Một Thoáng Ta Rực Rỡ Ở Nhân Gian - Ocean Vương
Xem thêm

Dù sao sau một đêm thức đến 3 giờ sáng để đọc một mạch đến hết 'một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian', mình cũng đã có thêm động lực để tìm hiểu thêm về Ocean Vương và cách anh viết nên cuốn sách này. Mình đã xem hết talkshow với độc giả của Ocean do Nhã Nam tổ chức. Dưới đây là một số kiến thức xoay quanh cuốn sách và con người Ocean Vương mình có để chia sẻ cho mọi người:

(Khi đó mình nghe talkshow và tự tóm tắt lại những ý nổi bật theo mạch hiểu của mình. Những điều dưới đây không phải trích dẫn nguyên văn những gì Ocean Vương đã nói. Mọi người có thể tìm kiếm trên Youtube để tự trải nghiệm ha.)

1. Từ 'gorgeous' trong tên sách gốc 'on earth we're briefly gorgeous' còn có ý nghĩa đại diện cho cộng đồng LGBTQ+. Cụm từ này được sử dụng vô cùng phổ biến trong cộng đồng từ cuối thế kỉ 20 - cùng thời điểm cả xã hội gán cho LGBT những hình ảnh xấu xí, không rực rỡ nhất (HIV, nghiện ngập, cái chết,...)

2. Trong suốt lịch sử, người Việt Nam trên đất Mỹ đã luôn phải làm đủ những công việc phục vụ (services) trong quán nail, nhà hàng, xưởng sửa chữa,... Vậy nên khi được đưa cho một tờ giấy trắng để tạo nên một cuốn tiểu thuyết mới, Ocean Vương không muốn phí hoài cơ hội này để tiếp tục phục vụ người Mỹ da trắng. Cuốn sách là những lá thư, những cuộc trò chuyện của hai người Việt Nam. Người Mỹ là người ngoài. Nếu muốn hiểu, họ chỉ có thể đứng ngoài và lắng nghe.

3. Ocean Vương trả lời câu hỏi, liệu Chó Con - nhân vật chính trong sách có phải là bản thân anh ngoài đời không rằng: "Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết giống với cuộc sống của em, nhưng những gì đã diễn ra trong cuốn sách là thành phẩm của trí tưởng tượng. Em đã nhìn vào nhân vật chính với sự tò mò, gần như là tạo ra một hình ảnh đối xứng với bản thân, kiểu như một thế giới song song khác. Nếu như có một gia đình khác giống y đúc gia đình em, họ sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó? Lúc này (viết) tiểu thuyết là một công cụ hoàn hảo (để trả lời cho câu hỏi trên), vì những nhân vật trong đó sẽ luôn tốt hơn chúng ta. Ta chỉ có một lần sống trên đời, nhưng những chúng ta khác có thể có 12, 20, 30 cơ hội để sống. Chó Con tốt hơn em rất nhiều, tốt bụng hơn, kiên nhẫn hơn, tò mò hơn, văn thơ hơn. Ocean Vương thì chỉ có một lần sống trên đời thôi, và em đã có lúc làm hỏng cơ hội đó, bản nháp đó rồi. Vậy nên với em, cuốn tiểu thuyết này là cơ hội thứ hai cho cuộc đời mà em đã từng sống, chứ không phải lặp lại nó."

4. "Em nghĩ điều quan trọng nhất của một người nghệ sĩ là hiểu rõ một sự thật rằng, sẽ không có niềm hạnh phúc nếu như không có khổ đau. Bạn sẽ không thể đo đếm được niềm vui nếu không có nỗi buồn. Bạn sẽ không thể nhìn thấy ánh sáng nếu thiếu đi bóng tối." Anh chia sẻ khi một độc giả trẻ hỏi có quá khó khăn cho anh khi viết cuốn sách này không, khi từ đầu đến cuối cuốn sách đều có một nỗi buồn khó che giấu. "Em thấy cái nỗi buồn hay sự khó chịu khi viết là một cái giá rẻ, nó dễ trả, so với những cơ hội quý giá em có để được viết."

5. Kết thúc talkshow, Ocean Vương chỉ muốn nhờ mọi người một điều thôi, là nếu mọi người có đi qua Gò Công Đông, ở đó có một ngôi mộ tên Lê Thị Bảy là bà ngoại anh ấy. Mong mọi người bỏ thời gian thắp một nén nhang cho bà.

Vậy đó. Đến đây thôi, tản mạn mà. Chỉ là cuối cùng mình cũng đọc xong cuốn sách, trong một ngày nhẹ nhàng trôi.

Mong cho năm nay của tất cả chúng ta sẽ là một năm rực rỡ, dù chỉ trong một thoáng.

Mình đã mất cả năm để đọc 'một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian'. Mình đọc nó ở sân bay; trên máy bay; hoặc trong những đêm dài tĩnh lặng. Với mình, cuốn sách này cần, và xứng đáng được đọc khi xung quanh không còn gì khác lôi kéo sự tập trung của mình khỏi nó. Có những đoạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới thực sự hiểu và nhớ để tiếp tục lật trang. Dù vậy, đến khi mình đọc xong những dòng cuối rồi, mình vẫn nghĩ là mình mới chỉ hiểu 5 phần của cuốn sách là nhiều nhất.

Mình từng đọc ở đâu đó, có ai đó nói rằng "Ocean Vương là sự hiện diện gần nhất với Chúa." Bởi lẽ cách anh ấy chơi đùa, đôi khi là thống khổ vật lộn với những thứ hiện hữu như từ ngữ và việc viết, để thể hiện những giá trị vô hình, lớn lao, khó nắm bắt hơn - là một điều kỳ diệu. Chẳng ai khác làm được hay như thế. Hay ít nhất là hay theo kiểu như thế. Mình biết. Nhưng mình nghĩ là mình không thực sự thấu hiểu điều kỳ diệu trong sách Ocean Vương. Nó giống như là mình yêu bầu trời, mình biết rằng nó đẹp một cách choáng ngợp đôi khi, nhưng mình không hiểu tại sao chúng lại xanh, hay có lúc là hồng, cam, tím,...

Có một anh chàng match mình trên Bumble từng đồng ý bắt chuyện với mình vì mình nói mình cũng ngưỡng mộ Ocean Vương. Nhưng anh ấy không chỉ ngưỡng mộ, "Anh mê Ocean Vương khủng khiếp", cơ. Sau một vài câu nói chuyện qua lại, mình biết là anh mong chờ ở mình một sự đồng điệu lớn hơn mình có thể cho (ở thời điểm đó). Chắc anh ấy kỳ vọng mình có thể cùng anh nói về cách bầu trời được kiến tạo và bao trùm tất thảy, nhưng mình thì chỉ biết là bầu trời ở đó, ở trên ta, thế thôi.

Chỉ có 304 trang nhưng quyển sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" đã kể được những câu chuyện về tình thân, tình yêu đồng giới, tuổi mới lớn, vấn đề nhập cư, phân biệt chủng tộc và cả nỗi đau chiến tranh. Là một nhà thơ, Ocean Vuong đã sáng tác nên một tác phẩm tiểu thuyết đậm chất thơ với câu từ, hình ảnh đẹp đến nao lòng. Mỗi một lá thư là một nỗi đau, nỗi buồn sâu thẳm thế nhưng đâu đó chúng ta sẽ tìm thấy sự vươn lên của những nhân vật trong sách. Dù chỉ rực cháy một lần trong đời.


Nội dung chính của quyển sách này là những lá thư của người con trai tên Chó Con viết để dành tặng mẹ của mình. Những bức thư được sắp xếp lộn xộn, không theo một trình tự thời gian nào. Đó chỉ đơn giản là sự tái hiện của ký ức khi người nghệ sĩ bỗng nhiên muốn viết gì đó cho mẹ của mình.

Chó Con, bà ngoại, bác Mai và mẹ cậu là những người con gốc Việt di cư sang Mỹ. Cậu sống cùng bà ngoại và mẹ, lớn lên trong một ngôi nhà thiếu vắng người đàn ông cùng với hai người phụ nữ vẫn còn những ám ảnh tâm lý vì chiến tranh. Tình yêu của mẹ cậu vừa yêu thương lại vừa khắc nghiệt. Cậu thường xuyên phải chịu những trận đòn roi, những cái tát đầy đau đớn. Nhưng tình yêu mà mẹ dành cho Chó Con là vô tận. Ở nơi đất khách xa lạ, họ chỉ có nhau và chỉ có thể nương tựa vào nhau.

Dù không sinh ra từ chiến tranh, nhưng sự khắc nghiệt của chiến tranh vẫn hiện lên rõ nét trong những lá thư Chó Con dành tặng mẹ. Cậu nhìn thấy nỗi đau đó qua cách mẹ và ngoại điên loạn, sợ hãi với bất kỳ hình ảnh nào làm họ liên tưởng đến chiến tranh. Không cần viết quá nhiều, chỉ cần một chút hồi ức của người con khi được nghe kể lại, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sự tàn nhẫn của chiến tranh.

Chó Con là một cậu bé da vàng người Việt Nam sống trên đất Mỹ và đồng tính. Cậu đã gặp gỡ Trevor. Hai người họ đến bên cạnh nhau, sưởi ấm những tổn thương bên trong của nhau. Giây phút họ bên nhau là đoạn thời gian rực rỡ, nồng cháy và vô cùng đẹp đẽ. Tình yêu của họ là một tình yêu mà lúc bấy giờ, được xem là khác biệt và nổi loạn. Họ đã bên nhau như vậy.

Cách miêu tả và dùng từ ngữ của Ocean Vuong rất thơ và tinh tế. Tác giả đã khắc họa được hiện thực với những nỗi buồn man mác. Nhiều hình ảnh ẩn dụ và những đoạn ký ức rời rạc khiến bạn phải đọc quyển sách này thật chậm để hiểu. Bất kỳ giây phút nào phân tâm có thể sẽ khiến bạn bỏ qua mất một hình ảnh diệu kỳ, một câu từ đẹp đẽ.

Quyển sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" được trình bày dưới dạng những lá thư của một người con trai gửi cho người mẹ không biết chữ của mình. Dù rằng có thể mẹ cậu không đọc được, dù rằng mỗi chữ cậu đặt xuống đây là mỗi chữ rời xa mẹ thêm, cậu vẫn muốn viết để dành tặng mẹ khi mẹ vẫn còn sống.

Theo tác giả, "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" kể lại quá trình trưởng thành của người nghệ sĩ. Quyển sách do Ocean Vuong, một người Mỹ gốc Việt viết bằng tiếng Anh và sau đó được dịch lại bằng tiếng Việt. Bìa sách là hình ảnh một đóa hoa hướng dương đang rực cháy, kết hợp cùng tên sách tạo nên một sự hoàn mỹ.

Ocean Vuong tên thật là Vương Quốc Vinh (1988). Anh là một nhà thơ, nhà tiểu thuyết gia và nhà tiểu luận. "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" (On Earth We’re Briefly Gorgeous) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Ocean Vuong, xuất bản vào năm 2019. Ngoài ra, anh còn có các tác phẩm khác như tập thơ Trời đêm những vết thương xuyên thấu (Night Sky with Exit Wounds), tập thơ Thời gian là một người mẹ (Time is a mother). Ocean Vuong vinh dự được nhận các giải thưởng về văn, thơ là Felix Dennis, TS Eliot của nước Anh.

Có nhiều người thường nghĩ quyển sách Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là một quyển tự truyện, nhưng trong một cuộc trò chuyện với độc giả Việt, Ocean Vuong đã khẳng định anh không muốn viết tự truyện, chỉ muốn sáng tạo câu chuyện bằng trí tưởng tượng của mình.

Ocean Vuong có vốn từ rất hoa mỹ, tinh tế và đậm chất thơ. Anh miêu tả nhân vật, sự vật, sự việc bằng những hình ảnh ẩn dụ sâu sắc. Bạn chắc chắn sẽ phải đọc đi đọc lại nhiều lần quyển sách này để có thể hiểu được tất cả những gì mà tác giả muốn gửi gắm

Nội dung chính của sách được viết dưới dạng lá thư của Chó Con gửi đến người mẹ không biết chữ của mình. Các bức thư được sắp xếp không theo một trật tự, trình tự thời gian nào. Nó lộn xộn, đan xen từ quá khứ đến hiện tại rồi ngược lại của một gia đình người Việt di cư sang Mỹ phải vùng vẫy với rào cản ngôn ngữ, văn hóa để tồn tại.

Chó Con sống và lớn lên cùng bà ngoại và mẹ, hai người phụ nữ bị ám ảnh tâm lý, những chật vật tổn thương bởi chiến tranh để lại. Tác phẩm như một minh chứng của lịch sử qua những câu chuyện kể lại của bà và mẹ, qua những hồi tưởng của nhân bật chính. Hay đơn giản là câu chuyện tình yêu đồng tính vừa ngây thơ vừa bạo liệt của chàng trai lần đầu biết cảm giác yêu là gì.

"Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" như là lời thủ thỉ, lời giãi bày, tâm sự đầy những ký ức của người con viết gửi cho người mẹ đang sống của mình. Lá thư dày đặc chữ và suy nghĩ về những điều mẹ anh chưa biết, không biết hoặc đã biết. Sách là hàng loạt các lựa chọn ký ức được, có nhiều đoạn dòng ký ức tràn ngập tưởng chừng như cơn lũ khó cản nổi.

Ký ức của một cậu bé da màu xa lạ đi tìm một mối liên hệ ở một đất nước xa lạ, nó dường như trở thành vô hình. Ban đầu vì không thông thạo tiếng anh, Chó Con thường xuyên bị đánh đập, bắt nạt, gánh chịu phân biệt chủng tộc từ những kẻ ở trường học khi cậu cố gắng tìm cách hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ. Đó là câu chuyện về một gia đình nhập cư chỉ có đứa con đi học và biết nói, còn người mẹ chỉ bập bẹ được vài từ tiếng anh để giao tiếp. Mẹ anh làm việc chật vật tại một tiệm làm móng, nơi cả ngày bà chỉ biết cúi đầu vào chân của người khác. Đó là ký ức về cậu bạn trai đầu tên tên Trevor, người mà Chó Con quen khi cậu làm thêm công việc thu hoạch cây thuốc lá của một trang trại tại ngoại ô Hartford. Mối tình ấy mỗi khi nhớ lại khiến cho lá thư có những hoài niệm vừa đẹp đẽ vừa đau buồn.

Ký ức chiến tranh luôn ám ảnh, dằn vặt bà và mẹ Chó Con. Mẹ Chó Con luôn sợ tiếng súng và bà luôn nhầm lẫn giữa những tiếng động lớn như tiếng pháo hoa, những ám ảnh ấy nó vẫn luôn tiếp diễn trong đời sống hàng ngày của gia đình Chó Con.

Tình cảm của mẹ với Chó Con đầy yêu thương nhưng cũng không kém phần bạo lực. Bà có thể tát con tới tấp, nhốt con dưới tầng hầm ẩm thấp nhưng lại bao bọc khi đứa con của mình bộc lộ giới tính thật, dành những lời đầy yêu thương hết mực dành cho con.

"Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" đóng lại với những dòng cuối dành cho người mẹ yêu thương của Chó Con. Anh mong ở kiếp sau mẹ sẽ là một đóa hoa hạnh phúc, có một gia đình êm ấm hạnh phúc với đầy đủ các thành viên thay vì chỉ một mình chịu đựng những nỗi đau của chiến tranh và cuộc sống chật vật ở nơi xa xứ.

“Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” là lời thủ thỉ, là khúc giãi bày, là những lời tâm can đầy ắp ký ức của một người con viết cho người mẹ vẫn còn đang sống.”

Trong Nhật ký khóc thương, nhà phê bình học nổi danh người Pháp, Roland Barthes viết, “Nhà văn là người chơi đùa với thân thể mẹ mình, hòng tôn vinh nó, tô điểm nó”. Ocean Vương, nhà thơ trẻ gốc Việt với những bài thơ cháy bỏng, một tài năng văn chương đương đại, đã khẳng định vị thế nhà văn của mình, bằng Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian – cuốn tiểu thuyết tự thuật dưới dạng một lá thư đọc như một tập nhật ký rời rạc vừa chiêm nghiệm về thân thể mẹ mình, vừa để tụng ca nó.

Sinh ra trong một gia đình làm nông ở Sài Gòn vào năm 1988, năm hai tuổi, Ocean Vương cùng gia đình di cư sang Mỹ, đầu tiên sống trong trại tị nạn ở Philippines rồi được tị nạn chính trị và đến Hartford, Hoa Kỳ. Câu chuyện mà Vương kể trong Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian phần lớn lấy từ những chuyện có thật xảy đến với gia đình anh, là những lát cắt lấy ra từ đời ông ngoại, bà ngoại, mẹ anh. Tác phẩm như một lịch sử của ký ức, được truyền lại qua những câu chuyện bà và mẹ kể, qua những hồi tưởng của nhân vật chính, người có tên gọi ở nhà là Chó Con. Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là một loạt những ký ức được lựa chọn để kể, mà ở nhiều trường đoạn, ký ức tràn ngập trong dòng văn tưởng chừng không cản nổi, như cơn lũ.

Đó là ký ức của một thằng bé xa lạ tìm một mối liên hệ với đất nước mới xa lạ, mà nó gần như trở nên vô hình. Đó là những trận đánh đập từ những kẻ bắt nạt ở trường mà nó phải chịu đựng khi tìm cách hòa nhập vào đời sống ở Mỹ. Đó là những sự kiện vụn vặt dở khóc dở cười của một gia đình nhập cư chỉ có đứa con đi học và biết nói, biết đọc, còn người mẹ “mồ côi” cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, chỉ bập bõm vài từ để giao tiếp. Đó là hình ảnh sống động của tiệm làm móng nơi người mẹ kiếm ăn độ nhật, nơi bà cả ngày cúi đầu vào chân người khác, nói xin lỗi, nơi ước mơ Mỹ được xây đắp và cũng tan vỡ, nơi bọn trẻ con Mỹ gốc Việt lớn lên, làm bài tập, ăn phở, chơi đùa. Đó là ký ức về cậu bạn trai đầu tiên, Trevor, người Chó Con quen khi đi làm thêm thu hoạch cây thuốc lá ở một trang trại ngoại ô Hartford. Mối tình ấy giờ đây khi nhớ lại khiến lá thư đầy ứ những hoài niệm vừa đẹp đẽ, vừa đau buồn.

Chiến tranh Việt Nam hằn dấu lên ký ức của bà của mẹ Chó Con, để lại sang chấn lên hành vi của họ. Những đám mây napalm trong tuổi thơ Việt Nam của bà mẹ vẫn trùm đen kịt bầu trời nước Mỹ. Mẹ Chó Con lúc nào cũng sợ tiếng súng và nhầm lẫn những tiếng động lớn, bao gồm cả tiếng pháo hoa, với tiếng súng. Và quả thực, cuộc chiến ấy, vẫn diễn ra hằng ngày trong đời sống của cả gia đình.

Mối quan hệ mẹ – con trong Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là một mối quan hệ rất phức tạp: đầy yêu thương, mà cũng đầy bạo lực; đầy cảm thông, mà cũng đầy sang chấn. Người mẹ ấy có thể tát con tới tấp, có thể nhốt con dưới tầng hầm ẩm ướt, nhưng người mẹ ấy bao bọc cho đứa con khi dám bộc lộ giới tính thật của mình bằng vài câu nói đầy tình yêu: “Con khỏi cần đi đâu hết. Có con với mẹ thôi, Chó Con à. Mẹ còn ai đâu”. Họ chỉ có nhau trên đời. Chó Con liên tục trích dẫn Barthes trong lá thư của mình. Barthes viết: “Không đối tượng nào ở trong mối quan hệ thường trực với khoái cảm. Tuy nhiên, đối với nhà văn, tiếng mẹ đẻ chính là một thứ như thế”.

Câu chuyện của Vương là câu chuyện mà đứa con của chiến tranh nào cũng có, chính vì thế, rất nhiều người đọc thấy mình trong Vương, cảm thấy anh nói thay cho họ, gây được sự thấu cảm với hàng bao nhiêu độc giả. Chó Con từng chiêm nghiệm lúc ngắm bình minh, “Nếu đời sống một cá thể là quá ngắn ngủi, so với lịch sử hành tinh này, chỉ một cái chớp mắt, như người ta nói, vậy thì được rực rỡ, cho dù suốt từ ngày ta sinh ra đến ngày ta chết đi, là rực rỡ chỉ trong một thoáng”. Dường như suy nghĩ ấy áp dụng được cho toàn bộ cuốn tiểu thuyết này, một nơi chứa đựng gần như tràn lề tất cả những chủ đề lớn của văn chương: tình mẫu tử, tuổi mới lớn, chiến tranh, nhập cư, LGBT+, và vượt lên tất cả, đó là một suy tư đau đáu về sự rực rỡ thoáng chốc ấy của cái đẹp, của kiếp người phù du.

Tôi lại nghĩ về cái đẹp, một số thứ bị săn lùng vì chúng ta cho rằng chúng đẹp. Nếu so với lịch sử của hành tinh chúng ta, cuộc đời của một cá nhân quá ngắn ngủi, chỉ trong một cái chớp mắt, như người ta nói, thì để trở nên lộng lẫy, ngay cả từ ngày bạn sinh ra cho đến ngày bạn chết, là phải lộng lẫy. chỉ trong chốc lát…hoàng hôn, giống như sự sống còn, chỉ tồn tại trên bờ vực biến mất của chính nó. Để trở nên lộng lẫy, trước tiên bạn phải được nhìn thấy, nhưng để được nhìn thấy thì bạn sẽ bị săn lùng.

=========================================

“Mọi thứ tốt đẹp đều ở một nơi khác, em yêu. Tôi đang nói với bạn."

Lấy một chùm ánh sáng. Hướng nó qua một lăng kính. Nó sẽ tách thành các màu thành phần của nó. Đọc Dương Vương cũng có chút giống thế này. Anh ấy lấy từ ngữ, hình ảnh và khái niệm rồi chiếu chúng qua nghệ thuật lăng trụ, trọng lực của mình và kết quả là một cầu vồng trải rộng, uốn cong theo nhiều hướng. Đó là một chuyến đi đọc sách “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”. Hãy tiếp tục đi theo Vương. Đây là một chuyến đi đáng tham gia.

Ocean Vương - hình ảnh từ The Guardian - nguồn Adrian Pope

Trên Trái đất… không phải tất cả đều là cách kể chuyện đơn giản, mặc dù có rất nhiều điều ở đây. Nó là sự kết hợp của các yếu tố.

Các bộ phận. Hình thức. Chú Chó Nhỏ đang viết một bức thư dài cho mẹ của mình, Rose, kể cho bà nghe về những trải nghiệm của mình, một bức thư mà cô sẽ không, và không bao giờ có thể đọc được. Anh đã thử dạy cô đọc tiếng Anh, nhưng cô đã từ bỏ trong thời gian ngắn, cho rằng cô đã có thể nhìn xa đến mức đó nên không thực sự cần đến nó. Cũng khó chịu với thái độ vô kỷ luật của một đứa trẻ dạy dỗ cha mẹ. Câu chuyện giúp việc tại tiệm nail nơi cô làm việc, nơi những người công nhân hít phải văn hóa cũng như hóa chất độc hại.

Câu chuyện về mẹ anh, lớn lên ở Việt Nam, bị tẩy chay vì da trắng, PTSD của bà khi trưởng thành và điều đó biểu hiện như hành vi lạm dụng thể chất đối với con trai bà.

Đôi khi bạn bị xóa trước khi được lựa chọn nói rõ bạn là ai.

Câu chuyện về Little Dog phải đương đầu với những thử thách kép là trở thành một cậu bé da vàng ở nơi da trắng, (Hartford, Connecticut), ở những vùng nghèo hơn và là một người đồng tính nam. Đến tuổi là một thiếu niên đồng tính nam, lần đầu tiên trải nghiệm tình dục và một mối quan hệ lâu dài, cho đến khi tốt, bạn sẽ thấy.

Ocean Vương hai tuổi cùng mẹ và dì tại trại tị nạn Philippines - hình ảnh phỏng vấn Guardian năm 2017

Câu chuyện về mối quan hệ của anh với ông nội người Mỹ và bí mật trong mối quan hệ đó.

Anh ấy viết về Tiger Woods, đưa ra một số lịch sử về việc anh ấy có tên như thế nào và tự hỏi tại sao Woods rất hiếm khi được gọi là người mang nửa dòng máu châu Á.

Có rất nhiều sự cân nhắc về ngôn ngữ. Trong một cuộc phỏng vấn với PBS, Vương nói về văn hóa Việt Nam, những người nông dân hát khi họ làm việc, kết hợp hành động của cơ thể họ với nhịp điệu của bài hát và bài thơ. Các yếu tố khác góp phần vào quan điểm của ông. Vương kể về những khó khăn của mình ở trường.

Việc đọc đặc biệt khó khăn và anh nghi ngờ rằng chứng khó đọc đã di truyền trong gia đình mình, mặc dù bây giờ anh nói: “Tôi nghĩ có lẽ khuyết tật này đã giúp tôi một chút, vì tôi viết rất chậm và coi các từ như đồ vật. Tôi luôn cố gắng tìm kiếm từ ngữ bên trong từ ngữ. Đối với tôi nó đẹp đến nỗi từ tiếng cười nằm trong sự tàn sát.” - từ tạp chí The Rumpus

Tác giả viết về cơ thể như một dạng ngôn ngữ.

Ocean Vuong là một nhà thơ, nhà tiểu luận, tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Việt. Quá khứ của ông hiện lên trong Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian giống như một cuốn phim tài liệu cũ về chiến tranh tại Việt Nam cùng với những con người mà ông yêu thương.

Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là sự hỗn độn giữa thơ và văn xuôi đi kèm hồi ký của chính tác giả. Có rất nhiều vấn đề được tác giả nhắc tới trong cuốn sách như:

Chiến tranh tại Việt Nam, mẹ của Ocean Vuong là được tạo nên giữa bà ngoại và một người Mỹ mà ngay chính bà ngoại cũng không hề biết là ai. Sự khốc liệt của chiến tranh đã đẩy bà vào đường cùng, phải đi phục vụ lính Mỹ để có thể sống tiếp. Một cuộc sống ê chề, nhục nhã, bị mọi người khinh bỉ. Bà sinh ra mẹ và mẹ có làn da trắng, trắng như lính Mỹ. Màu trắng ở Mỹ có thể nói là màu da thượng đẳng nhưng ở Việt Nam thời kỳ đó, màu trắng này bị nhiều người khinh bỉ. Có nhiều đứa trẻ còn bôi bùn, cứt lên da của mẹ để da mẹ đen đi.

Tình mẹ con, tình bà cháu là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, tình máu mủ không điều gì có thể so sánh được. Cuộc sống với một người bà và một người mẹ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh đã khiến Ocean Vuong có những suy nghĩ trưởng thành hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi.

Cuộc di cư từ Việt Nam sang Mỹ và cuộc sống khốn khổ, tủi nhục bởi sự phân biệt chủng tộc. Hầu hết người Việt Nam nói chung và người Đông Nam Á nói riêng khi sang Mỹ đều làm móng. Một nghề không đòi hỏi những yêu cầu quá cao nhưng phải tiếp xúc nhiều tới hóa chất, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và luôn phải khép nép, coi khách hàng như thượng đế đặc biệt là người da trắng.

Tình đầu của Ocean Vuong khi đi làm thêm ở trang trại thu hoạch nào đó, một tình yêu đồng giới với những trải nghiệm về nụ hôn đầu, lần đầu hs,...

Thực trạng sử dụng chất kích thích ở đối tượng thanh thiếu niên tại Mỹ. Một xã hội mà giới trẻ sử dụng cần sa, cỏ, ma túy như cơm bữa và những vụ shock thuốc xảy ra thường xuyên.

Trầm cảm, cụm từ có vẻ khá phổ biến hiện nay hay nói lên hiện thực phũ phàng rằng cuộc sống hiện nay quá khó khăn với con người và cụ thể là giới trẻ?

Điểm mình không thích ở cuốn sách này đó chính là phần dịch. Dù tiếng Việt của mình phong phú và đa dạng hơn tiếng Anh nhưng có nhiều đoạn, nhiều chỗ mình đọc không có hiểu. Có thể do bản thân mình chưa đủ khả năng để hiểu hoặc phần dịch có vấn đề. Mình nghĩ là cuốn sách này nên đọc bản tiếng Anh sẽ phù hợp hơn, cảm nhận được hết những gì mà tác giả muốn truyền tải.

Cuốn sách có khá nhiều thứ để nói nhưng mình thấy sắp xếp còn hơi lộn xộn, những phần ký ức vụn vặt thỉnh thoảng lại xuất hiện chỗ này chỗ kia không theo một trình tự thời gian nào hết.