Mật mã Da Vinci
Xem thêm

“Mật mã Da Vinci” của nhà văn Dan Brown là một tác phẩm văn học hấp dẫn nhờ sự hài hòa của các yếu tố trinh thám cùng tôn giáo và lịch sử. Cuốn sách đã tạo nên cơn sốt toàn cầu với hàng triệu độc giả và các cuộc tranh luận nảy lửa.

 Câu chuyện mở ra với vụ án mạng bí ẩn tại bảo tàng Louvre, Paris. Giáo sư  và chuyên gia biểu tượng tôn giáo Robert Langdon, tham gia vào cuộc điều tra cùng với chuyên gia về mật mã Sophie. Họ cùng giải mã những thông điệp bí ẩn giấu trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng để tìm ra một bí mật có thể thay đổi hiểu biết của nhân loại.

Dan Brown đã vô cùng thành công xây dựng lên một cốt truyện hấp dẫn bởi những tình tiết gay cấn xen lẫn sự bất ngờ. Tác giả tinh tế lồng ghép những kiến ​​thức nghệ thuật, lịch sử cùng tôn giáo làm người đọc bị cuốn hút bởi câu chuyện đồng thời học hỏi được nhiều điều mới lạ. Các chi tiết về mới về Chén Thánh, Hội Tam Điểm và bức tranh “Bữa Tiệc Ly” nổi tiếng của Leonardo Da Vinci được xuất hiện đầy bí ấn và hấp dẫn

Một trong những điểm nổi bật của “Mật mã Da Vinci” là khả năng lôi cuốn người đọc vào cuộc phiêu lưu trí tuệ. Mỗi trang sách, mỗi chương lại ẩn chứa những manh mối, đòi hỏi người đọc phải suy nghĩ song song với các nhà phá án. Sự kết hợp các chi tiết hồi hộp và lịch sử tạo nên trải nghiệm đọc đầy mới lạ.

Tuy nhiên, cuốn sách cũng không tránh phải nhiều lời bàn tán. Nhiều người cho rằng những lý thuyết và quan điểm trong “Mật mã Da Vinci” là không chính xác và có thể coi là xúc phạm lịch sử và tôn giáo. Tuy nhiên, chính những tranh cãi này càng làm tăng thêm sự nổi tiếng của cuốn sách.

 Phong cách viết của Dan Brown trong "Mật mã Da Vinci" dễ tiếp cận. Ngôn ngữ mạch lạc, cùng với nhịp độ nhanh và tình tiết gay cấn khiến người đọc bị cuốn hút ngay từ những trang đầu tiên.

 Tóm lại, "Mật mã Da Vinci" là một cuốn sách xuất sắc với cốt truyện ly kỳ và kiến ​​thức đa dạng. Dù có đồng ý Dan Brown hay không thì cũng không thể phủ nhận rằng cuốn sách đã gây nên ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và có ảnh hưởng quan trọng đến nền văn học hiện đại.

 

 

 

6 điểm

Sau hết, xin có vài lời về bản dịch tiếng Việt “Mật mã Da Vinci”. Tác phẩm nổi tiếng vừa được bầy bán ở các hiệu sách thì dư luận khắp nơi đã kêu la ầm ĩ. Bởi vì bản dịch sai quá tệ. Có những tờ báo như Nhân Dân làm một bản danh sách dài kê khai những chỗ dịch sai không thể nào chấp nhận nổi, và là những lỗi “vô cùng sơ đẳng”. Và những bản kê khai đó cũng chỉ để minh họa chứ không thể nào nêu hết các chỗ sai kỳ cục.

Nhà văn Hồ Anh Thái phê: “bản dịch hỏng hoàn toàn”. Trên tạp chí “Người Đại biểu nhân dân”, tác giả Trần Tiễn Cao Đăng viết: “Bản dịch Mật Mã Da Vinci là một thảm họa dịch thuật”. Dịch giả Đỗ Thu Hà gọi đây là sự kiện dịch thuật “vô tiền khoáng hậu”. Hầu hết các nhà văn và dịch giả đều nói rằng không thể sửa sai một bản dịch hết sức cẩu thả, tùy tiện và vô trách nhiệm như thế ( theo Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ). Riêng ông Trần Tiễn Cao Đăng còn kêu gọi Nhà Xuất Bản Văn Hóa – Thông Tin “xin lỗi độc giả, xin lỗi tác giả, hủy bỏ lập tức bản dịch đã có”, và hoàn lại tiền mua sách cho những ai đã lỡ mua. Không biết ông giám đốc Nhà Xuất Bản Văn Hóa – Thông Tin không đọc, chưa đọc cuốn sách do mình xuất bản, hay có đọc mà không hiểu, nhưng ông lại lên tiếng, thắc mắc “chẳng lẽ bản dịch hỏng ?” và vẫn tin: “không đến nỗi như vậy”. Mọi người than trời mà Nhà Xuất bản vẫn còn đang cân nhắc việc lập “hội đồng đánh giá bản dịch”với sự giúp đỡ của “các chuyên gia tiếng Anh có tên tuổi” ( Báo Thể Thao – Văn Hóa ).

Cùng với mấy chục triệu người đọc, tôi cũng đã được hai cuốn tiểu thuyết của Dan Brown hấp dẫn. Cũng hộc tốc chạy theo hai nhân vật chính của ông, đi hết tốc độ qua những nơi danh thắng và những tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất của thế giới phương Tây. Thỉnh thoảng cũng buột miệng kêu: “Anh chàng Dan Brown này lếu láo !”. Nhưng tiểu thuyết ấy mà ! Chính Dan Brown là người đầu tiên công nhận cốt chuyện của ông là hư cấu, có điều sau khi công nhận như thế rồi, ông bắt đầu kể chuyện, đề cập đến nhiều danh nhân trong lịch sử, giảng giải, trưng dẫn này nọ y như thể đó là những sự kiện có thực. Thôi thì sau những lúc mệt mỏi, hãy đi vào thế giới tưởng tượng cho nó thư giãn.

Nhưng thay vì thư giãn, cuối cùng tôi lại mệt mỏi thêm. Chuyện hồi hộp quá, nên không dừng lại được, cứ phải đọc một mạch cho đến khi những điều bí ẩn ngã ngũ. Nhức cả đầu. Rồi đến khi gấp sách lại, thấy một cảm giác trống vắng, không phải chỉ do mệt mỏi vì đọc sách quá lâu. Cảm giác gì vậy ? Định thần nghĩ ngợi một chút, tôi phát hiện đó là cảm giác mất mát.

Để dựng nên một câu chuyện ly kỳ, để đọc được một câu chuyện ly kỳ, tác giả cũng như người đọc phải trả giá bằng cách lôi những sự thánh thiêng ra làm trò hề để rồi kết cục cũng vẫn lửng lơ, chẳng ra sao cả… Qua cầu gió bay, đi qua câu chuyện đã bay mất ít nhiều ấm cúng của tâm hồn, mọi sự như nhuốm mầu băng giá, hoang tàn, mặc cho chàng Langdon và cô Sophie cười rạng rỡ, hò hẹn nhau những cuộc vui nào nữa.

Quái lạ, ngày trước ở Việt Nam có mấy ông tự nhận mình là học giả, lôi ở đâu ra được mấy chuyện hoang đường, nhan đề là “Tây Dương Gia-Tô Bí lục”, như thể đó là một phát hiện gì ghê gớm lắm. Cuối cùng vẻ trịnh trọng học giả của các ông chỉ làm cho thiên hạ chê cười, đến nỗi có vị giám mục muốn mua rất nhiều “Tây Dương Gia-tô” phát cho con chiên để “củng cố đức tin”, vì nó cho thấy mấy vị chống đạo này thực chất “nhảm quá”. Còn ông Dan Brown này lúc nào cũng nhận là mình hư cấu, vừa kể chuyện vừa cười cợt, vậy mà lại thành vấn đề.

Chả trách mới đây có một Đức Hồng Y ở nước Ý công khai lên án nặng nề hai cuốn tiểu thuyết của Dan Brown. Tác giả đáp lại một cách rất lịch sự, lễ độ và tỏ lòng tôn kính Đức Hồng Y. Môi miệng ông ta trơn như mỡ. Ông ta có cần gì phải cãi cọ hay tranh luận gay gắt đâu, sách của ông vẫn bán chạy vèo vèo !

Âu là trong quá khứ, người Công Giáo và nhiều đấng bậc đã có những nhận định không chính xác có thể làm nhiều người đau khổ: chẳng hạn thái độ quá tiêu cực đối với tình yêu đôi lứa và phụ nữ, hoặc bảo thủ hẹp hòi trong lãnh vực khoa học và tư tưởng. Sống trong bóng tối của đức tin, mò tìm đường của mình mà đi giữa cuộc đời muôn mặt, nếu có chệch sang phía này hay phía khác cũng là chuyện thường tình. Năm Thánh mừng Thiên Niên Kỷ, nhìn lại hai ngàn năm lích sử của mình, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã thay mặt toàn dân Chúa tự kiểm điểm và sám hối trước mặt Chúa và trước mặt nhân loại. Nhưng ngay cả khi sửa sai những lỗi lầm có thực, cũng vẫn nên cẩn thận kẻo, như người ta nói, “muốn đánh con chuột mà làm bể chiếc bình quý”. Trong truyện của Dan Brown, thậm chí không có con chuột để đánh, bởi ông toàn kể chuyện giả tưởng, vậy mà vẫn bể chiếc bình quý. Thế mới tài !

Nghĩ đi nghĩ lại, từ nay nếu cần đi vào cõi tưởng tượng để thư giãn, tôi sẽ xin đi “Tiếu ngạo giang hồ” với Kim Dung Tiên Sinh. Trong Võ Lâm đầy dẫy những nhân vật kỳ quặc, những chuyện dở điên dở khùng, những giấy phút nghẹt thở. Không phải đấy là thế giới thần tiên, người chết rất nhiều và máu đổ cũng rất nhiều, nhưng rõ ràng đó là một cõi mộng, và lúc nào cũng có như một không gian bát ngát thoáng đãng chứ không ngột ngạt như thế giới Dan Brown. Và bao trùm lên mọi biến cố sôi động, vẫn có tơ vương của tình yêu chân thành, có sự ngậm ngùi cho phận người và có những gẫm suy triết lý về cõi đời.

Hoặc là tôi sẽ đi theo chú bé phù thủy Harry Potter của bà Rowling. Trong thế giới phù thủy cũng có hắc bạch đôi đường, có đấu tranh chính tà, có sự cứu độ nhờ tình yêu hy sinh, có những sinh vật lý thú. Nhưng bao trùm lên đó là một bầu khí trẻ thơ ngộ nghĩnh. ( Và bản dịch tiếng Việt của Lý Lan rất có duyên, chứ không lủng củng và sai be bét như bản dịch Mật Mã Da Vinci của nhà xuất bản Văn Hóa – Thông Tin ).

Nhân nói về Harry Potter, thì theo tin mới nhận, cuốn “The Da Vinci Code” đã vượt qua Harry Potter cả về số lượng người đọc lẫn doanh thu, vì Da Vinci đã đoạt doanh số 76 triệu đô la, trong khi Harry Potter chỉ đạt 59 triệu. Trong cuộc đua giữa hai thế giới giả tưởng, Dan Brown đã đẩy bà J.K.Rowling xuống hàng thứ nhì. Tin này khiến tôi buồn mất mấy phút. Làm sao cái thế giới hồn nhiên của Harry Potter lại phải thua cái bầu khí ly kỳ mà thiếu phần hồn của Da Vinci Code ? Nhưng xét ra như vậy cũng là công bình. Người lớn mới đọc Da Vinci Code, và người lớn tất nhiên là nhiều tiền hơn trẻ con là những người ái mộ Harry Potter nhất; vậy mà chẳng có gì bảo đảm là món ăn tinh thần cho người lớn giầu chất dinh dưỡng hơn món ăn tinh thần cho trẻ con. Sâu xa hơn, vị trí số một của “The Da Vinci Code” phản ánh đúng thế giới ngày nay đầy khủng bố, lọc lừa và những âm mưu chết người được che đậy, được ngụy trang. Trong cái thế giới ấy, chuyện của những đứa trẻ con bị gạt xuống hàng thứ yếu là phải rồi. Riêng thực tế ở nước ta bây giờ, số tiền xây khách sạn, nơi vui chơi ăn nhậu v.v… vượt xa tiền xã hội lo cho thiếu nhi. Ấy là chưa nói đến nạn phá thai. Tự nhiên nhớ một câu hát của Quang Uy và Văn Khoa ( một bạn tân tòng ), lấy cảm hứng nơi lời ca trong Lễ Suy Tôn Thánh Giá ngày thứ Sáu Tuần Thánh: “Hỡi dân Ta, Ta đã làm gì cho ngươi”:

“Đàn em bé thơ ngây, Ta cho chúng những nụ cười xinh, Hỡi Dân Ta,
Mà ngươi biến địa cầu nên nơi tối tăm buồn đau, Hỡi Dân Ta…”
Chúa ơi, thứ tha đoàn con”.


Phải công nhận Dan Brown rất có tài kể chuyện. Những diễn biến nối tiếp nhau mỗi lúc một thêm gay cấn. Cách ông mô tả các đền đài, các tác phẩm nghệ thuật về hội họa, điêu khắc, những nơi danh thắng nổi tiếng ở Phương Tây tạo ra một khung cảnh rất hiện thực. Rồi những gì ông nói về thời cổ, về các biến cố và danh nhân lịch sử khiến người đọc có ấn tượng ông đã nghiên cứu vấn đề rất tường tận, ( và quả nhiên D. Brown đã nghiên cứu và biết rất nhiều ). Thế rồi đang khi người đọc có cảm tưởng về những bối cảnh “hiện thực” như thế, Brown pha vào những chuyện không có thực, những yếu tố do ông đổi trắng thay đen, thậm chí hoàn toàn bịa đặt. Một khi đã được cảm giác “hiện thực” lôi cuốn, người đọc mất cảnh giác, và không còn lưu ý bắt đầu từ chỗ nào Brown đã nối cái không có thực vào cái có thực. Vả chăng, muốn nhận ra được cái quá độ giữa thực và không thực đó, cũng cần một mức độ uyên bác mà những người không chuyên môn khó lòng đạt tới. Cho nên ở Mỹ và ở Âu Châu sau khi tác phẩm của D. Brown trở thành nổi tiếng, các chuyên gia đã phải viết hàng tá sách vở và rất nhiều bài báo, để phân biệt những “thông tin thật” với những “thông tin giả” trong hai cuốn tiểu thuyết của ông…


1 vụ án mạng xảy ra trong viện bảo tàng Louvre ở Paris. Nạn nhân chính là viên quản thủ viện bảo tàng, tức là một nhân vật trọng yếu trong giới văn hóa. Hai nhân vật chính đã giải mã bí mật này là Robert Langdon, giáo sư về lịch sử nghệ thuật và biểu tượng tôn giáo của Đại Học Harvard, và cô cháu gái xinh đẹp, sôi nổi và thông minh của người bị giết, Sophie Neveu, chuyên viên giải mật mã.

Lạ thay, những vết tích giúp cho hai người truy tìm manh mối của vụ việc lại nằm trong những kiệt tác nghệ thuật của danh họa Leonardo da Vinci ( do đó tiểu thuyết mang tên “Mật Mã da Vinci” ), từ bức “La Joconde” ( nàng Mona Lisa ) đến bức “Tiệc Ly”, hoặc trong những Nhà Thờ cổ kính như Saint Sulpice ở Paris, v.v…

Tại sao những sáng tác nghệ thuật lừng danh hay những kiến trúc tôn giáo từ lâu đời lại khiến người ta phát hiện nguyên nhân của một vụ án mạng vừa xảy ra hôm nay ? Thưa, vì cái nguyên nhân ấy không mới mẻ gì. Vị quản thủ bảo tàng Louvre bị giết vì một vụ việc đã kéo dài hai ngàn năm nay. Robert và Sophie đi ngược dòng lịch sử với một tốc độ chóng mặt. Sự thật là từ buổi sơ khai, cánh Giáo Sĩ đàn ông đã chiếm trọn quyền bính trong Giáo Hội Công Giáo, và họ đã triệt để xóa nhòa nữ tính của Đạo và của Giáo Hội, cách riêng họ đã giấu nhẹm một sự thật rất lớn: Chúa Giê-su có vợ, vợ của Chúa là Ma-ri-a Magdala, hai người đã có con với nhau và dòng dõi vẫn truyền lại cho đến ngày nay. Nhưng dòng dõi của hai Đấng ( vì Ma-ri-a Magdala cũng là một đấng lập đạo với Chúa Giê-su ) phải sống và lưu truyền sự thật trong vòng bí mật. Trong dòng dõi ấy có những thiên tài như Da Vinci, nhà nghệ sĩ vĩ đại ( 1452 – 1519 ) thời Phục Hưng, hoặc những người đã xây dựng các đền đài, Nhà Thờ có danh tiếng. Họ đều để lại trong sáng tạo của mình những mật mã, những chỉ dẫn để cho người thời sau phát hiện sự thực. Thì ra cô Sophie Neveu chính là hậu duệ của Chúa Giê-su và bà Magdala.

Cuộc đấu tranh chung quanh bí mật ấy chính là nguyên nhân đưa đến những vụ ám sát khủng khiếp; nhúng tay vào những việc đẫm máu đó có cả tổ chức “Opus Dei” của cha de Balaguer mà Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II mới phong Thánh cùng một thời điểm Dan Brown viết và xuất bản quyển tiểu thuyết.

Đây không phải là lần đầu tiên Dan Brown lấy cả Giáo Hội Công Giáo làm nguyên cớ cho những vụ án mạng. Trước cuốn “The Da Vinci Code”, ông đã viết cuốn “Angels and Demons” ( Thiên Thần và Ác Quỷ ). Xét về mặt cấu trúc và tình tiết, hai quyển giống nhau như hai giọt nước, và cả hai đều rất ly kỳ.

Trong “Thiên Thần và Ác Quỷ”, người bị giết là một ông Linh Mục bác học, sắp khám phá một điều gì đó khiến cho khoa học và Đức Tin sẽ hòa đồng với nhau. Ông Linh Mục chết thảm, trên xác ông có mấy chữ bí hiểm: “Illuminati”. Robert Langdon đã xuất hiện ngay từ lúc này. Anh cùng với cô con gái nuôi của ông Linh Mục, một người rất giống Sophie Neveu, lao vào điều tra nội vụ.

Họ từ Genève về Roma, đến Vatican trong một tình thế vô cùng khẩn cấp: Ở Vatican đang chuẩn bị bầu Giáo Hoàng mới, hai người biết chắc sẽ còn nhiều án mạng xảy ra mà lúc đầu không thể chứng minh hoặc thuyết phục các viên chức ở Vatican. Lần lượt bốn vị Hồng Y nhiều khả năng làm Giáo Hoàng nhất bị giết. Bao giờ Robert và cô bạn cũng đến hiện trường chậm vài giây, không chặn được bàn tay kẻ ác. Trong khi đó thì một thứ khí giới bí mật, mạnh hơn cả bom nguyên tử, đang được chôn vùi đâu đó ở Vatican và sắp nổ đến nơi.

Do đâu mà họ tìm ra dấu vết ? Vẫn là nhờ các tác phẩm nghệ thuật ( như bức tượng “Thánh Teresa Avila xuất thần” của Bernini ) và kiến trúc của những người như Bramante, người đã xây dựng quảng trường Thánh Phê-rô, những chỉ dẫn của các nhà bác học như Newton, thậm chí đến cả nghệ sĩ Walt Disney cũng được đưa vào cuộc.

Vì sao phải đi suốt chiều dài lịch sử như thế ? Vì đây là một cuộc chiến đấu lâu dài giữa tôn giáo và khoa học. Các nhà bác học đã bị Giáo Hội áp bức, phải rút vào vòng bí mật, truyền đạt sứ điệp của mình cho đời sau bằng những ký hiệu, lồ lộ nơi những tác phẩm nghệ thuật nhưng ý nghĩa thì chỉ những ai đã được nhập mật mới hiểu được.

Mãi cho tới ngày nay, trong Giáo Hội vẫn có ai đó vẫn muốn hủy tiêu khoa học, bởi khoa học chỉ có xác mà không có hồn. Đấu tranh tư tưởng với những biến cố lạ thường xen lẫn với nhau ở Roma tạo nên một bầu khí nóng bỏng. Khi sự căng thẳng đã lên đến cực độ thì tác giả cho vụ việc ngã ngũ bằng những biến động xét ra hết sức phi lý nhưng làm cho người đọc hổn hển vì hồi hộp. Chính kẻ thủ ác, một Linh Mục, lại là người cho thứ khí giới bí mật nổ trên thượng tầng không trung, cứu cả Roma lẫn Vatican; y là một kẻ cuồng tín nhưng được mọi người coi như đấng thánh và đưa lên ngôi Giáo Hoàng. Nhưng Giáo Hoàng này chỉ ở ngôi có một phút rồi lăn ra chết, nhường chỗ cho một vị Hồng Y xứng đáng hơn, vì đầy kinh nghiệm và trắc ẩn.