Bạn luôn muốn sống khỏe mạnh? Bạn luôn muốn những người thân yêu sống lâu mà không bệnh tật trong một xã hội hiện đại tràn ngập những yếu tố gây hại? Cuốn sách này sẽ chỉ dẫn cho ta cách sống mà ta hằng mong ước.

# Tác giả:

Hiromi Shinya sinh năm 1935 tại Fukuoka. Sau khi tốt nghiệp Y khoa Đại học Juntendo, ông sang Mỹ. Ông là bác sĩ đầu tiên trên thế giới thực hiện đưa thiết bị nội soi, hay còn gọi là phương pháp Shinya vào khám chữa bệnh. 

Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới thành công trong việc phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp đại tràng mà không cần phẫu thuật mở ổ bụng bệnh nhân, mở ra một bước tiến mới cho y học thế giới. Hiện ông đang là giáo sư chuyên ngành phẫu thuật tại Đại học Y Albert Einstein, và là Trưởng khoa nội soi bệnh viện Beth Israel. Ngoài ra, ông còn là bác sĩ cố vấn cho bệnh viện Maeda (trước đây là phòng khám tiêu hóa Akasaka), phòng khám tiêu hóa Hanzomon.

Lời nói đầu: Bạn có thể sống lâu mà không bệnh tật

Trong suốt 40 năm làm bác sĩ, tác giả chưa một lần bị bệnh. 

Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông đi khám bệnh là khi ông bị cúm năm 19 tuổi.

Mặc dù công việc rất vất vả nhưng ông vẫn đảm bảo sức khỏe của mình nhờ thực hiện phương pháp duy trì sức khỏe hàng ngày. Sau khi thực hiện, thấy được hiệu quả, ông đã giới thiệu cho các bệnh nhân cùng thực hiện. 

Và kết quả họ đạt được còn tuyệt vời hơn rất nhiều so với kết quả của ông. Tác giả khẳng định rằng với phương pháp này, có thể nói tỉ lệ tái phát bệnh ung thư của các bệnh nhân bằng 0%.

Ông trở thành trưởng khoa nội soi dạ dày của một bệnh viện lớn tại Mỹ khi 30 tuổi. Và tính đến nay, với vai trò là bác sĩ trưởng khoa nội soi dạ dày, ông đã khám cho 300.000 bệnh nhân. Trong số đó, nhiều người nổi tiếng như diễn viên Dustin Hoffman, ngôi sao nhạc Rock Sting, nhà thiết kế thời trang Vera Wang, diễn viên Jennifer Jones, Kevin Kline,... đã áp dụng phương pháp ăn uống của ông và sức khỏe của họ được cải thiện.

Ngoài ra, từ kết quả lâm sàng khi tiến hành kiểm tra dạ dày của 300.000 người, ông đã rút ra kết luận: Người có sức khỏe tốt là người có dạ dày đẹp, ngược lại, người có sức khỏe kém là người có dạ dày không đẹp.

Ông cũng chỉ ra rằng những người có vị tướng, tràng tướng (tình trạng dạ dày, đường ruột) tốt thì cơ thể và tâm trí của người đấy cũng khỏe mạnh. Ngược lại, người có vị tướng, tràng tướng xấu tức là trong cơ thể, tâm trí anh ta đang có vấn đề ở chỗ nào đó. Nói tóm lại, vị tướng và tràng tướng của người có sức khỏe tốt thường rất tốt còn vị tướng, tràng tướng của người có sức khỏe kém thường xấu. Hay nói ngược lại, nếu giữ được vị tướng và tràng tướng tốt cũng đồng nghĩa với giữ gìn sức khỏe tốt. Và có 2 yếu tố ảnh hưởng đến vị tướng, tràng tướng: thói quen ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày. 

Không chỉ vậy, ông phát hiện ra một yếu tố quan trọng để có thể sống lâu và khỏe mạnh: sống không tiêu tốn hết enzyme diệu kỳ - một loại enzyme nguyên mẫu của hơn 5000 loại enzyme trong cơ thể, đảm nhiệm các hoạt động duy trì sự sống con người.

Enzyme là các protein có vai trò xúc tác sinh học. Nơi nào có sự sống, nơi đó có enzyme. Enzyme tham gia vào tất cả các hoạt động thiết yếu để duy trì sự sống như tổng hợp, phân giải, vận chuyển các chất, đào thải, thải độc, cung cấp năng lượng,.. Nếu không có enzyme, sinh vật không thể duy trì sự sống. Tất nhiên, ngay cả sự sống của con người chúng ta cũng được nuôi dưỡng bằng nhiều loại enzyme khác nhau.

Có nhiều loại enzyme là bởi mỗi enzyme chỉ đảm nhiệm một nhiệm vụ hoạt động duy nhất. Ví dụ, enzyme amilaza có trong nước bọt chỉ làm chất xúc tác cho quá trình phân giải tinh bột, enzyme pepsin trong dạ dày chỉ làm chất xúc tác cho quá trình phân giải protein (Sinh học 10).

Vậy làm sao để không tiêu tốn enzyme diệu kỳ? Biện pháp cho vấn đề này là ăn uống khoa học và có thói quen lành mạnh.  Ông cũng cho biết phương pháp sống lành mạnh này bao gồm các giả thuyết dựa trên kết quả lâm sàng (trong đó có nội dung đi ngược lại với xu hướng đang thịnh hành về ăn uống và sức khỏe mà mọi người vẫn biết nên có thể ta sẽ thấy hơi ngạc nhiên.) 

Chương 1: Nguy hiểm khi tin vào những nhận thức sai lầm

Tác giả đã chỉ ra những nhận thức sai lầm của chúng ta về sức khỏe.

Thứ nhất, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau giữa trạng thái “vô bệnh” và “khỏe”. “Vô bệnh” là trạng thái “ngay trước khi bị bệnh”, dù không khỏe mạnh nhưng cũng chưa bị bệnh. Hiện nay, rất nhiều người đang ở trong tình trạng này (trong đó có mình) mà vẫn tưởng mình rất khỏe. 

Lấy một ví dụ để chứng minh: Vậy sự khác nhau giữa người 100 tuổi sống khỏe mạnh và người 100 tuổi suốt ngày ngủ li bì là gì? Đó là người 100 tuổi sống khỏe mạnh không chỉ sống thọ mà còn rất hạnh phúc (bản thân không bị bệnh tật giày vò), trong khi người kia mặc dù sống thọ đó nhưng không hề cảm thấy hạnh phúc.

Thứ hai, tác giả đã chỉ ra những phương pháp ăn uống phổ biến gây hại cho sức khỏe được nhiều người tin tưởng:

  • Ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện tiêu hóa
  • Uống sữa bò mỗi ngày để phòng tránh tình trạng thiếu Canxi
  • Ăn hoa quả dễ béo nên hạn chế ăn, thay vào đó bổ sung bằng các thuốc bổ trợ
  • Hạn chế ăn tinh bột như cơm, bánh mì để tránh thừa cân
  • Thích các món có hàm lượng protein cao nhưng ít calo
  • Uống trà Nhật giàu Catechin
  • Đun sôi nước trước khi uống để loại bỏ clo tồn dư trong nước máy

Ví dụ về trà xanh: Trong trà xanh có catechin -  một chất ngăn cản quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, catechin kết hợp với nhau sẽ tạo ra tannin - một chất có đặc tính dễ oxy hóa, khi gặp nhiệt độ cao hay tiếp xúc với không khí sẽ chuyển hóa thành axit tannin làm đông cứng protein, ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày.

Ví dụ về thịt: Ăn nhiều thịt không đồng nghĩa với việc khỏe mạnh. Một báo cáo về mối liên hệ giữa thực phẩm và sức khỏe ở Mỹ cho thấy nguyên nhân làm nhiều bệnh tật gia tăng nằm ở thói quen ăn quá nhiều món giàu protein và chất béo như bít tết. Ngoài ra, báo cáo còn đưa ra chế độ ăn lý tưởng: có món chính là ngũ cốc nhưng không xay xát hoàn toàn, đồ ăn kèm là rau, tảo biển, cá nhỏ cung cấp protein.

Ví dụ về việc uống quá nhiều sữa bò gây loãng xương: Mọi người thường cho rằng uống nhiều sữa bò giúp tránh bệnh loãng xương. Tuy nhiên, sự thật lại là chính việc uống quá nhiều sữa bò mới dẫn tới loãng xương. Nồng độ canxi trong máu người luôn ổn định trong khoảng 9 - 10 mg. Khi uống sữa bò, nồng độ canxi trong máu tăng lên nhanh chóng dẫn đến cơ thể sẽ điều chỉnh sao cho nồng độ canxi quay về giá trị cân bằng ban đầu, lượng canxi dư thừa sẽ được thận bài tiết qua đường nước tiểu. Nói cách khác, việc uống quá nhiều sữa bò chẳng những không giúp ta bổ sung canxi mà còn làm giảm lượng canxi trong cơ thể khiến cho ta dễ gãy xương, loãng xương hơn.

Ví dụ về việc ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện tiêu hóa: Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy những người thường xuyên ăn sữa chua, không hẳn đã có đường ruột tốt. Vậy tại sao nhiều người cho rằng ăn sữa chua lại có hiệu quả trong việc cải thiện tiêu hóa? Một trong các nguyên nhân là do việc thiếu enzyme để phân giải lactose có trong sữa chua dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém, gây tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, nhiều người lại nhầm việc tiêu chảy nhẹ sang việc táo bón có thể được giải quyết nhờ sữa chua.

Chương 2: Phương pháp ăn uống để sống bùng nổ và lâu dài

Ung thư là một loại bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt. Và khi ung thư được phát hiện ở một bộ phận nào đó nghĩa là tế bào ung thư đang được sản sinh khắp cơ thể. Vậy làm sao để phòng tránh được ung thư? Cách đơn giản, hiệu quả nhất chính là thực hiện phương pháp ăn uống Shinya:

  1. Ăn thực phẩm chứa nhiều enzyme: Ăn những thực phẩm giàu enzyme: được trồng ở vùng đất đai màu mỡ, giàu khoáng chất, không sử dụng các chất hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật văn ngay sau khi thu hoạch.

  2. Ăn đồ oxy hóa, cơ thể cũng bị oxy hóa theo: Thức ăn tươi mới tốt cho sức khỏe của chúng ta vì chúng chứa nhiều enzyme và chưa bị oxy hóa (Oxy hóa là quá trình các chất kết hợp với oxy hay bị gỉ sét. Ví dụ, trong quá trình sử dụng, các loại dầu mỡ sẽ chuyển dần sang màu đen, các loại táo sau khi gọt vỏ một thời gian sẽ bị thâm… Đó là quá trình oxy hóa. Và khi chúng ta ăn phải những đồ oxy hóa, một lượng lớn gốc tự do sẽ vào cơ thể, gây hại (gây ung thư). Vì vậy, có thể nói rằng việc ta ăn gì quyết định sức khỏe của chúng ta.

  3. Không có loại dầu mỡ nào có hại cho sức khỏe như bơ thực vật: Dầu thuộc dạng sản phẩm dễ bị oxy hóa nhất. Không chỉ vậy, phần đông dầu trên thị trường được sản xuất bằng phương pháp tách chiết dung môi. Dầu được sản xuất bằng cách này chứa nhiều chất béo chuyển hóa (trans fat) - một chất có hại cho cơ thể: tăng cholesterol xấu, gây ung thư, cao huyết áp, các bệnh về tim mạch...

Hiện tại, thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa nhất lại chính là bơ thực vật. Nhiều người cho rằng bơ thực vật ít cholesterol hơn bơ động vật nên có lợi hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy: Điều này được giải thích rất kỹ. Từ đó, ta suy ra được những món rán đồ ăn nhanh, món ăn vặt rất có hại cho cơ thể. (Chúng toàn được chiên bằng dầu, chứa nhiều chất béo bão hòa). Ngoài ra, chúng ta nên hạn chế dầu mỡ trong nấu nướng hằng ngày.

  1. Hấp thụ axit béo một cách hiệu quả: Axit béo được chia thành 2 loại là axit béo bão hòa và axit béo chưa bão hòa. Axit béo chưa bão hòa là loại axit béo tốt, góp phần duy trì chức năng của tim, não,...Có một phần axit béo không thể tự tổng hợp trong cơ thể con người và chỉ có thể lấy qua thức ăn như chất béo trong các loại cá xương xanh (cá mòi, cá thu,..), mỡ mắt cá ngừ,... Ngoài ra, để hấp thụ dầu an toàn, lành mạnh, ta nên ăn nguyên hạt các loại hạt thực vật vốn được dùng để làm dầu như ngũ cốc, đậu,...

  2. Sữa bán trên thị trường có thể gọi là “sữa bị gỉ”: Sữa được biết đến với công dụng chống oxy hóa, chống virus,... Tuy nhiên, qua quá trình chế biến, các thành phần có lợi đã biến mất: quá trình đồng hóa sữa đã oxy hóa chất béo có trong sữa, biến thành “lipid peroxide” - một dạng chất béo bị gỉ sét nặng; quá trình thanh trùng làm biến tính protein, tiêu diệt hầu hết enzyme.

  3. Thịt của các loại động vật có thân nhiệt cao hơn con người sẽ làm bẩn máu: Phương pháp Shinya luôn chú trọng vào ngũ cốc và rau củ, cố gắng làm giảm lượng thịt động vật (thịt, cá, trứng, sữa) xuống dưới 15% khẩu phần ăn.

Mặc dù protein động vật được coi là chất dinh dưỡng lý tưởng. Tuy nhiên, nếu săn một lượng lớn sẽ không thể phân giải hay hấp thụ hoàn toàn trong dạ dày, tích lại trong dạ dày, đường ruột và tạo ra rất nhiều chất độc: methane,... 

Không chỉ vậy, lượng protein dư thừa cũng cần các enzyme tiêu hóa phân giải thành các axit amin, các axit amin lại được phân giải lần nữa trong gan và lại đưa vào máu. Khi các chất này vào máu, máu của chúng ta có tính axit, thế là một lượng lớn canxi từ xương và răng lại được lấy ra để trung hòa. Sau đó, lượng protein thừa cùng với canxi được thải qua nước tiểu. 

Ngoài ra, trong thịt động vật không chứa chất xơ. Vì vậy, khi ăn nhiều thịt, ít chất xơ, lượng phân tăng, gây táo bón, nếu tình trạng kéo dài có thể xuất hiện túi thừa (túi nhỏ, phồng hình thành ở bất kỳ nơi nào của ống tiêu hóa). Các độc tố, phân đóng khối sẽ tích tụ trong này, hình thành polyp và gây ung thư.

Tác giả cũng chỉ ra rằng việc ăn cá sẽ tốt hơn ăn thịt và có cách lý giải đầy tính thuyết phục.

  1. Bữa ăn lý tưởng là 85% thực vật, 15% động vật: Hấp thu chủ yếu protein thực vật, ăn nhiều thực vật, và bổ sung protein động vật bằng món cá có thể là phương pháp tốt nhất cho cơ thể.

  2. Gạo trắng là gạo đã chết: vì trong gạo trắng không có lớp cám hay phôi mầm nên khi bị ngâm trong nước thì gạo trắng không nảy mầm được.. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra dẫn chứng chứng minh ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt rất tốt cho cơ thể.

  3. Tại sao con người có 32 chiếc răng? Con người có 32 chiếc răng để phù hợp với chế độ ăn uống 85% thực vật, 15% động vật: 1 cặp răng nanh (mỗi hàm) để ăn thịt, 2 cặp răng cửa và 5 cặp răng hàm (mỗi hàm) tức là 7 cặp răng để ăn thực vật. 

  4. Thói quen nhai kỹ, ăn no tám phần tốt cho cơ thể: nhai kỹ giúp tiêu hóa tốt, tiết kiệm enzyme diệu kỳ, có hiệu quả trong việc giảm cân. 

  5. Ăn theo quy luật tự nhiên: Tác giả đã lý giải vì sao động vật ăn thịt lại ăn động vật ăn cỏ và vì sao sau khi săn mồi, chúng lại ăn ruột trước tiên. Đồng thời, ông cũng chỉ ra quả báo nếu không tuân theo quy luật tự nhiên này.

  6. Ăn các món không ngon sẽ không thể nào khỏe mạnh: vì chúng ta không cảm nhận được hạnh phúc. Điều quan trọng của phương pháp Shinya là sự kết hợp hài hòa giữa việc duy trì các thói quen ăn uống tốt và việc thưởng thức các món ăn ngon.

Chương 3: Thói quen tạo nên cơ thể khỏe mạnh

Phần lớn nguyên nhân của các căn bệnh đến từ thói quen hơn là do di truyền. Có nhiều người đến tuổi trung niên mắc các căn bệnh mà cha mẹ họ mắc phải: tiểu đường, cao huyết áp, ung thư… Có người cho rằng ung thư là do di truyền và không thể tránh được. Nhưng sự thực không phải như vậy: Tuy di truyền là một yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc ung thư nhưng yếu tố lớn nhất chính là họ đã thừa hưởng những thói quen sinh hoạt gây bệnh của ba mẹ họ. Từ đó, ta rút ra bài học: phải có trách nhiệm đánh giá xem mình có thói quen gì, đó là thói quen tốt hay thói quen xấu và phải truyền lại những thói quen tốt cho thế hệ sau.

Thói quen xấu thường là sử dụng nhiều rượu bia hay thuốc lá,.... Thói quen này gây ra nhiều tác hại: gây ra hiện tượng co thắt mạch máu, khiến trao đổi chất diễn ra không hiệu quả, gây ra một lượng lớn các gốc tự do,... khiến cơ thể tiêu tốn một lượng lớn enzyme kỳ diệu. Và khi enzyme kỳ diệu bị dùng hết, những người hút thuốc, uống rượu phải đối mặt với cửa tử.

Những thói quen tốt được tác giả đề cập đến là: uống nước tốt (nước có tính kiềm mạnh từ máy lọc nước ion kiềm), uống nước trước khi ăn, uống vào thời điểm cố định (không đợi khi khát mới uống - lúc đó đã quá muộn)...(nhiều quá mình liệt kê không hết). Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến phương pháp coffee enamas (phương pháp dùng chiết xuất đặc biệt chứa khuẩn lactic pha cùng nước pha cà phê, dùng để rửa ruột) để trị táo bón (rửa qua hậu môn).

Vận động vừa phải cũng là một thói quen tốt cần được duy trì. Tuy nhiên, vận động quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân vì càng hoạt động nhiều, cơ thể càng sản sinh ra nhiều gốc tự do.

Đời sống tình dục cũng là một thói quen không thể thiếu khi nói đến thói quen sống lành mạnh. Và tác giả cho rằng thời kỳ sau mãn kinh là sự bắt đầu tuyệt vời của tình dục bởi lúc này, những người phụ nữ cũng thoát khỏi các chu kỳ sinh lý, được giải phóng khỏi những căng thẳng tinh thần như lo lắng mang thai ngoài ý muốn, giờ họ có thể thoải mái, hạnh phúc cả về tinh thần lẫn thân thể khi sinh hoạt tình dục. Y học cũng chứng minh rằng cảm giác hạnh phúc về mặt thân thể và tinh thần sẽ nâng cao hệ miễn dịch của con người. Qua đó, sống hạnh phúc là một điều quan trọng để ta có thể sống lâu dài và khỏe mạnh.


Chương 4: Hãy lắng nghe “kịch bản của sự sống”

Tác giả cho rằng nền y học tương lai nên hướng đến quy luật tự nhiên, lắng nghe kịch bản của sự sống, đánh thức khả năng trị bệnh tự nhiên trong con người, bồi đắp sự sống, hơn là nền y học hiện tại - chỉ tập trung vào việc điều trị.

# Review:

Đây là một quyển sách có những quan điểm đối lập với những gì chúng ta biết như: sữa chua có tác dụng trị táo bón, ăn nhiều thịt mới tốt,...Tác giả đã chứng minh nhận thức của chúng ta sai lầm bằng những dẫn chứng cụ thể và khá thuyết phục. 

Từ khi đọc quyển sách này, mình đã cải thiện thói quen sinh hoạt của mình bằng việc thực hiện chế độ ăn 85% thực vật, 15% động vật, ăn nhiều rau, củ, quả sạch (không chứa thuốc bảo vệ thực vật) do chính tay mình trồng, ăn đa dạng các loại rau củ sạch theo mùa, ăn ít thịt hơn, nhai kỹ hơn (30 - 50 lần đối với đồ ăn mềm, 70 lần đối với đồ ăn cứng), uống nước tốt, chuyển sang ăn ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, yến mạch,...), uống sữa ở mức vừa đủ, sống hạnh phúc,... Kết quả, tình trạng dạ dày mình tốt hơn, số lần mình bị ợ chua, trào ngược dạ dày giảm hẳn…

Tuy nhiên, trong quyển sách này, có một vài chỗ khiến mình băn khoăn. Ví dụ, theo mình tìm hiểu thì chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của phương pháp thụt rửa coffee enemas và ta có thể sẽ gặp rủi ro khi thực hiện phương pháp này. Vả lại, nếu ta thực hiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý (như đã nói), đặc biệt là duy trì thói quen đại tiện vào lúc 5 - 7h sáng mỗi ngày (dựa trên các nghiên cứu khoa học) thì ta không bị táo bón và cũng chẳng cần thực hiện phương pháp coffee enemas (nên mình thấy phương pháp này không cần thiết lắm).

# Kết:

Đây là một quyển sách hay, bổ ích đối với những ai muốn sống lâu dài và khỏe mạnh chứ không phải ở trạng thái vô bệnh. Quyển sách giúp ta thoát khỏi những quan niệm sai lầm phổ biến về sức khỏe như ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện đường ruột,...; là một quyển sách đáng đọc để “công não” (nói thật: đọc đến đâu, mình tra Google đến đấy để kiểm chứng xem liệu thông tin có chính xác) 

# Những đường link liên quan: 

Review chi tiết bởi: Thùy Dung - Bookademy

Hình ảnh: Thùy Dung - Bookademy


--------------------------------------------------                                                                     

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------






Xem thêm

1 bộ sách giúp bạn không những sống lâu, sống khoẻ hơn, mà còn giúp bạn duy trì sự tươi trẻ, chống lão hoá, và đặc biệt nhất là giúp những người đang có bệnh có thể đẩy lùi bệnh tật mà không cần phụ thuộc vào thuốc, giúp phòng ngừa và ngăn-ngừa-tái-phát ung thư! Tỷ lệ tái phát ung thư của các bệnh nhân được bác sỹ Shinya hướng dẫn là 0% Bộ sách này bóc tách rất nhiều hiểu lầm về ăn uống, đơn cử: - Việc ăn sữa chua mỗi ngày không hề tốt! - Uống nhiều trà xanh khiến niêm mạc dạ dày bị teo mỏng - Uống nhiều sữa bò không hề giúp chống loãng xương ... Bên cạnh đó, bác sỹ Shinya còn chỉ ra những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, giúp bạn sống lâu 1 cách khoẻ mạnh, đẩy lùi bệnh tật, tỷ lệ ăn uống các loại như thế nào là hợp lý... Bộ sách gồm 3 cuốn lý thuyết và 1 cuốn thực hành rất chi tiết, đơn giản. Mình đọc bộ này từ 2018 trong thời gian ở cữ sau khi sinh bạn Tép. Quả thực cuốn sách này định hướng cho mình rất nhiều về chăm sóc bản thân và gia đình đặc biệt là các con. Mặc dù mình chưa thể 100% thực hiện đúng như sách nhưng cũng loại bỏ rất nhiều những thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt, và loại bỏ dần thuốc thang trong tủ thuốc của mình rất nhiều. Thực sự là 1 năm nay rồi các con mình không đứa nào phải uống thuốc luôn! 1 bộ sách vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người!

Những thói quen tốt cho sức khỏe:

1/ Uống “nước tốt”:

Nước đảm nhiệm rất nhiều chức năng trong cơ thể, chức năng quan trọng nhất là cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nước còn giúp đào thải độc tố, các chất cặn bã trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của các vi khuẩn đường ruột và enzyme. Thậm chí cả dioxin hay các chất ô nhiễm từ môi trường, phụ gia thực phẩm, các chất gây ung thư... nước đều đào thải ra ngoài cơ thể. Nước tốt là nước không bị ô nhiễm bởi các chất hóa học và có tính khử mạnh, nước tốt được điện phân ở cực âm của máy lọc nước ion kiềm, đồng thời cũng sinh ra hydro hoạt tính có thể loại bỏ phần nào các oxy hoạt tính dư thừa trong cơ thể. Nước tốt có thể thâm nhập vào từng tế bào trong số 60 nghìn tỉ tế bào trong cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng, tiếp nhận và xử lý chất thải của tế bào. Do đó, uống nước tốt còn có thể giúp giảm cân, mỗi ngày nên uống từ 1,5l-2l nước.

2/ Lợi ích của việc nhai kỹ:

Thức ăn khi được nhai kỹ sẽ tiêu hóa tốt hơn so với không nhai kỹ. Càng nhai kỹ càng kích thích tiết nước bọt đồng thời giúp thức ăn được trộn đều với dạ dày và dịch mật, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể tiết kiệm được enzyme diệu kỳ. Nhai kỹ còn giúp cho việc giảm cân vì nhai kỹ sẽ tốn thời gian nhiều hơn, khiến lượng đường huyết trong máu tăng lên trong khi ăn, gây ức chế cảm giác thèm ăn và tránh việc ăn quá nhiều. Bạn không cần phải ép bản thân giảm lượng ăn, chỉ cần nhai kỹ là bạn sẽ cảm thấy no bụng với một lượng thức ăn cần thiết cho bản thân. Một lợi ích nữa của việc nhai kỹ là có thể tiêu diệt các ký sinh trùng, những loại ký sinh trùng rất nhỏ, chỉ khoảng 4 - 5mm, vậy nên nếu không nhai kỹ mà nuốt thẳng sẽ có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng trong nội tạng, khi nhai kỹ các ký sinh trùng này có thể bị giết chết ngay trong khoang miệng.

3/ Thải độc cà phê (coffee enemas):

Thải độc cà phê là phương pháp đưa dung dịch cà phê vào đại tràng để rửa ruột, cà phê được dùng để rửa ruột phải là cà phê hữu cơ không lẫn các tạp chất. Lý do phải rửa ruột định kỳ hàng ngày là bởi vì trong ruột tồn tại một lượng các chất lên men bất thường và không tiêu hoá hết, đặc biệt ở bên trái đại tràng là nơi dễ hình thành phân đóng khối nên cần đẩy chúng ra ngoài cơ thể càng sớm càng tốt. Những người thực hiện thải độc cà phê hàng ngày sức khoẻ họ được cải thiện ngày càng tốt, cơ thể họ cảm thấy vô cùng thoải mái và tràn đầy sức sống vì đại tràng vô cùng sạch sẽ và không có độc tố.

4/ Ăn trái cây trước bữa ăn 30’:

Trái cây được tiêu hoá rất nhanh trong dạ dày vì trong trái cây rất giàu enzyme tốt cho tiêu hoá, khi ăn trước bữa ăn sẽ kích thích hệ tiêu hoá làm lượng đường huyết tăng một chút, do đó có thể ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều. Ăn bữa chính sau khi ăn trái cây thức ăn sẽ được tiêu hoá tốt hơn do lượng enzyme trong trái cây vẫn còn trong dạ dày hỗ trợ tiêu hoá. Mọi người thường có thói quen ăn chính rồi mới ăn trái cây, ăn như vậy sẽ không tốt cho tiêu hoá vì thức ăn chính không chứa nhiều enzyme hỗ trợ tiêu hoá. Khi ăn trái cây lúc thức ăn chính vẫn còn nằm trong dạ dày thì lượng trái cây nằm trên hoàn toàn không giúp gì được cho tiêu hoá mà vẫn phải nằm đó đợi để được tiêu hoá. Chính vì vậy mà bạn cần thay đổi thói quen ăn trái cây trước bữa ăn.

Những quan niệm phổ biến về sức khoẻ đều là sai lầm:

1/ Ăn thịt nhiều không có nghĩa là khoẻ mạnh:

Ăn nhiều thịt sẽ phá hoại sức khoẻ và đẩy nhanh quá trình lão hoá. Thịt gây tổn thương dạ dày do không có chất xơ và chứa quá nhiều chất béo, rất khó tiêu hoá. Phần không thể tiêu hoá sẽ tích tụ thành “phân đóng khối” bị ứ đọng ở đại tràng thời gian dài, sau đó chúng sẽ mục rữa trong đường ruột và sinh ra khí gas độc hại (amoniac). Khí gas sau đó sẽ đi thẳng vào máu và từ đó theo máu dẫn đi khắp cơ thể, chúng tích tụ tại các cơ quan như các quả bom nổ chậm chờ cơ hội bộc phát. Đường ruột sẽ trở nên xấu đi nhanh chóng do phân tích tụ lâu ngày tạo nên các túi thừa, các túi thừa phát triển sẽ dẫn đến ung thư đại tràng. Ngoài ra, ăn nhiều thịt còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề bệnh tật đang ăn mòn cơ thể từ bên trong như tim mạch, tai biến mạch máu não, loãng xương, ung thư...

2/ Càng uống thuốc dạ dày càng làm dạ dày kém đi:

Thuốc dạ dày ức chế quá trình tiết axit clohydric rất quan trọng trong việc tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài mà còn làm việc tiêu hoá thức ăn của cơ thể kém đi, ảnh hưởng xấu đến việc hấp thụ các khoáng chất như canxi, magie. Việc thiếu axit dạ dày dẫn đến thức ăn không được tiêu hoá tốt và bị chuyển thẳng vào đường ruột. Tương tự như ăn thịt, thức ăn chưa được tiêu hoá trong đường ruột sẽ phân huỷ, bốc mùi và sinh ra khí ga lan toả khắp cơ thể.

Việc sử dụng thuốc dạ dày phá vỡ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hại khuẩn chưa bị tiêu diệt sẽ sinh sôi nhiều hơn lợi khuẩn, nếu các vi khuẩn xâm nhập có độc tính qua lại trong dạ dày, bạn sẽ bị tiêu chảy hay nhiều loại bệnh khác.

3/ Tất cả các loại thuốc về cơ bản đều là thuốc độc:

Dù là thuốc tây y hay đông y, thuốc nào cũng để lại tác dụng phụ có hại cho sức khoẻ, chúng tạo ra lượng lớn gốc tự do và chúng khiến cơ thể tiêu tốn một lượng lớn các enzyme diệu kỳ để trung hoà độc chất có trong thuốc. Thuốc có tác dụng càng nhanh thì độc tính của thuốc càng mạnh, càng có hại cho cơ thể. Vô số người uống thuốc mà không biết thuốc mình đang uống là thuốc gì, hiệu quả ra sao, có tác dụng phụ hay không..., vì vậy khi uống thuốc cần tìm hiểu kỹ tác dụng phụ của thuốc, cho dù thuốc không có tác dụng phụ thì bạn vẫn nên hạn chế sử dụng thuốc ở mức thấp nhất. 

Thuốc không trị được tận gốc của bệnh tật, để chữa bệnh tận gốc, chúng ta cần cố gắng nỗ lực mỗi ngày, thực hiện lối sống sinh hoạt, ăn uống điều độ, khoa học, kỷ luật để bệnh tật không còn xuất hiện nữa.

4/ Uống sữa bò gây ra nhiều vấn đề cho sức khoẻ:

Thực tế, không có thực phẩm nào khó tiêu như sữa bò. Ngay khi vào dạ dày, sữa bò sẽ bị đông cứng lại nên rất khó tiêu hoá. Hơn nữa, các loại sữa bán trên thị trường đều là sữa được đồng hoá. Đồng hoá sữa là khuấy sữa mới vắt để các chất béo trong sữa được phân bổ đồng đều, khi đó các chất béo sẽ bị oxy hoá thành lipid peroxide. Sau đó loại sữa bị oxy hoá này sẽ được khử trùng ở nhiệt độ trên 100 độ C, với nhiệt độ đó tất cả enzyme có trong sữa bò đều đã bị phân huỷ. Các loại sữa hiện được bày bán trên thị trường không chỉ không chứa các enzyme cần thiết mà chất béo cũng bị oxy hoá, protein cũng bị biến đổi ở nhiệt độ cao. Ngoài ra sữa bò còn gây ra những vấn đề như dị ứng, loãng xương, tiểu đường, chính vì vậy mà sữa là thực phẩm có hại cho cơ thể.

5/ Gạo trắng là gạo đã chết:

Hạt lúa được bao bọc bởi lớp vỏ trấu, khi bỏ lớp vỏ trấu đi ta sẽ được gạo lứt, lớp vỏ bên ngoài gạo lứt là cám và phôi mầm. Gạo trắng là gạo đã bị tách lớp cám và phôi mầm nên đã bị loại bỏ hết các phần quan trọng nhất trong hạt gạo, dẫn đến gạo trắng sẽ nhanh bị oxy hoá và đổi màu. Gạo trắng khi ngâm nước chỉ bị trương chứ không nảy mầm được, trong khi đó gạo lứt nếu để nhiệt độ thích hợp và ngâm nước đầy đủ sẽ nảy mầm. Gạo lứt có thể nảy mầm vì chứa trong mình năng lượng sống, còn gạo trắng thì là gạo đã chết. Gạo trắng dù có tốt đến đâu cũng chỉ chứa một phần tư chất dinh dưỡng so với gạo lứt, đặc biệt trong phôi mầm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

6/ Bơ thực vật rất có hại cho sức khoẻ:

Dầu (mỡ) là loại thực phẩm dễ bị oxy hoá nhất. Đa số các loại dầu trên thị trường được sản xuất bằng phương pháp “tách chiết dung môi”. Dầu được đun nóng và hoà tan với dung môi hexane, người ta tăng áp suất và nhiệt độ để dung môi bay hơi và còn lại là dầu thực vật. Dầu được lấy theo cách này đã bị biến đổi thành chất béo chuyển hoá (chất rất có hại cho sức khoẻ). Chất béo chứa nhiều chất béo chuyển hoá nhất chính là bơ thực vật, vì ban đầu dầu ở trạng thái lỏng với nhiệt độ phòng, người ta bổ sung hydro vào để thực hiện quá trình hydro hoá biến chất béo chưa bão hoà thành chất béo bão hoà làm dầu từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn và trở thành bơ thực vật. Bơ thực vật vừa chứa nhiều chất béo chuyển hoá vừa là chất béo bão hoà nên có thể nói không có thứ gì có hại hơn loại bơ này.

Bác sĩ Shinya là bác sĩ chuyên khoa nội soi dạ dày, đã khám cho hơn 300 nghìn bệnh nhân và chưa từng phải viết giấy chứng tử cho bất kỳ một bệnh nhân nào. Qua kinh nghiệm khám lâm sàng cho hơn 300 nghìn bệnh nhân, bác sĩ Shinya đã rút ra kết luận: “Người có sức khoẻ tốt là người có dạ dày đẹp, ngược lại người có sức khoẻ kém là người có dạ dày không đẹp”. Yếu tố ảnh hưởng đến vị tướng và tràng tướng chính là thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để sống lâu và khoẻ mạnh? Nói ngắn gọn thì đó là sống mà không tiêu tốn hết “enzyme diệu kỳ”.

Enzyme là chất xúc tác sinh học tồn tại trong mọi sinh vật sống. Enzyme tham gia vào tất cả các hoạt động thiết yếu duy trì sự sống như: tổng hợp, phân giải, vận chuyển các chất, thải độc, cung cấp năng lượng... Nếu không có enzyme, sinh vật không thể duy trì sự sống, và con người cũng vậy.

Cuộc sống hiện đại ngày nay có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta tiêu tốn các enzyme diệu kỳ như: rượu, thuốc lá, phụ gia thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, căng thẳng, ô nhiễm môi trường... Trong cơ thể chúng ta có hơn 5 nghìn loại enzyme, ngoài ra chúng ta có thể tự tổng hợp enzyme qua các bữa ăn hàng ngày. Các thực phẩm càng tự nhiên, càng tươi mới thì càng có nhiều enzyme như: trái cây, rau củ, rong biển, tảo biển, nấm, ngũ cốc... Bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu Enzyme và tránh lạm dụng các yếu tố tác hại gây cạn kiệt enzyme, chúng ta có thể sống khoẻ mạnh không bệnh tật và sống hết tuổi thọ tự nhiên của mình. Để làm được điều đó thì ngay bây giờ bạn phải thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của mình.

Cuốn sách cung cấp kiến thức, chế độ dinh dưỡng khoa học, những nhận định sai lầm về cách ăn uống cần tránh… giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh.

Hiromi Shinya trở thành trưởng khoa Nội soi dạ dày của một bệnh viện lớn ở Mỹ khi mới 30 tuổi. Trong suốt thời gian công tác, bác sĩ Hiromi Shinya chưa một lần bị bệnh. Ông chỉ đi khám duy nhất một lần vào năm 19 tuổi khi mắc cúm. Để có được cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai như vậy, theo ông dù công việc vất vả đến đâu ta vẫn phải duy trì phương pháp ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học.

Với cương vị là một bác sĩ, Hiromi Shinya chỉ ra rằng khi đường ruột sạch, dạ dày đẹp, bạn mới có thể sống thọ và khỏe mạnh. Ông ví dạ dày, đường ruột là “vị tướng” và “tràng tướng”, nếu giữ được hai vị tướng tốt đồng nghĩa với việc ta có một sức khỏe tốt.

Với mong muốn giúp đỡ mọi người có một cuộc sống lành mạnh, Hiromi Shinya đã cho ra đời tác phẩm "Nhân tố Enzyme". Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những phương pháp sống lâu, khỏe mạnh từ việc không tiêu tốn hết “enzyme diệu kỳ”.

Bên cạnh đó, cuốn sách khiến bạn phải giật mình khi nhận ra những suy nghĩ được cho là tốt với sức khỏe lại chứa nhiều yếu tố gây hại trong cơ thể. Nhìn nhận ở góc độ của bác sĩ nội soi dạ dày, Hiromi Shinya khẳng định ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện tiêu hóa; đun sôi nước trước khi uống để loại bỏ clo tồn dư trong nước máy; hạn chế ăn tinh bột như cơm, bánh mỳ để tránh thừa cân; ăn hoa quả dễ béo nên hạn chế ăn, thay vào đó bổ sung vitamin bằng các thuốc bổ trợ; uống sữa bò mỗi ngày để phòng tránh tình trạng thiếu canxi… là quan điểm sai lầm. Thậm chí phản tác dụng gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột.

Một thực tế cho thấy hơn một nửa người Mỹ uống sữa bò mỗi ngày nhưng vẫn than phiền vì bệnh loãng xương, người Nhật uống trà có hàm lượng catechin cao đều có dạ dày xấu… Hay những lời quảng cáo về thực phẩm như không ăn thịt cơ bắp không phát triển; không ăn thịt sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa và phá hoại sức khỏe của bạn… không hoàn toàn chính xác. Ông so sánh voi hay hươu cao cổ là động vật ăn cỏ nhưng trọng lượng lại gấp nhiều lần hổ và sư tử để nhấn mạnh đó chỉ là quảng cáo.

Với các loại thuốc, Hiromi Shinya khẳng định “về cơ bản, tất cả các loại thuốc đều là ‘thuốc độc’ với cơ thể”. Có nhiều người từ bỏ thuốc Tây và tin tưởng lựa chọn Đông y vì nghĩ không có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Nhưng thực tế không phải vậy, dù bạn dùng thuốc gì cũng đều gây hại cho cơ thể con người ở mặt nào đó. Nếu tác dụng thuốc càng nhanh độc tính càng mạnh. 

Không chỉ đưa ra những nhận định sai lầm trong suy nghĩ của mọi người, cuốn sách còn nêu lên những yếu tố để có bữa ăn lý tưởng. Bác sĩ Hiromi Shinya cho rằng bữa ăn nên chia theo tỉ lệ 85:15. Trong đó 85% khẩu phần ăn được làm từ thực vật (50% ngũ cốc, các loại hạt, đỗ và 35% rau, củ, quả), 15% là protein động vật (trứng, cá, lượng ít thịt gia súc, gia cầm). Khi chế biến thực phẩm làm từ thực vật tác giả đưa ra lời khuyên nên luộc hoặc hấp để đảm bảo lượng dinh dưỡng, ngũ cốc nên chọn loại chưa qua tinh chế. Đối với thực phẩm động vật hãy lựa chọn các loại có thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt người. Ngoài việc cân nhắc chọn lựa thực phẩm, "Nhân tố Enzyme" đưa ra khuyến cáo không nên dùng bơ thực vật, sử dụng nhiều đồ chiên, rán. Trong quá trình ăn nên ăn ít, nhai kỹ. Bên cạnh đó, bạn cần tập thể dục thường xuyên, ngủ 6-8 tiếng một đêm và hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, cà phê, đồ ăn ngọt… Thực đơn lý tưởng cho một ngày theo tác giả nên bắt đầu bằng 2-3 cốc nước, dùng bữa sáng chủ yếu là trái cây, ăn trưa nhẹ nhàng bằng súp và kết thúc bữa tối bằng các loại rau hấp, cơm gạo lứt và một ít cá.

Đặc biệt trong cuốn sách "Nhân tố Enzyme - Phương thức sống lành mạnh", Hiromi Shinya dành một chương nói về “kịch bản của sự sống”. Ông đánh đúng vào tâm lý của mọi người trong xã hội hiện đại, nhất là giới trẻ. Để thỏa mãn dục vọng được ăn ngon, ta vượt ra khỏi giới hạn thực phẩm cho phép của tự nhiên; vì muốn canh tác an nhàn hơn ta cho ra đời các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; muốn có nhiều đất đai, tiền bạc, chúng ta đã tạo ra chiến tranh… Chính những ham muốn đó khiến ta phải trả giá bằng cả sức khỏe.

Đối với cơ thể con người, enzyme là yếu tố vô cùng thiết yếu vì chúng hỗ trợ cho mọi quá trình trao đổi chất và tuần hoàn. Tuy nhiên, lượng enzyme mà mỗi người có thể sản xuất ra là có hạn, và cơ thể con người thì luôn cần enzyme, có thể nói khi các enzyme biến mất khỏi cơ thể cũng là lúc sinh mệnh của con người kết thúc.

Song song với việc cơ thể tạo ra các enzyme thì môi trường sống ô nhiễm và thói quen sinh hoạt ăn uống không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc, dùng thực phẩm không tốt là nguyên nhân khiến cơ thể tiêu hao một lượng lớn enzyme, từ đó làm cho con người dễ mắc bệnh. Việc tạo ra các enzyme phần lớn dựa vào các vi khuẩn đường ruột, do đó việc ăn uống các thực phẩm tốt không thuốc bảo vệ thực vật kèm theo một lối sống điều độ, lành mạnh sẽ cung cấp nguyên liệu và tạo ra môi trường đường ruột tốt để các lợi khuẩn phát triển và tạo ra các enzyme diệu kỳ cho cơ thể. 

Bác sĩ Shinya khẳng định y học hiện đại đang chia việc chữa trị ra thành nhiều bộ phận riêng lẻ, tuy nhiên cơ thể con người là một thể thống nhất, khi một bộ phận có vấn đề thì cũng sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác. Theo bác sĩ, các bệnh ung thư đa phần đều xuất phát từ việc bệnh nhân có một đường ruột xấu và nguyên nhân sâu xa chính là do thói quen ăn uống sinh hoạt của người đó. Khi các bệnh nhân của bác sĩ áp dụng phương thức ăn uống lành mạnh, phần lớn có thể cải thiện được sức khoẻ và ngăn ngừa được sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư.

Với mình những kiến thức mà bác sĩ đưa ra trong sách không phải là hoàn toàn mới, tuy nhiên việc ngồi lại đọc sách qua từng chương với những vấn đề cụ thể đã cho mình một góc nhìn phản biện vào những thói quen ăn uống sinh hoạt của mình, từ đó có thể đánh giá là chúng đang tốt hay xấu để cải thiện. Tuy có một số dữ liệu theo mình là hơi khó tin ví dụ như việc trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư suốt 40 năm bác sĩ chưa bao giờ phải viết giấy chứng tử, ngoài ra có một số quan điểm và nhận định đến từ sự quan sát và đúc kết từ chính kinh nghiệm của bác sĩ nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được, điều đó cũng cần người đọc tìm hiểu thêm từ nguồn khác cũng như cân nhắc khi áp dụng. 

Nhìn chung, tinh thần của bác sĩ Shinya mong muốn người đọc trau dồi kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm, kèm theo rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh, đây là phương pháp có lẽ ai cũng đã có nghe qua, nhưng để thực sự có một đời sống khoẻ mạnh cần rất nhiều nỗ lực trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, mỗi người cần phải xây dựng cho mình một “động lực” và “mục tiêu” trong cuộc sống, đây là yếu tố giúp cho mỗi người duy trì trạng thái tinh thần ổn định, yên lành, là yếu tố kết hợp hết sức quan trọng bên cạnh việc ăn uống. 

Cuối cùng, quan trọng hơn cả mỗi người cần phải áp dụng và thực hành vào chính bản thân mình, bởi dù có hiểu biết đúng đắn mà không chuyển thành hành động cũng không có ý nghĩa gì.

Hôm nay, mình giới thiệu 1 trong 4 cuốn sách trong bộ "Nhân tố Enzyme" của tác giả Hiromi Shinya, bộ sách chủ yếu nói về những thói quen sống lành mạnh, không tiêu tốn ENZYME. 

Trước đây thì không có quan tâm đến chủ đề sức khỏe lắm đâu, nhưng dạo này thấy hơi yếu yếu nên tự đi tìm hiểu để cải thiện sức khỏe.

Enzyme ở đây gọi là Enzyme diệu kỳ, mỗi sinh vật đều có một lượng Enzyme diệu kỳ cố định để duy trì sự sống, xài hết thì cũng đồng nghĩa việc kết thúc một cuộc đời. Việc khi trẻ dù sống buông thả cỡ nào vẫn không mệt là do nguồn Enzyme còn dồi dào, nhưng đến khi lớn tuổi vẫn duy trì thói quen xấu thì cơ thể khó mà khôi phục lại được.

Quyển sách nếu đọc lần đầu sẽ thấy có nội dung đi ngược xu hướng ăn uống và sức khỏe nhưng tác giả đã tự lấy bản thân mình ra kiểm chứng, và còn được áp dụng lên các bệnh nhân của ông:

MỤC TIÊU: Giúp mọi người sống đến 100 tuổi mà khỏe mạnh chứ không ngủ li bì suốt ngày.

Câu hỏi đặt ra: Thói quen sinh hoạt thế nào để sống thọ và khỏe mạnh?

Một số quan niệm sức khỏe sai lầm hay gặp:

Uống sữa bò mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu canxi: Một nửa người Mỹ uống sữa mỗi ngày vẫn đau đầu vì bệnh loãng xương? Sữa thị trường đa số đều là sữa đồng hóa, khi khuấy sữa cũng khuấy luôn Oxy vào, dễ hiểu đây là chất béo bị GỈ, ngoài ra việc khử trùng sữa ở nhiệt độ 100 độ cũng không còn trong sữa, protein cũng bị biến đổi ở nhiệt độ cao.

Ăn hoa quả dễ béo nên uống Vitamin bổ trợ. Ăn sữa chua hàng ngày cải thiện tiêu hóa là nói dối: Trước đây mình ghiền sữa chua nha đam lắm nhưng giờ bớt rồi. 

Tóm lại này nhé, cơ thể con người có một hệ thống an ninh kháng lại tất cả vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào, cho dù đó là khuẩn lactic có lợi cho sức khỏe (Hệ thống này thực nghiêm túc quá rồi), nên nếu không phải vi khuẩn thường trú trong đường ruột thì sẽ bị TIÊU DIỆT.

Uống trà giàu Catechin để chống tiêu hóa: Đúng nhưng khi một lượng Catechin kết hợp với nhau sẽ tạo nên Tanni, chất tạo vị chát trong trà và gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày, uống nhiều dễ teo dạ dày, tệ hơn là UNG THƯ DẠ DÀY.

Ăn nhiều thịt không có nghĩa là khỏe mạnh: Ăn nhiều thịt có chứa nhiều Protein thì tốc độ trưởng thành sẽ được đẩy nhanh hơn, nhưng quá trình trưởng thành chuyển đến một thời điểm nào đó sẽ chuyển sang trạng thái LÃO HÓA. Tóm lại lối ăn nhiều thịt sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa nha, sẽ mau già đó.

Càng uống thuốc đau dạ dày dạ dày sẽ càng kém: Việc dùng thuốc ức chế quá trình tiết axit cũng phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, làm giảm sức đề kháng cơ thể.

Khi bệnh thì nên ăn cháo: Okay ăn cháo dễ tiêu dễ nuốt mà, tuy nhiên lại sai lầm. Điểm tốt của suất ăn bình thường là nhai kỹ, thúc đẩy quá trình tiết Emzyme tiêu hóa có trong nước bọt, nhờ nhai mà được trộn cùng thức ăn, sẽ giúp việc hấp thụ thức ăn tốt hơn. Trong khi ăn cháo bệnh nhân nhai chưa được 6 miếng đã nuốt rồi??? 

Tất cả loại thuốc cơ bản đều là thuốc độc: Thuốc trị ung thư sẽ chống ung thư, và chống luôn những cơ quan khác trong cơ thể.

Bộ sách "Nhân tố Enzyme" có 4 cuốn và cuốn này tập trung vào thói quen sống lành mạnh.

Thói quen sống lành mạnh mà tác giả đề cập chính là ăn thức ăn tốt, uống nước tốt, tạo thói quen ăn uống tốt và có 1 tinh thần thoải mái.

Ăn thức ăn tốt là thức ăn chứa nhiều enzyme và trong cuốn sách tác giả đề cập đến phương pháp ăn uống Shinya như sau:

- Tỉ lệ giữa món ăn thực vật và động vật là 85 (90%) và 10% (15%)

- Tổng thể bữa ăn, ngũ cốc chiếm 50%, rau củ qủa chiếm 35 – 40%, thịt động vật chiếm 10 – 15%

- Ngũ cốc nên chọn loại chưa tinh chế

- Về thực phẩm động vật, cố gắng chọn loại có thân nhiệt thấp hơn người như cá

- Thực phẩm nên chọn tươi mới, chưa qua chế biến để thức ăn không bị oxy haá trong không khí hoặc nhiệt độ

- Hạn chế tối đa sữa và sản phẩm từ sữa

- Hạn chế dùng bơ thực vật, đồ chiên rán

Nước tốt là nước có tính kiềm mạnh, là nước cứng chứa nhiều Ca, Mg, cần uống 1 tiếng trước khi ăn.

Thói quen ăn uống tốt là ăn 1 ít, nhai thật kĩ, ít nói chuyện khi ăn.

Tinh thần thoải mái là luôn lạc quan và luôn sống trong tình yêu.

Bác bỏ 1 số quan niệm sai lầm về ăn uống:

- Ăn sữa chua cải thiện tiêu hóa

- Uống sữa để tránh loãng xương

- Duy trì bữa ăn có nhiều protein

- Uống trà xanh vì có chất chống ung thư

Phát triển giáo dục dinh dưỡng, phát triển nền y tế không chỉ chống chọi với bệnh tật mà duy trì lối sống lành mạnh để không có bệnh tật, nền y tế dự phòng, các bác sĩ phải nắm được tổng thể chứ không phải chỉ có chuyên môn của mình.

Thể loại: Y học . Tiếp tục với chủ đề sức khoẻ, với quan niệm “Bạn là những gì bạn ăn”. Mình muốn với thiệu đến các bạn bộ sách: Nhân tố Enzyme đã được bán hơn 2 triệu bản trên toàn thế giới, tái bản đến lần thứ 10 ở Việt Nam. Bàn về chuyện ăn uống thế nào, sinh hoạt làm sao để giữ gìn được thứ tài sản vô giá là sức khoẻ, và thứ trang sức đắt tiền nhất là sự trẻ trung. Đưa ra nhiều lời khuyên về việc lựa chọn thực phẩm, các dấu hiệu đánh giá sức khoẻ và các biện pháp để điều chỉnh. . Uống nước cũng cần phải biết cách. Mình đã khá bất ngờ, cứ nghĩ uống đủ một ngày 2 lít nước đã là tuyệt lắm rồi. Nhưng nếu uống đúng thời điểm hiệu quả mang lại còn tuyệt vời hơn nhiều. Hay cả việc ta nên ăn trái cây trước trước bữa ăn, như một món khai vị, vô cùng tốt cho tiêu hoá, lợi cho việc giảm cân. Bạn đã biết chưa? Các thức ăn được chế biến càng nhiều chất dinh dưỡng càng ít. Liệu việc cắt hoàn toàn tinh bột trong các chế độ ăn giảm cân làm mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng hơn bạn nghĩ? . Với 4 quyển: Phương pháp sống lành mạnh, Trẻ hoá, Minh hoạ, Thực hành. Nội dung được chia ra giúp mình dễ dàng trong việc lựa chọn đầu sách phù hợp với mục đích. Như quyển Minh hoạ chỉ với 100 trang, cùng nhiều hình vẽ sinh động, đã hệ thống rất tốt thông tin mà Phương pháp sống lành mạnh và Trẻ hoá mang lại. . Nếu bạn quan tâm đến sức khoẻ, thì đây thực sự là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Theo mình có hai điều nên tránh khi muốn giao tiếp lâu với một ai đó. Thứ nhất, là cấm kị hỏi về CÂN NẶNG (ad hơi béo nên ai hỏi ad về cân nặng là ad buồn lắm). Thứ hai, là hỏi về TUỔI TÁC, vốn dĩ con người mình ai cũng muốn luôn được trẻ trung, xinh đẹp mãi. Vậy đâu là bí quyết để có được sự trẻ trung mà Hiromi Shinya đã áp dụng cho chính bản thân mình?? Cuốn sách này theo cảm nhận của mình thì nó được viết ở mức khá bao quát vì có những phần vẫn chỉ là giả định, theo quan điểm cá nhân và chưa được chi tiết lắm. Tuy nhiên về nội dung cũng có rất nhiều thứ đáng được chú ý đến. Trong cuốn sách này tác giả đã giải thích về chế độ ăn uống lành mạnh và không lành mạnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến diện mạo, về tràng tướng, đường ruột,…của con người. Nói về những loại nước uống mặc dù được chúng ta sử dụng nhiều nhưng thực chất nó có phải là loại nước mà cơ thế muốn “được đáp ứng” hay không? Việc sức mạnh tinh thần, sự “mở lòng” giữa bệnh nhân và bác sĩ, bỏ đi cái tôi,… những thứ đó liệu có cần thiết cho một bệnh nhân hay không? Theo quan điểm cá nhân, đánh giá chung đây là một cuốn sách dễ đọc, dễ hiểu, dễ thấm.Dành tặng cho những ai “bơ” chính cơ thể của mình. Ngôn từ của tác giả được viết với cương vị của một người bác sĩ nhưng rất gần gũi và mình còn cảm nhận được cả sự dịu dàng qua cách ông trò chuyện với bệnh nhân của mình.