Thế giới chúng ta đang sống khác với Thế giới cách đây 10, 20 năm và còn khác hơn nữa so với thế giới cách đây 50 năm hay 100 năm trở về trước. Chúng ta ngày nay đang thừa hưởng thành quả từ sự tiến bộ vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực: y tế tiến bộ vượt bậc đã đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo, sức khỏe và tuổi thọ của con người không ngừng được nâng lên; mạng Internet toàn cầu, công nghệ số - vi tính và điện thoại thông minh giúp ta tiếp cận nguồn thông tin vô tận từ mọi ngóc ngách trên thế giới… Nhưng chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thảm họa môi trường ngày càng thảm khốc – động đất, sóng thần, hạn hán, và sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật. Liệu tương lai loài người có đi đến diệt vong trong đợt tuyệt chủng thứ sáu hay chúng ta sẽ rời bỏ Trái đất để sống ở một hành tinh khác vũ trụ. 50 ý tưởng về tương lai sẽ đem lại cho các bạn câu trả lời, sẽ giúp các bạn tưởng tượng ra thế giới trong tương lai.
50 ý tưởng về tương lai sẽ mang lại một
viễn cảnh toàn diện về tương lai của nhân loại thông qua nhiều ý tưởng khai
phóng về y học tái tạo, công nghệ nano, du lịch không gian, nền dân chủ kỹ thuật
số và chiến tranh công nghệ cao.[…] Có hai yếu tố rất chắc chắn về tương lai.
Thứ nhất, công nghệ có xu hướng đóng vai trò như một chất xúc tác. Thứ hai, con
người thường quá xem trọng sự ảnh hưởng của những thay đổi về văn hóa và công
nghệ trong ngắn hạn, trong khi lại đánh giá thấp sự ảnh hưởng ấy về dài hạn.
Chiến tranh mạng và chiến tranh máy bay
không người lái
Trong lịch sử, chiến
tranh thì sẽ là chiến tuyến, binh lính, vũ khí, súng máy, pháo binh, tiếp đến
là xe tăng rồi máy bay. Nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ là những thứ cao cấp
hơn. Chúng ta sẽ có những mạng lưới kĩ thuật viên điều khiển những thiết bị từ
xa, trong đó có những thiết bị bán tự động. Những cuộc chiến dịch quy mô lớn
cũng sẽ ít đi mà thay vào đó đó là sử dụng các cuộc tấn công tàng hình và chiến
tranh mạng. Những cuộc tấn công này không để hủy diệt trên quy mô lớn mà chỉ nhằm
sự gián đoạn và tê liệt ngắn hạn, qua đó ăn mòn quyết tâm và ý chí của dân
chúng.
Chúng ta có thể thấy rằng
từ năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng đến năm 2011 đã xuất hiện
máy bay không người lái của Mỹ Anwar al – Awlaki ở Yemen. Dự đoán rằng đến năm
2020 thì một phần ba số phương tiện quân sự của Mỹ sẽ không có người điều khiển.
Năm 2021, một phần tư quân đội Mỹ sẽ là Robot. Đến năm 2023 thì phi cơ chiến đấu
có người lái sẽ bị loai khỏi biên chế. Và các nhóm SWAT sẽ sử dụng UAV mang
hình dáng của côn trùng trong không phận dân sự. Theo suốt chiều dài cùa lịch sử,
ta có thể thấy được sự phát triển to lớn của các vũ khí thiết bị.
Trong tương lai, chiến tranh mạng sẽ nổ ra. Chiến tranh mạng là mọi thứ đều cần đến năng lượng, cơ sở hạ tầng viễn thông. Nên ngày nay bạn không cần bom nguyên tử để buộc một quốc gia đầu hàng; bạn chỉ cần cắt nguồn năng lượng của họ trong một tuần. Chiến tranh mạng là một dạng của chiến tranh phi đối xứng và trong rất nhiều lĩnh vực chứ không chỉ là trong lĩnh vực quân sự. Khi cái giá của việc thắng thua trong kinh doanh trở nên quá lớn thì ham muốn sử dụng không gian mạng để đánh cắp các bí mật thương mại và tài sản trí tuệ cũng cao.
Hơn thế nữa, trong cuộc
sống thường ngày đang tiến dần về phía “đám mây”, nơi thông tin được lưu trữ từ
xa và truy cập theo nhu cầu, những hệ quả đột phá số và mất an ninh điện tử là
vô cùng lớn. Trung Quốc có đội ngũ hacker hùng hậu hơn Mỹ chứng tỏ một điều là
rất nhiều tội phạm công nghệ tiềm ẩn cũng như tình báo điện tử được điều phối
chặt chẽ, trong số ấy chắc chắn có những vụ nhắm đến các cơ sở quân sự và công
trình phòng thủ của Mỹ.
Điều này sẽ thật sự xảy ra chứ? Có thể
lắm. Và lý do là để tiết kiệm chi phí và bảo tồn mạng sống con người. Tuy
nhiên, thật không khó để tưởng tượng ra các hậu quả không mong muốn mà những tiến
bộ như vậy mang lại; những người lính và cả các chính trị gia nữa sẽ mất kết nối
với thực tại, những rủi ro và hiểu biết trong cuộc đời thực.
Chiến tranh giành nguồn nước
Có
rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: Liệu H2O có phải là một dạng CO2
mới? Chúng ta đều thấy rằng nước sạch luôn là điều cần thiết đối với mỗi quốc
gia, thậm chí nó quan trọng hơn cả thức ăn. Nhiều thập kỷ qua những cuộc xung đột
xảy ra cũng đều có lý do từ việc tiếp cận nguồn nước. Hiện tại với con số đáng
lo ngại rằng gần một tỷ người không có cơ hội tiếp cận với nguồn nước an toàn
và ước tính rằng trong vòng 20 năm nữa, một nửa dân số thế giới sẽ phải sống
trong những khu vực gặp áp lực về nước. Nhưng hiện tại chúng ta lại đang lãng
phí một lượng nước khổng lồ. Theo con số thống kê rằng có tới 70 – 80% lượng nước
đường ống bị mất mát do rò rỉ và công nghệ lỗi thời. Mỗi người chỉ uống 2-3 lít
nước mỗi ngày nhưng dùng đến tổng cộng khoảng 3.000 lít nước.
Tóm
lại, trong tương lai, nước có thể đe dọa đến an ninh quốc gia và ổn định kinh tế
lớn hơn rất nhiều so với cả dầu mỏ và chủ nghĩa khủng bố gộp lại. Chúng ta cũng
sẽ được chứng kiến những nỗ lực quyết liệt nhằm thay đổi thái độ và hành vi sử
dụng nước ở cả cấp độ gia đình lẫn xã hội.
Khi
dân số tăng lên, tầng ngầm nước có thể sớm bị cạn khô, dầu mỏ cung cấp cho những
nhà máy khử muối có thể không còn, gây ra bộ ba khủng hoảng về nước, thực phẩm
và năng lượng; một trong ba yếu tố này đều có khả năng khơi mào rối loạn. Ba
nhu cầu căn bản này của loài người sẽ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong thế
kỷ 20, khi mà dân số toàn cầu tăng thêm một phần ba, nhu cầu về nước đã tăng gấp
6 lần và xu hướng này dường như sẽ còn tiếp tục.
Internet vạn vật
Theo
công ty Cisco Systems, sẽ có khoảng 50 tỷ “thứ” được kết nối Internet vào năm
2020. Trong tương lai, những chiếc tất của bạn sẽ có một địa chỉ IP và ngăn kéo
đựng tất sẽ biết bạn có bao nhiêu đôi và màu sắc của chúng là gì. Các vật sẽ được
tích hợp thông tin, sau đó kết nối thành nhiều mạng khác nhau nhằm trao đổi
thông tin với nhau và với mạng chủ. Cụ thể hơn là ta có thể nhận biết các chi
tiết về dấu hiệu nhận dạng, địa điểm và tình trạng chính xác của mọi thứ và qua
đó có thể dự đoán chính xác được tình hình hay các hành động sẽ xảy ra ở tương
lai.
Internet
vạn vật cũng đặt ra nhiều câu hỏi về quyền sở hữu và tiêu dùng… chúng ta trưởng
thành trong một nền kinh tế dựa trên truy cập thông tin, nơi Internet vạn vật
khiến hệ thống “trả phí cho thứ bạn dùng” trở thành khả thi ở cấp độ cá nhân.
Internet vạn vật không thực sự giống như việc phổ biến hoặc lan tỏa công nghệ vi tính, giống như hầu hết mọi vật trong tương lai, nó được kết nối.Trước kia thông tin sẽ rất ít nhưng trong tương lai thì dữ liệu sẽ phong phú hơn. Khi những đồ vật vô tri trước đây lại có thể vừa tạo ra và phản hồi thông tin theo thời gian thực. Trong thế giới này, mọi thứ đều trở thành dữ liệu, điều này cho phép tạo ra vô vàn vật tự động hóa và trí thông minh nhân tạo. Vạn vật sẽ được kết nối với nhau trong tương lai.
Công nghệ Nano
Cuộc
cách mạng kỹ thuật số tiếp tục diễn ra, nhưng một cuộc cách mạng tiềm năng
khác, mạnh mẽ hơn đang bắt đầu. Đó chính là công nghệ Nano. Công nghệ nano có
thể biến đổi sau sắc, tái định hình rõ rệt ngành sản xuất hiện đại cà có tiền
năng ảnh hưởng đến sự phân phối, bán lẻ và các mối quan tâm về môi trường. Thật
vậy, công nghệ nano có thể quan trọng ngang cả động cơ hơi nước, bóng bán dẫn
và Internet gộp lai.
Công
nghệ nano sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta. Những chiếc tất không bao giờ cần
phải giặt, bộ comle không dính phấn hoa, thảm chống bám vết ố, rèm kỹ thuật số
có khả năng tương tác, cửa sổ tự làm sạch, quần áo chống đạn,… Có rất nhiều ý
tưởng trong đây đã thành hiện thực nhưng chắc chắn rằng những gì sẽ xảy ra
trong 10, 20 hay thậm chí là 50 năm tới sẽ khiến cho những người hoài nghi nhất
cũng phải sửng sốt.
Công
nghệ nano cũng sẽ là một hứa hẹn cách mạng hóa ngành dược phẩm. Rất nhiều khả
năng rằng lĩnh vực đầu tiên sẽ thực sự phát triển lớn mạnh của ngành y học nano
là các phương pháp điều trị căn bệnh ung thư, nhờ các phân tử nano có khả năng
thâm nhập vào những tế bào của khối u và biến đổi chúng. Hiện đã có viên nang
nano điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng. Có thể nói trong tương lai,
công nghệ nano sẽ đạt những thành tưu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng trong
các lĩnh vực như y học, công nghệ,…
Trí thông minh nhân tạo
Trí
thông minh nhân tạo hay còn gọi tắt là AI. Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước
chứng kiến rất nhiều sự tiến bộ của AI nhưng chưa phải là đột phá. Nhưng sắp tới,
chắc chắn AI sẽ có những đột phá nhất định.
Năm
2008, một máy tính cá nhân có khả năng xử lý khoảng 10 tỷ lệnh mỗi giây. Nghe
có vẻ là nhiều nhưng thực ra tốc độ xử lý như vậy cũng chỉ bằng tốc độ xử lý của
một con cá nhỏ. Cho đến năm 2040, theo lý thuyết, các bộ não máy có thể xử lý gần
100 nghìn tỷ lệnh mỗi giây. Con số này tương đương với bộ não người. Có thể
nói, AI chính là trí thông minh được dùng để bổ sung thay vì vượt lên trí tuệ
loài người.
Hầu
như tất cả mọi người đều cho rằng AI sẽ tiến bộ hết sức nhanh chóng trong tương
lai. Tuy nhiên vẫn còn 2 câu hỏi lớn đặt ra.
Thứ
nhất, liệu não người về cơ bản chỉ là một cỗ máy với đống dây dợ và vài chất
hóa học cũng như điện năng được thêm vào, hay còn chứa đựng nhiều hơn thế?
Câu
trả lời là nếu não người chỉ đơn giản là bộ sưu tập của những nguyên tử, vậy
thì chắc chắn rằng trước sau gì chúng ta cũng thiết kế ra những cỗ máy và thậm
chí là vượt qua những năng lực của con người.
Thứ
hai, ngay cả nếu máy móc không đạt được mức độ tinh tế như trên, nhiều khả năng
là chúng vẫn sẽ trở nên rất thông minh; vậy thì điều gì xảy đến với những người
trước kia làm những việc mà máy móc sẽ đảm nhiệm cho tương lai?
Câu trả lời là chào mừng đến với thế giới tương lai. Hy vọng máy móc sẽ không giận dữ và không tìm ra cách nô dịch loài người.
Thay lời kết
Ngoài
những ý tưởng dự đoán về tương lai trên, còn có rất nhiều những ý tưởng tương
lai khác được Richard Watson đề cập đến. Trên kia chỉ là một vài ý tưởng tiêu biểu trong 50 ý tưởng
về tương lai. Tất cả các lĩnh vực từ
công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ, hay các vấn đề về tự nhiên đều được tác giả
nói đến trong cuốn sách này. 50 ý tưởng về
tương lai là cuốn sách cho bạn biết những điều sẽ có, sẽ xảy ra trong tương
lai để các bạn có thể chuẩn bị tâm lý về một tương lai phía trước. Cuốn sách là
một chiếc chìa khóa để các bạn mở cánh cửa tương lai ngắm nhìn nó, suy nghĩ về
nó và thích nghi với. Hi vọng 50 ý tưởng
về tương lai sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho các bạn.
Review chi tiết bởi: Huy Dũng - Bookademy
------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:
https://www.facebook.com/bookademy.vn
Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt
Cuốn sách '50 ý tưởng' của Richard, nhà ‘tương lai’ học nổi tiếng về đồ họa thông tin, chính là một kho tàng trí tuệ! Ông không chỉ đưa ra những dự đoán, mà còn phân tích sâu sắc các lĩnh vực then chốt liên quan đến cuộc sống của chúng ta. Đây là cẩm nang không thể bỏ qua cho bất kỳ ai muốn chuẩn bị cho bước đi tương lai của mình.