7 tháng trước chủ nghĩa hiện thực Trong quan điểm của Italo Calvino về việc hư cấu một thực tại đã bộc lộ sự tra vấn đối với những thỏa ước của chủ nghĩa hiện thực. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Nếu một đêm đông có người lữ khách còn đi xa hơn, bàn đến thỏa ước hư cấu của chủ nghĩa hiện thực một cách rất xác đáng để cho thấy bản chất của nó: “nhưng làm thế nào sáng lập đúng cái khoảnh khắc nơi một câu chuyện bắt đầu? Mọi cái đều đã bắt đầu từ trước rồi, dòng đầu của trang đầu của mỗi cuốn tiểu thuyết đều qui chiếu đến một cái gì đã xảy ra bên ngoài cuốn sách. Hoặc câu chuyện thực là câu chuyện khởi đầu mười hay một trăm trang sau đấy, còn mọi thứ đi trước nó chỉ là đoạn đề từ mà thôi. Cuộc đời của các cá nhân thuộc giống người tạo thành một cốt truyện liên tục không ngừng… mang trong mình một kết cấu phức tạp từ các sự kiện, môi trường, những con người khác…”. Chủ nghĩa hiện thực tạo nên những ảo tượng giống như thực trong sự tiếp nhận của người đọc thông qua một thỏa ước mà trong đó, người đọc phải qui chiếu cái biểu đạt trong văn bản với cái được biểu đạt trong thế giới bên ngoài văn bản và tạo ra một trật tự thống nhất, toàn diện trong kết cấu của thế giới hư cấu. Chủ nghĩa hiện thực có một niềm tin vững chắc vào một hiện thực khách quan bên ngoài đáng để soi chiếu và đó là một thế giới tồn tại như một hệ thống thứ bậc nhất quán, toàn vẹn. Like Share Trả lời
7 tháng trước chủ nghĩa hiện thực Trong quan điểm của Italo Calvino về việc hư cấu một thực tại đã bộc lộ sự tra vấn đối với những thỏa ước của chủ nghĩa hiện thực. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Nếu một đêm đông có người lữ khách còn đi xa hơn, bàn đến thỏa ước hư cấu của chủ nghĩa hiện thực một cách rất xác đáng để cho thấy bản chất của nó: “nhưng làm thế nào sáng lập đúng cái khoảnh khắc nơi một câu chuyện bắt đầu? Mọi cái đều đã bắt đầu từ trước rồi, dòng đầu của trang đầu của mỗi cuốn tiểu thuyết đều qui chiếu đến một cái gì đã xảy ra bên ngoài cuốn sách. Hoặc câu chuyện thực là câu chuyện khởi đầu mười hay một trăm trang sau đấy, còn mọi thứ đi trước nó chỉ là đoạn đề từ mà thôi. Cuộc đời của các cá nhân thuộc giống người tạo thành một cốt truyện liên tục không ngừng… mang trong mình một kết cấu phức tạp từ các sự kiện, môi trường, những con người khác…”. Chủ nghĩa hiện thực tạo nên những ảo tượng giống như thực trong sự tiếp nhận của người đọc thông qua một thỏa ước mà trong đó, người đọc phải qui chiếu cái biểu đạt trong văn bản với cái được biểu đạt trong thế giới bên ngoài văn bản và tạo ra một trật tự thống nhất, toàn diện trong kết cấu của thế giới hư cấu. Chủ nghĩa hiện thực có một niềm tin vững chắc vào một hiện thực khách quan bên ngoài đáng để soi chiếu và đó là một thế giới tồn tại như một hệ thống thứ bậc nhất quán, toàn vẹn. Like Share Trả lời
7 tháng trước điển hình cho tiểu thuyết thậm phồn Thế nên ông viết một cuốn tiểu thuyết với mười mở đầu, cùng một nguyên lý nhưng theo những lối khác nhau, và ông cho rằng "Nếu một đêm đông có người lữ khách" của mình là một điển hình cho tiểu thuyết thậm phồn bởi ông tin vào khả tính vô tận của một mở đầu. Một mở đầu luôn luôn chứa đựng một sinh lực không bao giờ cạn cho tính vô hạn của khả thể diễn giải: “tôi hẳn sẽ có thể viết một cuốn sách vốn chỉ là một khúc mào đầu, vốn duy trì từ đầu đến cuối cái tiềm năng của sự khởi đầu, sự kỳ vọng vốn vẫn chưa tập trung vào một đối tượng…Liệu những gì sơ khởi có thể kéo dài ra vô hạn không?...”. Mỗi một khởi đầu là một bí ẩn cho tiềm năng của câu chuyện và một câu chuyện lý tưởng là một câu chuyện cho ta thấy yếu tính tận cùng của thế giới, sự sinh sôi đa tầng đa diện của thế giới mà không áp đặt lên ta một cái nhìn trật tự: “phải là cuốn tiểu thuyết mà động lực duy nhất là khát vọng kể chuyện, chất chồng truyện này lên trên truyện khác, không cố áp đặt lên ta một cách nhìn thế giới, mà chỉ để ta quan sát sự lớn dần của nó, như một cái cây, một sự xoắn xuýt vào nhau như cành với lá…”. Khởi đầu bao giờ cũng là một thách thức, một sự khó khăn đối với người viết, không phải chỉ bởi tính chất bắt đầu của nó mà còn nằm trong tiềm năng bí ẩn của nó dành cho diễn giả. Like Share Trả lời
7 tháng trước cuốn tiểu thuyết của những mở đầu Có thể gọi tiểu thuyết “Nếu một đêm đông có người lữ khách” là cuốn tiểu thuyết của những mở đầu, nơi câu chuyện cứ vĩnh viễn đứng yên mà không tìm được cách tiến triển hay kết thúc. Độc giả hết bị nhà văn dắt qua đoạn mở đầu của “Nếu một đêm đông có người lữ khách”, sang đoạn mở đầu của “Ở ngoại vi thành Malbork” rồi lại sang đoạn mở đầu của “Cúi mình trên triền dốc”, cứ thế, bất tận. Giữa những chương mở đầu đó là người đọc. Ở đây, đầu tiên họ xuất hiện như những phiếm chỉ: “người đọc nam” và “người đọc nữ”. Họ tình cờ đọc được tiểu thuyết “Nếu một đêm đông có người lữ khách” của Calvino, cùng tò mò muốn biết phần tiếp theo của cuốn sách, hành trình khám phá phần còn lại của văn bản đưa họ xích gần nhau, cho đến khi đoạn kết không còn quan trọng nữa. Like Share Trả lời
7 tháng trước tiểu thuyết về sự đọc Tác phẩm “Nếu một đêm đông có người lữ khách” trước nhất là một tiểu thuyết viết về sự đọc. Ngay từ câu đầu tiên, nhà văn đã thông báo: “Bạn sắp bắt đầu đọc cuốn tiểu thuyết mới ‘Nếu một đêm đông có người lữ khách’ của Italo Calvino”. Thông thường, câu này xuất hiện ở lời nói đầu, nằm ngoài câu chuyện chính, nhưng ở đây nó là một phần của cuộc phiêu lưu sắp sửa, một cách để Calvino kéo gần người đọc lại bên mình, hay đúng hơn lôi họ vào câu chuyện, cùng họ trải nghiệm những gì mà các nhân vật trải nghiệm. Sử dụng ngôi thứ hai số ít, Calvino như hiện diện trước mặt bạn đọc, rỉ rả tâm tình cùng bạn đọc. Ông điểm đúng huyệt của những “mọt sách”, chỉ cho họ từng chút một, lập lại những trải nghiệm mà người đọc sách nào cũng từng trải qua, từ tư thế đọc sách, khung cảnh đến hiệu sách, đối diện với những “cám dỗ” từ những cuốn sách “bạn lên kế hoạch đọc nhiều năm nay”, “bạn đã săn lùng suốt bao năm mà không thấy”, thậm chí là “sách bạn cần xếp cạnh những sách khác trên giá sách của mình”. Like Share Trả lời
7 tháng trước tiểu thuyết về sự đọc Tác phẩm “Nếu một đêm đông có người lữ khách” trước nhất là một tiểu thuyết viết về sự đọc. Ngay từ câu đầu tiên, nhà văn đã thông báo: “Bạn sắp bắt đầu đọc cuốn tiểu thuyết mới ‘Nếu một đêm đông có người lữ khách’ của Italo Calvino”. Thông thường, câu này xuất hiện ở lời nói đầu, nằm ngoài câu chuyện chính, nhưng ở đây nó là một phần của cuộc phiêu lưu sắp sửa, một cách để Calvino kéo gần người đọc lại bên mình, hay đúng hơn lôi họ vào câu chuyện, cùng họ trải nghiệm những gì mà các nhân vật trải nghiệm. Sử dụng ngôi thứ hai số ít, Calvino như hiện diện trước mặt bạn đọc, rỉ rả tâm tình cùng bạn đọc. Ông điểm đúng huyệt của những “mọt sách”, chỉ cho họ từng chút một, lập lại những trải nghiệm mà người đọc sách nào cũng từng trải qua, từ tư thế đọc sách, khung cảnh đến hiệu sách, đối diện với những “cám dỗ” từ những cuốn sách “bạn lên kế hoạch đọc nhiều năm nay”, “bạn đã săn lùng suốt bao năm mà không thấy”, thậm chí là “sách bạn cần xếp cạnh những sách khác trên giá sách của mình”. Like Share Trả lời
7 tháng trước hành trình đỉnh cao mà tác giả dày công xây dựng Sự độc đáo và thú vị của “Nếu đêm đông có một người lữ khách” nằm ở ngay trang bìa cuối, ai cũng có thể biết trước được cái kết nhưng nếu dừng lại ở việc biết cái kết này, người đọc sẽ bỏ lỡ cuộc hành trình đỉnh cao mà tác giả dày công xây dựng. Cuốn sách kể mười câu chuyện riêng biệt, mười phần mở đầu vô cùng lôi cuốn và chả liên quan gì đến nhau hết. Người đọc – là nhân vật trong cuốn sách – và cả chúng ta cứ như đang lạc bước trong mê cung ngôn từ và ý tưởng của tác giả, một mê cung rộng lớn, thú vị và mê hoặc đến chết người.Mười câu chuyện không có liên quan tới nhau, nhưng lại là những ga tàu liên kết đưa độc giả trên chuyến tàu của cốt truyện chính. Cứ mỗi khi một câu chuyện bắt đầu, cứ mỗi một thế giới mới được mở ra thì ngay lập tức, thế giới ấy lại đột ngột đóng lại, để lại trong lòng người đọc sự hụt hẫng và một chút khó chịu bực bội, xen lẫn với sự thán phục tác giả. Like Share Trả lời
7 tháng trước phiêu lưu Tác phẩm đơn giản chỉ là cuộc phiêu lưu của một người đọc trong suốt hành trình sự đọc của mình, hết cuốn tiểu thuyết này đến cuốn tiểu thuyết khác – không cao trào, không có phản diện, không có những kẻ sát nhân hay ma quỷ.Tại sao, đơn giản chỉ nói về hành trình của một người đọc mà cần cả 400 trang tiểu thuyết; nhưng ngay từ khi mới ra đời vào năm 1979, “lại được bàn tới bàn lui, được đọc đi đọc lại, được phân tích, được gỡ cấu trúc, được giải mã”.“Một người đọc giống như một kẻ đào vàng bị lời nguyền vậy, vàng tìm được là của riêng anh, muốn hay không, anh cũng không thể trao nó vào tay ai đó khác, còn nếu ai đó khác cũng muốn tìm vàng, người đó sẽ phải khăn gói đi tìm vàng lấy.” Like Share Trả lời
7 tháng trước tác phẩm hư cấu “Nếu một đêm đông có người lữ khách” là một tác phẩm hư cấu, nhưng lại có lối hành văn như thể nó là tập hợp của những bài tiểu luận. Thông qua một câu chuyện hư cấu về những câu chuyện hư cấu khác, Italo Calvino còn lồng vào đó những đoạn triết lí thâm trầm về sự đọc, sự viết, về vai trò của độc giả, của tác giả, và của sách. Ở đây, cái lằn ranh phân chia giữa độc giả, tác giả, nhân vật gần như bị xoá bỏ, người đọc cũng chính là nhân vật chính, còn tác giả cũng chính là người đọc. Like Share Trả lời
8 tháng trước Một cuốn tiểu thuyết tinh tế Một cuốn tiểu thuyết tinh tế và táo bạo, một câu chuyện phức tạp về bánh răng và khung cảnh. Những người kể chuyện và người đọc va chạm và biến mất. Các phong cách trôi qua (được thử nghiệm) và nhanh chóng được thay thế bởi các kỹ thuật siêu hư cấu khác. Dù sao, tôi sẽ cần thêm thời gian và thêm giấc ngủ để tiếp thu cuốn sách này, nhưng tôi không chắc liệu có ai sau khi đọc lần đầu có thể không thích tinh thần, sự sáng tạo và tinh thần đặc biệt của cuốn tiểu thuyết này. Like Share Trả lời
Trong quan điểm của Italo Calvino về việc hư cấu một thực tại đã bộc lộ sự tra vấn đối với những thỏa ước của chủ nghĩa hiện thực. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Nếu một đêm đông có người lữ khách còn đi xa hơn, bàn đến thỏa ước hư cấu của chủ nghĩa hiện thực một cách rất xác đáng để cho thấy bản chất của nó: “nhưng làm thế nào sáng lập đúng cái khoảnh khắc nơi một câu chuyện bắt đầu? Mọi cái đều đã bắt đầu từ trước rồi, dòng đầu của trang đầu của mỗi cuốn tiểu thuyết đều qui chiếu đến một cái gì đã xảy ra bên ngoài cuốn sách. Hoặc câu chuyện thực là câu chuyện khởi đầu mười hay một trăm trang sau đấy, còn mọi thứ đi trước nó chỉ là đoạn đề từ mà thôi. Cuộc đời của các cá nhân thuộc giống người tạo thành một cốt truyện liên tục không ngừng… mang trong mình một kết cấu phức tạp từ các sự kiện, môi trường, những con người khác…”. Chủ nghĩa hiện thực tạo nên những ảo tượng giống như thực trong sự tiếp nhận của người đọc thông qua một thỏa ước mà trong đó, người đọc phải qui chiếu cái biểu đạt trong văn bản với cái được biểu đạt trong thế giới bên ngoài văn bản và tạo ra một trật tự thống nhất, toàn diện trong kết cấu của thế giới hư cấu. Chủ nghĩa hiện thực có một niềm tin vững chắc vào một hiện thực khách quan bên ngoài đáng để soi chiếu và đó là một thế giới tồn tại như một hệ thống thứ bậc nhất quán, toàn vẹn.