Câu hỏi có tính chất quyết định về sự hình thành của 4 loại tính cách: Bạn phản ứng như thế nào trước các kỳ vọng? Và phản ứng của một người trước kỳ vọng nội tại và ngoại tại sẽ thể hiện người ấy thuộc kiểu tính cách nào: người ủng hộ, người nghi vấn, người tuân lệnh và người nổi loạn. Tác giả xác định hai loại kỳ vọng mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt: Kỳ vọng ngoại tại Kỳ vọng nội tại.
Các khuynh hướng tính cách bên chúng ta khi bước chân vào thế giới này. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà Khuynh hướng của chúng ta có thể giúp ích nhiều hay ít cho thành công của bản thân? Và cũng có những người lý luận rằng họ là sự hòa trộn của nhiều khuynh hướng nhưng khi đặt ra vài câu hỏi sau đó, ta có thể dễ dàng nhận ra họ rơi vào một trong các Khuynh hướng duy nhất, và gần như không có sự ngoại lệ. Sự khác biệt là mọi người thường sẽ “ngả” theo một chiều của Khuynh Hướng và chồng lấn lên Khuynh Hướng của mình, nhưng cốt lõi vấn là một Khuynh Hướng nhất định.
1. Người Ủng Hộ
Người Ủng hộ là những người muốn làm những điều mà người khác trông đợi ở họ và cả những kỳ vọng mà họ tự đặt ra. Họ luôn hoàn thành công việc đúng hạn, và thực hiện các quyết tâm đưa ra vào đầu năm mà không hề bị rối tung rối mù. Đây là tuýp người có xu hướng yêu thích các lịch trình và nề nếp. Đó cũng chính là lý do họ đưa ra quyết định hành động và thực hiện theo nó khá dễ dàng so với ba Khuynh hướng còn lại. Các thói quen cũng vì đó mà dễ dàng hình thành hơn.
Điểm mạnh
Mọi người có thể trông cậy vào họ và họ cũng có thể trông cậy vào chính mình bởi cách làm việc chuyên nghiệp, giữ đúng hẹn và đảm đương các nhiệm vụ mà không phụ thuộc vào sự giám sát của người khác. Họ là những người ủng hộ các quy định, nội quy và không thể cưỡng lại việc đó nó và làm theo như: mặc đồng phục, tuân thủ theo các hướng dẫn. Họ có thể thực thi bất kỳ kế hoạch nào mà họ muốn, mặc dù sẽ gặp phải những khó khăn khi đáp ứng kỳ vọng. So với các Khuynh hướng khác, Người Ủng hộ có thể đáp ứng các kỳ vọng dễ dàng hơn.
May mắn, Người Ủng hộ không chỉ sẵn sàng đáp ứng kỳ vọng tại ngoại mà họ cũng đáp ứng với kỳ vọng nội tại của bản thân. Điều đó giúp họ đã quyết định làm gì, thì họ sẽ làm – ngay cả khi mọi người chẳng buồn quan tâm hay đôi khi gây bất tiện cho người khác.
Điểm yếu
Họ cảm thấy thôi thúc phải tuân theo các quy tắc ngay cả khi đáng ra nó nên được bỏ qua. Họ thậm chí có thể chống đối và khó chịu khi những người khác hành xử không đúng dù chỉ là trên những phương diện nhỏ nhặt.
Người Ủng hộ sẽ có thể thiếu kiên nhẫn hay tệ hơn là khinh miệt người khác khi họ từ chối đáp ứng các kỳ vọng cho bản thân hay chất vấn các kỳ vọng đó. Là một người ủng hộ, tác giả mong muốn những người khác không chỉ đơn thuần đáp ứng các kỳ vọng mà còn phải muốn đáp ứng chúng nữa.
Họ gặp khó khăn trong việc giao phó trách nhiệm, bởi họ không tin tưởng năng lực làm việc đến nơi đến chốn của những người khác. Họ thấy bất an khi có những sự thay đổi trong lịch trình, thói quen. Sự cam kết của họ với với những kỳ vọng đôi khi có vẻ lạnh lùng và cứng nhắc. Là một Người Ủng hộ, họ rất giỏi bắt mình làm những việc mà bản thân không muốn và dành thời gian cũng như năng lượng cho thứ gì đó mà họ nghĩ rằng “nên làm”.
Các biến số trong khuynh hướng
Người Ủng hộ ngả về Nghi vấn: Họ đặt nặng các kỳ vọng nội tại hơn – cách làm của Người nghi vấn. Bởi vậy, họ dễ dàng từ bỏ các kỳ vọng ngoại tại hơn, đặc biệt là những kỳ vọng phổ biến khắp xã hội.
Người Ủng hộ ngả về Tuân Lệnh: Họ có xu hướng đáp ứng những kỳ vọng ngoại tại hơn. Đặt ra các giới hạn để tránh trường hợp bộc lộ sự nổi loạn là cần thiết. Họ dễ dàng thực hiện các mục tiêu nội và ngoại tại nhưng không thể dành thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi, để rồi sau đó họ sẽ bùng nổ và cự tuyệt đáp ứng những kỳ vọng khác.
Ngành nghề phù hợp
Người Ủng hộ nên làm những công việc đòi hỏi khả năng tự giác như: khởi nghiệp kinh doanh, làm việc tự do, tư vấn cá nhân. Họ sẽ thăng hoa khi làm việc trong hoàn cảnh có quy định rõ ràng bởi họ cảm thấy thỏa mãn khi hoàn thành được những kỳ vọng. Ngược lại, họ sẽ gặp khó khăn trong môi trường đòi hỏi khả năng thích ứng cao. Ngoài ra, những công việc có thể hỗ trợ người khác hiệu suất cao cũng rất cuốn hút với họ.
2. Người Nghi Vấn
Họ chỉ đáp ứng các kỳ vọng nội tại – bao gồm những kỳ vọng ngoại tại được họ biến thành kỳ vọng nội tại. Họ cam kết sâu sắc đối với thông tin, logic và hiệu suất. Họ khao khát thu thập những dữ liệu theo quan điểm của riêng họ, tự đưa ra quyết định và hành động hợp lý. Họ chống lại những gì được coi là ngẫu hứng, thiếu lý lẽ, thiếu thông tin hay kém hiệu quả. Khi đã chấp nhận lý do của một sự kỳ vọng, họ sẽ tự định hướng và không cần nhiều sự giám sát.
Điểm mạnh
Một khi đã xác định được hành động đúng, Người Nghi vấn sẽ đi đến cùng mà không gặp mấy trở ngại cũng như phản kháng lại những kỳ vọng. Lý lẽ của một kỳ vọng rất quan trọng đối với họ, bởi vậy họ không bao giờ đáp ứng một kỳ vọng một cách mù quáng. Họ có thể đem lại những giá trị tuyệt vời cho các mối quan hệ cũng như tổ chức. Người Nghi vấn thường cân nhắc kỹ lưỡng và sẵn lòng nghiên cứu, tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định. Bởi vậy, họ thường là nguồn tham khảo cho những người khác và thích chia sẻ kiến thức của mình và mong muốn cải thiện quy trình. Họ có xu hướng muốn tự mình đưa ra quyết định.
Điểm yếu
Người khác có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ bởi Người Nghi vấn sẽ từ chối đáp ứng những kỳ vọng của họ. Đôi khi, chính Người Nghi vấn cũng ước sao họ có thể ngừng đặt câu hỏi bởi nó đốt cháy thời gian và năng lượng. Việc liên tục nghi vấn khiến họ dễ rơi vào tình trạng phân tích-tê liệt. Họ luôn muốn tập hợp thêm các nghiên cứu, cân nhắc giữa các lựa chọn và xem xét khả năng những trong cuộc sống, ta phải đưa ra quyết định mà không có thông tin hoàn hảo. Họ rất tài tình trong việc tìm ra một lý lẽ để tránh một kỳ vọng hay phá vỡ một thói quen nào đó – họ giỏi xác định các lỗ hổng. Thậm chí, họ còn hoài nghi về lời khuyên của chính chuyên gia. Họ ghét cay ghét đắng việc phải xếp hàng đợi chờ.
Các biến số trong khuynh hướng
Người Nghi vấn ngả về Người Ủng hộ: Họ sẵn sàng chấp thuận lý lẽ từ các kỳ vọng của xã hội và các quy tắc chung. Họ nghi vấn mọi điều nhưng cũng rất dễ bị thuyết phục để đáp ứng kỳ vọng.
Người Nghi vấn ngả về Người Nổi loạn: Họ thách thức các kỳ vọng một cách quyết liệt, và thường xuyên phản khá lại chúng – đặc tính người nổi loạn.
Ngành nghề phù hợp
Bởi họ có hứng thú với thông tin và phân tích, nên môi trường chú trọng vào nghiên cứu có thể giúp họ thăng hoa. Họ đặc biệt phù hợp với môi trường khuyến khích và tuyên dương sự chất vấn, và họa động cùng người khoan dung với sự chất vấn của họ. Với những Người Nghi vấn quá cẩn trọng, họ có thể làm việc tại nơi mà mọi hoạt động có hạn chót và được hỗ trợ đặt ra giới hạn.
3. Người Tuân Lệnh
Người Tuân lệnh là người sẵn sàng đáp ứng các kỳ vọng ngoại tại nhưng lại gặp khó khăn khi phải đáp ứng các kỳ vọng nội tại. Phần lớn họ đều đáp các ứng hạn chót, giữ lời hứa, hoàn thành công việc đâu ra đấy vì người khác. Tuy nhiên, họ lại gặp khó khăn trong việc chu toàn cho bản thân, kỳ vọng nội tại là thách thức đối với họ. Để đáp ứng kỳ vọng nội tại, họ cần tạo ra trách nhiệm ngoại tại – họ là người được lợi nhiều nhất từ việc tìm hiểu Khuynh hướng cá nhân.
Điểm mạnh
Không chỉ là nhóm người chiếm đa số với 41%, Người Tuân lệnh còn là những người mà người khác tin tưởng nhất cũng như khả năng đóng góp nhiều nhất. Họ có thể là những trụ cột trong cộng đồng bởi cảm thức tích cực về nghĩa vụ đối với người khác. Người có khuynh hướng này cũng có thể dễ thích nghi với 3 Khuynh hướng còn lại. Họ không cảm thấy bi quan hay bức bối trước những khó khăn phải đối mặt.
Điểm yếu
Dù mong muốn đáp ứng những kỳ vọng nội tại của bản thân nhưng nếu không được một trách nhiệm ngoại tại tác động vào thì họ gần như không thể làm được. Bởi vậy, họ chật vật trong việc tự tạo động lực cho bản thân. Họ có xu hướng nuôi ước mơ, chuyển đổi công việc giữa chừng.
Các biến số trong khuynh hướng
Mặc dù tất cả những Người Tuân lệnh đều phản hồi trước các kỳ vọng ngoại tại, nhưng họ có sự khác biệt rõ ràng trong cách thức và thời điểm.
Người Tuân lệnh ngả về Người Ủng hộ: Họ thường cảm thấy rõ ràng hơn về năng lực cũng như nguyệt vọng của bản thân, cũng như có khả năng nói “không” tốt hơn. Trái lại, Người Tuân lệnh ngả về Nội loạn lại luôn cảm thấy bất mãn hơn về những đòi hỏi của người khác và cảm thấy bản thân bị thao túng. Họ phản ứng lại trước bất kỳ cảm giác ép buộc nào. Họ đáp ứng kỳ vọng ở một thời điểm nhất định (diễn ra rất nhanh) và rũ bỏ nó. Họ là những người phức tạp trong suy nghĩ khi: Thâm tâm tôi chỉ muốn nổi loạn nhưng lại vẫn buộc mình phải hoàn thành công việc.
Ngành nghề phù hợp
Họ sẽ rất thành công trong các môi trường yêu cầu trách nhiệm ngoại tại. Tuy nhiên, họ cũng cần cẩn trọng tước thôi thúc muốn đáp ứng kỳ vọng của người khác mà quên đi khát vọng của chính mình. Những ngành nghề như luật doanh nghiệp, công tác xã hội quản lý tài sản tư nhân và y tế có thể là ngành nghề phù hợp với họ.
4. Người Nổi loạn
Những người phản kháng lại tất cả kỳ vọng, nội vọng cũng như ngoại tại là người thuộc Khuynh hướng Người Nổi loạn. Họ làm những điều họ muốn làm và nếu ai đó yêu cầu hay bảo họ phải làm gì đó thì họ sẽ phản kháng ngay cả khi đó là mong muốn của họ.
Điểm mạnh
Người Nổi loạn làm điều gì đó là bởi họ lựa chọn làm điều đó. Họ thường thích đương đầu với các thử thách khi học có thể đối mặt theo cách riêng của mình. Và đặc biệt thích thú khi thách thức các kỳ vọng của người khác. Khi làm điều họ muốn, Người Nổi loạn thường gồng mình làm đến cùng – đặc biệt là khi có yếu tố “tôi sẽ cho anh thấy”. Họ thậm chí còn thách thức các phong tục, tập quán. Trong khi đó, họ rất coi trọng tính xác thực và quyền tự quyết, và muốn cuộc đời của mình biểu đạt chân thực các giá trị bản thân. Họ sẽ làm việc tốt hơn khi không có kỳ vọng nào.
Điểm yếu
Càng bị thúc ép, họ càng phản kháng lại mạnh mẽ hơn. Họ gần như phản kháng với bất cứ điều gì mà họ coi là cố gắng kiểm soát họ. Tuy nhiên, trong quyết tâm để có được sự tự do, Người Nổi loạn rốt cuộc có thể rơi vào tình trạng bị kiểm soát. Họ làm việc theo thời gian biểu của riêng mình, càng thúc ép họ sẽ càng khiến họ thêm phần trì hoãn và phản kháng hơn nữa. Những lịch trình khiến cho họ cảm thấy bị “sập bẫy”. Họ chống lại những việc lặp đi lặp lại nhàm chán.
Tất yếu, khi ta buộc phải làm điều gì đó thì ta vẫn sẽ phải làm nó thôi nhưng họ sẽ tìm ra một cách thật Nổi loạn để làm. Và ngay cả khi thừa nhận nguyên nhân cho một hạn chế nào đó, có thể họ vẫn thấy khó lòng chấp nhận.
Các biến số trong khuynh hướng
Người Nổi loạn ngả Nghi vấn: Họ tập trung vào việc hoàn thành các nguyện vọng của bản thân hơn là thách thức người khác. Họ có thể gặp ít rắc rối hơn trong việc phản kháng lại những kỳ vọng tự đặt ra cho bản thân.
Người Nổi loạn ngả Tuân lệnh: Sự kết hợp này khiến cho sự chống đối – đẩy lùi áp lực và né tránh kiểm soát của Người Nổi loạn mạnh mẽ hơn. Điều đó điểm ẩn nhiều sự phẫn uất và phản kháng của Người Nổi loạn. Ngay cả khi họ muốn làm điều gì đó, sự đồng tình hay ủng hộ từ người khác cũng có thể kích hoạt sự phản kháng của họ với nguyện vọng của mình.
Ngành nghề phù hợp
Người Nổi loạn thường sẽ tìm kiếm những nghề nghiệp trao cho họ tính linh hoạt trong việc lựa chọn công việc, đặt ra lịch trình của riêng mình, và tránh được việc phải báo cáo với người khác. Bởi vậy, nhiều Người Nổi loạn mở công ty riêng bởi không muốn phải báo cáo với bất kỳ ai khác ngoài bản thân. Họ sẽ thăng hoa khi làm việc trong môi trường mà họ được trao cho thử thách và được pháp giải quyết theo cách riêng của bản thân.
Lời kết
Đúng như tên cuốn sách Bạn là ai và làm thế nào để sống tốt hơn. Xuyên suốt cuốn sách, bạn như được hiểu hơn về chính mình – suy nghĩ, lựa chọn tính cách, sự khác biệt khi đưa ra lựa chọn. Nó giúp bạn hiểu ra rằng không có Khuynh hướng tính cách nào là lý tưởng, là hoàn hảo. Và mỗi chúng ta, dù thuộc Khuynh hướng nào cũng có điểm mạnh – điểm yếu, cũng cần có môi trường phù hợp để phát triển, cần có cách để khắc phục. Điểm đặc biệt khiến cuốn sách giống như cuốn cẩm nang về bản thân chính là những gợi ý về cách khắc phục cụ thể để có thể “sống tốt hơn” và hiểu mình hơn.
Không chỉ dừng lại ở hiểu bản thân, cuốn sách giống như cuốn cẩm nang để bạn có thể hiểu người khác để cảm thông, để lựa chọn cách cư xử cũng như cách làm việc sao cho hiệu quả với Người của những Khuynh hướng khác. Không hề nói quá khi nhận xét: Đây là một trong những cuốn sách mà bất cứ ai cũng nên một lần đọc thử để hiểu mình, hiểu người và để ‘sống tốt hơn”.
Review chi tiết bởi Quỳnh Anh - Bookademy
Tôi thực sự thích cuốn sách này và cảm thấy ít nhất mọi người nên làm bài kiểm tra ở chương thứ hai để xem bạn thuộc loại tính cách nào. Về cơ bản có 4 loại. Người ủng hộ, Người đặt câu hỏi, Người có nghĩa vụ và Người nổi loạn. Sau khi bạn làm bài kiểm tra, sẽ có các chương dành cho mỗi nhóm. Tôi sẽ mô tả cuốn sách này là loại sách năm ngôn ngữ tình yêu. Nó rất sâu sắc. Mỗi chương cung cấp cho bạn những phẩm chất của từng loại. Điều gì khiến họ trở thành con người như vậy, điều gì thúc đẩy họ và cách đối phó với những người thuộc loại đó trong cuộc sống của bạn. Đối với tôi nó rất có ý nghĩa và có một số ví dụ tuyệt vời về cách nói chuyện với những người thuộc kiểu đối lập với bạn. ~Tháng tư