Bất cứ ai trên hành tinh này, khi nhắc đến cái tên Teresa, đều nghĩ đến biểu tượng của một người phụ nữ thánh thiện, cao cả nhất trên thế giới này. Không vì với nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Nobel Hòa bình, điều khiến Mẹ Teresa vĩ đại hơn cả, đó là sự giản dị, quên mình và lòng nhân ái, quảng đại vô biên. 


Cuộc đời trực diện trải nghiệm tất cả khổ đau của Mẹ đã dẫn đến một cuộc sống đầy nghị lực với trái tim đầy trắc ẩn và một tấm lòng nhân ái vô biên.  Khi đọc những lời của Mẹ, ta nhận thấy đó không phải là sự thể hiện một niềm tin thơ ngây hay cực đoan, mà trên hết là tấm chân tình thiết tha tình người. Thay vì tránh né đau khổ, Mẹ dũng cảm đối đầu và sống cùng nỗi đau để hóa giải nỗi đau. 


Mẹ Teresa - Con người của tình thương

Mẹ Teresa là một biểu tượng của tình yêu thương được cả thế giới xúc động và ngưỡng mộ, không vì Mẹ là một tài năng xuất chúng, mà đơn giản Mẹ là người giàu lòng trắc ẩn, giàu lòng vị tha, và một trái tim rộng mở yêu thương vô bờ bến. Mẹ có khả năng cảm nhận nỗi đau của nhân loại, từ người già đến trẻ nhỏ, từ nỗi đau thể xác đến nỗi đau tinh thần. Mẹ hiểu ý nghĩa của sự đồng cảm cũng như sức mạnh vô biên của tình thương yêu và lòng nhân ái. 


Mẹ - một người phụ nữ nhỏ bé nhưng có tinh thần và tấm lòng thật vĩ đại, người đã chăm sóc không mệt mỏi những người bất hạnh bị lãng quên bên ngoài cuộc sống. Bằng lòng tin đặc biệt, bằng tầm nhìn thánh thiện, bằng trái tim chân thành và những lời cầu nguyện, Mẹ đã viết nên những câu chuyện kỳ diệu về lòng chia sẻ và tình thương yêu vô bờ bến.


Mẹ Teresa đã sống một đời yêu thương và dâng hiến cho con người và cuộc sống. Mẹ thật bình dị, nhưng thực sự Mẹ được mọi người tôn vinh như một vị thánh, chúng ra có thể thấy tấm gương của Mẹ như một sự phản chiếu, và ánh sáng từ những suy nghĩ của Mẹ thể hiện trong cuốn sách nhỏ này có thể chỉ cho chúng ta một điều thật sự, rằng tất cả chúng ta đều có thể là “thánh nhân giữa đời thường” - chúng ta không phải không có những lầm lỡ và những điều chưa hoàn thiện, và chúng ta không cần phải xưng tội cho những lỗi lầm đó, mà ngay từ lúc này hãy biết tận tâm, mở lòng chia sẻ với những khổ đau đang ở quanh ta, trong cuộc sống này và trên những nẻo đường thế giới. 


Với một đức tin thánh thiện, một tâm hồn tràn đầy ánh sáng và một đức ái bao la, Mẹ Teresa đã dành trọn đời mình cho người nghèo, cho những trẻ em mồ côi sống vất vưởng trên đường phố, cho những con người bệnh tật, phong cùi hay đang hấp hối… Mẹ đã thực sự, theo như cách mẹ nói “chìa tay ra để chia sẻ và dâng trái tim để yêu thương”. Mẹ đã làm tất cả những gì mình có thể xoa dịu nỗi đau của thế gian, để những con người đau khổ có cơ hội tìm được sự sống, và những ai chẳng may không còn hy vọng cứu chữa thì cũng có thể ra đi một cách bình an, nhẹ nhàng và thanh thản. Nghèo khó, theo quan niệm sâu sắc và đầy nhân bản của Mẹ, không chỉ là đói ăn thiếu mặc, mà còn là sự cô độc và túng thiếu tình thương. Chính vì thế, Mẹ chăm sóc người nghèo bằng cả trái tim để họ cảm nhận được rằng họ vẫn được quan tâm và yêu thương. 


Thế giới có thể nhắc về Mẹ Teresa như một phụ nữ vĩ đại với nhiều giải thưởng cao quý. Nhưng điều khiến Mẹ vĩ đại hơn cả, đó là sự giản dị và lòng nhân ái vô biên. Mẹ đã sống một cuộc đời cơ cực, vì như Mẹ nói, phải sống giữa người nghèo, nếm trải sự đói khổ cùng họ mới có thể thấu hiểu, và từ đó, mới có thể giúp xoa dịu nỗi đau của họ. Khi còn là một nữ tu dòng Loreto, chính cảnh sống bi thảm của người nghèo đã sống dậy mãnh liệt trong lòng Mẹ ý nguyện được sống giữa họ, được chia sẻ và giúp đỡ họ - một ý nguyện đã từng manh nha, ấp ủ từ những ngày thơ ấu tại quê nhà Anbani. 


Ngay từ bé, người mẹ kính yêu của Mẹ đã dạy: “Tất cả những người xung quanh chúng ta, dù không phải là máu mủ ruột rà, cũng đều là anh chị em của chúng ta”. Chính nhờ sự giáo dục đầy nhân văn của gia đình, của đức tin, cộng thêm trái tim luôn đầy ắp yêu thương từ ngày còn thơ bé đã mang đến cho chúng ta một Mẹ Teresa với tình yêu không biên giới, với sự thánh thiện và bao dung đủ sức làm lay động những tâm hồn lầm lạc nhất. 


Hãy dành thời gian để cầu nguyện

Bí quyết sống của Mẹ thật giản dị. Mẹ cầu nguyện. Khi cầu nguyện, Mẹ bày tỏ tình yêu, niềm tin và lòng trông cậy mãnh liệt của mình với Thiên Chúa, bày tỏ khát vọng hiến trọn đời mình. Chính trái tim rộng mở, chính tình yêu đã khiến Mẹ nhìn thấy Chúa Jesus trong hình hài của những người cùng khổ. Và Mẹ đã chân tình giúp đỡ những con người ấy, và chính điều đó lại quay lại nâng cao niềm tin của Mẹ. 


Trước Chúa, Mẹ luôn cảm thấy mình thật bé nhỏ và yếu ớt. Mẹ nghĩ đó là lý do tại sao Chúa lại dùng đến Mẹ. Bởi vì Mẹ thấy mình không thể dựa vào sức mạnh của chính mình, nên Mẹ đã dựa vào Ngài. Mẹ cho rằng: Tất cả chúng ta phải liên kết với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện. 


Bí quyết của Mẹ là cầu nguyện. Thông qua lời cầu nguyện, Mẹ cảm thấy là một người yêu mến Chúa Jesus. Mẹ nhận ra rằng cầu nguyện với Chúa là yêu mến Ngài. 


Trong thực tế, chỉ có một lời cầu nguyện chân thật, chỉ có một lời cầu nguyện quan trọng: chính bản thân Chúa Jesus. Chỉ có một tiếng nói cất lên trên mặt đất: tiếng nói của Chúa Jesus. Chỉ có một tiếng nói cất lên trên mặt đất: tiếng nói của Chúa Jesus. Lời cầu nguyện hoàn hảo không phải dài dòng; mà phải có niềm ước vọng mãnh liệt dâng trái tim mình lên Chúa. 


Hãy yêu mến việc cầu nguyện. Hãy cảm nhận nhu cầu cầu nguyện nhiều lần trong ngày. Lời cầu nguyện sẽ giúp mở rộng trái tim cho đến khi nó có thể chứa trọn món quà của Chúa, đó là chính bản thân Ngài. Hãy không ngừng tìm kiếm, rồi trái tim của bạn sẽ đủ lớn để đón lấy Thiên Chúa và giữ Ngài như của riêng mình. 


Rất nhiều khi những lời cầu nguyện của chúng ta rơi vào im lặng. Chúng ta không thể liên kết với Thiên Chúa vì cầu nguyện không đúng cách. Điều này khiến ta chán nản và muốn từ bỏ. Nhưng có một sự thật là, nếu bạn muốn cầu nguyện tốt hơn, bạn phải cầu nguyện nhiều hơn. Thiên Chúa cho phép sự thất bại song Ngài không chấp nhận sự nản chí. Ngài muốn chúng ta trong sáng như con trẻ, khiêm nhường hơn và biết ơn hơn trong lời cầu nguyện, để nhớ rằng tất cả chúng ta đều thuộc về cơ thể thần bí của Ngài. 


Chúng ta cần giúp nhau trong những lời cầu nguyện. Chúng ta hãy giải thoát tâm trí. Đừng cầu nguyện dài dòng, hãy thì thầm cùng Thiên Chúa những câu ngắn nhưng tràn đầy tâm tình và yêu thương. Chúng ta hãy cầu nguyện thay cho những người không cầu nguyện. Hãy nhớ rằng, nếu chúng ta muốn yêu thương, chúng ta phải biết cách cầu nguyện!


Lời cầu nguyện đến từ tâm trí và trái tim được gọi là những lời cầu nguyện tâm linh. Đừng bao giờ quên rằng chúng ta hướng đến sự hoàn hảo và nhắm đến mục đích đó không ngừng. Việc rèn luyện cầu nguyện tâm linh hằng ngày là điều cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Bởi vì đó là hơi thở cuộc sống đối với tâm hồn chúng ta, và không thể có lòng mộ đạo mà không có nó. 


Thánh John Vianney đã nói: “Khi cầu nguyện tâm linh, hãy nhắm mắt, ngậm miệng và mở rộng trái tim”. Khi cất lên lời cầu nguyện, chung ta nói với Chúa. Còn khi cầu nguyện tâm linh, Ngài nói với chúng ta. Đó là lúc Chúa đổ đầy bản thân Ngài vào trong ta. 


Lời cầu nguyện của chúng ta nên được cất lên từ trái tim rực lửa yêu thương. Khi cầu nguyện, hãy nói với Chúa bằng niềm tin và sự tôn kính lớn lao. Đừng tụt lại sau hay vượt lên trước, đừng la hét hay câm lặng, mà hãy tận tâm với một tình yêu ngọt ngào, với sự giản dị tự nhiên, không màu mè, giả tạo. Hãy ngợi ca và chúc tụng Thiên Chúa bằng cả trái tim và tâm hồn của bạn. 


Hãy để tình yêu của Chúa chiếm trọn trái tim bạn dù chỉ một lần, và hãy để trái tim ấy không ngừng tăng thêm tình yêu cao cả của Ngài bằng một cuộc sống chừng mực tương xứng. Hãy để trái tim ấy biết khiêm nhường đón nhận mọi thử thách, mọi khó khăn xảy đến với tâm tình phó thác, với quyết tâm vững chắc giữ bản thân để không bao giờ chủ ý phạm sai lầm. Nếu vấp ngã, hãy biết đứng lên trở lại. Một trái tim như vậy sẽ luôn luôn cầu nguyện. 


Hãy chân thành khi cầu nguyện. Sự chân thành là hiện thân của lòng khiêm nhường khi chấp nhận địa vị khiêm tốn. Tất cả những gì bạn đã được đọc, được nghe nói về lòng khiêm nhường, không đủ để dạy bạn đức tính đó. Bạn chỉ học được nó khi chịu chấp nhận vị thế bé mọn. Sự khiêm nhường cao quý nhất là khi ta nhận thức rằng mình không là gì cả. Ta chỉ là một hạt bụi nhỏ nhoi giữa thế giới rộng lớn này, một hạt bụi được Chúa gìn giữ bằng tình yêu. 


Sự tĩnh lặng cho chúng ta cách nhìn mới về mọi thứ. Chúng ta cần tĩnh lặng để có thể chạm đến những thứ thuộc phần hồn. Khi lắng nghe lời của Chúa trong sự yên lặng của trái tim, thì ta sẽ ngập đầy ơn thánh. Nếu thực sự muốn gần gũi Thiên Chúa, chúng ta phải sẵn sàng cầu nguyện ngay bây giờ. Đây là những gì chúng ta phải học ngay từ đầu: lắng nghe tiếng nói của Chúa trong tim mình, để rồi trong sự tĩnh lặng của tâm hồn ta, Chúa cất lên tiếng nói. Và rồi, từ sự viên mãn của trái tim đó, miệng ta cũng sẽ cất lên lời ca. Đây là sự liên kết thần diệu của Thiên Chúa với các con chiên của Ngài. Nhưng hãy nhớ rằng trước khi nói, chúng ta cần phải biết lắng nghe. 


Sự tha thứ

Khi nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là những kẻ lầm lỗi, chúng ta sẽ dễ dàng tha thứ cho người khác. Chúng ta tha thứ để có thể được tha thứ. 


Xưng tội là một hành động đẹp đẽ của một tình yêu cao cả. Chỉ khi xưng tội, chúng ta mới có thể đến với Chúa như một tội nhân và trở về trong thanh thản và bình an. Xưng tội - điều này không là gì khác hơn ngoài sự khiêm nhường trong hành động. Chúng ta vẫn thường cho rằng xưng tội thể hiện sự sám hối, nhưng thực sự còn cao cả hơn thế - là ơn phước của tình yêu, của sự tha thứ. 


Để xưng tội, trước hết chúng ta cần phải nhận thức được lỗi lầm của mình. Có rất nhiều người quên đi, hay chẳng bao giờ thừa nhận mình là người có lỗi. Nhưng tiếc thay, cuộc sống của con người chúng ta chăng bao giờ hoàn mỹ hay toàn vẹn tuyệt đối. Chúng ta phải đến với Chúa để nói rằng chúng ta rất tiếc về những việc có thể đã làm tổn thương đến Ngài. 


Sám hối là điều hoàn toàn cần thiết để chúng ta có thể sống tốt hơn. Không có sức mạnh lớn hơn để kiềm chế sự đam mê hỗn loạn của một con người và hướng những khao khát tự nhiên đi đúng hướng. Thông qua sự ăn năn sám hối, chúng ta có được niềm vui lớn hơn mọi khoái lạc trên trái đất này. 


Sự sám hối của chúng ta là một hành động thể hiện tình yêu hoàn hảo của Chúa, của con người và toàn vũ trụ. Nó đem lại cho chúng ta niềm hân hoan cùng Chúa, niềm khao khát được lạc mất trong Ngài, để không điều gì còn lại trong chúng ta trừ Chú với vầng hào quang rực rỡ kéo mọi người về với Chúa Cha. 


Lời kết

Trong suốt những câu chuyện của Mẹ Teresa, Mẹ đã lồng vào đó một đức tin sắt đá của một nữ tu công giáo. Dù vậy, đây không phải là một cuốn sách giảng về giáo lý, mà đơn giản chỉ là những câu chuyện về tình yêu nhân loại. Mẹ đã làm những việc ấy vì Mẹ yêu con người, cũng là một cách để Mẹ bày tỏ lòng kính yêu của mình với Chúa, như Mẹ bày tỏ lòng kính yêu của mình với Chúa, như Mẹ hằng tâm niệm: “Tôi chỉ là câu bút chì nhỏ trong bàn tay Chúa”. 


Mẹ Teresa đã dành trọn đời mình cho những người bất hạnh trên đời, từ những trẻ em mồ côi sống vất vưởng lang thang cho đến những người khổ đau, bệnh tật, cùng cực ở khắp nơi,...


Mẹ đã làm việc cho đến hơi thở cuối cùng, dù nhiều người đã mong Mẹ có thể nghỉ ngơi, nhưng Mẹ luôn bảo rằng: “Tôi có ngàn thu để yên nghỉ”. Mẹ Teresa đã thực sự, với tất cả tấm lòng, “đưa tay ra để chia sẻ - dành trái tim để yêu thương”. 



Review bởi: Ngọc Linh – Bookademy

Hình ảnh: Ngọc Linh 

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


Xem thêm

Tôi mong được truyền cảm hứng từ những lời nói của Mẹ Teresa, tôi không mong có thể cảm nhận và cảm nhận được tình yêu của Chúa qua lời nói của mẹ. Tôn giáo của mẹ rất đơn giản: yêu Chúa rồi mới yêu người khác. Nhìn thấy Chúa trong người khác. Mẹ coi người nghèo như gia đình và đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ nhờ sự hiện diện và cung cấp của Chúa. Tình yêu trong hành động là phục vụ. Mẹ chờ đợi giải pháp của Chúa rồi tìm thấy Chúa Kitô trong những người mẹ phục vụ.

Cuốn sách trình bày những ý tưởng của Mẹ Teresa bằng ngôn từ của chính bà về tình yêu, sự cho đi, sự thánh thiện, phục vụ người khác, Chúa Giêsu, sự nghèo khó, sự tha thứ, sự đau khổ và việc bắt đầu Dòng Thừa sai Bác ái. Sau đó, nó chuyển sang cuộc phỏng vấn Mẹ Teresa và tiểu sử về cuộc đời của bà.

Rất nhiều lời dạy khôn ngoan:

Làm việc với và cho Chúa

Không có tình yêu, phục vụ chỉ là nô lệ vô ích

Nếu chúng ta học yêu thương, chúng ta sẽ học nên thánh

Thuận phục là bí quyết nên thánh

Con người khao khát tình yêu

Đó là một căn bệnh để cảm thấy không được yêu thương và không mong muốn

Không cho của thừa, của thừa

Cho đi từ sự hy sinh, cho đến khi bạn tự mình cảm nhận

Đừng để buồn phiền làm con quên niềm vui của Chúa

Đầy dẫy Chúa, tìm người trao Chúa cho

Không thể yêu Chúa mà không yêu người lân cận.

Tôi đã chọn nó vài ngày trước, đập vào mắt tôi nhiều lần và nghĩ rằng hãy thử đọc cái này trước.

Mẹ Teresa tên thật là Agnes Gonxha Bojaxhiu, sinh năm 1910 tại Châu Âu, một người Công giáo. Người đoạt giải thưởng hòa bình cao quý. Cha bà chết vì thuốc độc sau khi tham dự một cuộc họp chính trị. Bà rất quan tâm đến việc giúp đỡ những người nghèo khó và túng thiếu ngay từ khi còn nhỏ và mẹ bà chính là người đã truyền cho bà thói quen tốt đó. Bà dạy Địa lý và Lịch sử ở Calcutta, Ấn Độ và đã cống hiến cả cuộc đời mình với tư cách là một Giáo viên nhưng trong khi quay trở lại Calcutta, bà nhận ra rằng mình nên giúp đỡ những người nghèo khó và thiếu thốn và bà đã làm điều đó và ngày nay mọi người biết đến bà với cái tên Mẹ Teresa, bà đã tự đổi tên của mình ở Ấn Độ. Mẹ bà đã chết khi chờ gặp con gái vì bà không được nhà nước Albania cho phép.

Trong cuốn sách này, Mẹ Teresa đã chia sẻ những ý tưởng kích thích tư duy của mình, và đó là lý do tôi đã cố gắng đọc cuốn sách này không ngừng. Một người đã quên lý do tại sao (những) anh ta có mặt trên thế giới này nên đọc cuốn sách này và để biết rằng nhân loại là trên hết. Không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, một người nên giúp đỡ người khác và phải luôn biết ơn Allah toàn năng. Để học một người trước tiên phải làm trống trái tim của mình để anh ta có thể lắng nghe. Bà cũng đã đề cập rất nhiều lần trong cuốn sách này rằng nếu bạn nản lòng thì đó là dấu hiệu của sự tự hào vì điều đó cho thấy bạn tin tưởng vào sức mạnh của chính mình.

4/5 sao cho cuốn sách này.

Bộ sưu tập tuyệt vời những lời dạy, lời cầu nguyện và thiền định của Mẹ Teresa, và những câu chuyện về sự phục vụ của bà đối với những người nghèo nhất trong số những người nghèo, bao gồm cả cuộc phỏng vấn với bà ở cuối cuốn sách.

Một vài câu trích dẫn hay:

- Trong sự thinh lặng của trái tim, Chúa sẽ lên tiếng. Sự thinh lặng của con tim là cần thiết để chúng ta có thể nghe thấy Chúa ở khắp mọi nơi: trong tiếng đóng cửa, trong tiếng người đang cần bạn, trong tiếng chim hót, trong bông hoa, trong muông thú. Nếu chúng ta cẩn thận trong thinh lặng sẽ dễ cầu nguyện. Đời sống cầu nguyện của chúng ta đau khổ vì tâm hồn chúng ta không thinh lặng. (Phần 1)

- Cầu nguyện: Trong thinh lặng của tâm hồn, con nghe lời an ủi của Người, và từ đáy lòng con, con an ủi Chúa Giêsu trong cảnh khốn khổ giả dạng người nghèo. (Phần 1)

- Tâm trí và tấm lòng của bạn có hướng về Chúa Giê-xu khi bạn thức dậy vào buổi sáng không? Đây là lời cầu nguyện để hướng tâm trí của bạn về Thượng Đế. Cầu nguyện cũng cần thiết như không khí cho cuộc sống. Nếu chúng ta không cầu nguyện, sự hiện diện của chúng ta sẽ không có sức mạnh. (Phần 1)

- “Nếu bạn nản lòng, đó là dấu hiệu của sự kiêu ngạo vì điều đó cho thấy bạn tin tưởng vào khả năng của chính mình. Đừng bao giờ bận tâm về ý kiến của mọi người. Chúa đã muốn tôi ở đây, nơi tôi đang ở. Người sẽ đưa ra giải pháp.” (Phần 1)

- “Trái tim của chúng ta, khi thoát khỏi mọi nguyên nhân trần tục, cam kết phục vụ miễn phí. Tình yêu Thiên Chúa phải làm phát sinh sự phục vụ toàn diện. Công việc càng ghê tởm thì tình yêu càng lớn lao, vì nó giúp đỡ Chúa, ngụy trang trong bộ đồ rách rưới của người nghèo. Từ thiện, để có kết quả, chúng ta phải trả giá.” (Phần 1)

Đây là một cuốn sách gọn gàng. Mẹ Teresa là một tấm gương về tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự khiêm nhường. Mẹ là Agnes Gonxha Bojaxhiu, sinh năm 1910 tại Skopje, Macedonia. Khi mới 12 tuổi, lần đầu tiên Mẹ cảm thấy mình được kêu gọi đi truyền giáo và đến năm 18 tuổi, mẹ đã lên đường đến Ấn Độ. Khi 36 tuổi, Mẹ nghe được một thông điệp rõ ràng rằng mẹ "phải rời tu viện và cống hiến [bản thân] để giúp đỡ người nghèo bằng cách sống giữa họ. Đó là mệnh lệnh (trang 195). Vì vậy, cô ấy đã làm. Điều này không dễ dàng. Cô ấy phải xin phép đặc biệt từ Rome để sống như một nữ tu bên ngoài tu viện. Phần đời còn lại của cô ấy, cô ấy dành cho những người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Ấn Độ, phục vụ và yêu thương những người trên con đường của cô ấy.

Tôi đã được truyền cảm hứng bởi lời nói và ví dụ của bà ấy. Bà nói về cầu nguyện, tình yêu, sự cho đi, sự thánh thiện, công việc, sự phục vụ, Chúa Giê-xu, sự nghèo khó, gia đình, đau khổ và cái chết. Trong tất cả những lời nói của bà, tôi thấy rất nhiều sự khiêm tốn. Tôi ấn tượng nhất với những lời về tầm quan trọng của việc cầu nguyện và gần gũi với Chúa, dành chỗ cho Ngài và đi theo Ngài. Tôi cũng rất thích những gì nói về tình yêu thương và việc xem người khác như anh chị em của mình, bất kể hoàn cảnh của họ.

Mẹ Teresa là một tấm gương phi thường, nhưng tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách sống theo những nguyên tắc này theo những cách lớn và nhỏ.

Đây là một số trích dẫn yêu thích của tôi:

"Thay vì tránh đau khổ, bà trở nên thân thiết với nó. Thay vì anh hùng cố gắng vượt qua cái chết, theo phong cách triết học y học phương Tây hiện đại, bà ấy tập trung sự chú ý của mình vào trạng thái cảm xúc và ý nghĩa của một người trong những giây phút cuối cùng. Bà cũng rất quan tâm đến cảm xúc của trẻ em, một dấu hiệu mạnh mẽ, theo đánh giá của tôi, về một người đã được khởi xướng sâu sắc về cách thức của tâm hồn (trang 11)."

"Trong cuộc đời và lời nói của Mẹ Teresa, chúng ta tìm thấy linh hồn của tôn giáo, theo nghĩa là đức tin của bà không thể tách rời khỏi lòng trắc ẩn của bà, và lòng trắc ẩn của bà không bao giờ tách rời khỏi hành vi của bà (trang 12)."

"Tôi không nghĩ có ai cần sự giúp đỡ và ân sủng của Chúa nhiều như tôi. Nhiều lúc tôi thấy mình thật bất lực và yếu đuối. Tôi nghĩ đó là lý do Chúa có ý nghĩa lớn lao với tôi. Vì tôi không thể nương cậy vào sức riêng mình, tôi nương cậy nơi Ngài 24 giờ một ngày... Tất cả chúng ta phải bám lấy Chúa qua lời cầu nguyện (trang 3)."

"Chúng ta muốn cầu nguyện thật nhiều và rồi chúng ta thất bại. Chúng ta nản lòng và bỏ cuộc. Nếu bạn muốn cầu nguyện tốt hơn, bạn phải cầu nguyện nhiều hơn. Chúa cho phép thất bại nhưng Ngài không muốn sự nản lòng. Ngài muốn chúng ta nên giống trẻ thơ hơn, khiêm nhường hơn, biết ơn hơn trong lời cầu nguyện, để nhớ rằng tất cả đều thuộc về... thân thể của Đấng Christ, là thân thể luôn cầu nguyện (trang 4)."

Chúng ta đánh giá thấp tình yêu, chúng ta có thể nghĩ rằng tiền bạc, quyền lực và vinh quang là tốt nhất, nhưng trong trái tim con người, tình yêu là thứ duy nhất chúng ta cần.

Tình yêu của cô dành cho người nghèo đã được mẹ cô trực tiếp học, và từ Đức Trinh Nữ Maria, cô đã học được lòng thương xót, lòng trắc ẩn xuất phát tự nhiên từ tình yêu của cô dành cho Chúa, và từ con đường của mình với những người đau yếu và nghèo khổ, cô đã học cách cho đi tất cả những gì mình có để yêu thương họ, hoàn toàn và không muốn bị trả thù.

Cô ấy đi khắp thế giới, đấu tranh vì hòa bình và tình yêu, chỉ yêu cầu giúp đỡ ở mọi quốc gia. Cô ấy yêu cầu chúng tôi nhìn thấy ở những người bên cạnh chúng tôi, anh chị em của chúng tôi, theo cách đó chúng tôi sẽ có thể yêu thương và chăm sóc họ.

Khác xa với một người Công giáo, cô ấy là một con người thực sự, không chỉ là một người như hầu hết chúng ta, nhưng chủ nghĩa nhân văn của cô ấy kết hợp với sự dịu dàng của cô ấy, khiến cô ấy nhận được sự ngưỡng mộ từ các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo và xã hội dân sự.

Tình yêu của cô ấy là một trong những thông điệp tốt nhất mà nhân loại có thể nghe được, và chúng ta bắt buộc phải áp dụng nó, khi giờ đây chúng ta đang sống trong một trong những thời khắc khó khăn nhất trong lịch sử loài người: khi chúng ta đánh mất nhân tính của mình.

Chiến tranh và hòa bình bắt đầu dưới mái nhà của mỗi người. Nếu chúng ta muốn hòa bình cho nhân loại, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc yêu thương những người trong gia đình mình. Đôi khi chúng ta cảm thấy thật khó khăn để nở nụ cười với người khác. Nếu người vợ còn không thể mỉm cười với chồng mình, thì làm sao chúng ta trao ban nụ cười ấy cho mọi người xung quanh?”

Mỗi một hành động tốt đẹp cho đời đều mang lại một ý nghĩa tích cực cho nhân loại thế nhưng trước khi sẻ chia và lan tỏa tình yêu thương, hãy để những người thân yêu của bạn nhận được thông điệp này từ bạn trước nhé, hãy vun vén thật tốt cho gia đình và sau đó là sự quan tâm của bạn đến xã hội. Để tình yêu trong tim bạn được vững chắc bởi sự thấu hiểu và tình cảm bạn dành cho những người có quan hệ ruột thịt, những người luôn yêu thương bạn vô điều kiện là bước đầu phát triển cho lòng từ bi của bạn

Hãy cầu nguyện

“Nếu cầu nguyện, bạn sẽ có niềm tin và nếu có niềm tin, và nếu có niềm tin bạn đương nhiên sẽ muốn phục vụ. Một người cầu nguyện sẽ có niềm tin, và khi bạn có niềm tin bạn đặt nó trong hành động. Niềm tin trong hành động là phục vụ”. Khi có đức tin, tâm từ bi sẽ được nở rộ trong ta, chúng ta không thể sống nếu không tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống. Và khi thông suốt những điều tốt đẹp đó, cầu nguyện mỗi ngày nhắc nhở bạn việc sống trọn vẹn với trái tim yêu thương.

 

Thông qua những câu trích dẫn trong cuốn sách này, Mẹ Teresa sống xứng đáng với danh tiếng của mình là một Cơ đốc nhân tận tụy và yêu thương đồng loại. Khi tôi lần đầu tiên đọc quyển sách Không có tình yêu vĩ đại hơn, tôi đã mong được truyền cảm hứng để sống như mẹ đã sống, nhưng thay vào đó, tôi lại bị thách thức phải sống như Chúa muốn tôi sống. Mẹ Teresa thật xuất sắc (và làm yên tâm!) khi thừa nhận rằng lối sống của mẹ không dành cho tất cả mọi người và mỗi chúng ta được kêu gọi phục vụ theo một cách khác. những lời của cô ấy về việc giúp đỡ người nghèo trên thế giới, cô ấy cũng hỗ trợ độc giả của mình vượt qua những khó khăn của họ. Khi kết thúc Không có tình yêu nào lớn hơn, tôi đã trở thành một Cơ đốc nhân tự tin, tập trung và yên bình hơn nhờ sự khôn ngoan mà cô ấy đã truyền đạt.

Tôi khuyên bạn nên đọc cuốn sách này như đồng hành với một người bạn vì có một số chủ đề đáng để thảo luận. Tại sao Mẹ nói điều này, bà có ý gì khi nói điều đó — tất cả đều không rõ ràng như “Hãy đưa tất cả tiền của bạn cho người nghèo!”. Hãy đọc nó một cách chậm rãi và để thấm nhuần từng chương trước khi tiếp tục, vì mọi điều Mẹ nói đều đáng để suy ngẫm.