Đọc cuốn sách này, các bạn sẽ có dịp tìm hiểu về các vị vua trẻ trong suốt lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, kể từ khi Ngô Quyền đánh thắng quân nam hán xâm lược, giành lại quyền độc lập tự chủ cho đất nước, đến năm 1945, khi hoàng đế cuối cùng Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, nguyện làm công dân một nước tự do hơn làm vua một nước nô lệ. Ở đây, khái niệm “vua trẻ” được dùng để chỉ những vị vua lên ngôi khi chưa đến 15 tuổi, trong đó có người rồi sau sẽ trưởng thành, trở nên chín chắn, tự mình chấp chính, ghi dấu ấn trong lịch sử, nhưng cũng có người đoản mệnh, chết đi trước khi đủ lớn để tự khẳng định mình, và như vậy họ vĩnh viễn rời khỏi vũ đài lịch sử với tư các là những vị “vua nhí”.
Xem thêm

NXB Kim Đồng là NXB chuyên về mảng sách thiếu nhi, nên có những quyển sách lịch sử của NXB Kim Đồng đứng ở những góc nhìn khá đặc sắc và hấp dẫn với trẻ em, như những gương anh hùng thiếu niên, hay quyển sách này, tập hợp chân dung những vị ấu chúa trong lịch sử Việt Nam. Có những câu chuyện buồn cười, cho thấy chế độ phong kiến lạc hậu đến thế nào khi trao ngôi vua vào tay những đứa bé còn chưa tự chăm sóc bản thân được, để những thế lực người lớn thao túng. Nhưng cũng có những câu chuyện cảm động, hào hứng, quật cường nhắc người đọc về một lịch sử Việt Nam hào hùng anh dũng, không thiếu nhân tài từ thuở ấu thơ. Qua các đời vua trẻ, đương nhiên không thể bao quát đủ các diễn biến lịch sử nhưng sách cũng đã điểm qua rất nhiều những sự kiện lịch sử văn hóa quan trọng, cũng như gợi cho độc giả nhỏ tuổi sự tò mò về lịch sử. Mỗi vị vua (và cả nữ hoàng) có một dẫn chuyện ngắn nhiều phần hư cấu và tóm tắt bối cảnh triều đại. Luôn hướng niềm ngưỡng mộ đến những vị vua dù tuổi nhỏ nhưng chí lớn, tài cao, ngùn ngụt lòng yêu nước như Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân, lên ngôi chỉ tầm 10 tuổi, thực sự chỉ là những cậu bé mới còn đang tuổi ăn tuổi lớn phải kháng cự với những phe phái trong triều đình và quyền lực của thực dân Pháp cai trị, rồi bị truất ngôi, lưu đày xa xứ. Dân tộc Việt Nam phải ghi nhớ những tấm gương ái quốc để không bao giờ còn bị mất nước nữa.

Mình nghĩ cuốn sách này thật thích hợp để đọc sau Việt Nam sử lược. Vì sau khi đọc Việt Nam sử lược, nhiều khả năng bạn sẽ quên đi rất nhiều nhân vật và sự kiện, tất nhiên là về dòng chảy chính của lịch sử trải qua như thế nào thì bạn cần phải nắm (còn nắm vững tới đâu thì tùy vào khả năng nhớ cũng như sự yêu thích của bạn) để việc đọc không trở nên vô ích, nhưng còn đi vào chi tiết thì chắc hẳn sẽ quên nhiều. Đọc Những vị vua trẻ trong sử Việt sẽ giúp bạn củng cố lại những chi tiết đã quên mất hay bỏ lỡ, ngoài ra thì cũng có một số chuyện thuộc hàng "thâm cung bí sử" mà Việt Nam sử lược không đề cập, vậy nên cũng giúp bạn có cảm hứng khi đọc hơn chứ không đơn thuần chỉ là ôn lại những kiến thức đã biết rồi. Ngôn ngữ được sử dụng dễ hiểu với đa số đối tượng bạn đọc nên mọi người yên tâm là số lượng từ mới ít lắm, không cần tra cứu nhiều đâu. Nhóm tác giả cũng chú trọng đến việc đi thẳng vào vấn đề để giúp độc giả nhanh chóng tiếp thu được tri thức, nhưng không hề nhanh như kiểu mì ăn liền, mọi người vẫn có thể thưởng thức câu chuyện được kể cùng với đó là suy ngẫm về những điều mà nhóm tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc thông qua số phận của những vị vua trẻ, khi định mệnh đã đặt để các vị ấy ngồi lên ngai vàng và (bất đắc dĩ phải) đương đầu với gánh nặng to lớn. Phần "Lời nói thêm: Các vị vua trẻ - Họ là ai?" cũng cung cấp thêm cho bạn một số hiểu biết cơ bản về việc "làm vua" nói chung và việc trở thành "vua trẻ" nói riêng để bạn dễ dàng lĩnh hội những câu chuyện từng xảy ra đã lâu trong một thế giới rất khác với chúng ta ngày nay. Những vị vua trẻ được đề cập trong sách đã để lại ít nhiều ấn tượng và cảm tình với mình: Hàm Nghi: "Ta thà chết trong rừng còn hơn là trở về làm vua trong vòng cương tỏa của các người" Duy Tân: "Ta hỏi ngươi, tay bẩn thì lấy nước rửa, vậy nếu nước bẩn thì lấy chi mà rửa?" ... "Nước bẩn thì phải lọc bỏ những chất ngoại lai ra cho sạch, mi hiểu chưa?" Trần Thái Tông: Ban đầu mình không thích ông vua này lắm, thấy ông hơi yếu đuối nhưng về sau đã vươn lên để trở thành một đấng minh quân. Lí Chiêu Hoàng: Vị nữ hoàng duy nhất của lịch sử Đại Việt với số phận đầy éo le. Bạn nào thích đọc truyện tranh lịch sử do người Việt sáng tác thì có thể thử qua Cánh hoa trôi giữa Hoàng triều là một bộ truyện thuần Việt lấy chủ đề là giai đoạn khi Lí Chiêu Hoàng lên ngôi. (Trong sách còn nhiều vị vua trẻ tốt và tài giỏi nữa, nhưng nói về ấn tượng thì mình ấn tượng với bốn vị này hơn hết thảy). Mình đọc Việt Nam sử lược bản Nhã Nam, trong khi đó Những vị vua trẻ trong sử Việt lại do Kim Đồng xuất bản, vậy nên có một đôi chỗ bị "chỏi" nhau như: nhà Lý - nhà Lí, Tiêm La - Xiêm La, Tôn Thất Đạm - Tôn Thất Đàm,... (mình đọc kha khá sách Kim Đồng và thấy họ chuộng dùng chữ "i" hơn chữ "y"). Ngoài ra, có hai điểm mình không thích lắm ở cuốn sách này: thứ nhất là ngôn ngữ được sử dụng khá là hiện đại, điều này giúp độc giả trẻ dễ hiểu và dễ nắm bắt nội dung hơn, nhưng lại không hợp với không khí triều đình vì nhiều chữ được dùng hiện đại và "mới" quá; thứ hai là đọc thấy một số chỗ hơi "kịch" và giống như đang đọc truyện chứ không phải đọc sử, không biết nhóm tác giả lấy nguồn từ đâu và độ tin cậy đến mức nào, vài chi tiết là do tương truyền hoặc có người nói lại nên cũng không đảm bảo chính xác lắm, vậy nên đọc cho biết thêm thì được chứ tin hết 100% thì còn phải xem lại, tuy nhiên thì nội dung cốt yếu trong triều vua đó vẫn được đảm bảo. Mình khuyên các bạn nên đọc Việt Nam sử lược hoặc các sách chính sử khác trước để hiểu sơ qua bối cảnh từng thời kỳ thế nào, sau đó đọc Những vị vua trẻ trong sử Việt sẽ dễ hiểu hơn, tất nhiên trong sách cũng có nói qua bối cảnh ở đầu câu chuyện nhưng sẽ không đầy đủ đâu nên nếu kiến thức sử của bạn còn yếu thì đọc có thể vẫn sẽ hiểu nhưng dễ bị rối và việc đọc vì vậy cũng chưa thật sâu. Ngoài ra thì mình cũng không đề xuất các bạn đọc cuốn sử Việt 12 khúc bánh tráng gì đó đâu, bạn nào thấy sử khô khan quá cần truyền cảm hứng hay muốn đọc tiểu thuyết mà không có sự lựa chọn nào khả dĩ hơn thì... thôi cứ đọc tạm vậy.

Mình nghĩ cuốn sách này thật thích hợp để đọc sau Việt Nam sử lược. Vì sau khi đọc Việt Nam sử lược, nhiều khả năng bạn sẽ quên đi rất nhiều nhân vật và sự kiện, tất nhiên là về dòng chảy chính của lịch sử trải qua như thế nào thì bạn cần phải nắm (còn nắm vững tới đâu thì tùy vào khả năng nhớ cũng như sự yêu thích của bạn) để việc đọc không trở nên vô ích, nhưng còn đi vào chi tiết thì chắc hẳn sẽ quên nhiều. Đọc Những vị vua trẻ trong sử Việt sẽ giúp bạn củng cố lại những chi tiết đã quên mất hay bỏ lỡ, ngoài ra thì cũng có một số chuyện thuộc hàng "thâm cung bí sử" mà Việt Nam sử lược không đề cập, vậy nên cũng giúp bạn có cảm hứng khi đọc hơn chứ không đơn thuần chỉ là ôn lại những kiến thức đã biết rồi. Ngôn ngữ được sử dụng dễ hiểu với đa số đối tượng bạn đọc nên mọi người yên tâm là số lượng từ mới ít lắm, không cần tra cứu nhiều đâu. Nhóm tác giả cũng chú trọng đến việc đi thẳng vào vấn đề để giúp độc giả nhanh chóng tiếp thu được tri thức, nhưng không hề nhanh như kiểu mì ăn liền, mọi người vẫn có thể thưởng thức câu chuyện được kể cùng với đó là suy ngẫm về những điều mà nhóm tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc thông qua số phận của những vị vua trẻ, khi định mệnh đã đặt để các vị ấy ngồi lên ngai vàng và (bất đắc dĩ phải) đương đầu với gánh nặng to lớn. Phần "Lời nói thêm: Các vị vua trẻ - Họ là ai?" cũng cung cấp thêm cho bạn một số hiểu biết cơ bản về việc "làm vua" nói chung và việc trở thành "vua trẻ" nói riêng để bạn dễ dàng lĩnh hội những câu chuyện từng xảy ra đã lâu trong một thế giới rất khác với chúng ta ngày nay.

Những vị vua trẻ được đề cập trong sách đã để lại ít nhiều ấn tượng và cảm tình với mình:

Hàm Nghi: "Ta thà chết trong rừng còn hơn là trở về làm vua trong vòng cương tỏa của các người"

Duy Tân: "Ta hỏi ngươi, tay bẩn thì lấy nước rửa, vậy nếu nước bẩn thì lấy chi mà rửa?" ... "Nước bẩn thì phải lọc bỏ những chất ngoại lai ra cho sạch, mi hiểu chưa?"

Trần Thái Tông: Ban đầu mình không thích ông vua này lắm, thấy ông hơi yếu đuối nhưng về sau đã vươn lên để trở thành một đấng minh quân.

Lý Chiêu Hoàng: Vị nữ hoàng duy nhất của lịch sử Đại Việt với số phận đầy éo le. Bạn nào thích đọc truyện tranh lịch sử do người Việt sáng tác thì có thể thử qua Cánh hoa trôi giữa Hoàng triều là một bộ truyện thuần Việt lấy chủ đề là giai đoạn khi Lý Chiêu Hoàng lên ngôi.

(Trong sách còn nhiều vị vua trẻ tốt và tài giỏi nữa, nhưng nói về ấn tượng thì mình ấn tượng với bốn vị này hơn hết thảy).

Sinh ra đã mang chân mệnh thiên tử, nên dù mới lên 5 lên 10, vẫn phải lãnh trọng trách gánh vác non sông. Ấy chính là câu chuyện về những vị vua trẻ tuổi trong suốt lịch sử chế độ phong kiến của nước ta. Sau này, có người sẽ làm rạng rỡ non sông, lại có người sẽ đánh mất cơ nghiệp nhưng dù có là ai, họ vẫn chỉ là những người trẻ chưa quá 15 tuổi. Qua lăng kính cuốn sách này, chúng ta sẽ thấy bao dung với những vị vua chưa đủ chín chắn, thấy ái mộ với những vị tuổi nhỏ mà tài cao trí lớn, và mặt khác cho thấy, quyền lực tốt hơn là đừng nên để con trẻ phải đứng ra tranh đấu vì nó. Cuốn sách này mình sẽ không viết chi tiết cảm nhận. Bởi mỗi câu chuyện lại có mỗi suy nghĩ, cảm xúc khác nhau. Và vốn dĩ nên để bạn đọc tự cảm nhận, tự tìm đọc cuốn sách để sử Việt đến được với phần đa người dân Việt hơn. . Với những bạn mới bắt đầu tìm ra niềm đam mê với sử Việt như mình, thì những cuốn sách lịch sử của Kim Đồng sẽ rất phù hợp. Bởi lối viết dễ hiểu, kèm theo trình bày dựa vào lối tư duy logic, lại thêm lồng ghép những tích dân gian khiến người đọc không có cảm giác nhàm chán hay buồn ngủ.

Quyển sách có đề tài lịch sử khô khan nhưng cách viết và ngôn ngữ hiện đại, dễ hiểu và dễ tiếp cận ngay cả những ai lần đầu tiếp cận lịch sử. Các sự kiện được chọn lọc để đảm bảo quyển sách không quá dày nên có thể mang lại cảm giác không được thỏa mãn thông tin. Sách vẫn còn một vài chỗ hở, ví dụ như có lẽ để đảm bảo cho hình ảnh đẹp của Trần Thái Tông mà khi trích dẫn lời bình từ "Đại Việt sử ký toàn thư" chỉ để cập đến lời khen mà lại bỏ qua lời chê. Nguyên văn lời bình trong "Đại Việt sử ký toàn thư" là "Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy. Song quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ và chốn buồng the cũng có nhiều điều hổ thẹn" trong khi trong quyển sách này lại bỏ qua đoạn cuối về Trần Thủ Độ và việc hổ thẹn trong chốn buồng the. Về việc Thái Tông gả vợ cũ của mình là Chiêu Thánh cho tướng Lê Phụ Trần, trong khi "Đại Việt sử ký toàn thư" trách là bất nghĩa thì quyển sách lại cho rằng đó là gửi gắm cố nhân vào nơi tin cậy để bù đắp phần nào tình xưa nghĩa cũ trong khi nói một cách thẳng thắn là Chiêu Thánh bị gả bán đi như một phần thưởng. Dù rằng Chiêu Thánh đã sống với Phụ Trần suốt hai mươi năm cho đến khi qua đời và có với nhau hai người con, nhưng không ai chắc Chiêu Thánh có hạnh phúc không hay đó chỉ là phận cam tâm không thể làm gì khác.