Đời ngắn đừng ngủ dài của tác giả Robin Sharima là một quyển sách hay với những triết lý sâu sắc mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Là một người trẻ chúng ta cần làm gì? Hãy nắm bắt cơ hội hành động đừng bỏ lỡ bất cứ lúc nào vì thời gian luôn là vô giá và hãy hành động khi ta có thể.
Đôi nét về tác giả
LL.B, LL.M là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về huấn luyện nghệ thuật lãnh đạo và phát triển bản thân, với triết lý cốt lõi của ông là lãnh đạo không cần chức danh và thoải mái phát huy cao nhất năng lực của mình.
Ông là tác giả của 8 cuốn sách best seller trên thế giới, trong đó có The Monk Who Sold His Ferrari (được dịch ra 55 thứ tiếng), The Leader Who Had No Title và Who Will Cry When You Die?. Robin đứng trong top 2 của cuộc khảo sát độc lập do trang leadergurus.net thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của những nhà tư tưởng lãnh đạo trên toàn thế giới.
Ông là nhà sáng lập của Sharma Leadership International Inc., một công ty đào tạo với nhiều khách hàng nổi tiếng như FedEx, GE, IBM, Microsoft, Nike và Đại học Yale.
Hãy là chính mình
Warren Buffet từng nói: “Không bao giờ có ai giống bạn.” Một ý tưởng rất thâm thúy. Một con người khôn ngoan. Không bao giờ có ai giống như tôi. Và không bao giờ có ai giống như bạn. Sẽ có người cố gắng bắt chước cách bạn suy tư, nói năng, hành động. Nhưng dù cố gắng hết sức họ cũng chỉ đứng hàng thứ hai mà thôi. Vì bạn là duy nhất. Một bản thể duy nhất tồn tại hôm nay. Giữa hàng tỷ người khác. Hãy dừng lại và nghĩ về điều này. Bạn chợt nhận ra mình đặc biệt. Không, rất đặc biệt mới đúng. Và không thể có ai tranh giành được.
Thế thì hôm nay, bạn làm gì khi bước vào thế giới cần những con người thể hiện vượt trội trong cuộc sống từ trước đến giờ? Bạn đã bộc lộ hết mọi khả năng tiềm ẩn chưa? Bạn đã tiết lộ con người chân thật của mình chưa? Bạn có là chính mình? Hãy tự hỏi. Bởi vì không còn lúc nào thể hiện chính mình tốt hơn lúc này. Và nếu không phải bây giờ, thì khi nào? Tôi nhớ đến lời của triết gia Herodotus: “Thà chấp nhận rủi ro phải gánh chịu một nửa những chuyện xấu mà ta từng dự đoán trước, còn hơn giữ mãi sự vô danh hèn nhát vì sợ những điều có thể xảy ra.” Một lời nói tuyệt đẹp.
Học từ lỗi lầm
Gây lỗi lầm là điều bình thường. Chúng ta là con người, và lỗi lầm cho ta cơ hội học hỏi, lớn lên. Vấn đề là đừng gây thêm lỗi lầm như thế lần nữa. Nó chứng tỏ bạn đi ngược lại với bài học dành cho bạn. Bạn không lắng nghe cuộc đời. Bạn không chú ý gì hết.
Trong Điều vĩ đại đời thường, tôi đã kể câu chuyện mình đánh mất cơ hội gặp gỡ Harvey Keitel tại sảnh lớn của khách sạn ở Toronto.Tôi không chộp lấy điều mà Carlos Castaneda gọi là “cơ hội bất chợt” đến. Nhưng tôi đã biết sửa chữa lỗi lầm. Tôi đã hứa sửa sai. Và tôi đã giữ lời. Một lần khác tôi xuống phố để gặp đại diện một nhà xuất bản, và đang ăn món cá sống tại một nhà hàng Nhật ưa thích của mình. Bạn biết ai đang ngồi bàn bên cạnh không? Chính là nghệ sĩ nổi tiếng Eric Clapton.
Khi đúng thời điểm (chẳng có thời điểm nào là lý tưởng để chộp lấy cơ hội, nhưng tôi vẫn để ông dùng bữa xong), tôi mở lời chào. Tim tôi đập rộn ràng (tôi chỉ là người bình thường thôi mà). Tất nhiên tôi cũng lo lắng sợ mình bị ngó lơ. Nhưng nếu không thử, sao bạn biết được. Tôi nhận ra rằng nếu chộp lấy nó, ít ra tôi còn có một cơ hội gặp gỡ ông ấy. Còn nếu không, bảo đảm chẳng bao giờ có cơ hội nữa. Thế là tôi chộp lấy. Hóa ra chúng tôi đã có buổi tán gẫu tuyệt vời, và Eric Clapton là một người thú vị. Tôi đã có thêm một cuộc nói chuyện để hình thành con người mình – như mọi cuộc nói chuyện trước đây.
Mỗi ngày cuộc đời gửi đến bạn cơ hội học hỏi, phát triển và bước gần đến chân thiện mỹ. Đừng bỏ lỡ. Có những cơ hội không bao giờ trở lại. Đừng lựa chọn sự hối tiếc.
Lời kết: Với những câu chuyện khác nhau đều mang những thông điệp giá trị và khi đọc nó giúp chúng ta trở nên suy nghĩ tích cực và sâu sắc hơn.
Review chi tiết bởi: Thanh Ngân - Bookademy
Design ảnh bởi: Thanh Ngân - Bookademy
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Với một cuốn sách có rất nhiều giá trị sống như "Đời ngắn đừng ngủ dài", thì để có thể thấu cảm được toàn bộ triết lí mà Robin Sharma truyền tải, mình nghĩ nó cần một thời gian dài để trải nghiệm.
Không biết mọi người học được những triết lí gì từ cuốn sách này? Nhưng đối với mình ở thời điểm hiện tại, mình đã hiểu được câu "đừng trì hoãn" và cái giá phải trả là như thế nào.Trước kia khi mình đọc cuốn sách này, mình chỉ đơn giản là đọc, hiểu nhưng thực sự cảm nhận thì chưa được nhiều. Cho đến một năm trước có những quyết định mà mình đã muốn đưa ra, nhưng vì mình nghĩ bản thân mình cần thêm thời gian để suy nghĩ. Nhưng lúc đó mình không hiểu rằng thật ra mình chỉ đang ngộ nhận thôi, bản chất là mình đang trì hoãn việc đưa ra quyết định. Một năm sau, chính là thời điểm hiện tại, mình vẫn đưa ra quyết định mà nó đã nằm trong đầu một năm trước. Vậy là mình mất một năm trì hoãn.Mọi người đừng hiểu nhầm ý mình, tất nhiên chúng ta cần thời gian để suy nghĩ về những quyết định chưa chắc chắn. Nhưng nếu câu trả lời đã nằm sẵn trong đầu, tại sao chúng ta lại trì hoãn nó? Bởi trong cuốn sách cũng có một triết lí rất hay mà Robin Sharma đã nhắc tới: "Hãy làm hết sức rồi để cuộc đời làm điều còn lại". Với bản thân mình, cái giá của sự trì hoãn là thời gian mất đi không thể lấy lại được. Khoảng thời gian đó mình đã có thể quyết định sớm hơn để làm và sửa, hay chi ít cũng để biết nó là quyết định đúng hay sai?