BRAND INTIMACY - Định vị thương hiệu trong thời đại 4.0 đã mang đến một góc nhìn tươi mới trong cách xây dựng thương hiệu cũng như cách tiếp cận khách hàng trong thế giới đang ngày một hiện đại ngày nay. Cuốn sách là sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học, pha tích hàn lâm, nghiên cứu tâm lý học cùng những dẫn chứng tiêu biểu cụ thể giúp các ông chủ thương hiệu đạt mục tiêu lớn của họ đề ra. 




Về tác giả...


Mario Natarelli: Đối tác Quản lý ở MBLM và là một nhà lãnh đạo Marketing cho giám đốc điều hành và các công ty. Hơn 20 năm qua, Mario đã hỗ trợ các doanh nghiệp với mọi quy mô và loại hình, cộng tác làm việc trên toàn cầu để thay đổi chỉnh đốn và quản lý các thương hiệu, giúp chúng tăng trưởng và giá trị hơn


Rina Plaper: Cộng sự tại MBLM và đã tham gia xây dựng các thương hiệu trong hơn 20 năm qua. Bà lãnh đạo chiến lược ở MBLM, New York và đã giữ chức Giám đốc điều hành tại FutureBrand và Gormley&Partners. Bà cũng từng là người sáng tạo ra Chỉ số thương hiệu Quốc gia cho FutureBrand và Nghiên cứu về thương hiệu thân thiết cho MBLM


Về cuốn sách...


Với một người thường xuyên đọc các tác phẩm văn học với câu chữ đầy hình ảnh thì việc đọc một cuốn sách về kinh tế lại khó khăn với mình. Những cuốn sách về kinh tế nói chung hay về Marketing nói riêng, mình chưa có cơ hội được đọc, có thể nói đây là lần đầu mình đọc một cuốn sách về kinh tế có nhiều con số, những con chữ gãy gọn chính xác. Việc đọc sách, học hỏi về một chuyên ngành là việc khó có thể cho là đủ, bởi xã hội luôn thay đổi, việc chúng ta ngừng học hỏi một phút giây rất dễ bị bỏ lại khỏi thời thế. 


Marketing đối với mình là một ngành rất rộng lớn, và mình tin là nhiều người mơ hồ về nó thậm chí hiểu sai Marketing. Có những người nghĩ đơn giản là Quảng cáo, có những người đáng buồn lại gọi tên nó bằng cái tên thô kệch là “Đa cấp”, đó là một cái nhìn thiển cẩn vì Marketing mình từng nghe ai đó nói rằng: “Nó là cả một nghệ thuật”.


Trong một buổi Workshop mình từng tham gia, diễn giả nói Marketing quan tâm cả những con số, rồi nói rằng cách chúng ta tiếp cận còn nhiều cái quá cũ và cần đổi mới, cần có nhiều trải nghiệm tìm hiểu thật sự để thay mới. Mình đã không để tâm lắm cho đến khi đọc cuốn sách này, khi đọc hết cuốn sách cho đến trang cuối cùng mình đã thấy không hề sai khi cuốn sách nhận được nhiều lời khen ngợi từ các các chuyên gia trong ngành như: 


“Một tuyệt phẩm cho mọi nhân viên Marketing cũng như mọi lãnh đạo doanh nghiệp. Cuốn sách Brand Intimacy - Định vị thương hiệu trong thời đại 4.0 thực sự đã làm thay đổi cách nhìn của giới Marketing về mọi thứ” 

Jil Malanrino

Phóng viên thị trường toàn cầu Nasdaq


“Một cái nhìn tuyệt vời về điều gì khiến mọi người gắn bó hơn với các thương hiệu và làm sao để biến nó trở thành ưu thế. Brand Intimacy - Định vị thương hiệu trong thời đại 4.0, cả cuốn sách lẫn quan niệm, đều đóng vai trò quan trọng, giúp các nhân viên Marketing hiểu thêm về vấn đề và giúp các nhãn hiệu có thể vận dụng chúng khéo léo hơn”

Sami Main,

Phóng viên Truyền thông kỹ thuật số, Adweek


Một cuốn sách thực sự phải đọc bởi nó đã nắm bắt rất chính xác tầm quan trọng của bản năng và cảm xúc để xây dựng một thương hiệu hùng mạnh.”

Fran Gormley

Phó giáo sư chuyên ngành Marketing, NYU Stern


Cuốn sách không chỉ đơn giản là về Marketing - mình đã nghĩ như vậy vì nó bao hàm cả những nghiên cứu về tâm lý học, khoa học, những tài liệu vô cùng tin cậy được sử dụng cho thấy tầm cỡ của người viết ra cuốn sách. Điều mình ấn tượng ở cuốn sách là:


Thứ nhất, hai tác giả đều có thời gian làm việc ở MBLM, một người là đối tác, một người là cộng sự. Ban đầu mình đã rất ấu trĩ và hạn hẹp khi  nghĩ rằng hẳn cuốn sách này sẽ viết rất nhiều điều hay về MBLM như một sự quảng cáo chăng? Không! Thực sự sai lầm khi đánh giá một cuốn sách quá sớm. Hai tác giả viết bằng những trải nghiệm của họ, họ có lồng ghép cách MBLM làm việc trong đó nhưng rất tinh tế không quá lộ liễu bên cạnh đó họ cũng viết rất nhiều về các chiến dịch, lời nhận xét từ các đối tác khác nhau.


Thứ hai, việc đọc một cuốn sách quá nhiều lý thuyết sẽ tạo sự mệt mỏi cho người đọc, đặc biệt với người chưa hề có hứng thú với marketing thì ở cuốn sách với mỗi luận điểm đều ghi kèm hình ảnh minh họa, số liệu cụ thể giúp người đọc hình dung rõ ràng dễ hiểu nhất có thể. Mỗi luận điểm đều có dẫn chứng cụ thể, thuộc mọi ngành như: Ô tô, Giải trí, làm đẹp, bảo hiểm, đầu tư, du lịch….


Thứ ba, với người còn quá nhiều lờ mờ về marketing như mình thì cuốn sách vẫn có thể đáp ứng mong muốn khám phá, học hỏi bởi cuốn sách trình bày cụ thể cùng ba chương đi từ Lí do, Vấn đề đến cách khắc phục. Từng vấn đề được đi từ gốc đến ngọn, liên tưởng so sánh từ chính cuộc sống; dĩ nhiên đây chỉ là một phần kiến thức nhỏ trong một đại dương tri thức nhưng ít nhất cuốn sách đã cho chúng ta cái nhìn tổng thể nhất. Cuốn sách trả lời thuyết phục rằng: tại sao người ta sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để mua sản phẩm của Apple, tại sao nhắc đến bán lẻ ai cũng nhớ đến Amazon, tại sao đi đầu về lĩnh vực giải trí không thể không nhắc đến Disney, tại sao ô tô người ta lại thích MBW?....


Cốt lõi của sự tăng trưởng, dù bất kỳ dưới dạng nào cũng đều nằm ở nhu cầu khách hàng. Trong bối cảnh công nghệ hiện nay, vấn đề thu hút khách hàng luôn là vấn đề được quan tâm của những ông chủ. Cuốn sách chỉ ra tầm quan trọng của thương hiệu, thương hiệu có thể trở thành vốn quý cốt lõi để tạo nên cơ hội. Tuy hiên thương hiệu đòi hỏi bản thân chúng ta phải thoát ra khỏi lối nghĩ truyền thống, ngay cả những kiến thức học trên ghế nhà trường. Nói cách khác thương hiệu cần có một mô hình mới mẻ hơn. 


Cuốn sách bàn về thương hiệu nhưng ở cái nhìn mới mẻ nhất, mô hình mới nhất dựa trên lối tư duy hoàn toàn mới. Cuốn sách này thành công trong việc diễn giải các góc nhìn học thuật thành những mô hình marketing mang tính định hướng và tạo cảm hứng để xây dựng thương hiệu thành công. Cuốn sách gồm ba chương và thêm phần phụ lục cực kì hữu ích cho các nhà kinh doanh, hay những người làm marketing. Mỗi chương đều có phần rút ra vấn đề giúp người đọc không bị quên hay bỏ sót những ý quan trọng được viết ra trong cuốn sách




Chương 1: Bối cảnh và sự thấu hiểu


Một bản khái lược về mạch cảm hứng khởi nguồn, bối cảnh dẫn đến sự phát triển của ngành marketing, những phương pháp tiếp cận thương hiệu hiện nay và những phát hiện định tính ban đầu


Không thể phủ nhận sức mạnh của thương hiệu, sức mạnh đem đến nguồn cảm hứng, sự điều chỉnh và bền bỉ. Các thương hiệu thực tế được xây dựng như một mối quan hệ - một sự liên kết bền chặt dựa trên các giá trị, niềm tin, sự hợp tác và hiệu quả. Tác giả đã đưa ra các dẫn chứng rõ ràng để khắc họa rõ nét sức mạnh và tiềm năng ẩn giấu trong các thương hiệu. Các dẫn chứng đều được phân nhóm, ghi rõ cụ thể những khoảng thời gian thăng trầm của thương hiệu đó cùng lí do tại sao họ làm vậy và những kết quả nhận được ra sao đều được tác giả ghi lại rất cẩn thận




Trong thế giới không ngừng đổi thay, thương hiệu không còn dừng lại ở nghệ thuật hay khoa học nữa, nó còn thấm nhuần cả tâm lý, công nghệ và một chút tín ngưỡng tôn giáo


Tác giả đã đưa ra luận điểm mang tính khẳng định rằng cảm xúc thúc đẩy tới 90% các quyết định của con người. Để đưa ra luận điểm có tính kết luận như vậy tác giả đã tập hợp nhiều nghiên cứu, mô hình về cảm xúc của con người. 


Quảng cáo truyền thông trên TV đã là một điều quá quen thuộc tuy nhiên không còn hữu ích nhiều nữa thay vào đó là nhiều hình thức tiếp cận khác. Các mô hình, các phương pháp từng được ứng dụng rất có giá trị nhưng chúng lại không phản ánh đúng đắn những lực lượng thị trường mới hay xem xét cụ thể vai trò quan trọng của cảm xúc trong việc xây dựng thương hiệu


Ở chương này cũng có đề cập đến sự phát triển của Công nghệ. Công nghệ đem đến sự tiện ích tuy nhiên vẫn là con dao hai lưỡi, khi chúng ta không thể phân loại về một khối dữ liệu quá lớn hay lo ngại về quyền riêng tư của khách hàng. Tác giả cũng chỉ ra rằng mối quan hệ với các thương hiệu cũng mật thiết, đầy phức tạp như người với người


Nhìn chung ở chương này, tác giả đã trình bày một cách ngắn gọn về việc tại sao thương hiệu lại có tầm quan trọng, tại sao chúng ta cần có hướng đi mới cùng với nghiên cứu khảo sát công phu kĩ lưỡng cho thấy sự đầu tư rất lớn về mặt thời gian công sức với 9 khám phá quan trọng  mà mình rất mong mọi người tìm đọc để thấy 9 khám phá vô cùng thú vị mang tính phát hiện này. Nếu viết ra 9 khám phá thì bản thân thây vô cùng có lỗi với cuốn sách này bởi đó là công sức được thực hiện trong khoảng thời gian rất dài trải từ Mỹ, Đức, Nhật của những người nghiên cứu.




Chương 2: Lý thuyết và mô hình

Việc định lượng và làm rõ những yếu tố làm nên một thương hiệu thân thiện và cả cách chúng ta đạt được điều đó sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao xây dựng một mô hình marketing mới là điều cần thiết và tận dụng yếu tố cảm xúc có tầm quan trọng như thế nào


Tưởng là Lý thuyết dài, khó hiểu nhưng lại không phải thế khi tác giả bám sát vào các ví dụ điển hình để người đọc có thể hiểu thay về trích xuất khái niệm mơ hồ khó hiểu. Dựa vào những nghiên cứu sâu rộng, mô hình thân thiết khắc họa các thành tố cốt lõi: Người dùng, sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ, hình mẫu, giai đoạn và chỉ số thương hiệu thân thiện


Mô hình được viết trong cuốn sách khác biệt với các cuốn sách khác, tài liệu khác bởi mô hình được tạo ra dựa trên cách mà mọi người hanhf động và xây dựng những mối quan hệ. Các tác giả đã áp dụng kinh nghiệm từ những bước tiến quan trọng trong ngành khoa học thần kinh, tâm lý và khoa học hành vi để tiếp cận một cách thực tế. Mô hình thực sự dựa trên nền tảng các giai đoạn tiêu biểu mà mọi người trải qua trước khi trở nên thân thiết với một sản phẩm hay một dịch vụ. Các giai đoạn thương hiệu thân thiện xác định mức độ sâu sắc trong các mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. 




Những thương hiệu thân thiết hàng đầu mang đến một cái nhìn sâu rộng hơn về ai đang hoạt động tốt và tại sao. Việc xác định rõ các thương hiệu được xếp hạng dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính và thu nhập sẽ khắc hoạ rõ ràng hơn cách mà các nhóm khách hàng khác nhau hình thành mối liên kết. 


Ở chương này đã làm mình thực sự ấn tượng không chỉ cách viết mà còn là sự hiểu biết sâu rộng của người viết được trình bày rõ ràng dễ hiểu, có đối chiếu với ví dụ cụ thể. Xuyên suốt chương này không hề có sự lan man cứng nhắc, mà các mô hình được trình bày riêng trên một trang gồm tiêu đề, mô tả ngắn gọn kèm dẫn chứng. Tác giả đi sâu vào mô tả dẫn chứng giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề trực quan hơn. 


Chương 3: Phương pháp và thực hiện 


Từ sức mạnh tài chính của các thương hiệu thân thiết cho đến việc bảo vệ chúng khỏi những cạm bẫy trần luân, ở đây tác giả đưa ra cách tiếp cận quá trình xây dựng thương hiệu thân thiết và tương lao sẽ tập trung vào xây dựng phần mềm với chức năng quản lý và hình thành sự thân thiết trong hợp tác, thúc đẩy và theo dõi cảm xúc thực tế. 


Tác giả chỉ ra rằng chúng ta đã rất ít quan tâm và nghiên cứu về mặt tiêu cực, cụ thể là nguyên nhân sự thờ ơ của khách hàng. Từ thất bại mới có thể đúc rút ra được bài học xương máu, tuy rút ra bài học từ thấy bại của các thương hiệu không hề dễ dàng nhưng nó đóng vai trò cực kì quan trọng. Vì lí do này, người viết đã đưa ra những ví dụ điển hình từ các thương hiệu nổi tiếng để rút ra các bài học cho các doanh nghiệp. Tác giả chỉ ra sai lầm phổ biến của các thương hiệu ngày nay đó là không linh hoạt, đi quá giới hạn và đặt mục tiêu quá xa vời. 




Có thể nói xây dựng những thương hiệu vững mạnh và thân thiết hơn diễn ra qua bản chất, câu chuyện và trải nghiệm sống động.


Phần phụ lục:

Phần này chỉ ra 10 cách đánh giá mức độ thương hiệu cần thiết, nhằm giúp các nhà tiếp thị có một bộ câu hỏi để thu hẹp phạm vi và tìm ra khoảng trống trong hoạt động kinh doanh của thương hiệu. 


Lời kết: 

Với bối cảnh thị trường luôn chuyển động cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, sẽ là thách thức lớn với các ông chủ, sẽ là bài toán khiến các công ty phải loay hoay làm sao để tăng trưởng, làm sao xây dựng một thương hiệu thân thiết thì cuốn sách BRAND ITIMACY - Định vị thương hiệu trong thời đại 4.0 là một kim chỉ nam toàn diện để tất cả những nhà marketing hiện đại hay giám đốc doanh nghiệp có thể xây dựng được thương hiệu của họ. 


Quỳnh Anh - Boookademy

Visit me: Instagram  

------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt 




Xem thêm

Review sách: Brand Intimacy - Định vị thương hiệu trong thời đại 4.0 Marketing chứng kiến từng bước chuyển dịch từ thời đại 1.0 - tập trung vào sản phẩm sang 4.0 - tập trung vào trải nghiệm khách hàng. Quảng cáo không chỉ dừng lại ở báo giấy hay các đoạn TVC trên truyền hình mà còn đa dạng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận nhưng chưa biết phải thích ứng thế nào trong thời đại số hóa này. Chìa khóa cho việc gia tăng lợi nhuận chính là gia tăng giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Cuốn Brand Intimacy - Định vị thương hiệu trong thời đại 4.0 sẽ trình bày cho bạn cách để tạo ra mối liên kết giữa thương hiệu của mình với tâm trí khách hàng tiềm năng. Tác giả sách Brand Intimacy - Định vị thương hiệu trong thời đại 4.0 Tác giả sách Brand Intimacy - Định vị thương hiệu trong thời đại 4.0 là bộ đôi Mario Natarelli và Rina Plapler. Họ từng là cộng sự tại MBLM và tìm được điểm chung trong đam mê nghiên cứu thương hiệu. Hai tác giả đều có trên 20 năm kinh nghiệm xây dựng thương hiệu. Rina Plapler từng nắm giữ cương vị giám đốc điều hành tại Future Brand và sáng tạo ra chỉ số thương hiệu quốc gia. Nội dung sách Brand Intimacy - Định vị thương hiệu trong thời đại 4.0 Thông qua các nghiên cứu định tính và định lượng, cuốn sách Brand Intimacy cung cấp các mô hình xây dựng thương hiệu với mục tiêu nhắm tới là gia tăng sự kết nối giữa thương hiệu với người tiêu dùng. Như đã nói ở trên, để thành công trong một thế giới kinh doanh với hàng triệu thương hiệu, các doanh nghiệp phải có những cách kết nối với khách hàng để không bị lãng quên và gặt hái được nhiều thành công. Cuốn sách Brand Intimacy gồm 3 chương, đi từ gốc đến ngọn của cái cây Thương Hiệu. bắt đầu từ việc phân tích bối cảnh kinh doanh và khách hàng tiềm năng, sách đi đến các mô hình xây dựng thương hiệu và kết thúc bằng bài học đúc rút từ các thương hiệu đi trước. Sách Brand Intimacy còn có phần phụ lục chia sẻ 10 cách đánh giá mức độ thân thiết của một thương hiệu với khách hàng, từ đó giúp các nhà quản trị xây dựng một thang đo cho thương hiệu của mình. Chương 1: Bối cảnh và sự thấu hiểu Muốn thực sự kết nối với một con người, chúng ta phải hiểu người đó. Muốn thương hiệu kết nối với khách hàng, đương nhiên doanh nghiệp cũng phải thấu hiểu khách hàng. Trước khi tìm hiểu khách hàng, hai tác giả cho chúng ta quay ngược thời gian để soi chiếu lại chặng đường phát triển của marketing từ thế kỷ trước. Marketing từ ngày xửa ngày xưa có khác gì ngày nay? Điều gì dẫn đến sự xuất hiện của thương hiệu? Tất cả sẽ được giải đáp trong chương 1 cuốn Brand Intimacy. Trong phần này, tác giả cũng ghi chép lại sự thăng trầm của một thương hiệu và phân tích nguyên nhân của những khoảng lên xuống đó. Sự thay đổi của thương hiệu phần lớn xuất phát từ những thay đổi trong xã hội. Thương hiệu không chỉ là nghệ thuật hay khoa học đơn thuần mà còn lồng ghép cả những yếu tố tinh thần như tâm lý, tín ngưỡng. Công nghệ cũng góp phần rất lớn trong sự thay đổi của bất kỳ thương hiệu nào. Công nghệ thay đổi cách chúng ta tạo ra sản phẩm và quảng bá nó tới người tiêu dùng. Công nghệ cũng điều chỉnh hành vi của khách hàng nữa. Vậy nên doanh nghiệp không bao giờ được bỏ qua yếu tố này trong quá trình xây dựng thương hiệu. Chương 2: Lý thuyết và mô hình Nếu như phần 1 Brand Intimacy nghiêng khá nhiều về định tính thì phần 2 lại tiếp cận theo hướng định lượng. Nói về việc tạo nên mối liên kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng, tác giả đã cho thấy vai trò quan trọng của cảm xúc khi làm thương hiệu. Sử dụng những nghiên cứu và quan sát trong lĩnh vực tâm lý học, khoa học thần kinh kết hợp với kiến thức marketing sâu rộng, hai tác giả đã trình bày mô hình xây dựng thương hiệu với mấu chốt là sự kết nối với khách hàng. Trong phần này, cuốn sách đưa ra các giai đoạn mà người tiêu dùng trải qua trước khi hình thành sự kết nối với thương hiệu. Mỗi giai đoạn lại hình thành một sự sâu sắc khác nhau. Thông qua phần này, người đọc sẽ dễ dàng đánh giá và chấm điểm mức độ thân thiết của khách hàng với thương hiệu của chính mình. Chương 3: Phương pháp và thực hiện Thành công sẽ đến từ việc nghiên cứu kĩ càng các thất bại. Để xây dựng một thương hiệu kết nối với khách hàng, chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân xem từ đầu mà khách hàng thờ ơ với thương hiệu. Đa phần những sai lầm đến từ việc các thương hiệu đã không linh hoạt trong việc đặt mục tiêu, họ hoạch định quá giới hạn nên không xây dựng được một thương hiệu đúng tầm. Chương 3 Brand Intimacy sẽ đem đến cho chúng ta rất nhiều bài học về sự thành công và thất bại của các thương hiệu. Biết được lí do họ phải nhận trái đắng từ khách hàng cũng là bàn đạp để chúng ta học thêm cách kết nối với những khách hàng tiềm năng. Lời kết Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, là thứ quyết định sự thành bại của cả một tổ chức. Biết cách xây dựng thương hiệu kết nối với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường kinh doanh biến động và đầy cạnh tranh. Một điều tôi rất ấn tượng với cuốn sách Brand Intimacy chính là bìa sách hết sức sáng tạo. Thoạt nhìn nó giống như một bài post trên facebook với màu sắc bắt mắt. Hãy để “bài post” công phu này dẫn dắt bạn cách tạo ra những nút like cho thương hiệu của riêng mình. #Revisach #review_sach_ Brand_ Intimacy

Thông qua các nghiên cứu định tính và định lượng, cuốn sách "Brand Intimacy" cung cấp các mô hình xây dựng thương hiệu với mục tiêu nhắm tới là gia tăng sự kết nối giữa thương hiệu với người tiêu dùng. Để thành công trong một thế giới kinh doanh với hàng triệu thương hiệu, các doanh nghiệp phải có những cách kết nối với khách hàng để không bị lãng quên và gặt hái được nhiều thành công.


Cuốn sách "Brand Intimacy" gồm 3 chương, đi từ gốc đến ngọn của cái cây "Thương Hiệu". Bắt đầu từ việc phân tích bối cảnh kinh doanh và khách hàng tiềm năng, sách đi đến các mô hình xây dựng thương hiệu và kết thúc bằng bài học đúc rút từ các thương hiệu đi trước. Sách "Brand Intimacy" còn có phần phụ lục chia sẻ 10 cách đánh giá mức độ thân thiết của một thương hiệu với khách hàng, từ đó giúp các nhà quản trị xây dựng một thang đo cho thương hiệu của mình.


Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, là thứ quyết định sự thành bại của cả một tổ chức. Biết cách xây dựng thương hiệu kết nối với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường kinh doanh biến động và đầy cạnh tranh.


Một điều tôi rất ấn tượng với cuốn sách "Brand Intimacy" chính là bìa sách hết sức sáng tạo. Thoạt nhìn nó giống như một bài post trên facebook với màu sắc bắt mắt. Hãy để “bài post” công phu này dẫn dắt bạn cách tạo ra những nút like cho thương hiệu của riêng mình.