Với những câu chuyện đời thường bình dị và thực tế, Chỉ Bảo Thì Được Nhưng Đừng Chỉ Trỏ của Vương Tiểu Mao đã mang đến cho chúng ta những bài học nhân sinh sâu sắc về các khía cạnh của cuộc sống. Đi qua từng câu chuyện, bạn sẽ nhìn thấy chính bản thân trong đó, đồng thời rút ra cho mình những bài học có thể thay đổi suy nghĩ và thế giới quan của mình. Hy vọng cuốn sách sẽ mang đến cho bạn sự động viên và an ủi cần thiết để bạn có thể bước qua cuộc đời vốn giông bão này.

|| Về tác giả:

Vương Tiểu Mao là một nữ tác giả tài năng và tâm huyết với nghề. Cô có sở thích quan sát, phân tích và viết về các vấn đề trong cuộc sống và xã hội. Với cách viết khéo léo mà không kém phần sắc sảo, từng câu chữ của cô đã chạm đến trái tim của người đọc.

/CÓ NHỮNG LỖI LẦM KHÔNG THỂ THA THỨ/

Có những người trong cuộc sống luôn oan thán rằng cuộc sống không cho họ một con đường sống và cơ hội, cứ đẩy họ vào đường cùng. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế thì họ rất đáng bị như thế. Tôi sẽ giải thích ngay như sau.

Cuộc sống là một chuỗi những ngày hiện thực và là kết quả của những lựa chọn không ngừng. Trước khi làm bất cứ một việc gì chúng ta cần nghĩ đến những hậu quả kèm theo. Đừng vội suy nghĩ quá đơn giản và bồng bột đến kết cuộc hậu quả không thể gánh vác. 

Những người đàn ông ngoại tình và trăng hoa, những đứa con hư hỏng chuyên đi phá rối mọi thứ, những kẻ thiếu quy tắc và làm càng, vv. Những người như thế trong xã hội chúng ta không thiếu và họ đang làm cho tật tự xã hội cũng như tiêu chuẩn đạo đức bị xáo trộn. 

Người đàn ông vì thiếu sự chung thủy và không màn đến cô vợ bị tổn thương ra sao mà buông lời trách vợ “Sao em nhẫn tâm thế?”; đứa con hư hỏng chuyên đi đánh bạn trong lớp, đánh đến nỗi đối phương bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng không những bà mẹ cảm thấy hối lỗi về trách nhiệm của con mình mà còn than vãn rằng “Tại sao gia đình cô không cho con tôi một cơ hội, nếu việc này để lại một vết nhơ trong đời nó thì sao?”, và còn nhiều những phản ứng sẽ khiến cho bạn hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.


Tôi thấy những hành động như trên không nên được tha thứ. Ai cũng bảo là vì anh ấy lỡ dại, quá thiếu chín chắn bị người phụ nữ khác thu hút đến mức không biết gì, hoặc là vì con tôi còn quá trẻ, nó quá bồng bột nên mới gây ra chuyện như vậy chứ thật ra, nó không muốn thế, vv. Nếu như đã biết những chuyện đúng đắn trong hôn nhân, khi đã trở thành vợ chồng phải chung thủy nhưng nếu anh ta đã phá vỡ nguyên tắc đó, thì anh ta có tư cách gì để trách người vợ quá nhẫn tâm. Nếu đã biết cố ý đánh người khác là một việc sai đạo đức, vậy tại sao cậu bé ấy vẫn làm? Ai cũng bảo “tuổi trẻ bồng bột, thiếu hiểu biết” nhưng ai mà chưa từng đi qua tuổi trẻ nhưng không phải ai cũng hành động như vậy.Tất cả chỉ là sự bao biện và họ đang bảo vệ cái tôi không chịu khuất phục của họ mà thôi.

Chúng ta đã sinh ra làm con người, thì hãy sống thật tốt cho thành một con người. Trước khi làm bất cứ việc gì, hãy nghĩ đến nhân quả luân hồi, cân nhắc kỹ bản thân mình có gánh vác nổi hay không. Nếu không gánh vác được thì đừng làm tổn thương người khác, đã làm tổn thương người khác rồi thì đừng hy vọng người khác bao dung. Con đường này chẳng phải do bạn tự chọn hay sao? Trên thế giới này, không ai nợ bạn một con đường quay trở lại.

 Tôi cho rằng, bất cứ lỗi lầm nào rõ ràng biết là không thể phạm phải nhưng lại cố tình phạm lỗi đều đáng bị trừng phạt và không nên tha thứ. Chính vì có nhiều người tha thứ như vậy nên kẻ xấu mới càng một nhiều hơn. Khoan dung và tha thứ chỉ nên dành cho những người vô tình phạm lỗi thôi. Đối với những kẻ chị lợi dụng lòng thương hại của người khác, chà đạp lên nỗi đau của đối phương để bao biện cho hành vi sai trái của mình thì hành động tha thứ cho họ là một loại dung túng. Hãy để cho họ trả giá cho hành động của mình và tự ý thức mình cần phải làm gì để có thể “quay đầu là bờ.” Nếu không thì hãy để xã hội tránh xa họ triệt để.

Thế giới này chưa bao giờ cho bất cứ ai cơ hội một lần làm điều vô hại mà lại không bị truy cứu trách nhiệm, nhưng chính vì sự tha thứ và lòng khoan dung càng ngày càng không có giá, nên mới khiến rất nhiều người mặc định về sự tồn tại của cơ hội này, chúng ta mới có thể nhìn thấy những người biết sai mà vẫn phạm sai lầm, hết lần này đến lần khác thỉnh cầu có được thể diện vô sĩ một lần nữa.


/THƯƠNG YÊU LÀ VÔ TỘI, NHƯNG KHÔNG THỂ VÌ THƯƠNG YÊU MÀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI/

Câu chuyện trong tác phẩm của tác giả khá liên quan đến những gì tôi gặp phải trong cuộc sống về cách nuôi dạy con cái của cha mẹ thời hiện đại ngày nay.

Cậu bé học hành không tốt, không tập trung, bài vở thì không quan tâm, lúc nào cũng lơ đãng và luôn làm việc riêng trong lớp; còn cô bé khác thì lúc nào học cũng lấy điện thoại ra lướt lướt đến nỗi giáo viên gọi tên cũng chẳng thèm để ý; còn cậu nhóc kia thì chơi những trò chơi bạo lực trên lớp, cố ý đánh bạn đến bầm tay sưng mắt nhưng sau đó lại xem như chẳng có chuyện gì xảy ra, vv. Tôi cứ nghĩ những trường hợp như vậy khi báo cho phụ huynh biết thì họ phải nhận thông tin trước, sau đó về nhà theo dõi con mình, hỏi rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục, hay ít nhất chia sẻ về tình hình của con. Nhưng tất cả các câu trả lời tôi nhận được là:

 “Tại bên trường em quản lý không tốt, chất lượng giảng dạy chẳng ra gì, chuyện nhỏ thế mà cứ phiền lòng phụ huynh.”

“Em nói vậy thì không công bằng cho con chị, con chị ở nhà rất ngoan và học tốt, sao bên trường em lúc nào cũng chê nó thế, nó chỉ là con nít thôi mà.” 

Họ chỉ muốn bảo vệ còn mình chứ không thật sự nhìn ra vấn đề xảy ra với con họ. Không những để trẻ chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, ngược lại còn đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chính vì thiếu nghiêm khắc trong quá trình dạy dỗ trẻ mà dẫn đến những hậu quả như thế.

Tôi hiểu một điều rằng, cha mẹ lúc nào cũng yêu thương và bảo vệ con cái của mình nhưng phải chăng họ đang làm sai cách. Nếu chỉ đổ lỗi cho hoàn cảnh và không tạo cho con trẻ một cơ hội để nhìn lại bản thân và chịu trách nhiệm cho hành động của mình thì sau này rất khó chúng có thể trưởng thành về mặt tâm lý. Kết quả là, chúng lúc nào cũng tỏ ra “tự cao tự đại”, “coi trời bằng vung” và luôn thoái thác trách nhiệm vì chúng nghĩ rằng đằng sau lưng mình có cha mẹ đỡ rồi, cần gì phải lo nữa.

Làm cha mẹ thì phải có chừng mực của người làm cha mẹ, yêu thương con cũng cần phải lựa chọn phương pháp đúng đắn. Nếu không cẩn thận, một thiên sứ nhìn thế nào bạn cũng thấy yêu quý cũng có thể biến thành một ác ma người gặp người ghét trong chính cái yêu thương sai lầm của bạn.

Con cái chính là giọt máu của bố mẹ nhưng không vì quá yêu thương chúng mà bạn phải không biết giới hạn và mất đi nguyên tắc của mình. Không phải vì bạn cho rằng con bạn là duy nhất và hoàn hảo nhất thì xã hội phải yêu quý và bao dung cho những sai lầm của chúng. Cuộc đời nghiệt ngã, không có ai có thể bảo vệ và để ý đến con bạn như bạn nghĩ đâu. Hãy để cho chúng có trách nhiệm hơn với hành động của mình, đây là cách một bậc cha mẹ mẫu mực nên làm.

Quá nuông chiều con cái sẽ vô tình hại chúng. Nếu con trẻ không được uốn nắn từ nhỏ, khi trưởng thành rất khó chỉnh sửa những thói quen xấu và định hình tâm lý của chúng. Nếu ba mẹ cứ bỏ qua những chuyện xem như nhỏ nhặt và gán vấn đề cốt lõi cho ngoại cảnh thì hậu quả sau này chỉ có con bạn gánh vác. Sự chừng mực là mấu chốt quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ.

Tôi rất ngưỡng mộ những bậc phụ huynh khi con họ vấp ngã, họ không tìm cách để đổ lỗi cho ngoại cảnh, ngược lại họ phân tích đúng sai, con cần phải làm gì để tránh phạm phải sai lầm đó, đồng thời luôn tôn trọng cảm nhận của con trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào liên quan đến chúng. Họ tạo cho con mình một cảm giác rằng: “Con có thể mắc sai lầm, nhưng đừng xem nó là thất bại hoàn toàn. Ba mẹ luôn ở đằng sau ủng hộ, hãy tự đứng dậy và học bài học sau những lần vấp ngã ấy.” Những đứa trẻ như thế khi trưởng thành sẽ rất tự tin và luôn chịu trách nhiệm cho những hành vi hay cảm xúc của mình. Chỉ cần có một phương pháp đúng đắn và yêu thương chừng mực thì con trẻ sẽ được phát triển toàn diện.

Con cái là giọt máu của bố mẹ, yêu thương con cái là vô tội, nhưng không thể mất đi nguyên tắc và giới hạn, không thể chỉ lựa chọn lập trường mà không để ý đến đúng sai. Không thể vì làm bố mẹ mà tự động phân chia con người trong thiên hạ thành "con của tôi" và "cỏ rác", càng không thể bởi vì bạn cảm thấy con mình đáng yêu mà yêu cầu tất cả mọi người phải yêu quý, phải bao dung với con của bạn.

/HÃY LÀ MỘT NGƯỜI LỊCH THIỆP TRONG TÌNH YÊU/

Trong tình yêu, một tình yêu bền vững và lành mạnh là có sự sẻ chia và trách nhiệm của cả đôi bên. Sự tôn trọng là điều tối thiểu chúng ta cần có để nuôi dưỡng mối quan hệ. Nếu trách nhiệm chỉ đứng ở một bên thì ngay từ đầu mối quan hệ ấy không nên bắt đầu.

Có rất nhiều cô gái hay các chàng trai vì muốn nhường nhịn và chiều chuộng người mình yêu mà hy sinh quá mức. Bạn gái đi trễ 2 tiếng đồng hồ khi đã hẹn nhau từ trước, chàng trai cũng đành ngậm ngùi chịu đựng, không than vãn một lời. Đi ăn lúc nào thì lúc nào các chàng trai cũng dành phần trả tiền, đi mua sắm thì các chàng trai giống như một cây treo áo di động, trên người toàn là những túi đựng túi, giày cùng với những vật dụng mà cô gái mua, vv. Đã không ít lần tôi nhìn thấy những trường hợp như vậy và không khỏi tắc lưỡi. Tôi không nghĩ những hành động như thế là một hành động đẹp trong tình yêu.

Đôi bên nên đối xử với nhau một cách lịch sự và tôn trọng nhất có thể. Tuy rằng, chúng ta thừa hiểu rằng trong tình yêu chúng ta nên đôi lúc “nhõng nhẽo” một chút, các cô gái thì ra sức kiểm nghiệm lòng chung thủy của đàn ông bằng nhiều cách. Nhưng câu hỏi đặt ra là những cách này có thật sự hiệu quả hay không? Càng làm những việc như thế, càng chứng tỏ cảm giác an toàn của bạn trong mối quan hệ rất thấp. Hoặc đơn giản, bạn không xem trọng tình yêu này. Nếu đã có sự tin tưởng cho nhau thì không cần phải làm những điều đó.  Hãy bình đẳng với nhau trên mọi khía cạnh. Đương nhiên, nếu áp dụng một cách quá cứng nhắc, cả hai sẽ rất mệt mỏi. Điều quan trọng là tùy vào hoàn cảnh mà chúng ta có những hành vi phù hợp. Khi bạn trở nên quá phụ thuộc và thiếu sự lịch thiệp trong tình yêu thì bạn sẽ là người mà không ai muốn đến gần và chở che đâu.

 /TRONG CUỘC ĐỜI NÀY ĐÚNG LÀ CÓ NHỮNG THỨ KHÔNG CÔNG BẰNG NHƯNG PHẪN NỘ CŨNG KHÔNG GIÚP BẠN THAY ĐỔI HIỆN TRẠNG/

Thay vì tốn công tốn sức dành thời gian cho việc than trời trách đất cho việc thế sự không thành, chi bằng tự nhìn lại bản thân để kiểm điểm và tiến bước về phía trước. Sẽ có những người nghĩ rằng chỉ cần làm việc vất vả và chăm chỉ thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, hoặc là chỉ cần bỏ công sức ra cho việc học, thức khuya dậy sớm thì sẽ thi đỗ vào những trường điểm. Họ đã được dạy rằng chỉ cần miệt mài, siêng năng lao động như vậy thì kết quả sẽ đơm hoa kết trái. Song, có một điều quan trọng mà không ai dạy bạn là cách làm có đúng đắn và khoa học là chìa khóa cho việc thành công chứ không phải cứ lao đầu vào làm mà không biết việc làm của mình có mang đến những tiến triển nào không.

Bạn thức khuya tới tận 2 giờ khuya, dậy sớm lúc 6 giờ sáng hằng ngày không có nghĩa là bạn sẽ thi đậu hoặc vượt qua kì thi.

Bạn tập thể dục hằng ngày chưa chắc bạn đã có một thân hình khỏe và tinh thần thoải mái.

Bạn đọc nhiều sách không có nghĩa bạn là một người thông thái và hiểu chuyện.

Tất cả sẽ chỉ là vô nghĩa và “công cốc” nếu thiếu một bối cảnh phù hợp & phương pháp khoa học.

Bạn thức khuya dậy sớm NHƯNG cách làm như thế nào mới quan trọng. Nếu sức khỏe kiệt quệ, tâm trạng lúc nào cũng mệt mỏi và uể oải thì việc thất bại sẽ chờ sẵn bạn.

Bạn tập thể dục hằng ngày nhưng trách sao mình không khỏe lên là vì ngoài tập thể dục ra, bạn vẫn cứ tiếp tục ăn vặt, ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, thức khuya, suy nghĩ tiêu cực thì tất nhiên bạn sẽ cảm thấy không khỏe.

Bạn đọc sách nhiều NHƯNG không tự kiểm nghiệm, không thực hành thì bạn hy vọng gì ở bản thân trở thành một người trưởng thành và hiểu chuyện?

Chính vì vậy, thay vì oán trách và đổ lỗi cho ngoại cảnh cho sự “kém may mắn” của mình thì hãy cố gắng tìm ra những điều mà bấy lâu nay bạn đang làm sai hoặc chưa đúng hướng, tập trung vào việc cải thiện những điểm sai sót và hoàn thiện chính mình mỗi ngày.

Cũng giống như nói rằng, bạn đối xử tốt với người ta, liệu người ta có định đáp trả lại bạn bằng tình yêu không? Nếu như thực sự là vậy, thì cuộc sống gian nan này sẽ trở nên dễ dàng biết bao nhiêu!

/DỐC HẾT TRÁI TIM CHO NHỮNG GÌ BẠN ĐANG LÀM MANG LẠI HIỆU ỨNG TÍCH CỰC CHO BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH/

Trong cuộc sống, đặc biệt là trong công việc sẽ rất dễ dàng để chúng ta phân biệt được hai dạng người: người tận tâm và người hời hợt trong công việc. Tất cả chỉ qua cách quan sát cách họ làm việc.

1/ Những người tận tâm luôn làm việc với trách nhiệm, sự chỉnh chu và ẩn thận trong từng công việc nhỏ mà họ đang làm. Họ luôn mang đến sự đổi mới trong công việc, không đi theo cách làm việc quy cũ và truyền thống. Nếu có thể làm tốt hơn thì họ luôn cố gắng hết mình để hoàn thành chúng tốt nhất.

2/ Những người hời hợt thì làm “sao cũng được”, nếu cho họ một công việc để làm thì họ chỉ cố làm việc cho xong, hoặc làm ở mức có thể chấp nhận được chứ không thật sự tốt nhất.

Ở đây, mình không nói đến chủ nghĩa hoàn mỹ (perfectionism), những điều này đang tập trung vào việc đặt ra tiêu chuẩn của bản thân trong tất cả những việc chúng ta làm. Dạng người thứ 1, họ không chú trọng vào kết quả mà ngược lại chú trọng vào quá trình. Họ cho rằng, dốc hết tâm sức và trái tim của mình vào công việc thì sớm muộn gì kết quả sẽ tốt. Dạng người thứ 2 thì chỉ chú trọng vào kết quả đạt được, chính vì vậy họ bỏ qua cảm giác tận hưởng quá trình và hưởng thụ.

Điều này hoàn toàn đúng trong cuộc sống với gia đình, bạn bè, hay những người xung quanh chúng ta. Cùng một món ăn nhưng cách nấu thông thường và cách nấu với tất cả trái tim sẽ khiến bạn cảm nhận được sự khác biệt. Cung một lời hỏi thăm thông thường và một lời hỏi thăm với sự quan tâm sâu sắc và lo lắng, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu thương chân thực. Vì vậy, hãy làm hết sức có thể và thành quả bạn nhận được sẽ luôn xứng đáng.


/LĨNH HỘI CỦA SỰ THOẢI MÁI ĐẾN TỪ VIỆC DÁM ĐẮC TỘI VỚI NGƯỜI KHÁC/

Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều tình huống bạn hy sinh quyền lợi bản thân của mình cho người khác quá nhiều, làm cho bản thân mệt mỏi và căng thẳng quá độ. Thật ra, bạn sinh ra không phải làm hài lòng người khác, không cần phải để ý quá nhiều đến ánh nhìn của người khác mà bỏ qua đi cảm nhận của bản thân.

Nếu bạn không muốn người khác chịu khổ thì bạn phải là người chịu vậy. Thật ra giúp đỡ người khác là một niềm vui, tuy nhiên nó phải dựa trên cơ sở không làm tổn hại đến bản thân mình. Nếu chỉ biết đâm đầu mà đáp ứng tất cả các yêu cầu của người khác thì không những người khác xem đó là việc hiển nhiên mà bạn còn bị lợi dụng hết lần này đến lần khác đấy.

Riêng bản thân tôi, tôi quan sát thấy rằng trong công sở có một người luôn cố gắng chạy theo những mong đợi của người khác. Chuyện của mình chưa làm xong đã lo đi làm những yêu cầu của người khác như giải quyết hộ đống giấy tờ, làm những việc lặt vặt như mua cà phê, in ấn các kiểu. Kết quả là công việc của bản thân thì không hoàn thành, việc của người khác một khi đã làm xong còn bị “chê bai” và “đánh giá” là “làm không ra trò trống” gì hết.

Trước tiên, chúng ta phải là người có khả năng quan tâm đến bản thân mình, sau đó mới là người có khả năng dư thừa để giúp đỡ người khác. Người không vì mình, thì ai vì mình đây? 

Lòng tốt của bạn có hạn, chính vì vậy đừng mang ra “phân phát” lung tung. Những người trân trọng bạn sẽ không vì lòng tốt của bạn mà lợi dụng và lấn át, còn những kẻ thời cơ thì lúc nào cũng tham vọng và sẽ khai thác triệt để sự tốt bụng của bạn đấy.


/CÓ NHỮNG NGƯỜI CHO DÙ BẠN CÓ ĐI ĐẾN ĐƯỜNG CÙNG THÌ CŨNG KHÔNG CẦN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA HỌ/

 Tại sao tôi lại nói điều này? Vì quan trọng vẫn là thái độ của cả hai trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau có đúng mực hay không.

 Trường hợp này tôi đã từng chứng kiến và trải qua rất nhiều. Khi bạn nhờ một ai đó giúp đỡ thì kết quả là không những thái độ của họ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mà còn việc cũng không hoàn thành theo ý nguyện của bạn. Họ chấp nhận sự giúp đỡ của bạn như là một “sự ban ơn”. Hay nói cách khác, tuy nhận lời giúp đỡ bạn nhưng thái độ làm việc rất hời hợt, chỉ làm cho xong, không có chút thành tâm nào trong công việc đó. Khi có một vấn đề phát sinh trong công việc mà bạn nhờ họ giúp, bạn chỉ mong muốn góp ý và mong nhận sự hợp tác thì họ liền nói: “Tớ giúp cậu như vậy là quá may mắn rồi, cậu còn đòi hỏi gì nữa chứ?” Thế là bạn ngậm ngùi im lặng và lẳng lặng chịu đựng mà không dám nói một lời phản bác nào.

Theo thời gian, tôi nhận ra một điều rằng thật ra dù tình hình có tồi tệ như thế nào tôi cũng sẽ không bao giờ muốn nhờ họ giúp đỡ vì họ không xứng đáng giúp tôi. Tôi quan niệm một khi đã chấp nhận một yêu cầu giúp đỡ từ ai đó, bạn nên làm điều đó toàn tâm toàn ý. Làm cho đến nơi đến chốn và thể hiện trách nhiệm của mình. Vì người khác tin bạn mới tìm đến bạn để hỗ trợ, ít ra bạn cũng nên thiện chí làm tốt công việc đó. Nếu đặt ngược tình huống, bạn yêu cầu sự giúp đỡ và người đó làm “không ra hồn”, ngược lại còn làm tốn thời gian của bạn nữa thì khi ấy bạn sẽ suy nghĩ thế nào?

Vì vậy, sau này khi bạn nhận lời giúp đỡ ai đó, hãy làm thật tận tâm. Có trách nhiệm với việc đó và luôn giữ chữ tín của mình lên hàng đầu.

/TỪ BIỆT LÀ MÔN HỌC ĐẦU TIÊN CHÚNG TA CẦN PHẢI HỌC/

Ai cũng dạy cho chúng ta niềm vui mừng khi được trùng phùng, nhưng không ai dạy cho ta biết cách đối diện với biệt ly như thế nào. Có một câu nói rằng: “Tiệc nào rồi cũng tàn”. Không có gì tồn tại mãi mãi. Cuộc sống luôn là một chuỗi ngày không ngừng tiếp nối và kết thúc. Khi chúng ta đối mặt với nỗi đau và từ biệt thì chắc chắn ta sẽ bị tổn thương và đau đớn vô cùng nhưng đó là một bài học mà bạn nên học suốt cuộc đời.

/Từ biệt trong tình yêu/

Đau đớn nhất là trong tình yêu, chúng ta đành chia tay với người ta yêu thương nhất. Điều này không chỉ đúng trong tình yêu đôi lứa, chúng bao gồm tình yêu gia đình, bạn bè thân thiết, vv. 

Khi chia ly, thật khó để buông bỏ những thời khắc tươi đẹp nhất. Thật ra cái mà chúng ta muốn níu giữ lại là khoảng thời gian thanh xuân khi đó, những khoảnh khắc đáng nhớ cùng người ấy. Nếu nhìn ở một khía cạnh khác, đó là bạn của quá khứ. Khi đến lúc chia ly, thì cũng là lúc bạn buông bỏ những gì của quá khứ và sẵn sàng bước tiếp về tương lai. Dù có đau đớn như thế nào thì ít ra chúng ta cũng đã dốc lòng vì nhau trong khoảng thời gian ấy.

/Từ biệt trong bối cảnh gia đình với con cái/

Thật ra cuộc sống rất khó nói điều gì là đúng và điều gì là sai. Cha mẹ lúc nào lúc nào cũng ưu tiên con lên hàng đầu và thương con vô điều kiện. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh khác nhau mà từng bậc phụ huynh sẽ có những cách yêu thương con khác nhau, trong đó chia ly là cũng là một cách “bất đắc dĩ”.

Điều này đặc biệt đúng đối với những gia đình thôn quê, vì thiếu thốn vật chất và điều kiện chăm sóc con trẻ nên đành phải xa con lên thành thị, tìm một công việc có thể nuôi sống và hỗ trợ cho con sau này. Rất nhiều đứa trẻ thiếu vắng tình thương của bố mẹ trong giai đoạn này, dẫn đến trầm cảm và trở thành một đứa trẻ hiếu chiến và khó thích nghi khi trưởng thành, nhưng cũng có những đứa trẻ rất kiên cường và hiểu chuyện. Chúng không hề trách bố mẹ mình vì đã vô tâm bỏ rơi mình như thế, mà có lẽ trong tận thâm tâm, chúng đã hiểu chia ly là như thế nào và chúng đang học cách để đối diện với nó.

 Thật khó để đánh giá những bậc phụ huynh như thế, chỉ mong rằng tương lai dù có như thế nào, những đứa trẻ ấy có thể học một bài học về từ biệt quan trọng. Cuộc sống vốn có nhiều điều bất đắc dĩ, mỗi lựa chọn đều vô cùng gian nan, tình yêu mà bố mẹ dành cho bạn cũng có nhiều loại khác nhau, chia xa là một trong những số đó. Bạn có thể cảm thấy đau đớn nhưng cũng không nên cảm thấy thiếu thốn.


Lời kết

Cuộc sống vốn vô thường, không ai biết trước sẽ có điều gì đợi chờ ta vào ngày mai. Bạn càng yêu thật nhiều thì cuộc sống sẽ ban cho bạn nỗi đau nhiều tương xứng. Đó là quy luật. Nếu còn cơ hội để thở và sống thì chúng ta nên tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc bằng tất cả trái tim. Dù thế giới ngoài kia có phức tạp và bạc bẽo thế nào, chỉ cần tâm hồn bạn cao thượng và đủ mạnh mẽ để vượt qua thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy đơn độc. 

Review chi tiết bởi: Tuyết Sơn - Bookademy

Hình ảnh: Tuyết Sơn - Bookademy


--------------------------------------------------                                                                     

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm


“Thanh xuân” có vẻ là một từ khóa rất phổ biến gần đây. Nó xuất hiện trong các tựa sách bán chạy, trong những bài hát thịnh hành, tên phim truyền hình, các trang báo, và những dòng trạng thái trên mạng xã hội. Dường như lúc này trong đời sống văn hóa cộng đồng đang xuất hiện một thứ tín ngưỡng – tín ngưỡng tôn thờ tuổi thanh xuân.

Từ “thanh xuân” luôn đi liền với ý niệm: tuổi trẻ là một cái gì rất đẹp và quý giá mà ai cũng chỉ sở hữu một thời gian ngắn trong đời, vậy nên hãy sống vội lên như tinh thần yolo, tinh thần carpe diem để không hối tiếc về sau.

Tôi nghĩ cuốn sách giống như một người bạn đồng hành, bền bỉ, cùng tôi đi những chặng đường đầu tiên nhưng không phải những câu chuyện màu hồng, không phải bản tình ca kẹo ngọt của thanh xuân. Sách chỉ thẳng những vấn đề mà chính bản thân tôi sẽ phải tự đối mặt, tự đương đầu.

“Kêu gào vài tiếng là có thể có cơ hội mới sau khi thất bai, đó là thứ đãi ngộ mà chỉ những đứa trẻ vẫn còn đóng tã mới có được.”

Thanh xuân chính là những gì đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất, và ngay trong chính quãng thời gian thanh xuân này, tôi phải trở nên mạnh mẽ mỗi ngày, dũng cảm đối diện với hiện thực, sẵn sàng đương đầu và vượt qua thử thách.

 Là bởi những điều đó đều do ta nghe người khác nói, chứ không phải do tự mình đúc rút ra. Mỗi con người đều phải trải qua ba lần trưởng thành: Lần thứ nhất là khi nhận ra bản thân không phải trung tâm của vũ trụ. Lần thứ hai là khi hiểu rõ dù có nỗ lực đến mấy vẫn sẽ có những giấc mơ nằm quá tầm tay. Lần thứ ba là khi kiên trì lựa chọn đấu tranh đến cùng kể cả khi biết mọi cố gắng có thể sẽ không đạt được kết quả. Đời người dài như vậy, khó tránh những lúc gặp phải kẻ tiểu nhân, nếu như với ai bạn cũng không dám đắc tội, vậy chắc chắn bạn chỉ có thể nhìn bản thân chịu thiệt mà thôi. Những người mà bạn không muốn và cũng không dám đắc tội ấy vĩnh viễn trở thành bức tường chắn ngang trước mặt bạn, chứ không đời nào trở thành con đường dẫn lối bạn tới sự thành toàn. Nỗi đau của những con người sống trong xã hội hiện đại này thường là nỗi đau chất chứa trong im lặng. Họ không kêu gào phá phách, cũng không khóc lóc náo loạn, nhưng một khoảnh khắc nào đó khi nỗi đau được tích tụ đến cực điểm, họ sẽ không nói một lời, không còn suy sụp, không hẳn là muốn sống nhưng cũng không dám tìm đến cái chết. Người có thể cứu giúp bạn chỉ có bản thân bạn mà thôi. Bạn không cần phải quá bận tâm đến lời phán xét của người ngoài, không cần cố gắng để làm vừa ý người khác, không cần vì thỏa hiệp với thế giới ngoài kia mà tự giày vò chính mình. Bạn càng đặt nhu cầu của người khác lên cao thì sẽ càng thiếu coi trọng suy nghĩ và nỗi ủy khuất của bản thân b

 có thể nói là đi đâu cũng có thể mở sách ra và ngồi xuống đọc bởi nội dung hấp dẫn của nó, nó giúp tôi lấy lại cân bằng của tâm trạng tồi tệ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, chán nản ở trên công ty hay trường học Có thể bạn sẽ hỏi tại sao tôi chưa kịp giới thiệu nội dung, đã nói nội dung hấp dẫn rồi nhỉ? Nhưng bình tĩnh, bạn nghe tiếp đã nhé. Nội dung cuốn sách không giản là những câu nói truyền động lực như : “Bạn phải cố gắng lên, tương lai, người thân, bạn bè đang trông chờ bạn đó, đừng để mọi người thất vọng...”, nhưng với cuốn sách này không hề có những câu nói như vậy đâu bạn ơi, nhưng dĩ nhiên những câu nói đó có lẽ là động viên đối phương thật, nhưng bản thân người được động viên phải tiếp thu thế nào mới là vấn đề. Tuy nhiên nếu bạn đòi hỏi một cuốn sách self-help hay cuốn sách màu hồng của cuộc sống thì cuốn sách này không hề đề cập đâu Trong cuốn sách là những câu chuyện thực tế có thể nói là mức độ gây tổn thương khá cao đó. Nhưng là những điều diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta thôi. Tất cả được tác giả Vương Tiểu Mao này nói hết sức dễ hiểu, phải chăng chính tác giả cũng là một trong những người từng trải như chúng ta sao? Từ những câu chuyện về tình yêu, mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người, hàng ngàn những vấn đề thú vị được gói vỏn vẹn trong hơn 300 trang sách. Tất cả những câu chuyện đó, có thể chúng ta sẽ, đang và đã trải qua nó. Nhưng giọng văn của tác giả này không hề nhàm chán, hay cũng chẳng hoa mĩ màu mè gì đâu, đơn giản thôi nhưng đủ để khiến chính bản thân tôi cảm nhận được sự sâu sắc của tác giả, một con người nghị lực tự đi trên chính đôi chân của mình. Tôi sẽ không khen quá mức hay quá đà với cuốn sách này, nhưng nó thực sự là một cuốn sách kĩ năng hay nhất tôi từng biết đến, nội dung không quá mộng mơ, màu hồng như tranh vẽ. Tất cả nội dung chỉ là những sự việc xoay quanh cuộc sống hàng ngày của chúng ta, hi vọng với cuốn sách kĩ năng này, những bạn nào đang sở hữu nó sẽ đem lại cho bạn thật nhiều điều thú vị, tiếp thu được nhiều ý hay trong cuốn sách này nhé. Chúc bạn có khoảng thời gian đọc sách vui vẻ cùng với cuốn sách xinh xinh này!

Khi ai đó đưa ra ý tưởng của mình bạn thường làm gì? Chê bai, chỉ trích? Không nên chút nào đâu ban, dù bạn có không thích ý kiến của người đó hãy tôn trọng ý kiến của họ. Việc này không chỉ thể hiện thái độ và tinh thần hợp tác của bạn mà còn mở ra cho bạn nhiều điều mới mẻ. Hãy lắng nghe ý kiến của họ và đánh giá một cách chân thực ý kiến đó như thế nào? Điểm được và chưa được của ý kiến đó thay vì đả kích và chê bai nó. Làm như vậy chẳng phải nói cho người khác thấy bạn rất nhỏ nhen và cố chấp ư? Nếu tiếp tục một cách lâu dài thì chẳng mấy chốc mà bạn bị đào thải ra ngoài nhóm đấy. Chúng ta thường có thói quen rất xấu đó là không quan tâm đến cảm xúc của người khác, nếu ý kiến của bạn cũng bị họ giáng cho một đòn như vậy liệu bạn có cảm thấy tức giận không? Hãy đừng bao giờ làm điều gì mình không thích cho người khác bởi vì nếu làm thế bạn cũng sẽ nhận lại được điều tương tự mà thôi. Lắng nghe ý kiến của người khác là kỹ năng sống rất quan trọng với mọi người xung quanh, nó không chỉ giúp bạn kiềm chế được cảm xúc của mình mà còn giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích. Nếu không hài lòng với ý kiến của ai đó bạn hãy phân tích một cách chính xác và thuyết phục để người khác công nhận. Thay vì đả kích như một người không biết suy nghĩ. Bạn thấy đấy, việc chúng ta tôn trọng ý kiến của người khác thì người khác cũng làm như vậy với mình. Để không bao giờ bị cô lập trong cuộc sống thì đừng bao giờ nổi nóng một cách vô lý mà hãy suy nghĩ một cách cẩn thận trước khi nói. Bạn sẽ nhận được nhiều điều từ việc nhận xét, góp ý một cách chân thành và thẳng thắn. Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiềm chế cảm xúc của mình, nhưng đừng vì thế mà bạn coi thường, công kích hay chê bai ý tưởng của ai đó. Vì ý kiến đó họ cũng mất thời gian công sức để suy nghĩ. Thế nên đừng bao giờ làm cho họ cảm thấy mình không được tôn trọng.

Xã hội ngày càng phát triển, đổi thay hơn nhiều nhưng có những kiểu người không bao giờ thay đổi. Dù bạn ở đâu trên đất nước Việt Nam này, bạn cũng sẽ luôn gặp phải những thành phần thích “sống hộ” cuộc sống người khác, nghĩa là những kẻ thích săm soi để rồi bình phẩm, phán xét những người xung quanh mình. Thừa nhận đi, từ nhỏ tới lớn chắc chắn bạn đã từng bị người khác (hay rất nhiều người khác) chê bai, đùa cợt hay công kích rồi phải không? Nhớ lại thời tiểu học hoặc trung học, bạn từng bị cả lớp chê cười vì thân hình gầy còm, nhỏ thó như cây sậy hay chỉ có độc một chiếc áo mà mặc cả tuần. Chẳng ai biết đằng sau thân hình gầy trơ xương ấy là căn bệnh từ nhỏ khiến bạn chẳng thể nào mập lên được hay đằng sau chiếc áo mặc cả tuần là vì mẹ bạn ốm nặng phải nhập viện nên chẳng có ai giặt áo cho bạn. Lớn hơn một chút, lên cấp ba hay Đại học, bạn thích cô nàng/anh chàng hot nhất trường, bạn mạnh dạn gửi thư nói rõ tâm tình mình nhưng người ta lại đem cho cả trường đọc. bạn bị tất cả cười vào mũi chỉ vì bạn – một con người quá sức bình thường lại dám tỏ tình với một đối tượng vượt xa bạn, nói một cách khác là “cóc đòi ăn thịt thiên nga”. Rồi những khi gia đình bạn có chuyện cãi lộn, hôm sau bạn ra đường sẽ nhìn thấy bao nhiêu ánh mắt tò mò, những lời xì xào, những cánh tay chỉ trỏ của người trong khu. Lớn lên đi làm, bạn đã 26 tuổi rồi mà vẫn chưa một mảnh tình vắt vai, bà hàng xóm sẽ nhìn bạn chép miệng than thở “26 tuổi rồi mà chưa có nọ kia gì hả cháu?” và không lâu sau, tất cả phụ nữ trong xóm cũng sẽ hỏi bạn câu tương tự. Tất cả những trải nghiệm ấy cho bạn cảm xúc như thế nào? Chắc hẳn chẳng vui vẻ gì rồi. Chẳng ai muốn trở thành chủ đề bàn tán cho cả đám đông, giống như chú khỉ trong rạp xiếc để cho người ta chỉ trỏ, cười cợt. Một bộ phận người Việt dường như có sở thích xấu xí là bình phẩm về cuộc sống người khác, họ biến cuộc đời của những người xung quanh thành nguồn vui, sự giải trí để cuộc sống họ bớt nhàm chán. Thói quen thâm căn cố đế này dường như đã ăn sâu bám rễ vào cuộc sống nhiều người Việt Nam. 2017 là thời đại của mạng xã hội, của Facebook. Người người nhà nhà đều sử dụng Facebook, già trẻ lớn bé dường như đều có tài khoản Facebook. Tuy nhiên, thay vì là nơi để trò chuyện, kết bạn, chia sẻ buồn vui như trước kia thì Facebook giờ chẳng khác nào cái “chợ” thị phi để người Việt săm soi, bới móc, bình phẩm cuộc sống người khác. Mark Zuckerberg không tạo ra Facebook với mục đích xấu nhưng chính những người trẻ chúng ta lại khiến nó bị “nhọ nhem” bởi những trò tẩy chay, công kích, bêu xấu người khác trên mạng xã hội. Facebook bỗng dưng giống như cái sở thú, còn những cá nhân trên đó biến thành động vật trong sở thú – chủ đề để thiên hạ chỉ trỏ, bàn tán, bóc mẽ đủ điều. Các Facebooker thời nay cũng lạ lắm! Săm soi ngoài đời chưa đủ mệt hay sao mà vào mạng xã hội cũng luôn chực chờ để “rình” xem có gì hay, có gì lạ để mà nhảy vào bình luận, phán xét, “bới lông tìm vết” từng chút một. Lực lượng này rất đông và hung hãn!!! Bạn cứ thử tự ngắm một vòng quanh trang Facebook cá nhân của mình mà xem, họ xuất hiện khắp mọi nơi. Bạn chỉ cần đăng một thứ gì đó mà họ cho là không đúng, không ổn thì chắc chắn bạn sẽ nhận một cơn mưa lời chê bai, trách móc, thậm chí “một xe gạch đủ để xây nhà” như cư dân mạng thường hay bảo.

Không ai hoàn hảo cả và cũng không ai có thành công mà chưa một lần nếm trải thất bại. Vì vậy, dưới đây là 4 điều bạn cần tránh nếu muốn vững bước đi lên. 1. Nói cho người khác biết họ phải làm gì Tất cả chúng ta đều muốn trở thành chuyên gia trong cuộc sống và luôn muốn nói cho người khác biết họ phải làm gì và làm như thế nào. Chúng ta từng nghĩ đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Nhưng bạn nghĩ xem, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi mọi người cứ chăm chăm, chỉ trỏ, ép bạn phải làm thế này, làm thế kia? Nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn luôn nghĩ rằng bạn tài giỏi, bạn biết câu trả lời thì não bộ của bạn sẽ ngừng hoạt động. Bạn sẽ không chịu lắng nghe người khác hoặc cởi mở để học hỏi những quan điểm mới nữa. Điều này làm mất đi các cơ hội học tập, khám phá và vươn lên của bạn. 2. Đánh giá người khác Bất kỳ ai trong chúng ta đều thích đánh giá về người khác. Bạn có thể thích bình luận về ngoại hình, hành vi của người khác. Tuy nhiên, ai cũng có quan điểm, ý kiến riêng trong bất cứ chuyện gì. Khi chúng ta đánh giá người khác, họ sẽ cảm thấy khó chịu và mâu thuẫn giữa các bạn sẽ tăng lên. Bạn không ở trong vị trí của người khác nên bạn không thể hiểu được họ nghĩ gì, hoàn cảnh của họ như thế nào. Vì vậy, những đánh giá của bạn chỉ mang tính chủ quan chứ không hề khách quan. Bạn không nên đánh giá, phán xét về người khác. Thay vào đó, hãy lắng nghe nhiều hơn để hiểu quan điểm, ý tưởng của họ. 3. Quay lưng với các ý tưởng mới Khi đã quen với những điều cũ kỹ, bạn sẽ cảm thấy rất ngại khi phải tiếp thu cái mới. Tuy nhiên, cuộc sống phát triển không ngừng và nếu không thay đổi, bạn sẽ trở nên tụt hậu, thụt lùi. Thay vì quay lưng với cái mới, bạn hãy giữ thái độ cởi mở. Việc chấp nhận học hỏi, tiếp thu cái mới là bí quyết để bạn trở nên tài giỏi và thành công hơn trong tương lai. 4. Ôm đồm quá nhiều việc Bạn nghĩ rằng bạn có thể làm nhiều việc cùng một lúc một cách hiệu quả nhưng thực tế thì không. Nghiên cứu chỉ ra rằng ôm đồm quá nhiều việc sẽ khiến bạn mắc lỗi nhiều hơn. Chúng ta không thể làm 2 hay nhiều việc cùng một lúc một cách hiệu quả. Bạn nên tập trung làm một việc nhất định, có như vậy thì công việc mới đạt hiệu quả như mong đợi. Thay vì ôm đồm quá nhiều việc một lúc, sau khi hoàn thành việc này, bạn sẽ làm đến việc kia. Thực ra thì, khi bạn làm quá nhiều việc cùng một lúc, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Trong tất cả chúng ta, ai cũng gặp phải những rắc rối hay những vấn đề mà chính bản thân không thể giải quyết nổi (Tất nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, người bắt đầu những rắc rối này chính là bản thân chúng ta). Trong những thời điểm này, bao giờ người ngoài cuộc cũng sáng suốt hơn bản thân những người đang gặp rắc rối (Mặc dù những người ngoài cuộc cũng đang có những rắc rối riêng của họ). Lúc này, bất cứ người bạn nào cũng có thể cho bạn những lời khuyên “chí lý”. Tuy nhiên, không phải lúc nào những người đang gặp rắc rối cũng cần những lời khuyên của người khác. Hoặc đôi khi, những người bạn có thể sử dụng thái độ không đúng mực khiến cho đầu óc đang rối loạn của bạn cảm thấy khó chịu. Và tất nhiên chúng ta không thể quên đi rằng, chính bản thân chúng ta cũng có những thời điểm trở thành “quân sư” cho bạn bè. Nếu muôn trở thành một người bạn đích thực của một ai đó, bạn chắc chắn sẽ phải cho một người bạn nào đó của mình những lời khuyên (Đơn giản vì họ đang bị các vấn đề của bản thân làm cho mệt mỏi, căng thẳng nên không thể suy nghĩ rành mạch như bạn được). Nhưng, làm cách nào để những lời khuyên “hữu ích” của bạn không làm người ấy khó chịu? 1. Hãy chắc chắn rằng họ cần lời khuyên của bạn Trước khi ban phát những lời vàng, ý ngọc của bản thân, hãy đảm bảo rằng người bạn của mình đang thực sự cần những lời khuyên ấy. Đôi khi, những người bạn tìm đến chúng ta chỉ vì họ đang cần một người để chia sẻ nỗi lòng, một người biết lắng nghe câu chuyện của họ. Ngay cả đối với những bác sỹ tâm lý, họ thường dành thời gian trị liệu để lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư của bệnh nhân, hỏi bệnh nhân về những rắc rối của bản thân chứ rất ít khi đưa ra những lời khuyên. Và cũng như vậy, nếu như những người bạn không cần lắng nghe lời khuyên của bạn, hãy thực hiện liệu pháp giống như những bác sỹ tâm lý thường làm. Hãy hỏi han người đang gặp khó khăn về những vấn đề trong cuộc sống của họ, hãy hỏi họ về các họ nghĩ về mọi chuyện. Dần dần, bạn sẽ giúp cho người bạn của mình tự giải quyết những rắc rối của bản thân theo cách của họ. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, khi một người lắng nghe câu chuyện của một người khác, họ sẽ ngay lập tức đưa ra giải pháp cho vấn đề trong câu chuyện ngay cả khi câu chuyện chưa được kể hết. Tuy nhiên, người kể chuyện sẽ có cảm giác như mình không được lắng nghe. Hãy giúp những người bạn của mình xả hết mọi nỗi trăn trở, phiền muộn trong lòng trước khi cho họ bất kỳ lời khuyên nào và bắt đầu thực hiện bước kế tiếp. 2. Hãy phân biệt giữa những loại câu hỏi Như đã nói ở trên, trước hết, hãy lắng nghe đầy đủ những gì người bạn của mình đang cần nói. Và sau khi họ đã giải bày toàn bộ mọi chuyện, lúc này, bạn cần phải quyết định xem bạn cần nói gì. Có 3 loại “bác sỹ tâm lý” mà bạn có thể trở thành lúc này. Thứ nhất đó là người chọn lựa. Khi là một người lựa chọn nghĩa là câu hỏi người bạn của bạn cần giải đáp vốn đã có sẵn nhiều đáp án nhưng họ đang băn khoăn không biết phải lựa chọn đáp án nào. Đây là loại câu hỏi thường xuất hiện nhất và cũng đơn giản nhất, bạn hãy lựa chọ giải pháp tốt nhất có thể mà người bạn của mình đã đưa ra. Thứ hai là nhà chuyên gia. Lúc này, câu hỏi của người bạn của bạn sẽ liên quan đến những vấn đề mà bạn đã từng trải qua hoặc nghiên cứu chuyên sâu đến. Trong trường hợp này, kinh nghiệm bản thân và những suy nghĩ trong thâm tâm của bạn là những gì người bạn của bạn đang thật sự cần. Và cuối cùng là máy thu âm. Khi một người không cần những lời khuyên mà chỉ cần một người để tâm sự, hãy trở thành một chiếc máy thu âm. Khi trở thành một chiếc máy thu âm, công việc của bạn đơn giản là lắng nghe và lặp lại vài phần trong câu chuyện của người bạn một cách ngạc nhiên hoặc tỏ vẻ hỏi han. Hãy lựa chọn đúng câu trả lời cho câu hỏi mà bạn được hỏi. Đôi khi, đối với những người đang phiền não vì những vấn đề trong cuộc sống, một chút sai sót nhỏ cũng có thể khiến họ nổi điên lên với bạn. 3. Hạn chế sử dụng câu “Bạn nên…” Như đã nói, đối với những người đang lo lắng, suy nghĩ về một vấn đề gì đó, thái độ của bạn đối với họ đôi khi có thể gây ảnh hưởng rất lớn. Những câu “bạn nên…” đôi khi nghe có vẻ kiêu căng, tự phụ hay giống như một lời phán xét đối với người nghe. Hãy cho những người đang cần đến sự giúp đỡ của bạn những lời khuyên mà bạn cho là đúng nhất, tuy nhiên, đừng tỏ vè như bạn là người biết tất cả. Thay vì sử dụng câu nói “Bạn nên…” thiếu tính cảm thông, hãy thử sử dụng câu “Tôi nghĩ…” để nói về những cảm nhận của bạn một cách gián tiếp nhưng vẫn giúp người nghe hiểu được lời khuyên của bạn. Mặc dù nghe có vẻ khá dễ dàng nhưng bạn sẽ rất khó để tập trung được, nếu như không suy nghĩ kỹ càng, bạn vẫn sẽ sử dụng câu nói đầy tính trịch thượng “Bạn nên…” và có thể sẽ gây khó chịu cho người nghe. Và tất nhiên cần nói thêm rằng nếu bạn muốn khuyên nhủ người bạn của mình nhưng lại sử dụng câu “Tôi nghĩ rằng bạn nên…” thì cũng có tác dụng khác là mấy. Hãy lắng nghe những gì bạn phải lắng nghe và chớ nên tung những lời khuyên của bạn ra một cách không cần thiết. Hãy giúp đỡ bạn bè của mình giải quyết vấn đề mà không trở thành một kẻ khó ưa trong mắt họ.

Thay vì để một việc nhỏ nhặt ảnh hưởng tới tâm trạng cả ngày của bạn, thay vì tốn công tốn sức dành thời gian cho việc than trời trách đất thì hãy nhìn lại bản thân để thay đổi và tiến lên phía trước. Từ nhỏ ta đã được dạy rằng chỉ cần miệt mài, siêng năng lao động thì sẽ gặt hái được thành công. Nhưng không ai dạy bạn làm điều đó một cách khoa học. Có những người bỏ công sức ra cho việc học, thức khuya dậy sớm để thi đỗ vào trường top. Họ không biết rằng không phải cứ lao đầu vào làm mà không biết sắp xếp thời gian hợp lý sẽ làm cho quá trình nỗ lực của họ phản tác dụng. Bởi bạn thức tới tận 2 giờ sáng khiến cho sức khỏe kiệt quệ, tâm trạng mệt mỏi thì việc thất bại luôn chờ bạn. Bạn đọc nhiều sách nhưng không tự chiêm nghiệm, không thay đổi thì bạn cũng chẳng bao giờ trở thành một người thông thái và hiểu chuyện. Tất cả sẽ chỉ là vô ích nếu không có phương pháp phù hợp Cuốn sách Chỉ bảo thì được nhưng đừng chỉ trỏ cho ta nhận ra rằng thay vì oán trách và đổ lỗi cho sự kém may mắn của mình thì hãy cố gắng tìm ra điểm yếu của bản thân và cải thiện chúng, hoàn thiện mình mỗi ngày. Đây thật sự là cuốn sách gối đầu giường mà các bạn trẻ nên đọc.