[ENGLISH VERSION]
It is no coincidence that William Shakespeare's Tragedy of Hamlet is dubbed the masterpiece of all time. A work completed in the Middle Ages does not mean that it is not valid at the same time. A society that contradicts the idea. Writing tragedy but the cost of tragedy is not mourning, it is the thorny and exchanging the philosophical value of the intellectualists.
The law is born, there will be people who break it, not because it is not proper to society; people break laws because its loopholes constraining their efforts to reclaim justice. In tragedy, Hamlet is the most special person when he has more intelligence than others. However, when the intelligence must be alone against the masses of fools, the lone person will be the wrong one. The path to the truth of the intellect has suffered an expensive price at the end of the tragedy.
Hamlet's tragedy also highlights other realistic values, such as recording a historical period of the Renaissance - when feudalism had fallen and empires began to turn into capitalist; the tragedy in character’s psychology - inner struggle to find true values of life; the tragedy and the consequences of an untimely love; and countless values in literature in general, in the dramatic arts in particular.
PART I: SUMMARY
The play revolves around the central character, Prince Hamlet of Denmark. His family had a tough scenario, his father had been dead for two months when his mother - Queen Gertrude remarried to her uncle Claudius. One night his father's ghost appeared to inform him of the truth about death due to Claudius's attempted usurpation. Hamlet became suspicious of the ghost's words and doubted both Claudius and his mother. To verify the situation, he made a plan, he pretends to be insane in front of everyone’s surprise, even with his lover Ophelia - he denied everything. Hamlet had secretly arranged for Claudius and his mother to watch a play of killing the king to verify the truth. As expected, Claudius stood up and left. The king, worried about whether Hamlet doubted himself, listened to Polonius - a flattering squire to bring Hamlet to England. Then, to secretly kill him. Before leaving, Hamlet met the queen and accidentally killed Polonius when he was eavesdropping on the conversation. Ophelia is sad at the moment because her lover refuses and her father (Polonius) was killed, so she commits suicide. Laertes - Ophelia's brother knows that the murder of his father is Hamlet, seeking ways to avenge. Hamlet meanwhile realized Claudius's scheme and took advantage of his intelligence to return. When he returned, he witnessed the funeral of his lover and received a challenge from Laertes. During the battle, Laertes' sword was pre-poisoned to kill Hamlet, Claudius also prepared a poisoned cup of wine in case of congratulate Hamlet’s winning. However, as a result of the battle, Laertes was stabbed to death by the poison sword, and the queen drank the poison cup. Before having been died, Laertes had told the truth that this battle had been arranged by Claudius to kill Hamlet. At that time, he was indignant and used poisoned swords to kill the king. At the end of the play, Hamlet then died due to a sword wound and died during the coronation ceremony of Fortinbras (Prince of Norway).
PART II: THE ANTAGONISM OF THE INTELLIGENCE
01
Is intelligence the source of skepticism?
Hamlet represented the standard man of society at the time - a man of reason and wisdom. Hamlet's actions revealed a personality that tended to use intelligence, different from those of his class. Hamlet embodied skepticism, never ceasing to question for himself what was happening. Hamlet was also the first and only person to dare to fight for his own opinions and question the entire society.
Hamlet at the beginning of the novel faces a family drama when his uncle killed his father to usurp the throne, and his mother married his uncle right after his father's death. This family tragedy is not just on the scale of a small part of feudal-renaissance society; it implies a society that vies for power - rotting from within the royal family.
Faced with the tragedy of the country, Hamlet asked himself whether his father's death was hidden behind a mask. And if true, what to do - to take revenge or not to take revenge? And if revenge, then how?
Hamlet was skeptical of himself by saying, To be or not to be, death with Hamlet was just sleeping. However, choosing to die without a fight for the right is not sleeping peacefully.
Endure all the stones, the arrows of fate, or take up arms to fight against the waves of the miserable ocean, destroy them, which is nobler? Because in that sleep of death, when we are free from this mundane body, which dreams will come, that makes us have to stop and think. It causes many disasters in this long life! Quoted from III, scene 1.
Hamlet's intelligence is the source of skepticism in his thoughts. A family in which there is no longer mutual trust will be the source of tragedy. However, Hamlet's skepticism was not without a foundation; he was right. Life is filthy, just like a wild garden growing poisonous seeds, full of rotten plants. - Hamlet judged life when skepticism arose.
Skepticism is not negative and the way Hamlet uses his thinking to question himself is reasonable. Although struggling psychologically about the pain of losing a father and mother to get a new husband; Hamlet did not let emotions overwhelm his suspicion. Skepticism should be present in social life, but in a civilized and proactive manner in the control of intelligence. Doubt helps the character be more proactive and more progressive when finding appropriate solutions on the way to finding the truth. Thereby, the skepticism in the work so far remains valid.
The skepticism caused by Hamlet's character is not without meaning but appears at the wrong time. So it was also the cause of a series of tragedies about Hamlet's life later.
02
Is intelligence the cause of Hamlet’s not-yet revenge?
Skepticism about the filthy truth behind his father's death was correct, but Hamlet did not decide to take immediate revenge. Hamlet is the prince so creating power and reclaiming the throne by the principles will not be anti-thoughts. However, the intelligence in Hamlet realized that regaining power would not help him accomplish his revenge. Moreover, Hamlet's goal from the beginning was not the throne, if competing for power like that, Hamlet would be like a filthy villain. Hamlet's intellect kept the character from being corrupted by a corrupt society. That was also the reason that Hamlet did not decide to take revenge immediately, he needed a clear plan for a single goal: Revenge. The art of building character is unique in that the character pursues his ideals intensely and exposes the atrocities of society, but still, retains the consistency in thinking.
03
Is intelligence the cause of Hamlet’s pretending to be insanity?
Shakespeare has subtly created the panorama of Renaissance society. Hamlet was smart at pretending to be insane - only absent-minded people would dare tell the truth in a lying society.
Hamlet's plan went from beginning to end, tragedy and insanity is the first step and brings goals that only smart people understand. No one will doubt a crazy guy. Therefore, Hamlet will temporarily avoid the dangers of scrambling for the throne and have no doubts about revenge plans. Hamlet's wise difference is also most evident in the scene of insanity, the writer has used the foolishness and intelligence in parallel to highlight will power. However, it is the intellect that knows the life that is the cause of inner conflict in Hamlet later. Hamlet had to pay the price when he was alone against the whole society on the path of revenge: no one thought like Hamlet; No one understands Hamlet - the character who has strayed from life.
04
Is intelligence the cause of inner conflict?
The sharpness in Hamlet's mind led the character to seek revenge; but in return, it is a great difference to the collective - this is the tragedy of society. A determined will-power to take revenge has guided the character's actions properly; but in return, is the rejection of love with Ophelia - this is the tragedy of life.
It can be said that intelligence has helped Hamlet become great in advanced thought, but it has also created Hamlet's continuing tragedy. Hamlet has been influenced by the inner conflict between the gain and the loss, they are the suffering that Hamlet has to go through. Each time a character is cynical about himself is such a conflict:
Yes, from now on, I would like to erase from my memory all the junk memories, all the dictates of the books, every form, every past impression that my observation has written down.
The realistic philosophical value of the work appears in Hamlet's inner conflicts - either choosing revenge or choosing love; either choose against society or die of the tragedy. The death of her lover - Ophelia shows a mistake in Hamlet's actions. Shakespeare normalized the character's personality in the work, Hamlet was also a normal person and also suffered the tragedies of the very cleverness.
Conclusion
The Tragedy of Hamlet deserves to stand in the ranks of works of all time. Despite being of great value in many fields of reality, this article focuses on exploiting the tragedy through the intelligence of the Hamlet. In the work, it is a writhing mind - a transitional society of capitalism.
The character as Hamlet did not naturally fall into tragedy, but it was the result of an era. In that society, there will be many Hamlets but only one Hamlet came out of the pages, dared to bear the difference to pursue politics. Intelligence is needed in the 21st century, but the way we utilize it is that each individual makes a difference.
***
Author: G.Br - Bookademy
Follow Bookademy's fan page to update interesting information about books here: Bookademy
If you passionate about writing & reading & desire to cover reading habits to ybox communities, sign up to become our collaborator here: http://bit.ly/bookademy_ctv
(*) Copyright of the article belongs to Bookademy - Ybox. When sharing or reposting, please cite the full source "Author Name - Bookademy." Things are not accepted and must be removed.
[VIETNAMESE VERSION]
[Review Sách] "Bi Kịch Của Hamlet. Hoàng Tử Đan Mạch": Mặt Trái Của Trí Thông Tuệ
Không phải là ngẫu nhiên khi vở kịch Hamlet của William Shakespeare được mệnh danh là kiệt tác của mọi thời đại. Tác phẩm được hoàn thành thời Trung Cổ không có nghĩa là nó không có giá trị cùng thời gian. Một xã hội mà thực tế mâu thuẫn với lý tưởng. Viết bi kịch nhưng cái giá của bi kịch không hề tang thương, đó là giá trị triết lý đầy gai góc và đánh đổi của những kẻ theo chủ nghĩa trí tuệ.
Quy luật được sinh ra thì sẽ có người phá vỡ nó, không bởi vì không đúng mực với xã hội; người ta phá vỡ luật lệ bởi vì lỗ hổng của luật lệ là gông kìm trong nỗ lực đòi lại công bằng của chính họ. Trong tác phẩm, Hamlet là người đặc biệt nhất của cả một xã hội khi có trí tuệ hơn người. Thế nhưng, khi trí thông minh phải một mình chống lại số đông của kẻ ngu si, thì người đơn độc sẽ là người sai. Con đường tìm về chân lý của trí thông tuệ đã phải chịu một cái giá đắt đỏ ở cuối vở kịch.
Tấn bi kịch của Hamlet còn đề cao những giá trị hiện thực khác như: ghi lại một quãng thời gian lịch sử của thời kỳ Phục Hưng – khi chế độ phong kiến đã suy tàn và các đế chế bắt đầu chuyển sang thời kỳ quá độ lên tư bản chủ nghĩa; bi kịch tâm lý nhân vật – đấu tranh nội tâm để đi tìm giá trị sống đích thực; bi kịch và hậu quả của một tình yêu không hợp thời; và vô vàn những giá trị trong văn học nói chung, trong nghệ thuật kịch nói riêng.
PHẦN I : TÓM TẮT VỞ KỊCH
Vở kịch xoay quanh nhân vật Hoàng tử Hamlet của Đan Mạch. Gia đình chàng gặp phải hoàn cảnh bi kịch, cha chàng đã qua đời được hai tháng thì mẹ chàng - Nữ hoàng Gertrude tái hôn với người chú ruột là Claudius. Một đêm, hồn ma của vua cha xuất hiện để thông báo cho chàng sự thật về cái chết do dã tâm chiếm đoạt ngôi báu của Claudius. Hamlet trở nên nghi ngờ về những lời nói của hồn ma, nghi ngờ cả Claudius và mẹ chàng. Để xác minh tình hình, chàng đã lên kế hoạch giả điên trước sự ngạc nhiên của mọi người, ngay cả với người yêu Ophelia - chàng phủ nhận tình cảm. Hamlet đã bí mật sắp xếp cho Claudius và Gertrude xem một vở kịch giết vua. Đúng như dự đoán, Claudius đứng dậy và rời đi, hắn đã bắt đầu lo lắng về việc Hamlet nghi ngờ chính mình, hắn nghe lời xúi giục của Polonius - một tên chuyên mách lẻo - để đưa Hamlet đến Vương Quốc Anh. Sau đó, bí mật giết chàng. Trước khi rời đi, Hamlet đã gặp nữ hoàng và vô tình giết chết Polonius khi hắn ta đang nghe lén cuộc trò chuyện. Lúc này, Ophelia đang u buồn vì bị người yêu từ chối tình cảm và cái chết của cha đẻ (Polonius) nên cô đã tự tử. Laertes - Anh trai của Ophelia biết rằng kẻ giết cha mình là Hamlet, nên đã tìm mọi cách để trả thù. Hamlet trong khi đó nhận ra kế hoạch của Claudius và tìm cách quay về nhà. Khi trở về, chàng đã đau khổ chứng kiến đám tang của người yêu, cùng lúc đó chàng nhận được một lời thách đấu từ Laertes. Trong trận chiến, thanh kiếm của Laertes đã bị tẩm độc trước để giết Hamlet, Claudius cũng chuẩn bị một loại rượu độc ăn mừng trong trường hợp Hamlet thắng. Tuy nhiên, sau trận chiến Laertes đã bị đâm chết bởi thanh kiếm độc, và nữ hoàng đã uống ly rượu độc để ăn mừng chiến thắng. Trước khi chết, Laertes đã nói sự thật rằng trận chiến này đã được sắp xếp bởi Claudius để giết Hamlet. Lúc đó, Hamlet phẫn nộ và dùng kiếm độc để giết vua. Kết thúc vở kịch, Hamlet sau đó chết vì vết thương của thanh kiếm và chết trong lễ đăng quang của Fortibras (Hoàng tử Na Uy).
PHẦN II: MẶT TRÁI CỦA SỰ THÔNG MINH
01
Cội nguồn của chủ nghĩa hoài nghi?
Hamlet tiêu biểu cho con người chuẩn mực của xã hội thời đại bấy giờ - con người của lý trí và khôn ngoan. Những hành động của Hamlet đều bộc lộ được tính cách thiên về sử dụng trí thông minh, khác hẳn so với những con người ở tầng lớp của chàng. Hamlet hiện thân của chủ nghĩa hoài nghi, không bao giờ ngừng tự đặt câu hỏi cho những gì xảy ra trước mắt. Hamlet cũng là người đầu tiên và duy nhất dám đấu tranh vì chính kiến của bản thân, đặt dấu hỏi cho toàn bộ xã hội.
Hamlet ở đầu tiểu thuyết phải đối mặt với một bị kịch gia đình khi người chú ruột giết cha để cướp ngôi, còn mẹ chàng thì lại lấy chính ông chú ruột ngay sau khi cha chết. Bi kịch gia đình này không chỉ nằm trên quy mô của một bộ phận nhỏ trong xã hội thời phong kiến – phục hưng; nó ngụ ý rõ ràng về một xã hội tranh đoạt quyền lực – mục ruỗng ngay từ trong hoàng tộc.
Đối mặt trước bi kịch của đất nước, Hamlet đã tự đặt câu hỏi về cái chết của cha liệu có ẩn khuất điều gì ở đằng sau hay không? Và nếu đúng, thì phải làm gì – trả thù hay không trả thù? Và nếu trả thù thì sẽ bằng cách nào?
Hamet đã hoài nghi bản thân bằng câu nói “To be or not to be” (Sống hay không sống), cái chết với Hamlet thực chất chỉ là ngủ. Tuy nhiên, lựa chọn cái chết khi chưa đấu tranh cho lẽ phải thì cũng không có giấc ngủ bình yên.
Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn? Vì, trong giấc ngủ của cõi chết ấy, khi ta đã thoát khỏi cái thể xác trần tục này, những giấc mơ nào sẽ tới, điều đó làm cho ta phải ngừng lại mà suy nghĩ. Chính điều đó gây ra bao tai họa cho cuộc sống dằng dặc này! (Trích Hồi III, Cảnh 1)
Trí thông minh của Hamlet là nguồn gốc chủ nghĩa hoài nghi trong chính tư tưởng của nhân vật. Một gia đình mà ngay ở trong đó không còn sự tin tưởng lẫn nhau sẽ là nguồn gốc của cả bi kịch. Thế nhưng, sự hoài nghi của Hamlet không phải là không có cơ sở và nó đã đúng. Cuộc đời thật bẩn thỉu, chỉ như một cái vườn hoang mọc lên hạt giống độc, đầy rẫy những cây cỏ thối tha – Hamlet phán xét cuộc đời khi sự hoài nghi trỗi dậy.
Chủ nghĩa hoài nghi không phải là tiêu cực, và cách nhân vật Hamlet sử dụng suy nghĩ của mình để đặt câu hỏi cho bản thân, đặt câu hỏi cho thời cuộc là đúng đắn và chính xác. Dù đang phải đấu tranh tâm lý về nỗi đau mất cha, mẹ đi lấy chồng mới; Hamlet cũng không để cảm xúc lấn lướt sự hoài nghi. Sự hoài nghi nên được xuất hiện trong đời sống xã hội, nhưng nên với một cách thức văn minh, chủ động trong kiểm soát của trí thông minh. Hoài nghi giúp nhân vật chủ động hơn, tiến bộ hơn khi tìm ra giải pháp thích đáng trên con đường tìm ra sự thật. Qua đó, chủ nghĩa hoài nghi trong tác phẩm tới nay vẫn còn nguyên giá trị.
Sự hoài nghi do trí tuệ của nhân vật Hamlet không phải không có ý nghĩa, thế nhưng lại xuất hiện không đúng thời điểm. Cho nên đó cũng là nguyên nhân của hàng loạt tấn bi kịch về cuộc đời Hamlet sau này.
02
Trí thông tuệ là nguyên nhân khiến Hamlet chưa trả thù?
Sự hoài nghi về một sự thật bẩn thỉu đằng sau cái chết của cha là chính xác, nhưng Hamlet không quyết định trả thù ngay lập tức. Hamlet là hoàng tử nên việc tạo dựng thế lực và chiếm lại ngôi báu theo đúng nguyên tắc cũng sẽ không phản tư tưởng. Thế nhưng, sự thông minh nơi Hamlet đã nhận ra việc đoạt lại quyền lực sẽ không thể giúp mình hoàn thành mục đích trả thù cho cha. Hơn thế nữa, mục đích của Hamlet ngay từ đầu đã không phải là ngai vàng, nếu tranh giành quyền lực như vậy thì Hamlet cũng không khác nào bọn bẩn thỉu cướp ngôi - bọn ác nhân.
Trí tuệ của Hamlet đã níu giữ nhân vật không bị tha hóa bởi cái xã hội mục nát. Đó cũng là lí do mà Hamlet không quyết định trả thù ngay lập tức, mà cần phải lên một kế hoạch rõ ràng cho một mục tiêu duy nhất: Trả thù. Nghệ thuật trong cách xây dựng hình tượng nhân vật của Shakespeare đặc sắc ở chỗ nhân vật theo đuổi lý tưởng của bản thân mãnh liệt, vạch trần tội ác của xã hội; nhưng vẫn giữ được tính nhất quán trong suy nghĩ.
Hamlet đã trở nên “vĩ đại” trong cách suy nghĩ của mình về xã hội, và cách theo đuổi mục tiêu; nhưng không phải là không có sai lầm – bi kịch của Hamlet vẫn tiếp tục.
03
Trí thông tuệ là nguyên nhân Hamlet giả điên?
Shakespeare đã vẽ lại bức tranh toàn cảnh của xã hội thời Phục Hưng một cách tinh tế. Hamlet đã thông minh khi giả điên - chỉ những kẻ điên mới dám nói lên sự thật trong một xã hội dối trá.
Kế hoạch của Hamlet thông suốt từ đầu tới cuối bi kịch, giả điên là bước đầu tiên và đem lại những mục đích mà chỉ những người thông minh mới hiểu. Không ai sẽ nghi ngờ về một gã điên. Do đó, Hamlet sẽ tạm thời tránh khỏi những hiểm nguy của việc tranh đoạt ngôi báu và không bị nghi ngờ về kế hoạch trả thù. Sự khác biệt khôn ngoan của Hamlet cũng được thể hiện rõ nhất ở chi tiết giả điên, nhà văn đã dùng cái ngu si và thông minh song hành để làm nổi bật lên cái lý trí. Tuy nhiên, chính cái trí tuệ hiểu biết sự đời đó là nguyên nhân của mâu thuẫn nội tâm trong Hamlet sau này. Hamlet đã phải trả giá khi một mình chống lại toàn bộ xã hội trên con đường trả thù: không ai nghĩ như Hamlet; không ai hiểu Hamlet – nhân vật đã lạc điệu khỏi đời sống.
04
Trí thông tuệ là nguyên nhân của sự xung đột nội tâm?
Sự sắc sảo trong suy nghĩ của Hamlet đã dẫn lối nhân vật đi tìm con đường trả thù; nhưng đổi lại là sự khác biệt quá lớn với tập thể - đây là một bi kịch thời đại. Lý trí quyết tâm theo đuổi mục đích trả thù đã dẫn lối đúng cho hành động của nhân vật; nhưng đổi lại là là sự từ chối tình yêu với Ophelia – đây là bi kịch cuộc đời.
Có thể nói, trí thông tuệ đã giúp Hamlet trở nên tuyệt vời về tư tưởng tân tiến; nhưng cũng chính nó đã tạo ra bi kịch liên tiếp của Hamlet. Hamlet đã chịu ảnh hưởng của xung đột nội tâm giữa cái được và cái mất, là toàn bộ sự đau khổ mà chỉ duy nhất nhân vật phải trải qua. Mỗi lần nhân vật đặt hoài nghi về bản thân là một xung đột như thế:
Vâng, từ nay con sẽ xin xóa bỏ khỏi ký ức của con mọi trí nhớ tạp nham, mọi châm ngôn sách vở, mọi hình thái, mọi ấn tượng dĩ vãng mà trí quan sát của con đã ghi chép tận tường – Trích
Giá trị triết lý hiện thực trong tác phẩm xuất hiện trong những mâu thuẫn nội tâm của nhân vật Hamlet – hoặc là lựa chọn trả thù, hoặc là lựa chọn tình yêu; hoặc là lựa chọn chống lại xã hội, hoặc là chịu chết trước bi kịch. Cái chết của người yêu – Ophelia cho thấy sai lầm trong hành động của Hamlet. Shakespeare đã bình thường hóa tính cách nhân vật trong tác phẩm, Hamlet cũng là một con người bình thường và cũng mắc phải những tấm bi kịch của chính sự khôn khéo.
Lời kết
Vở kịch Bi kịch của Hamlet xứng đáng đứng trong hàng ngũ những tác phẩm của mọi thời đại. Tuy mang giá trị rất lớn trong nhiều lĩnh vực hiện thực, song bài viết này tập trung khai thác tấn bi kịch qua lăng kính gốc rễ của nó là trí thông tuệ của nhân vật. Trong tác phẩm, đó là một trí tuệ quằn quại trong đau đớn giữa một thực tại thù địch với nó – một xã hội quá độ của tư bản chủ nghĩa.
Nhân vật Hamlet không tự nhiên phải rơi vào hoàn cảnh bi kịch mà đó là kết quả của thời đại. Trong cái xã hội ấy, sẽ có nhiều Hamlet nhưng chỉ có một Hamlet bước ra từ những trang sách, dám chịu đựng sự khác biệt để theo đuổi chính kiến. Bài học từ tác phẩm đó là sự thông minh cần phải có ở thời đại thế kỷ 21, nhưng sử dụng như thế nào là cách mỗi cá nhân tạo ra sự khác biệt.
***
Tác giả: G.Br - Bookademy
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ
hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả -
Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được
chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Lần đầu tiên tôi gặp phiên bản "Hamlet" này trong thư viện là khi tôi khoảng 14 tuổi. Tôi rất thích Paul Scofield trong "A Man for All Seasons", nhưng bố mẹ tôi đã cho tôi xem rất nhiều diễn viên tuyệt vời đọc Shakespeare - vì vậy tôi không có nhiều hy vọng vào bản thu âm này. Những vở kịch của Shakespeare, theo tôi hiểu cho đến thời điểm đó, đều là về nghệ thuật - những người có giọng nói du dương đọc những thứ khó hiểu.
Có điều gì đó trong giọng nói khẩn cấp của Scofield khiến tôi chú ý gần như ngay lập tức. Mặc dù tôi không hiểu hết từ vựng nhưng tôi hiểu rằng Hamlet là một người đang gặp nguy hiểm lớn và tôi đang rất lo lắng trong suốt đoạn ghi âm.
Thật tiếc là nó chỉ có sẵn hàng cũ!