Mỗi một người trưởng thành đều đã từng là một đứa trẻ trong quá khứ. Thế nhưng, liệu trẻ em có vô tội, ngây thơ như những gì chúng ta từng nghĩ? Có người từng nói: “Trẻ em như một tờ giấy trắng, chúng sẽ là những tác phẩm hay hoặc dở đều phụ thuộc vào những gì bạn viết lên trang giấy ấy”. Cho tới khi khép lại những trang sách cuối cùng của Đứa Trẻ Hư, văng vẳng bên tai tôi luôn là câu nói của người xa lạ ấy.

Mỗi khi nhắc đến những đứa trẻ, liệu trong ý nghĩ của bạn có khi nào không bật lên một từ trong sáng, dù chỉ trong thoáng chốc? Có lẽ bạn sẽ cho rằng câu hỏi này của tôi thật kỳ lạ, chẳng phải đó là một điều quá hiển nhiên hay sao? Nếu bạn cũng như tôi, là một người luôn hoài nghi về những giá trị quan của mình, có lẽ đã đến lúc những suy nghĩ đó nên được chúng ta kiểm chứng lại. Trẻ em như tờ giấy trắng, nhưng liệu có phải chúng luôn ngây thơ không hiểu chuyện như những gì ta từng nghĩ? Đằng sau những vết mực đen trên những tờ giấy trắng hiển hiện những nỗi đau như thế nào? Luật pháp liệu có thực sự hữu ích, hay làm tổn hại đến tương lai của chúng? Thay đổi suy nghĩ vốn không dễ dàng, và nếu bạn đã sẵn sàng, có lẽ chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời cho riêng mình qua một tác phẩm văn học trinh thám rất nổi tiếng của tác giả Tử Kim Trần - Đứa Trẻ Hư.


Vài nét về tác giả

Tử Kim Trần là một tác giả trinh thám của Trung Quốc. Là một tác giả chuyên viết về tội phạm trí tuệ cao với những thủ pháp gây án tinh vi, hoàn mỹ, những tác phẩm của ông luôn mang một sức hút lớn đối với cộng đồng yêu thích văn học trinh thám. Hầu hết các tác phẩm trinh thám đều có một điểm chung đặc biệt: thay vì dẫn dắt độc giả suy đoán ra hung thủ thực sự, ông cho chúng ta biết trước hung thủ là ai ngay từ mở đầu câu chuyện. Bạn đọc có thể sẽ tự hỏi, nếu đã biết trước hung thủ, làm sao có thể tận hưởng sự thú vị của một câu chuyện trinh thám? Tuy nhiên, đó cũng là một điểm gây hấp dẫn người đọc trong những tác phẩm của ông. Dù cho độc giả đã biết trước được hung thủ, câu chuyện vẫn không mất đi nét cuốn hút riêng biệt của nó.

Những tác phẩm của Tử Kim Trần không chỉ nổi tiếng về yếu tố trinh thám đầy lôi cuốn, hấp dẫn với những vụ án đặc biệt, được thực thi một cách tinh vi, mà còn mang tính hiện thực cao, phản ánh những khía cạnh tăm tối trong xã hội Trung Quốc. Độc giả đam mê trinh thám Trung Quốc thường không khó để phân biệt Tử Kim Trần với những tác giả trinh thám nổi tiếng khác bởi giọng văn rất đặc trưng của ông. Không phóng đại sự việc, không mùi mẫn tình cảm, phong cách đặc trưng của Tử Kim Trần có sự phũ phàng, lạnh lùng nhưng lại đặc biệt lôi cuốn. Mỗi khi khép lại một tác phẩm, đọng lại trong lòng độc giả luôn là những dư âm dai dẳng, có phần ám ảnh. Mới đầu, sự khô khan, lạnh lùng trong những câu chữ có thể sẽ khiến nhiều bạn đọc khó mà tiếp nhận nổi. Nhiều lúc thực muốn bỏ quyển sách trong tay xuống, nhưng rồi lại bứt rứt cầm lên, nuốt từng cái vị khô khan cằn cỗi ấy; đến một lúc nào đó bỗng nhiên nhận ra, mình đã trở thành một độc giả trung thành của ông tự lúc nào chẳng hay.

 

Giới thiệu về tác phẩm

Đứa Trẻ Hư là tác phẩm thứ ba được xuất bản ở Việt Nam của Tử Kim Trần, sau hai cuốn sách khác cũng rất nổi tiếng với độc giả yêu thích truyện trinh thám Mưu sát và Sự trả thù hoàn hảo. Trẻ em là trung tâm chủ đạo của tác phẩm này. Đứa Trẻ Hư là câu chuyện về ba đứa trẻ: Chu Triều Dương, Đinh Hạo, Phổ Phổ. Mỗi đứa trẻ mang trong mình một hoàn cảnh khác nhau, nhưng tựu chung đều mang trong mình nỗi đau đớn của những tờ giấy trắng đã lấm lem vết mực đời. Mở đầu giống như một câu chuyện tiểu thuyết, nhưng càng đọc, ta càng ngờ ngợ về những điều kỳ lạ ẩn giấu đằng sau những câu chữ, tâm lý của nhân vật. Để rồi đến khi đọc đến hồi kết thúc, ta chợt nhớ ra thể loại chính của cuốn sách này - nếu đã từng được biết trước bởi một kết thúc không ngờ tới, đúng như một câu chuyện trinh thám nên có.

Đứa Trẻ Hư là một tác phẩm thể hiện đan xen nhiều vấn nạn nhức nhối của xã hội: ấu dâm, bạo hành, trọng nam khinh nữ, suy thoái đạo đức… Đến với Đứa Trẻ Hư, ta phải nhìn vào sự thật rằng, trẻ con vốn dĩ không vô hại như ta tưởng.



Sơ lược cốt truyện

Chu Triều Dương, một học sinh cấp hai có thành tích học tập xuất sắc nhất toàn trường. Một ngày nọ, người bạn cũ từ thời tiểu học bỗng dưng tìm đến cùng một đứa em kết nghĩa, nói với cậu rằng họ bỏ trốn khỏi cô nhi viện và đến tìm cậu ở nhờ. Ba đứa trẻ, ba số phận khác nhau, khi đó đều không biết rằng, số phận của cả ba đứa từ đó đột ngột rẽ hướng tới một cái kết mà không ai có thể ngờ tới sau này.

Ba đứa trẻ tình cờ quay được một đoạn bằng chứng tố cáo Trương Đông Thăng mưu sát cha mẹ vợ anh ta, và tiến hành tống tiền.

Chu Triều Dương vô tình ngộ sát đứa em gái cùng cha khác mẹ, chỉ có hai người bạn duy nhất chứng kiến. Không một ai tin cậu đã ra tay giết chết em gái, chỉ có bà mẹ kế là liên tục nghi ngờ cậu. Trong quá trình tìm hiểu, cảnh sát đã tìm ra một vài manh mối đáng ngờ…

 

Cảm nhận về nhân vật



Có những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình hạnh phúc, và cũng có những mảnh đời bất hạnh phải lưu lạc từ thuở còn bé thơ. Đinh Hạo và Phổ Phổ là những đứa trẻ như vậy, thậm chí hoàn cảnh của chúng còn éo le hơn những đứa trẻ mồ côi khác. Cả hai đứa đều đến từ một trại trẻ mồ côi, nhưng vốn dĩ lại không phải một trại trẻ mồ côi bình thường: đó là trại trẻ mồ côi thu nhận những đứa bé của gia đình sát nhân. Cuộc sống của những đứa trẻ như thế, vốn dĩ không thể dễ dàng, bởi những lời đàm tiếu công kích từ người ngoài cuộc sẽ luôn hướng vào chúng, chẳng bao giờ được buông tha. Hai đứa trẻ chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự suy đồi về đạo đức của người lớn trong xã hội. Trại trẻ mồ côi đáng nhẽ ra là một nơi nuôi nấng, chữa lành những trái tim vụn vỡ của những đứa nhỏ, lại trở thành nơi ngục tù giam hãm chúng trong sự hoành hành của những kẻ ác ôn giả danh nhân đạo. Hoàn cảnh sống tồi tệ đã tổn thương tinh thần chúng, khiến chúng sống trong sự ám ảnh, sợ hãi, bức chúng phải tìm đường chạy trốn khỏi nơi địa ngục này. Cuộc gặp gỡ giữa hai đứa trẻ và Chu Triều Dương tuy đã bẻ ngoặt tương lai của chúng, nhưng cũng mang lại cho chúng một tình bạn ấm áp nhất, sưởi ấm trái tim nho nhỏ lạnh giá vì mưu mô của người lớn. Thế nhưng, hạnh phúc chẳng thể thắng nổi thời gian, bước ngoặt tương lai đã tạo ra một hố đen quá lớn, đẩy chúng tới một cái kết tăm tối nhất mà không ai trong ba đứa có thể lường trước được khi ấy. Nuối tiếc lớn nhất của tôi sau khi đọc tác phẩm này, đó là cho đến cuối cùng, chẳng một ai, chẳng một người nào nhận ra rằng các em đã cần sự giúp đỡ đến nhường nào. Những mảnh đời nhỏ bé bất hạnh ấy, cứ thế bị lãng quên theo dòng chảy của thời gian, như chưa hề tồn tại trong ánh mắt người đời trên thế gian này.



So với hai đứa trẻ, Chu Triều Dương có phần “may mắn” hơn: cậu có một gia đình, một căn nhà để ở và là một học sinh xuất sắc của trường. Nhưng cũng như hai người bạn của mình, đó không phải một gia đình đúng nghĩa. Rất dễ để nhận thấy sự khác biệt về tính cách so với lứa tuổi của Chu Triều Dương ngay từ những hồi đầu tiên của tác phẩm: xét nét, tính toán, cân đo đong đếm lợi ích. Cách cậu bé suy nghĩ, hành động vượt xa so với lứa tuổi thực của mình. Thế nhưng, đây vốn dĩ không nên được coi là mầm mống của cái ác, bởi tính cách này được sinh ra từ sự ám ảnh từ quá khứ không mấy hạnh phúc. Cậu bé luôn khao khát có một gia đình vẹn toàn. Và bạn đọc có thể sẽ nhận ra, có lẽ cậu sẽ không khao khát đến thế, nếu như những người xung quanh luôn vô tình hay cố ý, để lại cho cậu một vết thương lòng về cái gọi là gia đình. Và mọi chuyện có lẽ cũng sẽ chỉ có thế, nếu như cậu không gặp hai người sẽ trở thành bạn thân nhất của cậu, hay nếu như họ không tình cờ quay được đoạn video đó, nếu như cậu không gặp Chu Tinh Tinh vào ngày hôm đó. Thế nhưng, ở đời vốn dĩ chẳng tồn tại hai chữ “nếu như”. Liên tục bị dồn vào bế tắc, đường cùng, Chu Triều Dương dần dần thay đổi, khiến cậu bé ngày nào không còn chỉ là một nạn nhân của quá khứ, mà trở thành kẻ gây ra cái ác thật sự. Không có một chi tiết thừa thãi, quá logic và hợp lý, quá trình thay đổi tính cách của Triều Dương khiến tôi phải rợn người mà tự vấn: Khi mọi hy vọng cuối cùng của một người bị triệt tiêu hết thảy, không trừ một ai, kể cả một đứa trẻ chưa vị thành niên, lại có thể thay đổi đến thế sao? Ám ảnh tâm lý trong Chu Triều Dương đã quá nặng nề, dẫn cậu tới một ngã ba chẳng hề mong đợi: Hoặc là kết liễu những kẻ gây ra nỗi đau khổ cho cậu, hoặc là chờ đợi một tương lai sống trong địa ngục. Và rồi, cậu bé đã chọn phương án tàn nhẫn nhất, triệt để vứt đi sự ngây thơ cuối cùng còn lại trong tâm hồn. Thực là một tình thế éo le với độc giả: Không thể không đồng cảm với nhân vật, nhưng đồng thời, cũng không thể làm lơ tội ác của cậu ta. Chu Triều Dương đã giết người, đó là điều vĩnh viễn không thể thay đổi được. Câu hỏi đặt ra là, liệu tội ác của cậu có nên bị vạch trần, hủy hoại cả cuộc đời của cậu bé hay không? Đối với người chưa đọc tác phẩm, sẽ thật dễ dàng để tôi nhận được một lời phản hồi quyết đoán từ bạn, dù đó có là một cái gật đầu hay không. Nhưng, nếu bạn đã gấp những trang sách cuối cùng lại và ngồi ngẫm nghĩ một hồi, có lẽ tôi sẽ nhận được một sự thay đổi suy nghĩ trong bạn.

Khi tất cả mọi người bên cạnh sau này đều dùng ánh mắt đề phòng, sợ hãi nhìn vào nó, tâm lý của đứa trẻ này sẽ bị tổn thương ra sao? Sau này nó phải đối diện với cái thế giới này như thế nào?

Ngón tay ông dừng lại ở vị trí giữa “gọi điện” và “tắt”, chỉ cách một cen-ti-mét.

Một cen-ti-mét này, hướng về bên phải, có thể là một đứa trẻ từ giờ sẽ có được một cuộc sống hoàn toàn mới, chăm chỉ học tập, ngày càng tiến bộ; hướng về bên trái, có thể tất cả mọi hành vi ngụy tạo của cậu ta đều bị lật tẩy, trơ trọi lộ ra trước mặt tất cả mọi người, tâm lý sẽ bị tổn thương nặng nề, thay đổi toàn bộ cả cuộc sống của cậu ta sau này.

Một cen-ti-mét này, sẽ hướng tới hai cuộc sống tương lai hoàn toàn khác biệt.

Một cen-ti-mét này là một cm dài nhất trên thế giới.

Đó cũng là nỗi băn khoăn bị bỏ ngỏ ở cuối tác phẩm này. Người duy nhất biết được sự thật, lại là một người ngoài cuộc hoàn toàn không liên quan - Nghiêm Lương, một người đã từ bỏ nghề cảnh sát và lựa chọn cuộc sống của một người bình thường. Không còn là một người thực thi pháp luật, đứng ở vị trí khác biệt so với một người cảnh sát ngày ngày chiến đấu với tội phạm, sự khoan dung của một người ngoài cuộc khiến bản thân ông lưỡng lự. Miệng lưỡi thế gian như con rắn độc. Đạo lý này, ông hiểu rất rõ. Một khi tuyến phòng thủ cuối cùng bị đánh vỡ, đứa trẻ này sẽ không chết dưới lưỡi đao của pháp luật, mà cả đời nó, sẽ sống trong sự xa lánh, gièm pha của những người xung quanh. Khi một người tiếp tục bị dồn vào đường cùng, dù có là ai đi chăng nữa, hoàn toàn không thể đoán biết trước chuyện gì có thể xảy ra. Có thể sẽ có thêm một, hoặc nhiều sinh mạng sẽ bị đe dọa. Dẫu chỉ là một cen-ti-mét, dẫu chỉ là một khoảng cách giữa hai phím điện thoại, nhưng lại có thể quyết định hướng đi một kết cục.



Đứng trước hai lựa chọn có thể định đoạt cuộc sống của một con người, người đàn ông đó sẽ làm như thế nào? Đó là câu hỏi cuối cùng mà Tử Kim Trần để lại cho độc giả tự mình trả lời. Một cái kết mở. Đối với tôi, đây là cái kết thỏa đáng nhất cho câu chuyện này. Không có một câu trả lời nào, thực ra là câu trả lời đúng đắn nhất. Và dù Nghiêm Lương có lựa chọn như thế nào, kết cục của tác phẩm cũng rẽ sang một chiều hướng logic nhất.


Lời kết

Những vấn nạn xã hội có thể sẽ không bao giờ chấm dứt như ý muốn của chúng ta. Có điều, xin bạn đừng vội rơi vào hoang mang, hay mang một chút tâm lý “hận đời” sau khi khép lại cuốn sách này. Tử Kim Trần gợi lên cho độc giả sự đồng cảm với hung thủ, cũng chính là muốn mỗi người nhìn nhận một cách toàn diện hơn về bản chất của tội ác. Cái thiện và cái ác tồn tại trong mỗi con người, chính hoàn cảnh đẩy đưa mới là cái tạo nên “tội phạm”. Dưới đây là một trích dẫn từ tác phẩm Đọc Thầm của Priest mà theo tôi, quả thực cũng cùng chung suy nghĩ với ông:

Chúng ta không ngừng tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm hiểu động cơ xuất phát của những kẻ phạm tội, phải tìm kiếm những niềm vui nỗi buồn sự an lạc và yếu ớt nhất của họ, không những thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ mà còn phải cảm thông cho họ, tha thứ cho họ, không phải để cho tội ác một lý do trốn tránh, không phải để bái phục trước sự phức tạp của nhân tính, không phải để xét lại mâu thuẫn xã hội, càng không phải để dị hóa cả chính mình thành quái vật.

Chúng ta chỉ đang tìm cho mình, và cho những người vẫn gửi gắm kỳ vọng vào thế giới này – một lời giải thích công bằng mà thôi.

Review chi tiết bởi: Yến Ly - Bookademy  

Hình ảnh: Yến Ly

------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

Đứa trẻ hư nổi bật ở cách hành văn tinh tế, có vẻ như là một câu chuyện tiểu thuyết nhưng lại có cái kết của một câu chuyện trinh thám điển hình

Tử Kim Trần là tác giả loạt series trinh thám Trung Quốc rất nổi tiếng về tội phạm trí tuệ cao, và Đứa trẻ hư là tập thứ 3 đã được xuất bản tại Việt Nam, sau 2 cuốn Mưu Sát và Sự trả thù hoàn hảo. Khác với bộ phim lòng vòng dài lê thê như cô dâu 8 tuổi của loạt trinh thám hình sự “Bản thông báo tử vong” được viết bởi Chu Hạo Huy, cũng không hề ám ảnh đau đớn và mang tính nhân văn cao như loạt series trinh thám kinh dị của Lôi Mễ (rất nổi tiếng tại Việt Nam với Đề thi đẫm máu), giọng văn trinh thám của Tử Kim Trần có gì đó rất khác, mới mẻ và đặc biệt hơn. Về độ bất ngờ của cái kết thúc, loạt trinh thám này hơn hẳn 2 tác giả kia. Không dài dòng như Chu Hạo Huy nhưng lại thiếu đi giọng văn tình cảm lôi cuốn của Lôi Mễ, loạt truyện của Tử Kim Trần nổi bật ở sự khô khan và cằn cỗi như một đoạn văn tự sự được viết bởi một nhà toán học vậy. Tuy nhiên khi gập những cuốn sách của ông ấy lại, sự âm vang đọng lại tuyệt đối không thua kém 1 bài văn tuyệt phẩm nào.

Khởi đầu

Năm thứ 4 sau khi kết hôn, Từ Tịnh ngoại tình, đề nghị ly hôn với Trương Đông Thăng

Trương Đông Thăng vốn là người đàn ông ở rể, trước khi cưới đã làm giấy chứng minh tài sản, nếu ly hôn, gần như là ra đi tay trắng. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, anh ta quyết định làm vài việc để thay đổi kết cục này.

Sau khi lên kế hoạch gần một năm, anh ta giả vờ đưa bố mẹ vợ đi du lịch, đi lên ngắm cảnh núi ở vùng ngoại ô thành phố, rồi đột ngột đẩy ngã hai người từ trên núi xuống mất mạng. Đây vốn là kế hoạch phạm tội hoàn mỹ mà anh ta đã dày công dàn dựng, nào ngờ, màn biểu diễn này lại bị ba học sinh đang nô đùa ở gần đó vô tình dùng máy ảnh quay lại, anh ta càng không thể nào biết được rằng, ba đứa trẻ này không hề lương thiện chút nào.

Câu chuyện tiếp diễn từ đó…Tội ác nối tiếp tội ác với một khởi đầu không hề liên quan

Review về cái tên tác phẩmĐọc gần nửa cuốn sách, có lẽ không ít độc giả cũng nhầm tưởng đáng nhẽ ông tác giả nên đặt tên tác phẩm là Những đứa trẻ hư mới đúng, vì cuốn sách là hành trình của 3 đứa trẻ có những cuộc sống bi kịch gia đình khác nhau nhưng tựu chung lại đều là đau thương uất nghẹn. Nhưng nếu chúng ta kiềm chế được và đọc đến những chương cuối cùng sẽ nhận ra  rằng cái tên Đứa trẻ hư là hoàn toàn chuẩn, chuẩn không cần chỉnh luôn. Bởi vì vẫn là phong cách của Tử Kim Trần, ông viết về cái kết hoàn toàn bất ngờ. Thực ra trong xuyên suốt câu chuyện chỉ có duy nhất 1 ĐỨA TRẺ HƯ mà thôi. Đọc đoạn đầu, thấy giống như một câu chuyện bình thường, sao lại có thể là truyện trinh thám được cơ chứ, nhưng khi kết thúc, mới nhận ra, đây là một trong những cuốn trinh thám viết về tâm lý tội phạm hay nhất mà mình đã được đọc.Bởi vìChỉ số IQ cao hoàn toàn có thể bẻ cong được luật phápMặc dù kẻ thông minh kiệt xuất (chỉ số IQ cao) có thể bẻ cong được luật pháp, đổi trắng thay đen, khiến cho những bí mật ghê rợn và bỉ ổi nhất có thể vĩnh viễn chìm sâu trong bóng tối. Thế nhưng, phong cách viết truyện về tội phạm trí tuệ cao của tác giả, luôn xuất hiện kẻ phán quyết, có chỉ số IQ cao không kém, nhưng EQ của họ còn đáng nể hơn. Đứa trẻ hư có thể có được cuộc sống mới hay không, hoàn toàn do lương tâm, chỉ số cảm xúc của khắc tinh của tội phạm phán quyết. Nếu vạch trần sự thật, đứa trẻ hư sẽ sống những tháng ngày địa ngục, ngược lại, để cho nó một cuộc sống mới, để sự thật chìm trong bóng tối kiểu “tôi thừa biết cậu đã làm gì, nhưng tôi sẽ lặng im” thì hóa ra đã cứu được một mạng người, thế chẳng phải tốt hơn sao. Có lẽ đây là dụng ý nhân văn của tác giả, xuyên suốt các tác phẩm của Tử Kim Trần, luôn xuất hiện ẩn ý này. Cuốn đầu tiên “Mưu sát”, cảnh sát Cao Đông để mặc cho hung thủ trốn thoát sang Mỹ mà không hề luận tội, bởi vì anh mặc dù biết sự thật, vẫn chấp nhận bỏ qua. Đến “Sự trả thù hoàn hảo”, tội phạm lại một lần nữa hoàn thành mục đích của mình đến độ quỷ k biết thần k hay, nhưng vẫn còn “người phán quyết” biết rõ sự thật. Và lần này, “Đứa trẻ hư” cũng có một cái kết tương tự.***“…Ánh sáng rất chói chang rạng rỡ, Chu Triều Dương mặt hướng về phía mặt trời, bọn trẻ như cây con đang dần trưởng thành.Ngón tay của Nghiêm Lương để trên điện thoại di động, trên màn hình là tên của Diệp Quân, bên trái là nút gọi điện, bên phải là nút tắt.Nhìn đứa bé đang đứng giữa trời nắng, ông chợt nhớ lại câu cuối cùng trong nhật ký của Chu Triều Dương: “Thật sự rất muốn làm một con người hoàn toàn mới!”Câu nói này chắc là thật nhỉ…Ông rất mâu thuẫn, có lẽ đứa trẻ này đã là một người hoàn toàn mới rồi, ông làm vậy có phải là sẽ hủy hoại cuộc đời của một con người hay không?Ngón tay ông dừng lại ở vị trí giữa “gọi điện” và “tắt”, chỉ cách một cen-ti-mét.Một xen ty mét này, hướng về bên phải, có thể là một đứa trẻ từ giờ sẽ có được một cuộc sống hoàn toàn mới, chăm chỉ học tập, ngày càng tiến bộ; hướng về bên trái, có thể tất cả mọi hành vi ngụy tạo của cậu ta đều bị lật tẩy, trơ trọi lộ ra trước mặt tất cả mọi người, tâm lý sẽ bị tổn thương nặng nề, thay đổi toàn bộ cả cuộc sống của cậu ta sau này.Một cen-ti-mét này, sẽ hướng tới hai cuộc sống tương lai hoàn toàn khác biệt.Một cen-ti-mét này là một cm dài nhất trên thế giới.***Sẽ luôn có tội phạm IQ cao lọt lưới pháp luật, nhưng k phải là k ai biết, vẫn có người biết được sự thật, chỉ có điều, họ chấp nhận lặng im mà thôi. Ngoài đời, chắc vẫn còn những trường hợp như thếHạnh phúc gia đình vỡ tan sẽ tạo thành tội phạm cho xã hộiXuyên suốt tác phẩm là hình ảnh bi kịch của hết gia đình này tới gia đình khác. Nếu đọc xong cuốn Mưu sát là một cảm giác bình thường vì loạt giết người hàng loạt quá quen thuộc, đọc đến “Sự trả thù hoàn hảo” thì lại có cảm giác giống như ôn lại kiến thức hóa học thời phổ thông, biết được rằng Cyanua, Nicotin, Asen là những chất cực độc, rằng Nhôm là chất lưỡng tính có thể phản ứng với cả kiềm… Còn đọc xong Đứa trẻ hư thì chỉ muốn gọi điện thoại về cho gia đình, cảm ơn bố mẹ vì đã cho con một cuộc sống gia đình hạnh phúc.Thay cho lời kết, xin dùng giọng văn của vài tác giả trinh thám nổi tiếng để so sánh với Tử Kim TrầnNếu tác giả cuốn sách này là Lôi Mễ, chắc hẳn ông đã lược bỏ mất đoạn kết, đồng thời có thêm những đoạn văn miêu tả cảnh bầu trời u ám thay cho nội tâm của những nhân vật, có thêm những bản báo cáo đặc tả vị trí xác chết như một nhân viên pháp y lành nghề! Nếu Chu Hạo Huy viết lại tác phẩm này, ông ấy sẽ viết thành series dài ít nhất 3 tập, có thêm lời giới thiệu cho khoảng 10 nhân vật, và nhắc đi nhắc lại nhiều lần dưới dạng văn miêu tả!Và dĩ nhiên là Tử Kim Trần khác biệt so với 2 vị tiểu thuyết gia còn lại, thế nên chúng ta mới có một tiểu thuyết  dày hơn 500 trang mà vẫn được coi là súc tích, ngắn gọn đến thế.

Năm thứ 4 sau khi kết hôn, Từ Tịnh ngoại tình, đề nghị ly hôn với Trương Đông Thăng

Trương Đông Thăng vốn là người đàn ông ở rể, trước khi cưới đã làm giấy chứng minh tài sản, nếu ly hôn, gần như là ra đi tay trắng. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, anh ta quyết định làm vài việc để thay đổi kết cục này.

Sau khi lên kế hoạch gần một năm, anh ta giả vờ đưa bố mẹ vợ đi du lịch, đi lên ngắm cảnh núi ở vùng ngoại ô thành phố, rồi đột ngột đẩy ngã hai người từ trên núi xuống mất mạng. Đây vốn là kế hoạch phạm tội hoàn mỹ mà anh ta đã dày công dàn dựng, nào ngờ, màn biểu diễn này lại bị ba học sinh đang nô đùa ở gần đó vô tình dùng máy ảnh quay lại, anh ta càng không thể nào biết được rằng, ba đứa trẻ này không hề lương thiện chút nào.

Câu chuyện tiếp diễn từ đó…Tội ác nối tiếp tội ác với một khởi đầu không hề liên quan

Nếu có một bình luận nào về cuốn sách này, thì đầu tiên phải nhắc đến là về cái tên tác phẩm. Mình đã đọc gần nửa cuốn sách, bản thân mình viết bài review này cứ nghĩ rằng đáng nhẽ ra ông tác giả nên đặt tên tác phẩm là Những đứa trẻ hư mới đúng, vì cuốn sách là hành trình của 3 đứa trẻ có những cuộc sống bi kịch gia đình khác nhau nhưng tựu chung lại đều là đau thương uất nghẹn. Đang tính gọi điện cho ông Trần rồi ra oai về sự thông minh tinh tế của mình. Nhưng rồi kiềm chế được và đọc đến những chương cuối cùng, mới nhận ra là hóa ra cái tên Đứa trẻ hư là hoàn toàn chuẩn, chuẩn không cần chỉnh luôn. Bởi vì vẫn là phong cách của Tử Kim Trần, ông viết về cái kết hoàn toàn bất ngờ. Thực ra trong xuyên suốt câu chuyện chỉ có duy nhất 1 ĐỨA TRẺ HƯ mà thôi. Đọc đoạn đầu, thấy giống như một câu chuyện bình thường, sao lại có thể là truyện trinh thám được cơ chứ, nhưng khi kết thúc, mới nhận ra, đây là một trong những cuốn trinh thám viết về tâm lý tội phạm hay nhất mà mình đã được đọc.

Bởi vì

Chỉ số IQ cao hoàn toàn có thể bẻ cong được luật pháp

Mặc dù kẻ thông minh kiệt xuất (chỉ số IQ cao) có thể bẻ cong được luật pháp, đổi trắng thay đen, khiến cho những bí mật ghê rợn và bỉ ổi nhất có thể vĩnh viễn chìm sâu trong bóng tối. Thế nhưng, phong cách viết truyện về tội phạm trí tuệ cao của tác giả, luôn xuất hiện kẻ phán quyết, có chỉ số IQ cao không kém, nhưng EQ của họ còn đáng nể hơn. Đứa trẻ hư có thể có được cuộc sống mới hay không, hoàn toàn do lương tâm, chỉ số cảm xúc của khắc tinh của tội phạm phán quyết. Nếu vạch trần sự thật, đứa trẻ hư sẽ sống những tháng ngày địa ngục, ngược lại, để cho nó một cuộc sống mới, để sự thật chìm trong bóng tối kiểu “tôi thừa biết cậu đã làm gì, nhưng tôi sẽ lặng im” thì hóa ra đã cứu được một mạng người, thế chẳng phải tốt hơn sao. Có lẽ đây là dụng ý nhân văn của tác giả, xuyên suốt các tác phẩm của Tử Kim Trần, luôn xuất hiện ẩn ý này. Cuốn đầu tiên “Mưu sát”, cảnh sát Cao Đông để mặc cho hung thủ trốn thoát sang Mỹ mà không hề luận tội, bởi vì anh mặc dù biết sự thật, vẫn chấp nhận bỏ qua. Đến “Sự trả thù hoàn hảo”, tội phạm lại một lần nữa hoàn thành mục đích của mình đến độ quỷ k biết thần k hay, nhưng vẫn còn “người phán quyết” biết rõ sự thật. Và lần này, “Đứa trẻ hư” cũng có một cái kết tương tự.

***

“…Ánh sáng rất chói chang rạng rỡ, Chu Triều Dương mặt hướng về phía mặt trời, bọn trẻ như cây con đang dần trưởng thành.

Ngón tay của Nghiêm Lương để trên điện thoại di động, trên màn hình là tên của Diệp Quân, bên trái là nút gọi điện, bên phải là nút tắt.

Nhìn đứa bé đang đứng giữa trời nắng, ông chợt nhớ lại câu cuối cùng trong nhật ký của Chu Triều Dương: “Thật sự rất muốn làm một con người hoàn toàn mới!”

Câu nói này chắc là thật nhỉ…

Ông rất mâu thuẫn, có lẽ đứa trẻ này đã là một người hoàn toàn mới rồi, ông làm vậy có phải là sẽ hủy hoại cuộc đời của một con người hay không?

Ngón tay ông dừng lại ở vị trí giữa “gọi điện” và “tắt”, chỉ cách một cen-ti-mét.

Một xen ty mét này, hướng về bên phải, có thể là một đứa trẻ từ giờ sẽ có được một cuộc sống hoàn toàn mới, chăm chỉ học tập, ngày càng tiến bộ; hướng về bên trái, có thể tất cả mọi hành vi ngụy tạo của cậu ta đều bị lật tẩy, trơ trọi lộ ra trước mặt tất cả mọi người, tâm lý sẽ bị tổn thương nặng nề, thay đổi toàn bộ cả cuộc sống của cậu ta sau này.

Một cen-ti-mét này, sẽ hướng tới hai cuộc sống tương lai hoàn toàn khác biệt.

Một cen-ti-mét này là một cm dài nhất trên thế giới.

***

Sẽ luôn có tội phạm IQ cao lọt lưới pháp luật, nhưng k phải là k ai biết, vẫn có người biết được sự thật, chỉ có điều, họ chấp nhận lặng im mà thôi. Ngoài đời, chắc vẫn còn những trường hợp như thế

Hạnh phúc gia đình vỡ tan sẽ tạo thành tội phạm cho xã hội

Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh bi kịch của hết gia đình này tới gia đình khác. Đọc xong Đứa trẻ hư thì chỉ muốn gọi điện thoại về cho gia đình, cảm ơn bố mẹ vì đã cho con một cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Cậu bé trong truyện, đáng nhẽ đã có một gia đình hạnh phúc, nếu như ngày từ đầu không có một ông bố vô tình và chán đời đến thế.


Câu chuyện về nam sinh Chu Triều Dương và hai người bạn của cậu khiến nhiều người lớn phải ngậm ngùi suy ngẫm.

Chu Triều Dương là cậu học sinh gương mẫu, có thành tích học tập xuất sắc nhất trường cấp hai. Hằng ngày, cậu chỉ biết đọc sách, làm bài tập về nhà, thi cử… Nhưng rồi Đinh Hạo – người bạn cũ từ thời tiểu học đã từ lâu không gặp của cậu đột ngột xuất hiện, làm đảo lộn cuộc sống của Triều Dương.

Đinh Hạo dẫn theo cô em kết nghĩa Phổ Phổ. Chúng bỏ trốn khỏi cô nhi viện. Qua lời kể của hai người bạn, Triều Dương biết được bố mẹ của Đinh Hạo từng bị tử hình vì tội giết người. Bố Phổ Phổ bị kết án vì đâm chết mẹ và em trai cô bé. Lúc này đây, Chu Triều Dương cảm thấy sợ hãi hơn là thương cảm. Cậu không muốn dính dáng gì đến Phổ Phổ và Đinh Hạo. Cậu là học sinh giỏi, thậm chí còn có thành tích tốt nhất trường cấp hai, nếu việc cậu giao du với những kẻ bỏ trốn khỏi cô nhi viện bị bại lộ, cuộc sống ở trường của cậu sẽ cực kì thê thảm. Chu Triều Dương vừa cố gắng cầm cự trong những ngày Đinh Hạo và Phổ Phổ lưu lại nhà cậu, vừa nghĩ cách để “đuổi” chúng đi, tránh vướng vào rắc rối.

Nhưng mọi sự việc chẳng thề trôi qua dễ dàng như cách Chu Triều Dương dự liệu. Sau khi bắt gặp cảnh bố đẻ của mình vui vẻ bên gia đình mới, bố thậm chí không dám nhận cậu là con trước mặt đứa em gái cùng cha khác mẹ, Chu Triều Dương bị chấn động tâm lý nặng nề. Đinh Hạo và Phổ Phổ không chỉ an ủi Triều Dương, chúng còn nghĩ cách báo thù cho cậu. Giữa những đứa trẻ bất hạnh dần hình thành một sự kết nối vô hình. Chu Triều Dương ngày càng thân thiết với Đinh Hạo và Phổ Phổ hơn.

Chu Triều Dương, Đinh Hạo và Phổ Phổ cùng đi dã ngoại ở khu du lịch Tam Danh Sơn. Chúng tình cờ quay được đoạn video Trương Đông Thăng giết bố mẹ vợ bằng cách đẩy hai ông bà từ trên núi xuống. Chu Triều Dương muốn mang đoạn video đến sở cảnh sát để tố cáo hung thủ giết người nhưng Đinh Hạo và Phổ Phổ nhất quyết phản đối. Hai đứa trẻ với lai lịch không rõ ràng đều xuất hiện trong đoạn video, chúng sợ khi cảnh sát thẩm vấn sẽ phát hiện ra thân thế của mình và phải quay lại cô nhi viện. Với hai đứa trẻ mồ côi này, cô nhi viện thực sự là một cơn ác mộng. Đó là nơi Đinh Hạo từng bị đánh đập, bỏ đói, là nơi Phổ Phổ bị gã viện trưởng “mặt người dạ thú” xâm hại thân thể. Chu Triều Dương hiểu được tình thế khó xử của bạn mình nên đành thỏa hiệp. Đinh Hạo và Phổ Phổ bắt đầu nhen nhóm ý tưởng về một vụ giết người tống tiền với kẻ sát nhân trong đoạn video.

Ba đứa trẻ tình cờ gặp Chu Tinh Tinh – em gái cùng cha khác mẹ của Chu Triều Dương tại Cung thiếu nhi. Phổ Phổ và Đinh Hạo tình nguyện thay mặt Triều Dương trả thù Tinh Tinh để tránh cậu bị liên lụy. Nhưng sự việc chưa kịp giải quyết xong thì Triều Dương bị Tinh Tinh phát hiện, trong lúc xô xát, cậu vô tình ngộ sát em gái. Cả ba đứa trẻ chạy trốn mà không biết rằng chúng đã để lại một vài manh mối tại hiện trường. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cảnh sát hoàn toàn không nghi ngờ gì Chu Triều Dương, chỉ có bà mẹ kế nghi ngờ cậu chính là hung thủ nên đã tìm mọi cách buộc tội cậu.

Cùng lúc đó, ba đứa trẻ bắt đầu thực hiện những giao dịch cùng Trương Đông Thăng, khiến mối quan hệ của cả bốn người trở nên phức tạp. Tất cả giờ đây đều trở thành kẻ đồng lõa, cùng che giấu tội ác của mình, càng che giấu, tay lại càng nhúng chàm nhiều hơn.

Đứa trẻ hư đã đề cập đến một vấn nạn nhức nhối cần được quan tâm – tội phạm vị thành niên. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, Tử Kim Trần đã phác họa lên bức tranh những thiếu niên nổi loạn chân thực và sống động, khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi. Chúng là những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, tâm hồn chứa đựng những tổn thương tâm lý nặng nề. Đó là một Triều Dương ngoan ngoãn, thành tích học tập xuất sắc nhưng thiếu thốn tình thương của cha; là Đinh Hạo – từ bé đã mang tiếng là con trai kẻ sát nhân; là Phổ Phổ xinh xắn nhưng mồ côi cha mẹ, là nạn nhân của việc xâm hại tình dục. Những đứa trẻ ấy không “hư” từ khi mới sinh ra. Mọi hành động của chúng đều nhằm mục đích bảo vệ chính bản thân mình. Tất cả chúng vừa đáng thương lại vừa đáng trách.

Thông qua Đứa trẻ hư, tác giả Tử Kim Trần đã gióng lên một hồi chuông cảnh tình đối với toàn xã hội, nhắc nhở mỗi người lớn về trách nhiệm của mình. Hành động của mỗi đứa trẻ phần nào phản ánh nhân cách của bố mẹ chúng. 

Chu Triều Dương là đứa trẻ chưa đầy 14 tuổi, tuy là con trai nhưng do nhà nghèo, ăn uống thiếu thốn nên thân hình còi cọc và hơi lùn. Cha mẹ ly dị, cha cưới vợ khác. Vợ kế của Chu Vĩnh Bình – cha của Triều Dương – rất căm ghét hai mẹ con cậu, cô ta cấm cha cậu không được cho cậu tiền, không được đến thăm vợ cũ và con. Vợ kế còn gieo rắc sự căm ghét nhỏ nhen đó vào đầu óc Chu Tinh Tinh – con gái của cô ta và Vĩnh Bình. Ở trường, Chu Triều Dương khép mình, ít nói, không có bạn thân, học rất giỏi, môn nào cũng đứng nhất, chính vì vậy mà có bạn cùng lớp ghen ghét và thường xuyên vu oan cho cậu. Ngày nọ, Chu Triều Dương tình cờ gặp lại người bạn cũ thời tiểu học là Đinh Hạo gần 14 tuổi và Phổ Phổ 12 tuổi – em kết nghĩa của Đinh Hạo. Trong một lần leo núi ngắm cảnh ở khu du lịch, ba đứa trẻ tình cờ quay được đoạn phim cảnh giết người. Thay vì báo cảnh sát, chúng lớn gan nghĩ đến chuyện tống tiền kẻ sát nhân.

Sau ấn tượng tích cực với quyển “Sự báo thù hoàn hảo”, Biển không ngần ngại đọc thêm “Đứa trẻ hư” của tác giả Tử Kim Trần. “Đứa trẻ hư” cũng lôi cuốn từ chương đầu tiên đến những dòng cuối cùng, nội dung truyện như thúc giục người đọc cứ đọc tiếp để biết câu chuyện tiến triển ra sao. Truyện có những tình tiết khiến Biển khó có thể tưởng tượng nổi, không biết trẻ con từ 12~14 tuổi ngoài đời thực liệu có thể suy nghĩ và hành xử giống như các nhân vật trong truyện này không. Biển thừa nhận dù mình lớn hơn nhân vật chính Chu Triều Dương đến gần hai chục tuổi nhưng Biển hoàn toàn không thể suy nghĩ và hành động giống cậu ấy, một chút cũng không. “Đứa trẻ hư” khiến Biển nhớ đến một bộ phim Mỹ xem cách đây đã lâu, trong đó có ba nhân vật chính đều 12 tuổi, hai nam một nữ. Vì hoàn cảnh đưa đẩy nên bọn chúng đã giết người chôn xác trong một khu vườn nhà riêng. Khi ngôi nhà được sửa chữa, máy xúc đào được thi thể đang phân hủy từ trong vườn, nhưng không điều tra được hung thủ. Ba đứa trẻ hoàn toàn vô can.Quyển “Đứa trẻ hư” có gần chục nạn nhân bị sát hại, nhưng theo Biển thì chỉ có ba nạn nhân là đáng thương, bị chết oan, những nạn nhân còn lại đều không đáng được sống! Nội dung truyện khiến độc giả xót xa trước số phận trái ngang tội nghiệp của những đứa trẻ có cha mẹ ly dị, cuộc sống thiếu thốn cả tình thương và vật chất, đôi khi còn bị người lớn oán ghét một cách vô cớ. Một lần nữa, Biển khó mà hình dung ngoài đợi thực lại có những bậc cha mẹ thiếu nhân tính như vậy. Có lẽ tác giả cũng lấy tư liệu từ những sự kiện có thật để đưa vào truyện, như vậy thì thế giới này thật đáng buồn.Tựa truyện là “Đứa trẻ hư” nhưng Biển nghĩ không có đứa trẻ nào (trong số các hung thủ trong truyện) là trẻ hư. Bọn chúng tuy còn nhỏ nhưng cách cư xử vô tâm và thiếu hiểu biết của người lớn đã đẩy chúng vào con đường phạm tội. Ngay cả nhân vật cảnh sát thuộc phe chính đạo trong truyện này cũng chưa có cách dạy con đúng, suốt ngày chỉ quát tháo tạo áp lực bắt con gái phải học giỏi, trong khi tư chất con gái có hạn. Thế giới đã khá tiến bộ rồi, người ta đã nghiên cứu rằng có đến bảy loại hình trí thông minh, không học được cái này thì học cái khác, mình bắt cá phải leo cây thì chỉ đem lại đau khổ và tức giận cho cả mình và cá thôi. ____ Trong số các nạn nhân cũng có một đứa trẻ hư, nhưng nó cũng đáng thương, vì tính cách đáng giận của nó do ba mẹ nó dạy. Theo Biển thì câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện” tương đối đúng. Đứa trẻ cũng giống như tờ giấy trắng, người lớn viết vẽ lên những điều tốt đẹp thì tờ giấy sẽ đẹp, người lớn vẩy mực lên thì tờ giấy sẽ dơ bẩn.Câu chuyện này có văn phong rõ ràng dễ hiểu, nội dung hấp dẫn. Phần dịch thuật rất tốt, Biển đọc ebook nên không thấy lỗi chính tả nào. Ngày 8/3 vừa qua, Biển thấy Cổ Nguyệt Books kêu gọi các bạn nam mua sách của Tử Kim Trần tặng bạn gái. Tuy đó là một chiến lược marketing nhưng Biển cho rằng lời kêu gọi đó khá hợp lý. Các câu chuyện của Tử Kim Trần dường như luôn nhấn mạnh yếu tố công lý, nạn nhân không đáng sống, hung thủ thay trời hành đạo, những chi tiết này thích hợp với phần lớn tư duy và sở thích của nữ giới, vì một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đa phần phụ nữ có thiên hướng đạo đức cao. Biển KHÔNG nói rằng phụ nữ luôn hướng thiện hay tốt bụng tử tế gì, Biển chỉ chia sẻ chút cảm nghĩ thôi. Cho nên, ai muốn tặng sách giấy của tác giả Tử Kim Trần thì Biển xin nhận hết nha =))


Sau khi đọc xong cuốn tiểu thuyết ta có thể thấy yếu tố gia đình rất quan trọng với những đứa trẻ. Trong tác phẩm ta thấy bi kịch của các gia đình ảnh hưởng đến những đứa trẻ như thế nào. Nội dung của truyện kể về 3 đứa trẻ Chu Triều Dương, Đinh Hạo và Phổ Phổ.

Chu Triều Dương bố mẹ ly hôn, sống với mẹ, gia cảnh nghèo khó, bị bạn bè ganh ghét bắt nạt vì thành tích luôn đứng nhất của cậu, khác hẳn với cô em gái cùng cha khác mẹ của cậu. Cô em gái luôn luôn được bố cậu chiều chuộng, muốn thứ gì đều có.

Đinh Hạo là bạn tiểu học của Chu Triều Dườn, bố mẹ đều là hung thủ giết người nên không có ai nhận nuôi cậu nên đành bị chuyển vào cô nhi viện tuy nhiên sau đó cậu đã bỏ trốn và tìm đến nhà Chu Triều Dương.

Phổ Phổ là em gái kết nghĩa của Đinh Hạo trong cô nhi viên, sau khi bị viện trưởng ở cô nhi viện lạm dụng đã bỏ trốn cùng Đinh Hạo.

Ngoài ra còn có tên sát nhân Trương Đông Thăng lên thành phố ở rể nhà vợ, gia đình hắn lục đục, vợ ngoại tình và chuẩn bị ly hôn.

Bốn người tưởng chừng như không liên quan lại va phải nhau trong cuộc sống. Trương Đông Thăng đã lên kế hoạch giết bố mẹ vợ trong một buổi đi dã ngoại, tuy nhiên lúc đó 3 đứa trẻ cũng có mặt ở đó và vô tình quay lại được cảnh đó. Lúc đầu Đinh Hạo và Phổ Phổ chỉ định tống tiền Trương Đông Thăng nhưng câu chuyện lại không đơn giản như vậy.

Chu Triều Dương là một đứa trẻ rất thông minh chưa kể cậu lớn lên một gia đình như vậy, không có cơ hội để giải tỏa cảm xúc của bản thân. Chỉnh điều này khiến cho Chu Triều Dương và Trương Đông Thăng nhận ra có điểm giống nhau. Cả 2 đều là những kẻ tâm cơ thâm sâu khó lường, dùng sự thông minh của mình để có thể thao túng những người xung quanh, đều vô tình và tàn nhẫn với cả người thân và bạn bè của mình.

Cuộc gọi cuối cùng của cảnh sát Nghiêm Lương khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều.

Qua cuốn tiểu thuyết "Đứa trẻ hư" của Kim Tử Trần ta thấy được giáo dục trong gia đình rất quan trọng, nếu như chúng ta không quan tâm đến những đứa trẻ thì bên trong chúng sẽ dần xuất hiện linh hồn của ác quỷ và chỉ chờ thời cơ để bộc lộ ra ngoài. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một trang giấy trắng khi chúng ta chỉ cần không cẩn thận viết lên trang giấy đó thì rất khó có thể xóa bỏ nó, dù chúng ta có xóa được thì nó vẫn sẽ xuất hiện vết hằn trên đó.


Đọc xong Đứa trẻ hư bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Đau lòng vì số phận những đứa trẻ?Căm hận những hành động của người lớn? Ai thực sự có lỗi người lớn hay đứa trẻ? Để trả lời câu hỏi bạn hãy đọc thử một lần,bạn sẽ bất ngờ những tình tiết của truyện.3 đứa trẻ,mỗi người có một cuộc sống khác nhưng đều giống nhau là thiếu tình yêu thương của gia đình.Tình yêu của gia đình như món đồ xa xỉ với bọn trẻ,nhưng bọn trẻ đều mong ước có nơi cho mình ở có nơi mình thuộc về.3 đứa trẻ tình cờ gặp lại từ bạn học cũ ngày xưa bây giờ trở thành những người bạn thân nhất.Cuộc gặp gỡ này may mắn vì gặp lại bạn cũ hay một bước ngoặt lớn của bọn trẻ về những chuyện sau này. Một người thông minh luôn đứng đầu lớp nhưng lại thiếu tình yêu thương của bố,một tình yêu trọn vẹn từ gia đình.Một cô bé,mang danh con của tội phạm ước một mái ấm nơi cô bé có thể ở và cuối cùng một cậu bé dù mang thân hình to lớn nhưng cậu lại nhút nhát hơn những bạn còn lại.3 đứa trẻ có tính cách nổi bật riêng nhưng sống trong môi trường chỉ toàn màu đen nên những đứa trẻ đã mất hy vọng với thế giới những đứa trẻ nhìn thế giới bằng con mắt thờ ơ lạnh nhạt không hy vọng, sống trong thế giới không có một mái ấm trọn vẹn những đứa trẻ đã đi sai đường của một đứa trẻ nên con đường đó mang nhiều tội ác. Những đứa trẻ tìm đến nhau như những người bạn thân,như người nhà là người mà đứa trẻ có thể nói chuyện tâm tư giấu kín trong lòng.Những đứa trẻ xuất hiện như an ủi cuộc đời nhau giữa thế gian chỉ có màu đen này.Nhưng tình bạn đã đi sai hướng. Khi sự thông minh,sự hiểu biết đặt sai chỗ vì sự trả thù, vì tình yêu thương gia đình.Những hành động làm người đọc rợn người,bất ngờ và những lý do những đứa trẻ làm vậy.Sống trong môi trường dưới sự tàn nhẫn của người lớn,những hành động dù nhỏ nhưng lại như vết đen trong lòng những đứa trẻ. Người lớn hay những đứa trẻ có tội ? Người lớn hay những đứa trẻ đều mang trong mình có tội.Mỗi người đều có con quỷ ngủ yên bên trong những hành động con người gây ra tổn hại cho nhau đã đánh thức con quỷ bên trong dậy,ác quỷ đã chiếm cái thiện.Chiếm sự lý trí cuối cùng còn sót lại trong mỗi người. Thế giới trẻ nhỏ rất đơn thuần nhưng sự đơn thuần đó đã bị người lớn vấy bẩn.
0 điểm

“Đứa Trẻ Hư” là một trong những cuốn sách nổi tiếng của Tử Kim Trần, đạt được điểm TB mức độ yêu thích khá cao, rất nhiều người khen nên mình đã mua với một hy vọng cuốn sách sẽ khiến mình thích thú. Và rồi đúng như kiểu bị dội một gáo nước lạnh. . Nói về điểm không thích thì có kha khá mà trước hết chính là hình thức. Nếu có cuộc bình trọn nxb nào thiết kế bìa khiến mình không ưng nhất thì mình sẽ bỏ phiếu cho Cổ Nguyệt. Lúc đi mua, không hiểu do số đen hay sao mà cả một chồng sách không lựa nổi được quyển nào trông mới mới một tý hoặc không bị rách, dập góc, dù đã được bọc nilon. . Tiếp tới là về phần dịch, lỗi lặp từ trong một câu chiếm đa số, lỗi chính tả. Rồi cả phần chú thích, cùng là một chữ nhưng có người đọc thành “nhân vương” có người lại nói là chữ “toàn”, như những nxb khác họ sẽ giải thích vì sao có sự khác nhau còn Cổ Nguyệt thì không. . Sau đó là nội dung. Cốt truyện, cách dẫn dắt không thu hút, lôi cuốn, cảm giác như đang "chạy bền". Là tiểu thuyết trinh thám nhưng tồn tại khá nhiều đoạn vô lí. Thủ pháp gây án không ấn tượng và phần nhiều thiên về sự may mắn. Cảnh sát điều tra thì hời hợt, quá cảm tính, dễ dàng bị tình cảm chi phối, dễ bị dắt mũi. Nghi can nói tới đó để đọc sách hàng ngày, cảnh sát chỉ đi kiểm tra xem có đúng nghi can “thường xuyên” đến hay không? Chứ lại không tìm hiểu xem ngày hôm đó vào giờ đó nghi can có đến không?. Nghi can khai gian rằng Trương Đông Thăng trước khi chết đã bị giữ chặt hai bên tay và người, nếu là thật thì chắc chắn khám nghiệm pháp y trên cơ thể nạn nhân phải để lại dấu vết nhưng cảnh sát không phát hiện ra sự bất thường, cũng không kiểm tra lại mà tin luôn lời khai của nghi can. Cách thức phá án thiếu sự sắc lạnh. Nếu trinh thám Nhật rất tinh tế khi đưa cảm xúc vào trong nhân vật, khiến người đọc đồng cảm với những xúc cảm ấy thì ở “Đứa Trẻ Hư”, sự nhẹ dạ cả tin của cảnh sát đã góp phần bù đắp những lỗ hổng và tạo nên tội ác hoàn hảo. Ngang trái. . Bù lại vẫn có vài điểm sáng trong việc phản ánh xã hội rất chân thực. Một xã hội nặng nề về vật chất, người chết chỉ mới được phát hiện 1 đến 2 tiếng, mà người nhà, thay vì đau buồn xót thương, thì đã kịp tề tựu đông đủ, chia xong khoản gia tài thừa kế. Nhân cách của đứa trẻ lúc lớn lên phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh và điều kiện của nó khi còn bé. Xã hội đã đẩy Chu Triều Dương từ một đứa bé thông minh, hiền lành, nhút nhát trở thành đứa trẻ mưu mô, thâm hiểm, lạnh lùng. . Gia đình li dị, bà mẹ đi làm mà ít quan tâm đến cậu con trai, ông bố thì bạc nhược. Cậu đã phải chịu đựng lời sỉ vả từ bà mẹ kế và con gái bà ta, chịu đựng lời đổ oan của bạn học cùng lớp, những ánh nhìn cay độc găm sau lưng, sự xa lánh của bạn học cùng trường. Những thứ đó đè nặng lên đầu, trên vai, trên lưng một đứa bé mới 13 tuổi, tâm lý thay đổi, suy nghĩ thay đổi cũng là điều không thể tránh khỏi. Gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm gì đối với cuộc đời của những đứa trẻ như Chu Triều Dương, Đinh Hạo, Phổ Phổ? . Hai chữ "trách nhiệm" cũng được gắn với hình ảnh "một centimét" đầy ý nghĩa cuối truyện. Cả cuộc đời của Chu Triều Dương bị quyết định bởi một centimét. Nghiêm Lương đấu tranh giữa tình cảm và lí trí bởi một centimét. Trách nhiệm đối xã hội và trách nhiệm đối với cậu bé phạm tội bị đặt lên bàn cân bởi một centimét. Thế giới quan xung quanh cũng bị thay đổi bởi một centimét. "Một centimét đã trở thành một centimét dài nhất thế giới." Nhưng rốt cuộc, những điểm sáng ấy vẫn không giúp mình thích quyển này hơn được. Chẳng nhẽ mỗi mình có ý kiến khác mọi người?

Chu Triều Dương có thành tích học tập vô cùng xuất sắc, luôn đứng nhất toàn trường. Nhưng con người cậu lại giống như một mặt biển tĩnh lặng, và “mặt biển” năm 13 tuổi ấy đã xảy ra một đợt “sóng thần” dữ dội. . Những con sóng bắt đầu lăn tăn khi Chu Triều Dương gặp lại Đinh Hạo và Phổ Phổ vào kỳ nghỉ hè cuối năm lớp 7. Hai người đã chạy trốn khỏi cô nhi viện và đến tìm cậu để ở nhờ. . Sóng mạnh mẽ hơn vào cái ngày Chu Triều Dương cùng hai người bạn vô tình là nhân chứng sống trong vụ Trương Đông Thăng mưu sát bố mẹ vợ. Cảnh sát thì cho đây chỉ là tai nạn trong khi ba đứa trẻ lại đang giữ trong mình bằng chứng cáo buộc tội trạng tên sát nhân. Chúng đã đi đến quyết định táo tợn, tống tiền hắn với mức giá 30 vạn tệ thay vì giao nộp bằng chứng cho cảnh sát. . Từng đợt sóng tiếp tục cuộn trào khi Chu Triều Dương vô tình ngộ sát đứa em gái cùng cha khác mẹ của mình, chỉ có Phổ Phổ và Định Hạo chứng kiến. Cảnh sát hoàn toàn không nghi ngờ Chu Triều Dương cũng như không tìm được bất cứ bằng chứng chứng minh cậu có tội, nhưng bà mẹ kế đã nhìn ra nỗi sợ hãi trong cậu và tìm đủ mọi cách để trả thù. . Bị chèn ép, bị bắt nạt, bị đối xử tệ bạc, bị người bố mình vẫn luôn tin yêu lừa gạt, chứng kiến cảnh mẹ ruột bị bà mẹ kế đánh đến bầm dập máu me… Chu Triều Dương, từ một đứa trẻ ngây thơ, hiền lành, nhút nhát, nếu đối với vụ việc đứa em gái chỉ là ngộ sát, thì cậu đã đi đến ham muốn giết người và đây cũng chính là lúc bão tố, sóng thần bắt đầu gầm thét trên mặt biển của đứa trẻ chỉ mới 13 tuổi. . Điều gì sẽ xảy ra khi mùa hè năm ấy kết thúc? Cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc của ba người bạn lại vô tình khiến cuộc đời của cả ba con người đều đổi thay.

Trong cuốn này, tớ thích cái sự tiến thoái lưỡng nan mà tác giả đặt người đọc vào, khi phải đứng ngoài quan sát từng người từng người một hoặc sa vào vũng lầy mà chính họ không hay biết, hoặc bị kẻ khác che mắt, hoặc mất đi nhân tính ngập trong hận thù. Tớ cũng thích cái nhìn đa chiều tác giả đưa vào câu chuyện, bởi không có lửa làm sao có khói, nhưng vì hận thù mà đoạt đi mạng người, có đúng hay không? . Hừm, gấp sách lại tớ vẫn băn khoăn rằng, liệu một kẻ ác có thể trở lại làm một người tốt được hay không, khi tay đã dính máu? Liệu có phải rằng khi con người ta bị dồn đến đường cùng, bản chất thật sự của họ sẽ bộc lộ ra hoàn toàn? Và liệu có cần đi đến tận cùng mọi sự hay không, và liệu sự thật phơi bày có phải là cái kết có hậu trong mọi trường hợp hay không? . Chung lại thì đây có lẽ sẽ là một trong những cuốn với tớ là đáng thử của Tử Kim Trần này, nên thử anh em ơi. Sắp tới tớ sẽ đọc tiếp cả ‘Đêm trường tăm tối’ nữa, mong là sẽ lại có thêm một trải nghiệm ưng ý nữa. Chu Triều Dương, cậu bé học cấp 2 rất xuất sắc, được mẹ một mình nuôi lớn vì bố cậu đã kết hôn với người phụ nữ khác. Vốn là một cậu bé ngoan ngoãn, chăm chỉ gương mẫu, nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi, khi người bạn Đinh Hạo của cậu, dẫn theo một cô em gái Phổ Phổ, cùng tới tìm cậu...