Chúng ta đều từng nghe qua câu chuyện dạy con của Mạnh Mẫu Tam Thiên. Bà chuyển nhà ba lần để giáo dục Mạnh Tử. Có thể thấy, từ xưa đến nay, vấn đề giáo dục con cái luôn được quan tâm. “Hổ phụ sinh hổ tử”, cha mẹ có tầm nhìn và khả năng giáo dục tốt thì con cái cũng sẽ giỏi giang và thành đạt. Trong xã hội hiện đại, các bậc phụ huynh lại càng quan tâm tới vấn đề này hơn. Những đầu sách về kĩ năng giáo dục con cái cũng vì thế mà ngày càng xuất hiện nhiều. Một trong những cuốn sách đáng lưu tâm về chủ đề này là Giới hạn cho con bạn của hai tác giả Henry Cloud và John Townsend.

Cuốn sách vỏn vẹn gần 300 trang nhưng lại hàm chứa một lượng thông tin khá đầy đủ về phương pháp giáo dục con cái. Nó xứng đáng là một cuốn cẩm nang bỏ túi cho mỗi bậc phụ huynh hiện nay. Bên cạnh những người làm cha làm mẹ, chính các bạn trẻ như chúng ta hiện nay cũng có thể sử dụng cuốn sách như một lời khuyên nhủ cho lối đi của bản thân. Và tôi tin rằng, sau khi đọc xong cuốn sách, mỗi người chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn và thiết thực hơn về giới hạn đặt ra trong cuộc sống, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Liệu có phải trong xã hội ngày nay, họ đã quá khắt khe với con cái hoặc cũng có thể, quá lỏng tay trong việc vạch rõ giới hạn? Sự hoang mang và bối rối đó hy vọng có thể giải quyết sau khi đọc xong cuốn sách.

Cuốn sách được chia ra thành ba phần rõ ràng và dễ theo dõi. Với lối viết gần gũi và sinh động, cuốn sách giống như những lời tâm sự và chia sẻ kinh nghiệm hơn là một cuốn sách kĩ năng cứng ngắc với những giáo điều, quy củ.

Phần 1. Tại sao cần đặt ra những ranh giới cho trẻ?

Đây là phần đầu tiên của cuốn sách, tổng quan về tầm quan trọng của việc giúp trẻ học cách chịu trách nhiệm. Tác giả dẫn dắt vấn đề bằng một câu chuyện thực tế từ chính người bạn Allison của mình. Trong một lần đến thăm nhà Allison, tác giả chứng kiến việc cô bạn dọn dẹp quần áo, đồ chơi cho cậu con trai 14 tuổi như một điều hiển nhiên. Bản thân cô cũng như nhiều bậc phụ huynh khác, chúng ta thường nuôi dạy con cái mà không nghĩ gì tới tương lai. Họ đơn giản làm việc thay con vì nghĩ đó là cách thể hiện tình thương và sự chăm sóc mà chưa từng nghĩ rằng, một đứa trẻ 14 tuổi quá đủ lớn để có thể gọn gàng đồ đạc cá nhân. Tôi tự hỏi đứa trẻ ấy rồi sẽ ra sao, một tương lai thành con người như thế nào khi mà việc dọn dẹp quần áo và đồ chơi của chính mình cũng không thể chu toàn?

...một trong số các mục tiêu của việc nuôi dạy con cái là để mắt đến tương lai. Chúng ta cần nuôi dạy chúng trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm

Để có thể trở thành một người trưởng thành có trách nhiệm, nhất định chúng phải được rèn luyện tinh thần trách nhiệm ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Điều này đặt ra cho những bậc làm cha mẹ một vấn đề - đó là cần phải đặt ra giới hạn giữa yêu thương và chiều chuộng một cách thái quá. Người ta thường nói “Dạy con từ thuở còn thơ” như một lời khẳng định về phương pháp dạy con ban sơ nhất – cần phải cho chúng biết chúng cần chịu trách nhiệm về chính việc làm của mình ngay từ khi còn là những đứa trẻ. Bạn có thể yêu thương con như một điều tất yếu, nhưng cần cho chúng những kỉ luật để giáo dục, như “Kinh Thánh” đã mô tả quá trình phát triển:

Không có sự kỉ luật nào là có vẻ dễ chịu tại thời điểm đó, mà nó chỉ gây ra nỗi đau đớn. Tuy nhiên sau này, nó sẽ tạo ra một vụ mùa bội thu, đầy ắp sự công bình và an lành cho những người đã kiên trì khổ luyện (Hebrews 12:11)

Có thể nói, việc đặt ra ranh giới cho con cái chính là một cách suy nghĩ thấu đáo cho tương lai của chúng. Một người cha người mẹ biết yêu thương con là người biết nghĩ cho tương lai của chúng thay vì để tình thương mù quáng che lấp mà làm hại con trẻ.

Bên cạnh đó, việc đặt ra ranh giới cũng trau dồi cho trẻ những phẩm chất cần thiết mà tác giả có liệt kê như lòng yêu thương, tinh thần trách nhiệm, sự tự do, chủ động hay tôn trọng thực tế. Với mỗi phẩm chất nêu ra, tác giả cũng giải thích cặn kẽ lí do trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên, việc đặt ranh giới phải xuất phát từ cả hai phía như trong cuốn sách có ghi: “Nhưng để hình thành nhân cách ở trẻ, trước tiên chúng ta phải là những bậc cha mẹ có nhân cách. Để đặt ra những ranh giới ở trẻ, chúng ta phải có những ranh giới của riêng mình”.

Việc dạy cho con về tầm quan trọng của giới hạn cũng là cách giáo dục cơ bản mà tác giả muốn đề cập đến. Một đứa trẻ trong tuổi trưởng thành hay khi còn ấu thơ đều cần có những ranh giới, và tùy từng trường hợp mà cha mẹ cần có cách ứng xử khác nhau. Nói dạy con là một nghệ thuật cũng không sai, bởi nó đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo của một người nghệ sĩ. Đặt giới hạn như thế nào để vừa cứng rắn nhưng lại không gây áp lực tồi tệ cũng là một vấn đề mà cha mẹ cần nghiên cứu và tìm hiểu rõ ràng hơn.


Phần 2. 10 quy tắc về ranh giới mà trẻ cần biết.

Ở phần 1, tác giả mới chỉ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về định nghĩa ranh giới, tới phần 2 mới tiếp tục triển khai một cách cụ thể về 10 quy tắc ranh giới.

·      Quy tắc nhân quả

Đây là phương pháp để con tự trải nghiệm luật nhân quả, hay nói một cách đơn giản hơn là chúng tự làm và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Chẳng hạn như mải chơi không làm bài tập, hậu quả đương nhiên là bị kiểm điểm và cắt bớt thời gian vui chơi. Và đương nhiên, chúng cần học được cách chấp nhận và chịu trách nhiệm thay vì tỏ ra bất công và chống đối với hậu quả. Dần dà, chúng sẽ hiểu ra đạo lí “gieo nhân nào gặp quả nấy”, “gieo gió thì gặt bão”. Chính vì thế, mỗi đứa trẻ sẽ biết cân nhắc hành động của mình hơn, biết suy nghĩ việc gì nên làm hay không nên làm để đem lại kết quả tốt nhất. Đó là quy luật để con học cách trưởng thành và sinh tồn trong thế giới này. Nói về nhân quả, Chúa từng nói:

Một người gặt hái những gì anh ta gieo trồng. Người nào gieo hạt giống để thỏa mãn bản chất tội lỗi của mình, bản chất đó sẽ nảy mầm thành sự hủy diệt; người gieo hạt để làm vui lòng Thánh Linh, từ Thánh Linh sẽ gặt hái sự sống đời đời

Như vậy, quy tắc nhân quả không chỉ áp dụng trong việc giáo dục những đứa trẻ mà còn là kinh nghiệm cho mỗi người chúng ta. Khi nắm rõ quy tắc này trong tay, tôi tin các bạn sẽ là người đưa ra những lựa chọn chính xác nhất và không bao giờ hối hận vì hành động mà không suy nghĩ.

Bên cạnh quy tắc nhân quả, một quy tắc vô cùng quan trọng mà trẻ con đến người lớn đều cần học tập, tác giả còn liệt kê 9 quy tắc nữa để hoàn thiện nhân cách một đứa trẻ.

·       Quy tắc trách nhiệm

·       Quy tắc sức mạnh

·       Quy tắc tôn trọng

·       Quy tắc động lực

·       Quy tắc đánh giá

·       Quy tắc chủ động

·       Quy tắc đố kỵ

·       Quy tắc hoạt động

·       Quy tắc phơi bày

Mỗi quy tắc đều gắn liền với những câu chuyện và dẫn chứng thực tế khiến cho những lý thuyết trở nên dễ hình dung. Cuộc sống nói chung và nhiệm vụ giáo dục con cái nói riêng luôn có những quy tắc, một khi nắm được các quy tắc thì mọi thứ sẽ vận động theo đúng quỹ đạo của nó. Điều đặc biệt là những quy tắc đều có sự liên quan và tác động lẫn nhau, ví dụ như vấn đề đặt ra ở quy tắc sức mạnh sẽ được giải quyết bằng quy tắc tôn trọng.

Quyền lực hoặc sức mạnh có thể chữa lành hoặc làm hại con bạn. Trẻ cần sức mạnh xuất phát từ ý thức tự kiểm soát thực tế, và cần từ bỏ mong muốn có toàn quyền quyết định đối với bản thân và các mối quan hệ. Sự hiểu biết dựa trên thực tế về sức mạnh thực sự sẽ cung cấp cho trẻ một nền tảng để tôn trọng, thiết lập và giữ gìn các ranh giới. Hãy giúp trẻ hình thành những kho báu của riêng mình bằng ý thức của sức mạnh, tình yêu và kỷ luật tự giác.

Nhưng một phụ huynh cần làm gì khi trẻ sử dụng sức mạnh của mình để xâm nhập vào các ranh giới của những người khác. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này trong chương tiếp theo khi chúng ta làm rõ Quy tắc Tôn trọng

Có thể nhận thấy rằng, không có quy tắc nào là quan trọng nhất hay quy tắc nào là không cần thiết. Tất cả những quy tắc được liệt kê đều có lí do của nó và sự xuất hiện của chúng sẽ bù trừ cho nhau. Chẳng hạn như sự tôn trọng ra đời để trẻ dung hòa được sức mạnh của mình trong một giới hạn nhất định.


Phần 3. Áp dụng các quy tắc về ranh giới với trẻ.

Ở phần này, tác giả sẽ khép lại cuốn sách bằng sáu bước hướng dẫn cách áp dụng những ranh giới cụ thể và thiết thực cho con bạn. Bất cứ phương pháp dạy con nào cũng vậy, chúng sẽ chỉ là những câu từ trên giấy một cách vô dụng nếu không áp dụng được vào thực tế. Chính vì vậy, tác giả không muốn độc giả đọc xong cuốn sách và gật đầu trầm ngâm rồi bỏ lại phía sau. Cuốn sách đi vào hồi kết cũng là lúc bạn đọc đứng lên hành động. Vậy thì, sáu bước để thực thi quy tắc về ranh giới với trẻ là gì?

1.    Quan sát ba thực tế: con bạn không hoàn hảo, vấn đề không thực sự là vấn đề và thời gian không chữa lành tất cả. Những sự thực này mọi người đều có thể biết nhưng không phải ai cũng quan tâm và thừa nhận. Chẳng hạn như thực tế “thời gian không chữa lành tất cả”, chúng ta thường nghe những câu ngược lại thì đúng hơn, đại loại như “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, thời gian sẽ bình thường hóa mọi thứ”. Nhưng sự thực không phải vậy:

Thời gian chỉ là một bối cảnh để chữa lành, nó không phải là quá trình chữa lành. Nhiễm trùng cần nhiều thời gian hơn để hồi phục, nhưng chúng ta cũng cần thuốc kháng sinh

2.    Sử dụng ranh giới: “Nhiều bậc cha mẹ bị thua trong trận chiến ranh giới chỉ đơn giản vì họ đã kiệt sức trước một đứa trẻ quá ương bướng, chúng hiểu rằng mình sắp mất đi những gì và quyết tâm đạp lên mọi loại trở ngại”. Việc sử dụng ranh giới chưa bao giờ là dễ dàng với một đứa trẻ, chính vì thế tác giả đã đưa ra gợi ý những bậc phụ huynh nên hợp thành một nhóm để có thể chia sẻ bí kíp và kinh nghiệm với nhau.

3.    Tự phát triển các ranh giới riêng: trước khi áp dụng ranh giới lên đứa trẻ thì cha mẹ cũng cần làm gương. Hãy tự cho bản thân những giới hạn và bọn trẻ sẽ nhận thấy điều đó.

4.    Đánh giá và lên kế hoạch: hãy đánh giá tình hình và các nguồn lực của con bạn, từ đó xây dựng kế hoạch để giải quyết vấn đề. Trong cuốn sách, tác giả cũng đưa các bước đánh giá và lên kế hoạch cụ thể

5.    Trình bày kế hoạch: đây là một bước làm đòi hỏi sự hợp tác của cả cha mẹ và bé. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra rất nhiều yếu tố khác có tác động đến sự thành công của kế hoạch.

6.    Theo dõi: bước cuối cùng này được đành giá là sẽ khó khăn và quan trọng hơn tất cả những bước khác. Toàn bộ ý tưởng về một kế hoạch sẽ sụp đổ nếu bạn không đóng vai trò là ranh giới đối với trẻ.                   

  

       Đó là toàn bộ những gì cơ bản và sơ lược nhất về cuốn sách. So với những cuốn sách về phương pháp dạy con tôi từng biết đến trước đó, dung lượng của Giới hạn cho con bạn không phải quá đồ sộ. Tuy nhiên, những kiến thức được chia sẻ rất thú vị và thu hút người đọc. Bên cạnh đó, cuốn sách còn mang dấu ấn của Thiên Chúa giáo với vô số những trích dẫn và tư tưởng. Âu cũng là một cách đem tư tưởng tôn giáo vào công việc viết sách và lan tỏa tới công chúng nhiều hơn. Hy vọng sau khi đọc xong cuốn sách, các bậc cha mẹ sẽ tìm được hướng đi trong phương pháp giáo dục con cái và áp dụng ranh giới cho con mình.

Quá trình trưởng thành của một con người không hề dễ dàng mà cần có thời gian, giống như một cây non cần hội tụ đầy đủ ánh sáng và dưỡng chất để lớn lên. Cha mẹ không thể che chở mãi mãi cho mỗi đứa con của mình nên việc dạy cho chúng cách tự trưởng thành là vô cùng quan trọng. Có thể trong hành trình đó, nhiều người còn lo lắng và bối rối không biết cần phải làm như thế nào thì cuốn sách Giới hạn cho con bạn được coi như một phương thuốc hỗ trợ diệu kì. Mỗi bậc cha mẹ thông thái sẽ biết cách đào tạo ra những đứa trẻ thiên tài. Kết thúc bài viết, tôi sẽ để lại một câu nói khẳng định tầm quan trọng của việc đặt ra giới hạn trong việc giáo dục con cái:

Cho phép đứa trẻ làm mọi điều nó thích trong khi nó chưa phát triển bất cứ khả năng tự kiểm soát nào là đi ngược với ý tưởng tự do (Maria Montessori)

Review chi tiết bởi: Mai Trang -  Bookademy

------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:

https://www.facebook.com/bookademy.vn

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt


Xem thêm

Nuôi dạy con cái là một việc xảy ra tự nhiên. Câu hỏi là bạn có muốn thiết lập một bối cảnh trong nhà mình nơi mọi thứ diễn ra một cách có mục đích hay không. Nếu có, "Boundaries with Kids" là một nguồn tài nguyên tuyệt vời. Dựa trên các nguyên tắc chính của cuốn sách bán chạy nhất của họ "Boundaries," cuốn sách này đặt trong bối cảnh và làm rõ các bài học của họ trong lĩnh vực nuôi dạy con cái. Nó khá dễ hiểu. Họ trình bày chi tiết từng nguyên tắc với những câu chuyện trực tiếp, các ví dụ từ thực tiễn tư vấn của họ, và các gợi ý phù hợp với từng độ tuổi. Từ trẻ nhỏ đến thiếu niên muộn, cuốn sách này sẽ giúp bạn định hình các nguyên tắc và thực tiễn lành mạnh như một phụ huynh. Mình biết rằng có một nhu cầu mạnh mẽ cho một cuốn sách như thế này. Cá nhân mình cảm thấy hầu hết những gì họ đề xuất có thể được coi là những gì những người có tư tưởng truyền thống gọi là "lẽ thường." Thật buồn là sự hiểu biết thường thức lại đang thiếu hụt nghiêm trọng trong văn hóa của chúng ta ngày nay, điều này làm cho một cuốn sách như thế này trở nên quý giá. Mình sẽ rất khuyên đọc cuốn sách này cho các bậc phụ huynh đang tìm kiếm sự rõ ràng về trách nhiệm mà họ đã được giao, hoặc cho những người đang đối mặt với một vấn đề cụ thể tại nhà.

Mặc dù mới làm cha mẹ (đứa con lớn nhất của tôi mới 5 tuổi), nhưng mình thấy đây là một trong những cuốn sách về nuôi dạy con cái hữu ích và thực tế nhất mà mình đã đọc. Các tác giả nhấn mạnh sự cảm thông và xác nhận cảm xúc trong khi vẫn giữ vững các giới hạn, dạy trẻ em cách trở thành những con người tôn trọng và có khả năng, với sự hiểu biết tốt về những gì chúng có thể và không thể kiểm soát. Mình thường cảm thấy lo lắng sau khi đọc nhiều sách về nuôi dạy con cái vì giọng điệu báo động của chúng (“nếu bạn không áp dụng chiến lược xyz, con bạn sẽ không bao giờ ngủ xuyên đêm/mặc tã đến lớp 5/trở thành kẻ giết người hàng loạt,” v.v.), nhưng cuốn sách này lại không như vậy. Nó truyền cảm hứng và thực tế. Mình nghĩ hầu hết các ví dụ trong sách đều dành cho trẻ lớn hơn (khoảng từ 8 tuổi trở lên), nhưng có nhiều nguyên tắc mình có thể áp dụng ngay cho các con mình ở độ tuổi hiện tại. Cuốn sách được tổ chức theo các phẩm chất nhân cách mà các giới hạn được thiết kế để dạy, vì vậy một điều có thể hữu ích cho các ấn bản tương lai có thể là một chỉ mục cho phép tra cứu nhanh các ví dụ theo giai đoạn phát triển, vì cuốn sách không được tổ chức theo tuổi hay sự phát triển.

Tôi mới làm cha mẹ (lớn nhất tôi 5 tuổi), nhưng tôi thấy cuốn sách này là một trong những cuốn sách nuôi dạy con thiết thực và hữu ích nhất mà tôi từng đọc. Các tác giả nhấn mạnh sự đồng cảm và xác nhận cảm xúc đồng thời kiên quyết với các giới hạn, dạy trẻ trở thành những con người tôn trọng và có năng lực với sự hiểu biết tốt về những gì chúng có thể và không thể kiểm soát. Tôi rời khỏi nhiều cuốn sách nuôi dạy con cái và cảm thấy lo lắng vì giọng điệu đáng báo động của chúng (“nếu bạn không tuân theo chiến lược xyz, con bạn sẽ không bao giờ ngủ suốt đêm/vẫn còn mặc tã khi học lớp 5/trở thành kẻ giết người hàng loạt,” v.v.), nhưng cuốn sách này không phải vậy. Nó có sức mạnh và thiết thực. Tôi có thể nói rằng hầu hết các ví dụ đều hướng đến trẻ lớn hơn (có thể khoảng 8 tuổi trở lên), nhưng có nhiều nguyên tắc mà tôi có thể thực hiện ở độ tuổi hiện tại của con tôi. Cuốn sách được sắp xếp theo các phẩm chất tính cách mà nhiều ranh giới khác nhau được thiết kế để dạy, do đó, một điều có thể hữu ích cho các lần xuất bản trong tương lai có thể là một chỉ mục cho phép tham khảo nhanh các ví dụ theo giai đoạn phát triển, vì cuốn sách không được sắp xếp theo độ tuổi hoặc  phát triển.

Tôi mới làm cha mẹ (đứa lớn nhất tôi 5 tuổi), nhưng tôi thấy cuốn sách này là một trong những cuốn sách nuôi dạy con thiết thực và hữu ích nhất mà tôi từng đọc. Các tác giả nhấn mạnh sự đồng cảm và xác nhận cảm xúc đồng thời kiên quyết với các giới hạn, dạy trẻ trở thành những con người tôn trọng và có năng lực với sự hiểu biết tốt về những gì chúng có thể và không thể kiểm soát. Tôi không đọc nhiều cuốn sách nuôi dạy con cái và cảm thấy đáng lo ngại vì giọng điệu đáng báo động của chúng (“nếu bạn không tuân theo chiến lược xyz, con bạn sẽ không bao giờ ngủ suốt đêm/vẫn còn mặc tã khi học lớp 5/trở thành kẻ giết người hàng loạt,” v.v.) , nhưng cuốn sách này không phải vậy. Nó có sức mạnh và thiết thực. Tôi có thể nói rằng hầu hết các ví dụ đều hướng đến trẻ lớn hơn (có thể khoảng 8 tuổi trở lên), nhưng có nhiều nguyên tắc mà tôi có thể thực hiện ở độ tuổi hiện tại của con tôi. Cuốn sách được sắp xếp theo các phẩm chất tính cách mà nhiều ranh giới khác nhau được thiết kế để dạy, do đó, một điều có thể hữu ích cho các lần xuất bản trong tương lai có thể là một chỉ mục cho phép tham khảo nhanh các ví dụ theo giai đoạn phát triển, vì cuốn sách không được sắp xếp theo độ tuổi hoặc phát triển.

Khi mọi người sử dụng từ “ranh giới” trong bối cảnh các mối quan hệ, trọng tâm thường là học cách nói “không” với những người tọc mạch/kiểm soát/có quyền. Tuy nhiên, những tác giả này sử dụng từ này theo cách rộng hơn. Họ nhấn mạnh vào nhu cầu của mỗi cá nhân trong việc chịu trách nhiệm về những lựa chọn và vai trò của chính mình trong cuộc sống. Bạn có thể nói rằng họ muốn trẻ em có ranh giới giữa ý chí của chúng và xu hướng lười biếng, thụ động và ích kỷ của con người.

Phương pháp của họ rất bình thường: Hãy đồng cảm và yêu thương nhưng hãy để trẻ trải nghiệm hậu quả từ hành động của chính chúng. Một đứa trẻ ba tuổi có thể cần nhận ra rằng lạm dụng một món đồ chơi có nghĩa là làm mất nó, một đứa trẻ 10 tuổi không hoàn thành một dự án ở trường đúng thời hạn có nghĩa là bị điểm kém, hoặc một thiếu niên trì hoãn làm việc nhà dẫn đến phải ở nhà làm việc trong khi những người khác đi vui chơi. Trẻ em sẽ giỏi hơn nếu chúng không thường xuyên được cha mẹ “giải cứu”; và ông chủ, vợ/chồng và bạn bè tương lai của họ cũng sẽ được hưởng lợi.

Lớn lên trong một ngôi nhà có tính ứng dụng cao với cha mẹ dạy về trách nhiệm, không có lời khuyên nào trong số này có vẻ mới mẻ đối với tôi; nhưng sẽ rất hữu ích cho những ông bố bà mẹ cần giúp đỡ để hiểu được toàn bộ quan niệm rằng để con cái họ đau khổ (khi thích hợp) là một hình thức yêu thương. Triết lý chung có phần giống với cuốn sách Đứa trẻ tự lái của Stixrud và Johnson, nhưng cuốn sách này tập trung nhiều hơn vào kỷ luật và nói “không” khi cần thiết, trong khi cuốn sách đó nhấn mạnh đến việc tránh xung đột bằng cách cho trẻ quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình nhiều nhất có thể (ở một mức độ nào đó tôi không đồng ý!).

Tôi thực sự chưa đọc hết cuốn sách này trước khi trả nó cho thư viện, nhưng tôi muốn giới thiệu cuốn này cho các bậc phụ huynh đang tìm kiếm một cuốn sách dễ đọc cung cấp tinh thần đúng đắn để tiếp cận kỷ luật và ranh giới trong gia đình. Sách không hẳn là hoàn hảo, nhưng còn cuốn nuôi dạy con cái nào hơn cuốn này?

Đây là cuốn sách nuôi dạy con cái yêu thích nhất mà tôi từng đọc. Nó không có danh sách dài về cách trở thành cha mẹ tốt hơn hoặc bí mật ngu ngốc để có những đứa con hoàn hảo. Cười lớn. Nhưng nó chính là vấn đề cốt lõi mà nhiều gia đình gặp phải và đó chính là SỰ KẾT NỐI và tại sao con bạn không nghe lời bạn. Và chín trên mười lần là vì bạn thiếu sự kết nối đích thực và sự trung thực với con mình. Và tôi thích cách cuốn sách đề cập đến các bậc cha mẹ trước tiên - nếu bạn với tư cách là cha mẹ, với tư cách là một con người, không hiểu làm thế nào để có những ranh giới hoặc nhu cầu thiết yếu của chúng trong cuộc sống CỦA BẠN, thì bạn phải dạy con mình như thế nào để duy trì hoặc tôn trọng ranh giới? Và đó thực sự là bản chất của vấn đề - trẻ em không tôn trọng những gì chúng ta yêu cầu bởi vì chín trong số mười lần chúng không thấy chúng ta khi trưởng thành không tôn trọng những người lớn khác hoặc thậm chí là con cái của chúng ta, hoặc chúng đã thấy chúng ta bị người khác bắt nạt bởi những người lớn khác và không yêu cầu những ranh giới mà chúng ta cần, vì vậy con cái chúng ta nghĩ rằng chúng có thể đối xử với chúng ta không khác gì như thế. Không nhất thiết là trẻ phải suy nghĩ thấu đáo về điều này, nhưng trẻ học được nhiều điều bằng cách quan sát và sử dụng trực giác hơn là bằng những gì chúng nghe được. Cuốn sách tuyệt vời này truyền tải nội dung theo nhiều cách. Điều duy nhất tôi không thích là ở phần cuối tác giả nói về những ông bố bà mẹ đơn thân như thể họ không phù hợp hoặc không thể chu cấp cho con cái mọi thứ chúng cần. Rất không đồng ý với điều đó. Bậc cha mẹ hay gia đình nào cũng cần sự giúp đỡ của cộng đồng, không chỉ riêng các bậc cha mẹ đơn thân. Và có nhiều gia đình có cả cha và mẹ đều bị suy nhược trầm trọng và có nhiều gia đình chỉ có cha hoặc mẹ vẫn khỏe mạnh và xinh đẹp.

Tôi đã học được rất nhiều từ cuốn sách này. Ở đây có nhiều tôn giáo hơn tôi mong đợi, nhưng tất cả điều đó có nghĩa là tôi không phải là đối tượng của cuốn sách. Dưới đây là một vài ghi chú từ bài đọc của tôi:

Bằng cách chỉ cho trẻ một chút tự do, họ vẫn duy trì được tư cách là một đứa trẻ. Trao cho họ quá nhiều tự do và họ có thể làm tổn thương chính mình vì họ không có đủ kinh nghiệm cần thiết để giữ an toàn cho bản thân.

Đôi khi những bậc cha mẹ yêu thương nhất lại có thể sinh ra những đứa con hư hỏng và tự cao nhất. Đôi khi có thể khó làm cha mẹ vì bạn đang suy nghĩ về những gì bạn muốn làm vào ngày hôm sau, giờ tới hoặc tuần tới. Nhưng hãy thử hình dung xem đứa trẻ này sẽ trở thành con người như thế nào sau 20 năm nữa. Bạn sẽ nuôi dưỡng đứa trẻ đó trở thành một con người yêu thương có trách nhiệm như thế nào?

Con biết ba mẹ yêu chúng con, nhưng thực tế là con không cảm thấy được ba mẹ yêu. Người yêu nhau không đối xử với nhau như vậy

Cảm xúc, thái độ, lựa chọn, tài năng, mong muốn, suy nghĩ, giới hạn, giá trị. Đây là tất cả những điều mà chúng tôi chịu trách nhiệm. Đây là tất cả những đặc điểm mà người chịu trách nhiệm phụ trách. Cảm xúc của tôi là vấn đề của tôi, thái độ của tôi là vấn đề của tôi. Mọi người muốn đi chơi với những người như thế này

Con có thể sống theo cách con chọn, miễn là con chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình

Khi một đứa trẻ nói rằng chúng đang buồn chán và đang nhìn về phía bạn để tìm việc gì đó cho nó làm. Câu trả lời của bạn có thể là, con à, con phải chịu trách nhiệm về niềm vui của chính mình

Bạn không thể kiểm soát con mình, nhưng bạn có thể kiểm soát lập trường của mình với con

-Sự lựa chọn bạn bè của trẻ: nói chuyện với con bạn về việc lựa chọn bạn bè của chúng.

Con thấy Sammy thế nào?
Con có thích được đối xử như vậy không? Con không muốn ở cạnh một người không tôn trọng ý kiến của mình.
Con thích điều gì ở cậu ta? Con thường không thích ở cạnh những người luôn muốn theo cách riêng của họ.
Con cũng có những người bạn có những giá trị khác nhau. Con có cảm thấy khó để không bị ảnh hưởng bởi họ không? Con làm gì khi họ muốn con làm điều gì đó mà con không tin tưởng?

Đôi khi sự lựa chọn bạn bè của con bạn có thể nguy hiểm và bạn phải hành động. Nhưng những lựa chọn như vậy có nghĩa là còn có điều gì đó đang diễn ra. Nếu một đứa trẻ đang chọn những người gây tổn thương làm bạn, hãy tìm những biểu hiện trầm cảm, chán nản hoặc những vấn đề về tính thụ động. Nếu bạn nhìn thấy dấu hiệu, hãy tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp.

- bọn trẻ cần tiền để chi tiêu cho việc riêng của mình và khi hết tiền thì cũng mất sạch. Lúc đó hãy thông cảm với trẻ.

- Quần áo và kiểu tóc nên do trẻ lựa chọn, trừ khi những lựa chọn này khiến trẻ gặp nguy hiểm. Tập trung vào những điều quan trọng hơn như giá trị, kỹ năng, tình yêu, sự trung thực và cách đối xử với người khác. Thông thường quần áo và ngoại hình nói lên hai điều: “Tôi thuộc một số nhóm” và “Tôi khác với bố mẹ và có thể tự mình đưa ra lựa chọn”.

- sự tách biệt của bạn với chúng: trẻ em cần biết rằng vũ trụ không xoay quanh chúng. Hãy dạy chúng rằng chúng có thể tự tồn tại.

Cuốn sách này có rất nhiều kiến thức sâu sắc, nhưng một số gợi ý của họ lại vạch ra nhiều vấn đề khác cho trẻ. Hầu hết các vấn đề tôi gặp phải là về cách diễn đạt những gì họ đề nghị cha mẹ nói với trẻ (và không phải với mọi cụm từ gợi ý mà họ đưa ra). Nhưng họ cũng đề cập đến việc đánh đòn là một lựa chọn không tuân theo nghiên cứu hiện tại. Với những điều đã nói, cuốn sách làm nổi bật nhiều điều tuyệt vời nên rất đáng đọc. Nhưng AI cũng đề nghị đọc những cuốn sách khác của các nhà trị liệu khác về chủ đề này.

Nuôi Dạy Trẻ Bằng Học thuyết Hoặc Nguyên Tắc để chúng có thể đưa ra lựa chọn theo những nguyên tắc đó. Điều này sẽ dạy đứa trẻ cách đưa ra những lựa chọn đúng đắn khi trưởng thành, bởi vì chúng sẽ có giáo lý/hướng dẫn để dẫn dắt chúng. Chúng sẽ có niềm tin vào bản thân để tự mình đưa ra những quyết định đúng đắn. Cho phép những Quy Luật Tự Nhiên xảy ra trong mối quan hệ của bạn với con cái và những người khác.
Khi trẻ không thích kết quả, chúng sẽ phản kháng. Cha mẹ không nên giải thích, bảo vệ hoặc giải quyết tình huống. Thay vào đó hãy giữ giới hạn và đồng cảm với cảm giác của trẻ. (111)

Dạy con bạn làm những điều đúng đắn vì lý do chính đáng.
-tôi muốn dọn dẹp sau bữa tối, vì tôi yêu gia đình mình và tôi muốn khuyến khích anh chị em của mình làm điều tương tự
Điều đó không có nghĩa là họ sẽ thích thú với nhiệm vụ

Những kỹ năng về Ranh Giới Chủ Động mà tôi học được:

1. Tạm dừng thay vì phản ứng: khi bọn trẻ ngay tức khắc phản đối, hãy bắt trẻ lặp lại hành động mong muốn nhiều lần, nói chuyện với trẻ mỗi lần cho đến khi trẻ thấy mình không cần phải phản ứng... đứa trẻ giận dữ đóng sầm cửa lại cần phải thấy rằng nó có thể đóng cửa 20-30 lần nhẹ nhàng, ngay cả khi đang tức giận.

2. Quan sát: xem xét sự việc, giúp bọn trẻ nhìn ra những thực tế khác ngoài sự thất vọng

3. Quan điểm: bọn trẻ cho rằng cảm xúc của mình (tức giận và thịnh nộ) là sự thật cuối cùng. Hãy giúp chúng nhìn nhận cảm xúc của mình như cảm xúc. Nó sẽ biến mất. Không phải lúc nào cảm xúc cũng cho chúng ta thấy thực tế tuyệt đối. Cảm xúc của người khác cũng quan trọng.

4. Giải quyết vấn đề: giúp bọn trẻ nhận ra những cách giải quyết khác nhau cho một vấn để hoặc đáp ứng nhu cầu của chúng. “Nếu Bobby không chơi với con thì con thử chơi với Billy nhé?”

5. Thực tế: Giúp bọn trẻ thỏa hiệp và thương lượng những kết quả không phải là trắng đen. Chúng cần biết rằng nhu cầu của mình sẽ không được đáp ứng một cách hoàn hảo, nhưng đủ là tốt. Con có thể không đóng vai chính trong vở kịch ở trường, nhưng phần của con là một phần hay.

6. Sáng kiến: Bọn trẻ cần hiểu rằng cho đến khi nó chủ động giải quyết vấn đề, nó sẽ mãi mãi phản ứng với cùng một vấn đề mà không có giải pháp.

7. Người khác: nếu bạn đã cố gắng hết sức và không biết phải làm gì, hãy nhờ người mà bạn tin tưởng.