Bản chất của người, với sự kiện lịch sử phong trào dân chủ Gwangju (1980) làm bối cảnh chính, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết xuất sắc và giàu sức lay động nhất của Han Kang, được chính tác giả thừa nhận là “tác phẩm mà tôi không thể trốn tránh, không thể không viết, nếu không viết, không vượt qua, có lẽ tôi sẽ không thể đi tiếp đến bất cứ đâu.”

 Về tác giả…

Han Kang, sinh năm 1970 tại Gwangju sau đó cùng gia đình chuyển lên Seoul sống từ năm mười tuổi.

Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Yonsei, Han Kang đăng đàn năm 1993 trên báo Văn học và Xã hội với tư cách một nhà thơ. Năm 1994, cô cho ra mắt truyện ngắn “Mỏ neo đỏ”, giành giải sáng tác dành cho tác giả trẻ của báo Seoul Shinmun, kể từ đó bắt đầu chính thức hoạt động văn chương.

Suốt từ sự nghiệp viết văn gần ba mươi năm, với 3 tập truyện ngắn, 6 tiểu thuyết và 1 tập thơ, Han Kang đã dành được nhiều giải thưởng văn học danh giá cả trong và ngoài nước, trở thành một trong những nhà văn quan trọng nhất của văn học Hàn Quốc hiện đại. Trong đó nổi bật nhất là giải Man Booker International năm 2016 dành cho tác phẩm “Người ăn chay”. Năm 2018 cô tiếp tục lọt vào danh sách đề cử của giải thưởng này với tiểu thuyết giàu tính tự thuật.

 Về tác phẩm “Bản chất của người”…

Khi mình đọc nhan đề là “Bản chất của người” của truyện, trong mình nổi lên một cảm giác run rẩy phần vì tò mò về tên nhan đề gây thu hút này, phần không biết đây sẽ là cuốn tâm lý học đào sâu một nhân vật những hỉ nộ ái ố, tình tiền chăng? Nhưng không, nó còn hơn thế, nó bỏ qua những ham muốn tầm thường để đi sâu hơn vào con người. Nó dường như rũ bỏ thân xác tồn tại của con người để tự hỏi về bản chất của người – thứ con người ta khó có thể có câu hỏi chính xác nhất. Ngay cả khi gấp lại cuốn sách nó vẫn là một câu hỏi mở day dứt trong tâm can chúng ta.

Điều mình thấy đặc biệt đầu tiên đó là, thông thường các tác giả sẽ thường viết gửi tặng một ai đó như một lời tri âm nhưng ở cuốn sách này mở đầu không có viết gửi ai cả, mà sẽ bắt đầu những câu chuyện luôn, thì mình đã nghĩ đây là cuốn tác giả muốn gửi tặng tất cả mọi người. Giữa một thế giới đang vấn nạn môi trường, giữa một thế giới vẫn còn những đau thương và nghèo đói, giữa thế giới vẫn còn sự thù hằn, giữa một thế giới người ta đang nói với nhau rằng chúng ta đang thờ ơ vì khoa học công nghệ thì cuốn sách tới như một vị thần đến từ quá khứ nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta đang cần xem lại chính mình, chúng ta cần xem lại tình yêu thuần khiết giữa chúng ta, xem lại lòng dũng cảm có đang thực sự chảy trong huyết quản chúng ta hay không hay chỉ là sự ngụy tạo yếu mềm. Một thế giới sẽ rất đau khổ nếu có những người xấu nhưng nó sẽ càng đau lòng hơn khi có sự im lặng của những người tốt, nhất là sự hèn nhát thì ở đây cuốn sách viết rất sâu lắng về sự dũng cảm.


Tiếp theo cuốn sách thường sẽ có cả lời cảm ơn ở cuối nhưng khi đọc cuốn này, lời cảm ơn mà mình muốn lại là từ chính mình đến với tác giả, thay vì những câu chuyện ngôn tình, những điều thi vị lãng mạn mà màn ảnh quê hương tác giả hay chiếu trên truyền hình thì tác giả đã hướng ngòi bút đến phần đen tối nhất, phần đáng sợ ám ảnh nhất. Đó thực sự là sự dũng cảm, mình cảm giác từ đầu ngọn bút tỏa ra tình yêu thương và cả nước mắt dù không muốn viết nhưng vẫn phải viết ra.

Điều đặc biệt nữa đó là những lời thoại của nhân vật không có dấu ngoặc kép hay bất cứ dầu nào phân biệt là lời thoại, mình đã tự hỏi đây là thế giới gì vậy khi con người sống tồn tại như một cái bóng vật vờ sau khi bị đau đớn hành hạ giày vò đến ám ảnh thì lay lắt sống không bằng chết như thế này. Một bức tranh nhiều màu sắc sau khi rũ bỏ gam màu chỉ còn lại đen trắng người ta sẽ có nhiều liên tưởng, như con người khi rũ bỏ những hào nhoáng chỉ còn lại phần yếu đuối nhất, ta tự hỏi liệu sau những cái chết, những lúc chứng kiến cảnh chết chóc đau khổ kia, sau khi bị vùi dập kia bản chất con người liệu có yếu ớt? Mình đã tự hỏi thế khi đọc phần đầu tiên của câu chuyện. Mình rất sợ đọc những truyện gam màu ảm đạm ngay từ đầu, hoặc ngay những trang đầu đã là cái chết vì mình sợ đối mặt nhưng mình nhớ rằng khi tác giả đã dũng cảm viết ra thì người đọc cần có tâm như một tri kỉ, nên mình đã tiếp tục đọc

Đó là thế giới đầy khổ đau và giật mình hơn lại là dựa trên bối cảnh có thật, (Phong trào dân chủ Gwangju (Hangul: 광주 민주화운동), hoặc Bạo loạn Gwangju hay Thảm sát Gwangju, là tên gọi của một cuộc nổi dậy quy mô lớn của dân chúng ở thành phố Gwangju, Hàn Quốc từ ngày 18 đến ngày 27 tháng 5, năm 1980. Trong suốt giai đoạn này, người dân Gwangju đã chống lại sự độc tài của tướng Chun Doo-hwan và nắm quyền kiểm soát thành phố. Tiếp theo đó họ chiến đấu để tự bảo vệ mình và cuối cùng thì bị dẹp tan bởi quân đội Hàn Quốc. Trong suốt thời kỳ Chun Doo-hwan cầm quyền, sự kiện "18 tháng 5" bị gán cho là cuộc phản loạn của những người ủng hộ và đi theo chủ nghĩa Cộng sản. Chỉ sau khi luật dân sự được tái lập, sự kiện này mới được coi là một nỗ lực phục hồi nền dân chủ trước quyền lực quân sự. Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức gửi lời xin lỗi và xây dựng một nghĩa trang quốc gia dành cho các nạn nhân), đọc những cảnh tả chân thực của tác giả, mình tự hỏi con người liệu có thể độc ác như dã thú như vậy sao, có thể cười một cách man rợ khi chém lưỡi lê khi xả súng và còn có thể đạp lên tôn nghiêm của người phụ nữ sao, con người có thể làm nhục nhau có thể nói một câu lạnh lẽo rằng đất nước khác chết 2 triệu người thì cần gì kiêng dè giết chết những người đồng mình? Giết chết và giẫm đạp lên xương máu của đồng bào không ghê tay? Tác giả đã mạnh mẽ chỉ ra sự lạnh lùng của người chỉ huy, tuyên bố xanh rờn của kẻ máu lạnh, mình đã phải dừng rất nhiều lần khi đọc cuốn này, có những đoạn đâm chém, miêu tả vết thương mình đã ngừng lại thở để đọc tiếp khi những quan lính vô hồn, mình đã tưởng tượng ra những cảnh van xin được tha mạng nhưng không được vì họ đã thành những cỗ máy giết người, chẳng cần một linh kiện điện tử hiện đại nào chính con người cũng đã thành một cỗ máy thiếu tình người.


Những người dân yêu sự bình yên, họ đã rất dũng cảm, có thể hôm nay họ khóc đến phát ngất vì con họ ra đi nhưng mai họ vẫn có thể mạnh mẽ đập vỡ bức ảnh kẻ sát nhân cầm quyền để chiến đấu. Sự sống – cái chết luôn song hành trong cuốn sách này, bóng tối – ánh sáng những mảng đối lập luôn đồng hành cùng nhau. Mình đã rất chú ý anh Jin Soo vẫn nhận lời mang nến đến, những ngọn nến le lói nó cho thấy rằng mọi người vẫn tiếp tục đấu tranh, vẫn tiếp tục sống, họ chiến đấu cho người đã chết và chính họ. Ngay cả khi biết rằng quân lính hiếu chiến không ngại máu tanh họ vẫn ở lại và cầm súng, những người phụ nữ công nhân xuống đường biểu tình không ngần ngại bỏ tôn nghiêm để đòi sự bình yên.

6 câu chuyện và một đoạn kết tuy là một cuốn tiểu thuyết nhưng là 6 câu chuyện khác nhau – 6 nhân vật khác nhau mà những nhân vật từ chương 2 đều bước ra từ chương 1. Sáu mảnh đời, sáu câu chuyện khác nhau. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba chia đều cho mỗi chương chuyện như một ngụ ý sắp xếp của tác giả. Mình cảm thấy mỗi câu chuyện đều viết với giọng văn khá dửng dưng nhưng không hề vô tình, không quá viết sâu lên gân những nỗi đau mà chỉ cần vài dòng phác họa đã hiện ra một cái bóng vật vờ…Trong 6 câu chuyện chỉ duy nhất một chuyện trong vai là một linh hồn, thường khi nói cái chết ta sẽ nhắc tới Thần chết đến gọi chúng ta nhưng ở đây thần chết đưa ta đi nhanh nhất lại là con người, đó là một sự trớ trêu lạ lùng. Câu chuyện thứ nhất Dong Ho cậu đi tìm xác người bạn bị bắn của mình, cậu đã rất khổ sở nghĩ mình đã không dũng cảm cứu bạn nhưng cậu đã chứng kiến cảnh người ta cố vớt vát những cái xác thì bị bắn, cậu đã rất sợ hãi khi thấy dáng bạn ngã xuống mà không thể làm gì được, cậu đã phải trải qua một cơn giày vò để nghĩ cậu không hề cố ý.

Câu chuyện thứ hai về một linh hồn ra đi khi quá trẻ, nó đã tự hỏi rằng vì sao lại chết, nó muốn chạm đến các linh hồn khác, nó chứng kiến những thân xác bị đốt cháy, nó nhìn thấy thân xác mg màu áo bệnh viện, nó thấy những thân xác mặt trắng tưởng là sự sạch sẽ nhưng thực ra là lớp sơn ngặt nghèo giả dối che đi sự tàn ác man rợ. Những linh hồn vô định luẩn quẩn họ tự hỏi vì sao họ phải chết khi sự sống còn dài, đây là định mệnh an bài sao, sự sống họ được ban sao lại bị tước đi đau đớn và man dại đến mức mất xác như vậy. Ngọn lửa bùng cháy trên những cái xác như ngọn lửa của sự hủy diệt khiến người ta sợ hãi nhưng nó cũng là ngọn lửa sự sống nhen nhóm dai dẳng trong mỗi con người dù trả lại là sự kéo lê xác trên đường, những đòn hành hạ tra tấn thì họ vẫn muốn sống. Kể cả sau này những người thanh niên vẫn chọn cầm súng.


Những câu chuyện chỉ có máu và rất ít nước mắt vì họ không thể để sự yếu đuối kéo dài, họ vẫn phủ quốc kì trên những quan tài, họ vẫn hát quốc ca dõng dạc. Sau chương hai những câu chuyện còn lại phần lớn đều là từ những người sống sót, họ bước ra từ những năm tháng ảm đạm. Họ nhiều người đều từ tù đày mà ra, với những hình phạt ta đọc có lẽ sẽ nhăn mặt kinh hãi nhưng tác giả vẫn viết một cách chân thực nhất, mình từng nghe một câu nói đại ý là: “ con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người”, Han Kang đã lăn nghe những sầu bi tráng lệ, lắng nghe những nỗi đau thầm kín để viết ra những dòng văn này và quả thực cuốn sách đạt danh hiệu cao quý mình cũng thấy thật xứng đáng.

Những người có thể sống sót, khi mọi thứ kinh khủng đã qua, khi bình yên đã hiện hữu thì bình yên dường như vẫn không thể tới khi quá khứ dày vò họ, khi màn đêm đến và những cơn ác mộng, họ vẫn cứ luẩn quẩn và thấy nhục nhã khi là người sống sót, có những người đã mất đi ý niệm về tình yêu, ham muốn tình cảm vốn có của mình. Có những người nhắc về quá khứ như vết nhơ dường như những năm tháng đó đã hút cạn sinh lực của họ để rồi trả lại thân xác thâm quầng, thân xác vẫn còn sống nhưng sự thực đã chết trong tâm hồn…nhưng có một điều mình thấy rằng tình yêu vẫn le lói, tình yêu bằng sức mạnh thần kì của nó luôn âm ỉ xuyên suốt quyển sách này. Mình nghĩ rằng nếu viết quá nhiều, viết lộ ra những câu chuyện sẽ là một tội ác, mình muốn rằng cuốn sách sẽ đến thật nhiều người hơn nữa vì nó đã có sức lay động nhân văn mãnh liệt, một ngòi bút đạt đến đỉnh cao khi đi sâu vào hiện thực khắc nghiệt vẫn có tình yêu thương.


Phần kết câu chuyện nhẹ nhàng về một người may mắn nhưng đã không ngần ngại xem nhưng bức ảnh để đồng cảm với những nạn nhân ngã xuống, mình đã rất ám ảnh chi tiết ra đi tuổi 15, liệu mùa hạ đi qua có bình yên như với chính người may mắn không. Có lẽ là câu hỏi thừa chăng? Không không hề, người đó đang thắc mắc rằng những cậu thanh niên kia có kịp sống hết mình không như một sự ngậm ngùi xót xa, khi tuổi trẻ dang dở, khi bao hoài bão và ước mơ còn lại trong hư vô mà thôi

Bielinxki từng viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời cho những câu hỏi đó…”, tác phẩm đã viết về quá khứ u tối đó, về những con người đã ngã xuống bằng cách đau đớn nhất, mình đã nghĩ về những người chết khi vẫn còn hấp hối chưa chết ngay họ đã chết đau khổ nhất như vậy khi cái chết chậm rãi từ từ đáng sợ như vậy – một hình phạt họ không đáng phải nhận. Quá khứ u tối đến đau lòng đã qua, một quốc gia cũng sẽ có khoảng thời gian đau buồn, nhưng có thể vượt qua. Nhìn lại hiện tại, tác phẩm đặt ra câu hỏi rằng trong quá khứ chúng ta đã có quá khứ nhuốm máu như vậy nhưng đã qua thì vẫn có thể tin rằng cuộc sống đang tốt đẹp lên rất nhiều.

Review chi tiết bởi Quỳnh Anh - Bookademy

--------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhập thêm thông tin thú vị về sách tại link:

https://www.facebook.com/bookademy.vn

 Đăng kí để trở thành CTV của Bookademy tại link:

http://bit.ly/2Hxkazt

Xem thêm

Mình chỉ có thể diễn tả bằng hai từ "ám ảnh" và "kinh hoàng". Không biết bao nhiêu lần mình đã nổi hết da gà khi đọc cuốn sách này, đọc về những số phận, những con người đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, thậm chí cả mạng sống của mình trên con đường đấu tranh cho dân chủ ở Hàn Quốc vào năm 1980, cùng dư âm tàn khốc kéo dài dai dẳng của những gì đã xảy ra. “Bản chất của người” bắt đầu với nhân vật Dong Ho - một cậu nam sinh cấp 2 - tình nguyện cùng hai nữ sinh cấp 3 là Eun Sook và Seon Joo ở lại Ủy ban tỉnh để phân loại, ghi chú và canh giữ những xác người bị tàn sát bởi quân đội của Chun Doo Hwan sau khi sự kiện Cuộc nổi dậy ở Gwangju bắt đầu. Tác giả Han Kang đã miêu tả một cách vừa rợn người, vừa khủng khiếp, vừa đau lòng về tình trạng xác của những con người ấy - những người đã bỏ mạng vì lý tưởng của mình trước sự tàn bạo của chế độ độc tài. Đó là những cái xác đã bắt đầu thối rữa, những mảnh da thịt không còn nhìn ra là ai, những con người đã bị bắn nhiều phát đạn, bị lưỡi lê đâm xuyên ngực hay chém nát mặt, và hòa quyện trong đó là cái mùi hôi thối của xác chết đang phân hủy, bầu không khí ngột ngạt của thực tại chết chóc, nỗi đau của các bậc cha mẹ đến tìm xác con. Thực sự không có từ ngữ nào có thể miêu tả được hết tính tàn bạo của những gì đã diễn ra cho những xác chết này, những xác chết vốn trước đây đã từng là những con người với linh hồn và hơi thở, để rồi giờ đây họ chỉ còn là những khối thịt đã bị giày xéo, được bọc trong những lớp vải, để san sát nhau, phủ lên trên là tấm quốc kỳ Hàn Quốc đỏ máu… Mình không thể nào tưởng tượng nổi làm sao tác giả có thể viết được đến mức này. Mình mất gần 1 tháng mới có thể hoàn toàn thoát truyện và cho đến giờ, đã 5 năm trôi qua vẫn chưa dám đọc lại.

Quyển sách như một “bản án” bóc trần sự thật về bản chất của con người trong những giai đoạn khắc nghiệt nhất. Những phần sâu tối nhất như được vạch rõ ra để khiến bạn đọc cảm thấy ám ảnh về những sự thật ấy. Đôi khi, những ý thức xấu xa mà chúng ta biết ngày nay cũng chỉ bình thường và dừng ở mức hơi ghê ghê thôi. Nhưng những bản chất mà quyển sách đề ra thực sự khiến chúng ta cảm thấy khủng khiếp bởi trong những giây phút đấu tranh sinh tử nhất thì ai biết con người sẽ bộc lộ bản chất như thế nào. Thế giới của chúng ta luôn đắm chìm trong những đau thương và tuyệt vọng, không phải là tác giả và người bình luận có cái nhìn liên quan nhưng cuộc đời vốn dĩ là bể khổ mà. Như Đức Phật đã từng nói: “Khổ bất khả ngôn” (Khổ không nói hết) đấy thôi. Nhưng đôi lúc chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho số phận, cho hoàn cảnh mãi được; cần phải nhìn nhận lại chính bản thân mình, nhìn lại những mối quan hệ xung quanh xem ta đã từng có hành vi ứng xử hay bộc lộ điều gì sai trái hay không. Đôi khi “Bản chất của người” khiến ta bật khóc vì sự đen tối trong chính tâm hồn của nhân vật mà chúng ta thấy mình cũng đồng điệu vô cùng. Không ai hiểu được cho đến khi họ sống vất vưỡng như một bóng ma, chẳng còn hy vọng, chẳng còn niềm tin và hoàn toàn trở nên yếu hèn. Ở kết thúc truyện, chúng ta thấy được tình tiết một người với trạng thái cảm động khi xem những bức ảnh về các nạn nhân đã ngã xuống ở tuổi đời rất trẻ. Tuy “Bản chất của người” mang lại một màu sắc u ám của quá khứ nhưng cuộc sống vẫn cứ thế trôi qua và nếu chúng ta có niềm tin vào tương lai thì cuộc đời sẽ không còn quá khổ nữa. Dĩ nhiên, sự đau lòng về những sự kiện lịch sử là chính đáng và cần thiết để tôn vinh những người xứng đáng nhưng điều quan trọng là ta nhìn nhận được gì từ chuyện ấy và thấy được những bản chất thật sự của những kẻ độc tài ra sao. Đôi khi quyền lực khiến chúng ta tàn ác, đôi khi một khoảnh khắc nào đó chúng ta không còn là chính mình, đôi khi chúng ta chết đi mà chẳng hiểu nguyên do. Tất cả đều là số phận và đều bản chất của cuộc sống này, khó mà lý giải hết được những căn nguyên phức tạp ấy.

Trong ngành giải trí, phim ảnh Hàn Quốc đã lấy đi nước mắt của biết bao người, già có, trẻ có, đã đóng đinh vào lòng họ những ám ảnh không nguôi. Văn học Hàn cũng thế. Tôi đã từng khóc như mưa khi đọc "Bố con cá gai", từng bị bức bối, mệt mỏi đè nặng khi đọc "Một trăm cái bóng", "Hãy chăm sóc mẹ"… Nhưng có lẽ, "Bản chất của người" là cuốn sách tổng hòa tất cả những điều đó. Tác phẩm quyện hòa nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, sự bất lực, lo lắng, sợ hãi, kinh hoàng, ám ảnh… Tác phẩm là một cái xoáy nước ùng ục cuốn ta chìm vào muôn vàn cảm xúc khác nhau, khó lòng mà ngoi lên được. Tâm thế của tôi khi bước vào tác phẩm là một người bộ hành lạc vào khu rừng đêm, tôi mò mẫm tìm hướng đi vì mọi thứ cứ lờ mờ, lộn xộn, khó hiểu do cách kể đảo ngược trật tự tuyến tính, và vì thế tôi càng tò mò vì những điều đang diễn ra. Mở đầu cuốn sách là không gian u ám của những cái chết liên tục. Lần hồi bước đi trong đêm đen, tôi cũng đã vào trung tâm của sự kiện: Phong trào dân chủ Gwangju 1980 tại Hàn Quốc. Từ ngày 18 đến ngày 27 tháng 5, năm 1980, người dân Gwangju đã chống lại sự độc tài của tướng Chun Doo-Hwan và nắm quyền kiểm soát thành phố. Nhưng phong trào bị đàn áp dã man. Han Kang đã phần nào tái hiện lại những diễn biến của phong trào này bằng cái nhìn đầy cảm thông, thương xót đối với những cái chết bi thảm của biết bao người dân. Tất cả những sự kiện, những nỗi đau, những kinh sợ hiện lên rất thật vì tác giả không để mình là nhân vật xưng tôi kể lại hết toàn bộ câu chuyện. Nữ văn sĩ đã để các nhân vật tự kể lại, tự bộc bạch tâm sự, phơi bày nỗi lòng và tái hiện lại những thảm khốc mà họ nếm trải và chứng kiến: Từ những người con sống cho đến cả hồn ma. Những mốc thời gian do đó mà chồng chéo lên nhau, các sự kiện không khớp theo trật tự thông thường nhưng nếu xâu chuỗi lại, tôi có thể thấy rõ mồn một những bi thảm trong sự kiện này. Việt Nam cũng từng bị thảm sát, từng bị đầu rơi, máu chảy nhưng kẻ chĩa súng, quăng bom là bọn ngoại bang, còn ở đây, chính người Hàn giết hại người Hàn. Có lẽ vì thế mà nỗi đau càng dâng lên gấp bội phần. Những con người sinh động liên tục biến thành những cái xác bất động. Xác của họ bị chất đầy trong bệnh viện, nhà thi đấu, đến lúc chết, họ cũng chẳng được yên nghỉ mà chen chúc trong một biển quan tài đặt san sát nhau, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, những tử thi mắt toác, mặt sâu hoắm vết chém đang phân rã từng phần mà chưa có người thân đến nhận. Những cái chết đã được Han Kang diễn tả rất thực như chiếc lưỡi lam bén ngót cắm sâu vào tim tôi. Nhà văn còn làm nỗi đau đó dâng lên cực điểm, tái tê đến uất nghẹn khi để cho hồn ma lên tiếng: Một thiếu niên nhìn thân hình không còn cựa quậy sự sống của mình bị phân hủy, lúc nhúc dòi bọ và bàng hoàng về những gì đã xảy ra. Những câu nghi vấn, những băn khoăn, xúc động của nhân vật làm tim tôi tái tê. Tác giả quá tuyệt vời khi biết cách nắm lấy sợi dây cước để điều khiển con diều cảm xúc của người đọc. Người chết là hết, xương cốt họ cũng thành tro bụi. Còn người sống thì sao? Những người biểu tình bị bắt, có khi chỉ là học sinh cấp hai, cấp ba mà cũng bị tra tấn dã man. Han Kang qua lời của các nhân chứng sống mà kể lại những tàn bạo, nhẫn tâm của chính quyền. Những cái đá, cú đạp đến bất tỉnh, những cái chọc sâu vào khe móng tay, móng chân cũng không ghê gớm bằng cách chúng để kiến cắn vào hạ bộ một đứa trẻ mới mười mấy tuổi suốt 3 tiếng đồng hồ, hay chọc cây thước 30 cm mấy chục lần vào tử cung một cô gái đương xuân, rồi dùng báng súng làm dập nát cả cửa mình của cô… Còn bao nhiêu điều tàn nhẫn nữa mà những trang giấy mỏng chẳng thể nào lột tả hết được? Từ những tội ác đầy rẫy như mây trời, nhà văn đã đặt ra những câu hỏi về bản chất con người “Có phải con người là một sinh vật tàn nhẫn từ trong bản chất?... Có phải chúng ta chỉ đang sống trong ảo tưởng về phẩm giá con người, còn thực ra bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể biến thành một thứ chẳng là gì cả, thành sâu bọ, thành thú vật, thành một đống mủ dịch lẫn lộn?”. Ngay khi cuốn sách khép lại, những câu hỏi đó vẫn mãi làm tôi day dứt. Câu hỏi tu từ như một lời khẳng định của tác giả có nét tương đồng với quan niệm của nhà Nho, nhà tư tưởng Trung Hoa thời cuối Chiến Quốc: Tuân Tử. Ông quan niệm “Nhân chi sơ tính bản ác”, do đó, phải cần có “lễ” để điều chỉnh, sửa đổi bản tính đó của con người. Nhưng theo tôi, dù bản tính là thiện hay ác, hành động của con người cũng phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục, vào chính lương tâm của con người. Ta phải sống sao cho lấp đi cái ác, để cái thiện được phô bày. Mỗi người sẽ có những suy nghĩ khác nhau về vấn đề được đặt ra nhưng tôi tin chắc rằng, các bạn sẽ phải rưng rưng, phải xót xa trước tấn thảm kịch được dựng lại thấm đẫm giá trị nhân văn. Đồng thời, tôi tin rằng: tác phẩm chắn chắn sẽ để lại dư âm trong tâm trí người đọc bởi chất văn mượt mà, cách quan sát và cảm nhận sâu sắc, cùng trái tim ăm ắp yêu thương của tác giả.

“Bản chất của người” như một quyển sổ ghi chép, hay như một cuốn nhật ký cũ kỹ mà ở đó, nhân vật có thể trải lòng mình, có thể tâm sự, kể lại những đoạn ký ức kinh hoàng bản thân đã trải qua và chẳng một ai muốn nhắc đến, hay nhớ lại. Lấy bối cảnh là sự kiện lịch sử Phong trào dân chủ Gwangju, bằng giọng văn linh hoạt, biến hóa linh hoạt, tác giả hóa thân vào những thân xác khác nhau, là cậu bé cấp 2 ngây ngô, hiền lành, là cô gái thanh mảnh, dịu dàng, là người mẹ, là người anh,... và là cả linh hồn vô định, trôi nổi, lửng lơ giữa những thân xác chất chồng lên nhau chờ đợi đến ngày mục rữa, máu và da thịt ngấm sâu vào lòng đất, hòa vào trong gió, lẫn giữa bầu trời. Đọc truyện, chỉ thấy toàn là nỗi đau và nỗi đau, nỗi nhớ và nỗi nhớ, niềm tiếc thương vô hạn những người ra đi, và sự đau khổ dằn vặt của những con người ở lại. Gwangju ngày ấy, sôi nổi, mạnh mẽ và kiên cường. Có những người dám đứng lên đấu tranh, dám lên án cái xấu xa, xấu xí, có những con người không sợ cái chết đến, chỉ sợ còn sống mà mang trong mình thứ tổn thương chẳng thể nào chữa lành. “Tôi đang chiến đấu. Ngày nào tôi cũng một mình chiến đấu. Tôi chiến đấu với nỗi nhục nhã vì mình đã sống sót, và vì mình vẫn còn đang sống tiếp.” “Ám ảnh” là dòng chữ hiện lên trong đầu tôi khi khép tác phẩm này lại. “Ám ảnh” độc giả, “ám ảnh” cả những nhân vật trong tác phẩm. Mỗi nhân vật đều có nỗi đau riêng của mình, nhưng điểm chung là đều có chung nguyên nhân, cùng chung một xuất phát điểm, đều là nạn nhân của ngày 18/5/1980. Ngày tất cả hi vọng bị dập tắt, ngày tội ác của con người lên ngôi, ngày cái bản chất xấu xa, ghê tởm có trong con người hiện rõ. “Tôi chiến đấu vơi sự thật rằng mình cũng là con người.” Cảm giác ban đầu khi đọc truyện chỉ duy nhất là thấy đáng sợ thương cho các nhân vật, nhưng đến gần cuối cùng, đến cảnh người mẹ nhớ con đến ngây dại, tôi lại bật khóc, khóc vì có những con người vô tội bị giết tàn nhẫn, dã man, khóc vì nỗi đau của người ở lại đôi khi còn kinh khủng hơn nỗi đau của người ra đi. Đây là một tác phẩm hay, cho tôi thêm một góc nhìn khác vì sự kiện lịch sử Gwangju, cho tôi đồng cảm sâu sắc với những nạn nhân đã ngã xuống, và cả những nạn nhân đang tiếp tục sống cùng với những ký ức kinh hoàng.

“Bản chất của người” là cuốn tiểu thuyết Hàn Quốc, lấy bối cảnh của sự kiện “Phong trào dân chủ Gwangju” – 1 cuộc nổi dậy của dân chúng TP Gwangju diễn ra trong chục ngày 18/5-27/5/1980, với nòng cốt là sinh viên học sinh. Tất nhiên, họ bị chính quyền và quân đội Hàn Quốc đàn áp dã man. Sự kiện Gwangju là 1 sự kiện lớn trong lịch sử hiện đại Hàn Quốc, liên quan trực tiếp tới vị tổng thống khát máu, xuất thân từ giới quân sự, Chun Doo Hwan (ông tướng này làm Tổng thống 1980-1988, cũng là người kế vị 1 ông tướng độc tài khác, Tổng thống lừng danh Park Chung Hee, nhà độc tài Hàn Quốc trong giai đoạn 1961-1979!). Túm lại, Hàn Quốc suốt gần 30 năm sống dưới chế độ độc tài, song kinh tế vẫn phát triển...hơi bị tốt, vẫn là con rồng châu Á, vẫn là 1 nước TBCN “xịn sò”, nhưng thôi, đây lại là 1 chuyện khác rồi! Nữ tác giả Han Kang sanh năm 70, quê Gwangju. Vào thời điểm diễn ra sự kiện nói trên, gia đình cô bé Han Kang đã chuyển lên Seoul sanh sống, do đó, cô đã không trực tiếp chứng kiến sự cố bi thảm đó – nơi mà quân đội sử dụng vũ khí tàn sát chính những đồng bào của họ, sau những cuộc biểu tình liên miên... Khi lớn lên, Han Kang trở thành nhà văn và cuốn tiểu thuyết này, mang nhiều hơi hướng “phi hư cấu”, chính là tình cảm của bà dành cho cố hương bi thảm Gwangju năm 1980. Miêu tả lại một vụ bạo loạn hay nổi dậy (nhìn từ phía người dân và học sinh, sinh viên) hay một vụ thảm sát, trấn áp (nhìn từ phía chính quyền của tướng Chun Doo Hwan), Han Kang đã kể lại câu chuyện từ nhiều góc nhìn khác nhau. Sáu chương tiểu thuyết được kể bởi 6 “người kể chuyện” (riêng chương 7, hay Phần Kết, là câu chuyện của chính tác giả), lần lượt là: - Dong Ho, nhân vật chính, cậu học sinh lớp 9, chứng kiến người bạn Jeong Dae bị cảnh sát bắn chết trong cuộc biểu tình, quyết định đi tìm xác bạn và tham gia đến cùng với các anh chị sinh viên. Dong Ho rốt cuộc đã bị quân đội bắn chết khi họ tràn vào Gwangju và chấm dứt cuộc nổi dậy. - Hồn ma của Jeong Dae, cậu bạn của Dong Ho - Kim Eun Sook, nữ sinh cấp 3, tham gia vào cuộc bạo loạn song thoát chết vào giờ chót, mấy năm sau trở thành một biên tập viên và tiếp tục chứng kiến sự kiểm duyệt thô bạo (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) của chính quyền về tất cả những gì liên quan tới Gwangju - Kim Jin Soo, sinh viên, người phụ trách nhóm, ở lại đến cuối cuộc nổi dậy, bị bắt, tra tấn, bị tuyên án tù rồi được tha bổng (khi chính quyền đã ...nhận sai!), quay về với cuộc sống bình thường trong tình trạng “mất hết, rách nát hết” và chết sau đó vài năm trong đau khổ - Im Seon Joo, từng là công nhân tham gia những phong trào dân chủ trước đó, bị đuổi học và đi làm thợ may, nay tiếp tục tham gia Gwangju, bị tra tấn tàn bạo và sống trong những ám ảnh đó suốt hơn 20 năm sau... - Mẹ của Dong Ho, người đã hai lần đến gọi cậu con trai về nhà từ trụ sở Ủy ban tỉnh – “căn cứ” của quân nổi dậy – mà không được, cuối cùng đành phải mất đi đứa con trai út. (đây cũng là chương mà tôi thích nhất, tình cảm của người mẹ mất con được Han Kang – 1 nữ văn sĩ – diễn tả vô cùng hay, vô cùng cảm động) Đây là câu chuyện cực kỳ tàn bạo và ám ảnh, được tác giả kể lại với sự đớn đau và xót thương rất lớn. Đọc xong cuốn sách, người ta không thể không tự hỏi vì sao cùng là đồng bào mà những người Hàn Quốc lại có thể tàn bạo với nhau, và tại sao đằng sau những thành công về kinh tế và dân chủ của quốc gia này trong nửa sau thế kỷ XX lại có những trang sử đẫm máu đến thế...Trạng thái tâm lý của những người tham gia nổi dậy được miêu tả rất kỹ và hay: họ hoàn toàn biết rằng mình sẽ thua và sẽ chết, họ rất sợ chết, song họ đã vẫn lựa chọn ở lại đến cùng, tất cả vì lương tâm của con người. Phong trào Gwangju không chỉ diễn ra trong chục ngày bi thảm của tháng 5 năm 1980 (hiện nay người Hàn gọi đây là “sự kiện 18/5”), mà theo tác giả tiếp tục kể một cách khéo léo trong những trang sách có vẻ như “không đầu không đuôi”, trải dài qua nhiều “người kể chuyện” cũng như nhiều mốc thời gian liên tục thay đổi, nó còn tiếp tục trong nhiều năm sau đó tại đất nước này, như một nỗ lực minh oan, chiêu tuyết cho những nạn nhân trẻ tuổi. Nhờ vậy, cuốn tiểu thuyết tuy vô cùng bi thảm song vẫn có những tia sáng hy vọng lóe lên đâu đó ở phía xa.... Trước nay tôi chưa từng đọc cuốn sách nào của văn học Hàn, có lẽ vì quá dị ứng với văn hóa K-pop, với phim sitcom Hàn, những thứ tràn ngập truyền thông và giải trí Việt nhiều năm qua. Với tôi, Hàn Quốc dường như là 1 quốc gia thuần tư bản chủ nghĩa, với nền kinh tế phát triển liên tục từ sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Túm lại, Hàn Quốc vừa xa xôi lại vừa “nhạt nhòa”, không có gì đáng nói. Nhờ 1 bạn trẻ giới thiệu, mà tôi mới thử đọc cuốn sách này, và cảm thấy rất cảm động, rất ám ảnh sau khi đọc. Đề tài đương đại, từng là cấm kỵ (Hàn Quốc chỉ trở nên thực sự dân chủ từ khoảng chục năm sau sự kiện Gwangju!) song nay đã được người Hàn “bạch hóa”, được giới văn nghệ Hàn khai thác triệt để và đầy hiệu quả. Người ta có thể đọc cuốn sách này như 1 cuốn tiểu thuyết lịch sử hiện đại, với chủ đề “thảm sát Gwangju”, lại vừa có thể đọc nó như 1 tiểu thuyết luận đề xã hội, khi tác giả liên tục đặt ra những câu hỏi lớn và cấp bách, về tính thiện tính ác trong con người, về quan hệ giữa người dân và chính quyền, về những suy nghĩ và hành xử của giới trẻ Hàn Quốc trong một thời kỳ không gần nhưng cũng chưa xa. Về mặt “kỹ thuật”, Han Kang đã khéo léo sử dụng cách viết khá hiện đại, liên tục thay đổi “chủ ngữ” (người kể chuyện), xáo trộn thứ tự không gian và thời gian, khiến cuốn sách có cái không khí u uất, buồn đau kéo dài từ đầu đến cuối. Một chút so sánh: khi đọc cuốn này, tôi bất giác nhớ tới đoạn miêu tả cuộc chiến đấu tại công xã Paris trong “Những người khốn khổ” của Hugo, cũng với chiến lũy trong thành phố, với những người trẻ chống lại quân chính phủ, và thêm cả chú bé Gavroche như một tiên đồng. Không khí “hừng hực lạc quan Cách mạng” đó hoàn toàn không có trong những “chiến lũy” tại Gwangju của Han Kang! Đọc sách này, chúng ta hiểu thêm được một trang sử đẫm máu trong thời hiện đại của Hàn Quốc, rất gần hôm nay thôi...

4.5 stars! I originally had rounded down to four, but the more I think about it, the more I want to round up to five. And so I shall. It was then that I heard it: an almighty thunderclap, like thousands of fireworks going off at once. A distant scream. Living breaths snapped like a neck. Souls shocked from their bodies. Powerful and incredibly written, Human Acts pacts a hell of a punch in a short number of pages. I am 100% on board for whatever this author does next.Last year, I read The Vegetarian, Han Kang's first book to be translated into English. And man, it was a fucking powerhouse! The writing is stunning, and put me in an emotional choke-hold. Since I still haven't managed to get off my ass and properly review it, check out these awesome reviews from Taryn and Elyse.Human Acts is OUTSTANDING! Han Kang proves yet again that she can write amazing things that I've never read before. Thanks to my friend Edward for teaching me the term mosaic novel, otherwise I'd have zero words to describe this style. Loosely defined, a mosaic novel is where the chapters are more like short stories, all tied together through some mix of setting, characters, or plot.Human Acts - I love that title so much. It's perfect. The act of humanity rising up together and these acts of violence escalating. How does each individual human choosing violence or resistance all fit together into a bigger puzzle? It's fascinating. The cover is perfect too. Definite shelf appeal.I admit to knowing little of Korean history, especially the Gwangju Uprising and it's effects. I don't always read the introduction to novels. Depending on what you're reading it can be very spoilery! (Thanks a lot, anniversary edition of The Grapes of Wrath.) In this case, I'm very glad I did! The introduction by translator Deborah Smith (who did a boss job translating btw), provided historical context and set up the novel beautifully.Humanity is at times harsh and poetic and Kang captures it all here, set against the backdrop of political and civil unrest in Korea. Each chapter is a capsule full to bursting with horrors, human made, and beautifully tangible. The writing is gorgeous. I can't say enough good things about it. It's shocking and clear, but never exploitative or overwrought. Kang simply wrote the hell out of this, and you can feel her passion in every page.This little treasure of a book is a wonderful addition to my shelves (both digital and physical). Yes, parts of it are devastatingly sad and it smashed my heart a bit, but I like it even more for that. It smashed my heart and stole a shard of it along the way.My final judgement: Big thanks to Goodreads and Hogarth Books for this amazing arc!

4.5 stars! I originally had rounded down to four, but the more I think about it, the more I want to round up to five. And so I shall. It was then that I heard it: an almighty thunderclap, like thousands of fireworks going off at once. A distant scream. Living breaths snapped like a neck. Souls shocked from their bodies. Powerful and incredibly written, Human Acts pacts a hell of a punch in a short number of pages. I am 100% on board for whatever this author does next.Last year, I read The Vegetarian, Han Kang's first book to be translated into English. And man, it was a fucking powerhouse! The writing is stunning, and put me in an emotional choke-hold. Since I still haven't managed to get off my ass and properly review it, check out these awesome reviews from Taryn and Elyse.Human Acts is OUTSTANDING! Han Kang proves yet again that she can write amazing things that I've never read before. Thanks to my friend Edward for teaching me the term mosaic novel, otherwise I'd have zero words to describe this style. Loosely defined, a mosaic novel is where the chapters are more like short stories, all tied together through some mix of setting, characters, or plot.Human Acts - I love that title so much. It's perfect. The act of humanity rising up together and these acts of violence escalating. How does each individual human choosing violence or resistance all fit together into a bigger puzzle? It's fascinating. The cover is perfect too. Definite shelf appeal.I admit to knowing little of Korean history, especially the Gwangju Uprising and it's effects. I don't always read the introduction to novels. Depending on what you're reading it can be very spoilery! (Thanks a lot, anniversary edition of The Grapes of Wrath.) In this case, I'm very glad I did! The introduction by translator Deborah Smith (who did a boss job translating btw), provided historical context and set up the novel beautifully.Humanity is at times harsh and poetic and Kang captures it all here, set against the backdrop of political and civil unrest in Korea. Each chapter is a capsule full to bursting with horrors, human made, and beautifully tangible. The writing is gorgeous. I can't say enough good things about it. It's shocking and clear, but never exploitative or overwrought. Kang simply wrote the hell out of this, and you can feel her passion in every page.This little treasure of a book is a wonderful addition to my shelves (both digital and physical). Yes, parts of it are devastatingly sad and it smashed my heart a bit, but I like it even more for that. It smashed my heart and stole a shard of it along the way.My final judgement: Big thanks to Goodreads and Hogarth Books for this amazing arc!