng điểm khác biệt của cuốn sách này khi mình xem lướt qua là nội dung rất thu hút (đều là về những lĩnh vực mình có hứng thú tìm hiểu), được chia mục cực rõ ràng và có lối viết khá dễ hiểu. Vậy là sau một hồi cầm lên rồi lại đặt xuống, mình quyết định rước ẻm về nhà.

Sách được viết bởi bác Ko Seong Yeon, cựu tổng biên tập tạp chí Harvard Business Review Hàn Quốc và gồm 7 tư tưởng kinh doanh chủ chốt của CJ qua các thời kỳ. Mỗi một tư tưởng đều được tác giả dẫn dắt, giải thích và đưa ví dụ rất chi tiết qua các mục nhỏ như background story, tư tưởng chủ đạo và case study. Việc phân bố nội dung rõ ràng và logic như vậy giúp người đọc (là mình đây) dễ dàng theo dõi quá trình phát triển trong từng lĩnh vực của CJ, đồng thời thuận tiện cho việc tra cứu lại những thông tin đắt giá khi cần. Thêm nữa, việc đặt các background story với những câu chuyện đời thật gần gũi trước rồi mới đến tư tưởng chính sẽ giúp cho những người không chuyên về kinh doanh không cảm thấy ngộp thở với vốn kiến thức chuyên môn hack não ngay từ những dòng đầu.

Thú thực là trước khi đọc quyển sách này, mình đơn giản là yêu thích những sản phẩm văn hóa và giải trí của Hàn Quốc nói chung vì chúng phù hợp với thị hiếu của mình, không có khái niệm rõ ràng về các công ty tập đoàn sản xuất ở đằng sau mà chỉ gộp chung lại là “sản phẩm của Hàn Quốc”. Nhờ đọc ” Hành trình sáng tạo của CJ” mà mình mới ồ à hiểu rõ hơn về tầm nhìn đi trước thời đại của công ty này và sự ảnh hưởng của họ lên văn hóa chung của người Hàn, đồng thời thực sự khâm phục khả năng sáng tạo và kinh doanh của họ.

Được lồng xuyên suốt quyển sách là các bài học về kinh doanh, về khả năng sáng tạo không ngừng của CJ khi từ một công ty thực phẩm lấn sân sang điện ảnh, rồi truyền hình, rồi âm nhạc và nhiều lĩnh vực văn hóa khác. Trước mỗi lần ra một quyết định quan trọng, CJ đều nghiên cứu kĩ lưỡng và học hỏi kinh nghiệm từ những tấm gương đi trước rồi sau đó thiết kế lại chúng cho phù hợp với thị trường Hàn Quốc. Mình thấy đây chính là điểm mấu chốt trong thành công của công ty này, khi họ luôn nhận thức rất rõ rằng những thứ dù tiên tiến và phát triển đến đâu cũng cần được điều chỉnh lại trước khi áp dụng vào thị trường đất nước mình. Tuy không phải lúc nào cũng thành công và thu được lợi nhuận mong muốn, nhưng với mục tiêu xuyên suốt là phát triển nền văn hóa đại chúng của Hàn Quốc và xây dựng được một hệ thống đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, CJ vẫn kiên trì với hướng đi của mình đến cùng.

Kết quả là CJ trong những giai đoạn chuyển mình và phát triển của văn hóa đại chúng Hàn Quốc gần như luôn là người tiên phong và giữ vững vị trí top đầu. Một lý do khác làm nên vị thế ông lớn ấy là khả năng dám nghĩ dám làm, và chính việc dám làm những điều người khác cho là không thể ấy đã giúp họ có được những thành tựu vĩ đại trong nền công nghiệp văn hóa không chỉ trong Hàn Quốc mà còn vươn ra ngoài thế giới.

Các sản phẩm văn hóa đại chúng của CJ nói riêng và Hàn Quốc nói chung đang ngày một lan rộng trên thế giới và mình nghĩ khó ai có thể phủ nhận điều đó. Trong khu vực Mỹ và Châu Âu, một loạt world tour cháy vé, sự góp mặt của những diễn viên Hàn trong các bộ phim Holywood và những màn hợp tác giữa các nghệ sĩ US-UK và ca sĩ Hàn ngày một nhiều đã phần nào chứng minh rằng văn hóa Hàn Quốc đang ngày được đón nhận ở đây. Hiện nay tại Việt Nam, CGV cũng là cụm rạp hàng đầu về chất lượng, các bộ phim điện ảnh lẫn truyền hình xứ Kim Chi được theo dõi mỗi ngày, và gần như tháng nào cũng có các buổi concert, giao lưu có sự góp mặt của các idols Kpop.

Mình ngưỡng mộ CJ, vì bên cạnh việc là một tập đoàn đa lĩnh vực thành công và có lợi nhuận khổng lồ, họ còn làm được điều kì diệu là định hình xu hướng văn hóa đại chúng cho cả Hàn Quốc, xây dựng phát triển và đưa những sản phẩm văn hóa nước nhà ra ngoài thế giới, tự tin cạnh tranh trên đấu trường quốc tế. Để làm được điều đó, theo mình, ngoài việc có tầm nhìn chiến lược kinh doanh đúng đắn, thì còn cần có niềm đam mê sáng tạo không ngừng, động lực tiến bộ phát triển từng ngày, và tình yêu lớn với văn hóa quê hương.

Đọc xong quyển sách này, mình bắt đầu thấy hứng thú hơn với câu chuyện đằng sau sự phát triển của những tập đoàn hàng đầu thế giới, đồng thời cách mình nhìn nhận những sản phẩm văn hóa của một đất nước cũng đã khác trước nhiều.

Đúng là đọc một cuốn sách đi muôn dặm đường, đọc được một quyển sách hay là mở mang thêm nhiều điều lắm.


Khi mình thỏ thẻ tâm sự về kế hoạch lao vào media như thời trẻ trâu năm xưa thì được người chị tặng cho quyển "Hành trình sáng tạo của CJ". Sách được tặng ở năm cũ mà phải đầu năm mới mới đọc xong, cảm thấy hơi có lỗi với người tặng. 

Mình chưa từng biết nhiều về lĩnh vực phim ảnh nói riêng và ngành truyền thông ở Hàn Quốc nói chung, nên những gì mình học được từ sách khá nhiều. Ở Việt Nam, sự xuất hiện của CJ rõ ràng nhất chắc là qua rạp chiếu phim CGV, hay logo CJ Entertainment của những lần ngồi lại coi credit một số phim. Ngoài ra, nếu để ý xíu thì mấy cửa hàng bánh cafe đẹp đẹp Tous Les Jours cũng thuộc tập đoàn CJ. Ở Hàn Quốc, CJ là tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề từ xuất phát điểm là công ty kinh doanh về đường và bột mì.

Một số thứ mình thấy rất hay từ sách mà mọi người có thể tham khảo:

1. Đọc xong sẽ hiểu lý do tại sao Việt Nam hiện nay thu hút nhiều công ty/tập đoàn HQ sang đầu tư trong lĩnh vực giải trí, truyền hình & truyền thông. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển khá giống HQ 20 năm về trước, còn có nhiều cơ hội và tiềm năng. Cụ thể thế nào thì chắc mỗi người sẽ tự nghiền ngẫm và đánh giá được.

2. Để làm được nhiều chuyện lớn lao thì không thể tránh khỏi các keywords sau: NHIỀU TIỀN (CJ kinh doanh thành công ở lĩnh vực có thế mạnh, có tiền xong rồi mang đi đầu tư trái ngành) + HỌC HỎI KINH NGHIỆM TỪ CHUYÊN GIA/CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN KHÁC (CJ đầu tư vào Dreamworks để học hỏi sự chuyên nghiệp của ngành công nghiệp phim ảnh Hollywood) + TÍNH KỶ LUẬT VÀ BỀN BỈ (ngay cả trong sáng tạo) + TẬN DỤNG SỰ ĐA DẠNG VĂN HOÁ (không bảo thủ, biết cách đón nhận cái mới) + TẬP TRUNG (thấy rõ nhất ở mỗi giai đoạn CJ Entertainment có mức độ ưu tiên khác nhau).

3. Trong quyển sách có nhắc tới một câu nói bất hủ: "The public is never wrong", nếu ai làm trong lĩnh vực phim ảnh thì chắc chắn biết câu nói này của ai và phần lớn chắc đọc quyển này luôn rồi. Đây cũng là một trong những tiêu chí mà CJ đã tập trung vào để phát triển các nhánh sản phẩm khác bên cạnh phim ảnh chiếu ở rạp đơn thuần. CJ lắng nghe thị trường, lắng nghe từ khán giả để tạo ra làn sóng mới như HomeShopping qua truyền hình tương tác; hay các giải thưởng âm nhạc hàng năm;... Họ cũng dựa vào sự phản hồi của khách hàng/khán giả để liên tục cải tiến phim ảnh/chương trình truyền hình/sự kiện & các hoạt động kinh doanh có liên quan đến giải trí & truyền thông.

Ai nên đọc sách này:
- Những ai đang tìm hiểu hay ham thích lĩnh vực về truyền thông nói chung.
- Những ai đang tìm kiếm ý tưởng & tầm nhìn phát triển doanh nghiệp của mình trong 10-15 năm sắp tới.
- Những ai yêu thích văn hoá Hàn Quốc nói chung.

Từ doanh nghiệp sản xuất đường bột đến một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của nền công nghiệp văn hoá của Hàn Quốc.

Nếu bạn là một mọt phim Hàn, chắc bạn sẽ biết đến ông chủ CJ với loạt rạp chiếu phim CGV đình đám nhưng ít ai biết rằng hơn 20 năm trước, Cheil Jedang (viết tắt là CJ) chỉ là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đường và bột mì. Việc trở thành nhà đầu tư lớn thứ 2 của Dreamworks là một bước đi đầy táo bạo không tưởng bởi số tiền đầu tư siêu khủng trong khi công ty không hề có nền tảng về lĩnh vực văn hoá. Mục đích chính là sự hỗ trợ kỹ thuật sản xuất phim cũng như kinh nghiệm từ đội ngũ lão làng của Dreamworks nhằm tạo ra những tác phẩm văn hoá chất lượng của Hàn Quốc và trở thành Hollywood của châu Á. Điện ảnh Hàn Quốc dần thoát khỏi thời kỳ đen tối vươn mình chinh phục thế giới với ngày càng nhiều những phim bom tấn được đầu tư kĩ lưỡng, chất lượng hơn và lập nên những kỉ lục mới cho nền điện ảnh Hàn Quốc trên bản đồ văn hoá thế giới.

Nhưng việc sản xuất phim là chưa đủ. Với tầm nhìn xa, CJ sớm nhận ra bộ phim có được đầu tư hình ảnh, âm thanh tốt đến mức nào nhưng trang thiết bị hình ảnh, âm thanh, hạ tầng chất lượng kém tại các rạp chiếu phim nghèo nàn lúc bấy giờ cũng không thể truyền tải hết được cái hay của tác phẩm. Bằng việc đầu tư xây dựng nền tảng hạ tầng đi trước nhu cầu thực tế, các cụm rạp Multiplex - nơi không chỉ để mọi người đến xem phim mà còn có những hình thức giải trí khác như mua sắm, chơi trò chơi, ăn uống,... với hệ thống rạp chiếu phim CGV hiện đại đưa nền điện ảnh HQ bước vào thời kì hoàng kim, phát triển với tốc độ chóng mặt, đạt được trình độ của Hollywood trong 100 năm phát triển chỉ trong vòng 20 năm.

Không chỉ có điện ảnh, ông lớn không ngừng sáng tạo và đón nhận các thử thách mới từ sản xuất phim truyền hình với đài tvN và bộ phim "Reply 88" trở thành bộ phim quốc dân, tư tưởng "không phải người xem truyền hình mà là những người hâm mộ cuồng nhiệt đưa thương hiệu "made in tvN" trở thành vật bảo chứng cho chất lượng. CJ còn năng nổ đưa Kpop, nền âm nhạc HQ ra thế giới với đài truyền hình Mnet hay lễ trao giải hoành tráng MAMA, đưa người hâm mộ đến gần với thần tượng và trở thành lễ hội âm nhạc tầm quốc tế chứ không còn đơn thuần là một lễ trao giải nữa. Một lĩnh vực khác mà CJ đã phát triển rất thành công chính là Home Shopping với những chương trình "shopper - taiment kiểu Hàn Quốc" mang đến sự mới lạ với tư tưởng "chúng tôi bán phong cách sống". Không ngừng vương vòi bạch tuộc tới mọi khía cạnh của văn hoá, ẩm thực chính là mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện bức tranh. "Sự hoàn thiện của văn hoá chỉ có thể đạt được khi nắm bắt khẩu vị của đại chúng", CJ không ngừng tạo ra các sản phẩm quốc dân như hàng loạt sản phẩm ăn liền của bibigo, gia vị Dasida, cơm ăn liền Haetbath không những làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc mà còn đưa ẩm thực Hàn ra toàn thế giới.

Các câu chuyện kinh doanh được liệt kê súc tích, nhanh gọn, rất hữu ích với những người quan tâm đến kinh doanh hay đơn giản là quan tâm tới văn hoá HQ (như mình). Cuốn sách như một người thầy dạy nhập môn với những góc nhìn cực kì tinh tế, sâu sắc, đưa ra hàng loạt những khái niệm mới cho những thứ tưởng chừng đã quá cũ không thể thay đổi.

Cuốn sách khá mỏng nên chưa truyền tải hết được các khía cạnh, góc nhìn về sự phát triển thần tốc của CJ. Đọc nhanh hết lắm nhưng rất đáng để đọc đi đọc lại.

Những năm tiếp theo đó, MAMA liên tục được tổ chức ở nước ngoài với quy mô ngày càng lớn về địa điểm, nội dung cũng như cơ cấu giải thưởng. Những quyết định này đã vấp phải không ít ý kiến phản đối của người dân Hàn Quốc khi cho rằng lễ trao giải Hàn Quốc thì phải tổ chức ở Hàn Quốc, thừa tiền hay sao mà lại tổ chức ở nước ngoài. Nhưng với ban lãnh đạo CJ, MAMA không chỉ đơn giản dừng lại ở mục đích trao giải âm nhạc mà nó còn là “bàn đạp” truyền bá văn hóa Đại Hàn Dân Quốc, đồng thời là sân khấu phục vụ hoạt động giao lưu quốc tế không chỉ về văn hóa mà còn cả kinh tế.

Cuối cùng với phương châm “Sự hoàn thiện của văn hóa chỉ có thể đạt được khi nắm bắt được khẩu vị của đại chúng”, CJ tiếp tục mở rộng hoạt động của mình để quảng bá nền ầm thực truyền thống Hàn Quốc. Với lĩnh vực này, tuy có thể nói CJ đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề nhưng trước yêu cầu ngày càng cao, ngày càng khắt khe của người dân trong nước nói riêng và các thực khách nước ngoài nói chung khi thức ăn giờ đây không chỉ còn để ăn mà là để thưởng thức, việc đưa ẩm thực trở thành mảnh ghép văn hóa tiếp theo không phải là việc có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai. Nhưng với sức lực vốn có cùng tư duy sáng tạo không ngừng nghỉ, CJ đã chứng minh rằng không việc gì là không thể khi sự ra đời của “gia vị quốc dân” Dasida, cơm ăn liền Haetbahn đã làm thay đổi không ít phong cách ăn uống của người dân Hàn Quốc hay chuỗi các cửa hàng Bibigo, VIP trên toàn thế giới đã thành công bước đầu trong việc lan rộng văn hóa ẩm thực quốc dân.

Khi lấn sân sang nhiều lĩnh vực mới, CJ luôn đối đầu với những thách thức và cơ hội mới. Nhưng họ đã không lùi bước cũng không bỏ cuộc vì những lời gièm pha trước đó. Vì đôi khi quá để tâm đến những lời nói của người khác sẽ khiến bạn không nhận ra giá trị thực của chính bản thân mình. CJ, vốn chỉ từ một công ty sản xuất thực phẩm đã vươn lên trở thành một doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực liên quan đến “phong cách sống”, định hướng việc ăn-mặc-nghe-nhìn cho đại đa số người dân Hàn Quốc đã chứng minh cho sự thành công của sự táo bạo, đổi mới, nỗ lực không ngừng nghỉ và những chiến lược mang tầm nhìn sâu sắc của không chỉ ban lãnh đạo mà của cả tập thể tập đoàn. Có thể khẳng định rằng trong tương lai, CJ cùng với các doanh nghiệp kinh doanh văn hóa khác của Hàn Quốc có đủ tự tin để truyền bá văn hóa dân tộc đi xa hơn nữa, sánh mình với các nền văn hóa khác của thế giới…

Có lẽ khi nhắc đến Hàn Quốc người ta sẽ nghĩ ngay đến “làn sóng Hallyu”, làn sóng văn hóa Đại Hàn Dân Quốc lấy âm nhạc, phim ảnh, phong cách sống,… làm cốt lõi, một làn sóng đã, đang làm khuynh đảo các nước Á Châu trong nhiều năm trở lại đây và đang dần tiến tới lan rộng trên phạm vi toàn cầu trong tương lai. Và đứng đằng sau sự lan tỏa mạnh mẽ của làn sóng này là sự đóng góp không hề nhỏ của các doanh nghiệp kinh doanh văn hóa, trong đó không thể không nhắc tới tập đoàn CJ, doanh nghiệp có thể coi là người tiên phong mở đường và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong nền công nghiệp văn hóa Hàn Quốc. CJ đã trở thành một cái tên quen thuộc với đại đa số người dân Chấu Á thông qua hệ thống rạp chiếu phim CGV, kênh truyền hình Mnet hay công ty giải trí CJ E&M, ... Nhưng có lẽ ít ai biết rằng trước khi trở thành một trong những doanh nghiệp đa ngành có vị thế trên thế giới, CJ chỉ là một công ty sản xuất đường và bột mì với hơn 40 năm hoạt động, trong tay không hề có bất kì nền tảng nào ở lĩnh vực văn hóa.

Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1995 khi Cheil Jedang (công ty tiền thân của CJ), lúc bấy giờ vẫn chỉ là một doanh nghiệp chế biến thực phẩm quốc nội, đầu tư 300 triệu đô la (gần 1/5 tổng doanh thu) vào hãng phim mới nổi - DreamWorks, Mỹ và trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai của hãng này chỉ sau Microsoft. Với duy nhất một quyết tâm kiên định: “Xây dựng những tác phẩm văn hóa có đủ sức cạnh tranh và trở thành Hollywood của Châu Á”, quyết định đầy táo bạo và mạo hiểm khi ấy của ban giám đốc công ty đã khiến tất cả phải giật mình kinh ngạc và vấp phải không ít sự nghi ngờ, phản đối của dư luận bởi tại thời điểm đó, việc đầu tư vào điện ảnh Hàn Quốc được đánh giá là không mang lại bất cứ lợi ích nào. Đặc biệt là với một doanh nghiệp không hề có nền tảng như Cheil Jedang, việc đó lại càng không thể. CJ mạnh dạn đầu tư và liên tục cho ra mắt những bộ phim mang tính nghệ thuật cao nhưng gặp nhiều thất bại. Không bỏ cuộc, ban giám đốc của CJ vẫn không ngừng nỗ lực học tập kinh nghiệm từ các hãng phim nổi tiếng, phân tích những bộ phim bom tấn để tìm ra công thức thành công, xây dựng hệ thống rạp phim phù hợp với nhu cầu người xem và chỉ coi những thất bại ban đầu là bài học để sửa đổi chiến thuật, tầm nhìn. Tư tưởng lựa chọn thất bại này đã giúp CJ ngày càng tỏa sáng, và giúp doanh nghiệp này sản xuất được những bộ phim điện ảnh hoành tráng như  Sứ mệnh truy sát, Chạy đâu cho thoát với doanh thu khổng lồ và những kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong thị trường điện ảnh Hàn Quốc.

Sau bước đầu thành công với thị trường phim ảnh, CJ như được tiếp thêm sức mạnh, bắt đầu dấn thân vào ngành công nghiệp âm nhạc. Hai ví dụ điển hình cho sự thành công của công nghiệp này trong thị trường âm nhạc là lễ trao giải MAMA và lễ hội âm nhạc KCON. Xuất phát điểm chỉ là một lễ trao giải thường niên của Hàn Quốc, nhưng với tham vọng đưa MAMA trở thành một sự kiện văn hóa quốc tế, năm 2010, CJ quyết định lần đầu tiên tổ chức lễ trao giải ở Macao chứ không phải ở quê hương. 

Ban đầu CJ chọn việc phân phối các bộ phim của DreamWorks để nâng cao được khả năng cảm nhận và đánh giá các bộ phim điện ảnh. CJ cũng tập phân tích các bảng báo cáo kinh doanh cho dự án sản xuất phim trước khi họ bắt tay vào sản xuất những bộ phim đầu tiên. Chính những nền móng vững chắc ban đầu đã xây dựng cho CJ nền tảng để hướng tới việc xây dựng những bộ phim cực chất mà mình (một đứa cực ngu về điện ảnh) rất thích: the Flu, Nàng Đê Chang Kưm, Biệt đội bất hảo. Mình đã có một băn khoăn từ khi xem the Flu là sao Điện ảnh Hàn Quốc đã không chỉ gói gọn trong Trái tim mùa thu, Bản tình ca mùa đông thuở nào với những câu chuyện tình cảm ướt át, mà đã xây dựng rất nhiều bộ phim hoành tráng ở nhiều thể loại khác nhau: hoạt hình, phim tình cảm dài tập, phim cổ trang, phim bi tráng... Và lúc đọc Hành trình sáng tạo của CJ mình cứ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác để tìm câu trả lời cho chính mình.

Vậy là CJ bắt đầu từ việc phân phối phim cho một hãng phim hàng đầu thế giới để học trọn vẹn cái cách mà họ chinh phục thế giới: từ phim bom tấn, phim nghệ thuật, TV home shopping, hệ thống rạp chiếu phim để đem đến cảm xúc trọn vẹn nhất cho người xem (CGV). Như vậy cứ cái này xâu chuỗi đến cái khác, CJ dần tìm được cơ hội kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: điện ảnh, truyền hình, âm nhạc và ẩm thực. Tất cả cho mình bài học về sự sáng tạo phải bắt đầu với một nền tảng vững chắc, phải hiểu được thế nào là hay là đẹp, hiểu được nền văn hóa, lịch sử của chính đất nước mình thì mới có đủ nguyên liệu để nâng tầm được nền văn hóa ấy. Trong bất kỳ bước đi nào của CJ, mình đều nhận thấy họ luôn tìm hiểu rất kỹ về thị trường, về phân khúc khách hàng mà họ hướng đến, đồng thời họ luôn kiên định với định hướng mà họ đã lựa chọn, không bị chạy theo những cạnh tranh tầm thường mà họ luôn biết cách nâng tầm mỗi sản phẩm của mình lên theo cách sáng tạo nhất có thể. Quyển sách nhấn mạnh vai trò của CJ trong việc hình thành văn hoá KPOP, điện ảnh và ẩm thực Hàn Quốc. Với quyết định táo bạo nhưng sáng suốt, bất chất lời chế nhạo, CJ quyết tâm dấn thân vào nền điện ảnh, tìm mọi cách học hỏi hãng phim lớn như Dreamworks, Hollywood từ khâu viết kịch bản đến phân phối phim, từ đó truyền bá văn hoá HQ đến thế giới.