"... Tôi luôn luôn nghĩ rằng trong gia đình đặc biệt ấy, tính phụ tử cũng thể hiện rất đặc biệt. Chính vì thế mà tôi đã rất xúc động khi viết đến cảnh chàng thanh niên lên Bình Khê để từ giã cha mình, dấn thân vào một cuộc ra đi không ngày hẹn về. Thật ra, không chỉ là cuộc chia tay của cụ Phó Bảng với cậu Côn, mà cả những cuộc chia tay với cô Thanh, cậu Khiêm, tôi cũng luôn luôn viết với một tâm thế: "Giá như họ biết được đây là cuộc chia tay cuối cùng". " - Nhà văn Hồ Phương - tác giả cuốn tiểu thuyết "Cha và Con" về Bác Hồ và cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Chương 1:
Mở đầu câu chuyện là cuộc vui chơi của đám trẻ làng Kim Liên (Nghệ An) vào mùa xuân năm 1903. Trong trò chơi mô phỏng “Nghĩa quân của cụ tú Vương Thúc Mậu”, cậu ấm Côn với tài lãnh đạo và ăn nói dõng dạc của mình đã thu hút vị khách lạ là ông đội Quyên - một vị tướng tài giỏi của Phan Đình Phùng đến tìm cụ Vương Thúc Quý. Sau cuộc trò chuyện ngắn hỏi đường, ông đã quyết định theo chân Côn ghé thăm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rồi mới đến nhà thầy Quý để hỏi chuyện. Phải nói thêm, nhà cậu Côn còn có chị Thanh “vẻ mặt cởi mở và cứng cỏi, mạnh dạn” và anh Khiêm “khá sáng sủa nhưng không sắc sảo tinh nhanh bằng em”. Ngoài khả năng chỉ huy, ấm Côn còn có năng khiếu về văn thơ rất tốt, khi nhiều lần cứu thua cho chị Thanh mấy lần sang “hát phường vải bên nhà o Lý”, cậu còn là đứa trẻ rất yêu thích các chiến tích của các cụ và đặc biệt ngưỡng mộ cụ Phan Bội Châu, lại rất thông minh và có trí nhớ tốt - lần trốn cha ra Vinh mua sách nhưng không đủ tiền mua đành đọc lõm về kể vanh vách cho cha nghe mà thoát đòn trốn đi chơi, không chỉ am tường nhiều kiến thức khác nhau, cậu còn là đứa trẻ hiểu chuyện, luôn nhớ mẹ và có nội tâm sâu sắc - nỗi lòng day dứt cả đêm khi nghe tiếng cúng cầu hồn của người vợ cho chồng lúc nửa đêm ở nhà bà.
Chương 2:
Quan phó bảng Nam Đàn mang hai cậu con trai sang làng Võ Liệt bảo học nhưng được một thời gian cụ đồ An - bà ngoại Côn qua đời. Ba cha con lại khăn gói về quê. Thời gian sau Khiêm ở lại học ở làng, cụ phó bảng và cậu ấm Côn lại khăn gói lên đường bảo học ở Đức Thọ. Côn theo chân cha, đi khắp các làng quê để dạy học, cậu học được nhiều điều, và đặc biệt kiến thức Nam sử mà cậu vẫn khao khát được học lại một dày thêm… Thời gian sau, cha con cụ Sắc về lại làng Sen rồi anh em Khiêm được lên Vinh học chữ quốc ngữ ở Trường tiểu học Pháp - Nam. Cậu Côn lớn dần và càng hiểu rõ tội ác của Pháp đối với dân mình khác hẳn với câu tuyên ngôn “ Tự do, Bình đẳng, Bác Ái” treo trước cổng trường. Cậu bé với những quan sát tinh tế và suy luận sắc bén đã tìm ra được những điều trái ngược trong lời nói và hành động của Pháp. Rồi một ngày, cơ hội quay lại Huế của cụ phó bảng và hai con trai mở ra. Liệu ông sẽ đi để tiếp tục sự nghiệp dạy học hay ở lại quê hương?
Chương 3:
Tháng 5 năm 1906, ba cha con đã quyết định khăn gói lên đường vào lại vùng đất cố đô - vùng đất mà năm xưa ông cùng bà Loan - mẹ cậu Côn ra vào vùng đất này, chật vật cuộc sống nơi đây đợi ngày ông đỗ Phó bảng. Giờ đây quay trở lại đây, bà đã không còn đồng hành cùng ông - đó cũng là điều làm ông rất day dứt. Đoạn này, ông lấy tên Nguyễn Sinh Huy và hai cậu con trai cũng lấy tên đúng khai sinh: Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành để tiện đi học. Vì lớn hơn, nên Khiêm được cha gửi sang nhà ông Cao Xuân Tiếu như hồi ở Võ Liệt, còn Côn vẫn tiếp tục đi theo cha, lần này hai người họ tá túc ở nhà ông Phạm Khắc Doãn.
Phải kể đến, tác giả tả một đoạn dài về sông Hương xinh đẹp, phát triển ngời ngời dưới thời Pháp thuộc, cộng với sự “hiếp đáp” của kẻ ngoài đối với cả triều đình ta, thêm cảnh túng quẫn nghèo đói khi lên Huế vừa học vừa bảo học đỡ đần bà Loan bán từng mớ rau nuôi ông,.. bao ký ức ngày xưa và hiện thực thêm phần tàn khốc làm cho ông Sắc không khỏi chạnh lòng, buồn bả.
Kể cũng còn hơn tháng, ông Sắc mới vào Bộ nhận việc, nên ông đưa anh em Côn đi thăm mộ bà Loan thắp hương, rồi đến làng Dương Nỗ thăm nhà ông Nguyễn Sỹ Độ,… Ông Sắc được phong làm thừa biện ở Bộ Lễ, thấy Côn tò mò, giở bộ phẩm phục ra xem, vốn không ham danh lợi vì muốn hai con được học hành đàng hoàng ông cất tiếng:
“ Áo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi!”
Nay trường Tiểu học Đông Ba - trường dành cho nam sinh khai trường, lá cờ Pháp-Nam treo trên đỉnh cột, không chỉ bọn trẻ con mà cả những đứa “lộc ngộc mười sáu, mười bảy tuổi” đến trường. Anh em Côn cũng không ngoại lệ, “bỏ hai búi tó, mặc áo dài đen, quần trắng mang guốc mộc quai mây” trông vẻ nhớn hẳn lên. Lại tấm bảng “Tự do- Bình đẳng - Bác ái” đập vào mặt cậu, Côn tự nhủ “lại những điều giả nhân, giả nghĩa”. Thời giờ, Côn nổi tiếng nhờ thông minh, trí tuệ hơn người nên được giải nguyên Phan Bội Châu đặc biệt chú ý. Cụ đã nhờ người đến tìm gặp cụ Sắc để hỏi chuyện có ý cho cậu Côn sang Nhật theo diện các sinh viên yêu nước sang Nhật học tập. Cha của Côn cũng có ý lưỡng lự, nhưng chưa vội trả lời ngay mà đợi hỏi ý con trai. Cậu con trai mười sáu, mười bảy tuổi này rất mạnh mẽ và từ chối lần được xuất ngoại này vì vẫn nhớ lời cha đã dạy “ đừng có hy vọng gì ở Nhật, chẳng nên “đuổi cướp cửa trước, rước cọp cửa sau””…
Trường Côn học còn phát động cho học sinh vận động phong trào nếp sống Duy Tân, hai anh em Côn cũng tích cực tham gia, dù ở đất kinh đô nhưng các ông, các bà còn suy nghĩ cổ hủ lắm. Người đầu tiên Côn tìm đến phản ứng dữ dội và bỏ đi nhưng người thủy thủ thứ hai Côn gặp, vì đã xuất ngoại vài lần nên đầu óc tiến bộ, học hỏi được nhiều thứ hơn,… chia sẻ với Côn như mở ra “những chân trời xa rộng” với cậu vậy….
Chương 4:
Chương này hoạt động Cách mạng của Côn là rõ nét nhất
Hai anh em Côn dạo này đang ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi qua trọng sắp tới nhưng cũng không quên “cầm kéo, cầm lược" tiếp tục ra phố tuyên truyền mọi người cắt bỏ cái búi tó cổ hủ, tuyên truyền cạo răng đen, mặc quần áo kiểu mới cho dễ sinh hoạt
Chưa kể, vừa nghe tin dân Quảng Nam nổi dậy làm loạn được mất hôm, thấy người dân làng Công Lương - một trong những làng nghèo nhất ở ngoại vi Huế cũng đang biểu tình đi ngang trường Côn, chàng trai ấy đã hòa vào dòng người hô vang khẩu hiệu “Đồng bào, hãy sát cánh lại! Kiên quyết đấu tranh!”… Lần đầu tiên cậu được hô to hai tiếng “đồng bào” giữa thanh thiên bạch nhật như vậy. Với một chàng trai trẻ yêu nước thì đó là một điều rất tuyệt vời và tự hào. Và còn tự hào hơn, với vốn từ tiếng Pháp tự tích lũy được, Côn còn xung phong làm “thông ngôn” truyền đạt lời người dân và cả ý của mình tới tên sĩ quan Pháp có cái cổ bò đỏ tía đang cưỡi một con ngựa. Hai bên giằng co qua lại một hồi thì tên sĩ quan béo kia ra lệnh lính khố xanh, mỗi đứa một cái dùi cui dài xông tới. Dân ta cũng ngay lặp tức xông lên chống trả, “dù tất cả đúng là chỉ có tay không. Một vụ loạn đả diễn ra ngay trước Tòa Khâm sứ.
Máu chảy, có người ngã xuống…
Cha thì vào Bình Định chấm thi nhưng anh em Côn tiếp tục ở lại Huế học hành rồi cha Côn được lệnh nhậm chức ở đó luôn - chủ ý của bọn Pháp muốn vua quan có tài tránh xa vùng đất kinh đô để tiện bề thống trị thôi, nên căn nhà cấp cho quan Bộ Lễ bị thu hồi. Bỗng chốc hai anh em sắp sửa bị đuổi ra đường. Nhưng vì biết em có nguyện vọng được vào Nam tiếp tục học, Khiêm nhường lại cho em suất đi và quay về quê cùng chị Thanh trông nom nhà cửa và chuẩn bị giỗ bà. Côn ra tiễn Khiêm mà đâu biết đó là cuộc chia ly cuối cùng, vì ông Khiêm sau bệnh và qua đời ở quê trong khi Côn lúc đó đã 55 tuổi đang gian lao với Cách mạng ở Hà Nội.
Đến lượt Côn lên đường Nam tiến. Phải nói thêm, từ lúc vào Huế, Côn có quen biết một bạn nữ tên Phượng Quý, hai người họ đặc biệt thân thiết và Quý còn có ý tình cảm với Côn, Côn cũng yêu mến người bạn này. Cô bạn này tính cách rất kiên quyết, đã quyết điều gì thì nhất định sẽ làm và Côn cũng đành chịu thua; Cô bạn này cũng hứa sẽ ra bến tàu tiễn Côn, đứng đợi quá giờ lên tàu không thấy ai Côn cũng chịu đi mà lòng bồi hồi đến lạ nhưng đâu biết lần thất hứa duy nhất này, Quý đã bị tai nạn…Cuộc chia ly không thành công giữa đôi bạn để lại nhiều tiếc nuối...
Chương 5:
Côn đến vùng đất Bình Định đến ở nhờ nhà bác Phạm Ngọc Thọ - một trong những người bạn chí cốt của ông Sắc là cha của cậu bé Phạm Ngọc Thạch khi ấy 1 tuổi (40 năm sau là một vị bác sĩ nổi tiếng và tham gia Cách mạng tích cực và bác sĩ Thạch sau đó còn là Bộ trưởng trong Chính phủ Hồ Chí Minh) được 2 tháng nhưng cái đơn xin thi tuyển của Côn đã bị bọn Pháp xé bỏ nên đành tiếp tục ở lại nhà bác Thọ một thời gian học tiếng Pháp rồi sau quay lại thăm cha.
Hai cha con gặp lại nhau sau khoảng thời gian dài và cả hai đều thật xúc động. Ít hôm thì Côn cũng quay về, lần tiễn biệt cha lần này cũng là lần cuối cùng của gia đình họ. Sau ông Sắc vì liêm chính, bênh dân, xử tội kẻ mạnh ức hiếp dân đã bị bọn Tây đày về Huế thi án . Nhưng nhờ dân thương, gửi đơn lên mà ông Sắc không phải ngồi tù, ông cứ thế đi về hướng Tây đến ngôi chùa vô danh sống yên tĩnh qua ngày làm thuốc chữa bệnh cho dân chúng. Tiếng lành đồn xa bốc thuốc “mát tay” ông được nhiều người biết tới, chưa bao lâu thì bọn quan Pháp đã hạ chức ông làm dân thường, từ đó ông đi đâu, không ai rõ… Quá đau buồn việc cha, Côn từ giã gia đình người thầy của mình để lên đường vừa để thỏa ước nguyện của bản thân vừa như ý cha mong đợi.
Côn vào đến Phan Thiết và làm nghề dạy học ở Trường Dục Thanh, cậu dạy lớn ba, lớp nhì và kiêm luôn môn thể dục cho toàn trường. Cả trường ai ai cũng yêu quý thầy Thành tài giỏi, đức độ. Nhưng dường như không ai ngăn được bước chân muốn tiến lên của chàng thanh niên hai mươi mốt tuổi này, anh đã đắn đo suy nghĩ rất nhiều khi nhìn thấy con tàu từ Sài Gòn cập bến,… từ đó nung nấu ý chí và quyết tâm của chàng trai trẻ, cậu quyết định ra đi lần nữa, đích đến là thành phố Sài Gòn tấp nập…
Chương 6:
Ở đây, Côn được nhìn không chỉ là sự xa hoa, là vùng “Đất hứa” như bao người vẫn nghĩ, vẫn có nhưng xóm nhà ổ chuột, sống bám vào những kênh rạch đặc quánh đen ngòm, ở đây vẫn có người lam lũ và cơ cực,…
Ở “đất khách quê người”, Côn cũng bị dè bĩu ức hiếp thôi, nhưng nhờ bác Hai “răng vàng” ở khu Côn sống nói đỡ, Côn có việc làm. Chỉ là bốc vác, nhưng những gánh hàng nặng cứ đè lên đôi vai mảnh khảnh của cậu, cảm giác “chóng mặt té nhào” vẫn không làm Côn chùn bước. Sự cố gắng hằng ngày của cậu đã làm thay đổi cách nhìn của mọi người về chàng trai chăm chỉ ưu tú này. Từ “thằng nhóc”, “thằng lỏi tì”, nay Côn được gọi là “Út Ba”, “Cậu tú”,..
Nhờ quen biết anh bán báo, được anh giới thiệu nghề mới, Côn từ giã nghề bốc vác vất vả để trở thành anh bán báo tay ngang.Vì tính ham đọc, ham học trước kia phải dành từng đồng ít ỏi mua bảo nhưng , nhờ bán báo, anh được đọc báo “miễn phí”.
Thêm đoạn, ông Sắc trở về quê sinh sống. Một thời gian ông quay lại ngôi chùa trước kia cưu mang ông những ngày chờ Tòa xét xử. Ông vô tình gặp lại người bạn Phượng Quý của con trai - cô giờ đây thật bất hạnh và phải đến "ăn mày" nhà chùa mấy tháng nay.
Trở lại cậu Côn, nhờ bán báo, anh chàng tìm được vào học trường kỹ thuật hàng hải và còn được nuôi ăn học nhưng thời hạn học những ba năm, nhưng ba năm là quá dài đối với sự biến đổi của đất nước - điều mà chàng thanh niên luôn trăn trở. Tuy vậy, cậu vẫn xin vào học, nhưng tâm trí của Côn không ở đây. Cậu nhiều lần tìm cơ hội được tìm việc trên các tàu viễn dương. Sau một thời gian cậu tìm được công việc làm “bồi” và phu đốt lò và dọn vệ sinh dưới tàu, không do dự Côn lập tức đồng ý.
Một người bạn lo lắng cho Côn “Vậy lên bộ, sẽ sống bằng gì, nghề nghiệp đâu, tiền đâu..?” Côn quyết tâm ra đi, can đảm đưa hai bàn tay ra “Không sao hết. Đây, tôi sẽ sống được bằng cái này…”
Thế là ngày 1 tháng 6 năm ấy, chàng trai ấy đã lấy tên Nguyễn Văn Ba lên con tàu đẹp đẽ La-tut-sơ Tơ-rê-vin - bước đầu tiên trên hành trình xuất ngoại sang Pháp - đất nước phồn vinh đã thống trị nước ta ngần ấy năm mà Côn vẫn luôn muốn đặt chân đến để khám phá.
Kết:
Dưới ngòi bút chân thực và sống động của nhà văn Hồ Phương, tác phẩm dường như là một câu chuyện rất đỗi bình thường về một giai đoạn tuổi thơ của một cậu bé có tố chất kiệt xuất, tấm lòng yêu nước từ nhỏ dám sống hết mình với Cách mạng với ước mơ, đích đến của bản thân và dưới sự dạy bảo nghiêm khắc nhưng vẫn giàu lòng bao dung của người cha đã giúp cậu bé thành công trên những bước đi của mình hơn là một câu chuyện mang tính chính trị về một vị lãnh tụ của dân tộc. Tác phẩm mang đến sự gần gũi cho người đọc như chính tính cách của nhân vật chính trong tác phẩm - cậu Côn.
Tôi thích cuốn "Trở Về Tuổi Thơ" hơn, Nick Hornby không có sự cạnh tranh nào từ Tony Parsons. Parsons cố tỏ ra hài hước. Tất nhiên là thất bại, nhưng sau đó mọi chuyện càng trở nên thảm hại hơn bởi thực tế là cuối cùng anh ta đã tạo ra kịch tính. Và điều đó không thực sự hiệu quả. Nó nhàm chán. Tệ như Jack Sheffield!