“Cuộc sống luôn đầy rẫy các vấn đề. Những vấn đề dường như chẳng thể giải quyết. Những vấn đề cá nhân, gia đình, công sở, láng giềng và các vấn đề trong đời sống nói chung.

 Có lẽ bạn đang trong một cuộc hôn nhân từng có khởi đầu tuyệt vời, nhưng ở thời điểm hiện tại, các bạn gần như chẳng thể chịu đựng nhau được nữa. Có thể bạn đã dần phá hỏng mối quan hệ với bố mẹ, anh chị em hoặc con cái. Cũng có lúc, bạn cảm thấy quá tải và mất cân bằng trong công việc, lúc nào cũng muốn bỏ ít công sức nhưng thu được lợi ích thật nhiều. Hoặc có lẽ, giống như rất nhiều người khác, bạn mệt mỏi với xã hội kiện tụng này, nơi người ta vội vã khởi kiện lẫn nhau, còn bạn thì không dám làm gì cả. Chúng ta nhìn các chính trị gia hứa hẹn giải quyết vấn đề này nhưng rồi họ chẳng làm được gì. Chúng ta xem thời sự vào buổi tối và mất dần hy vọng rằng một ngày nào đó những xung đột không ngừng giữa con người và các quốc gia sẽ được giải quyết.

 Chính vì thế, chúng ta đánh mất hi vọng, từ bỏ hoặc chấp nhận thỏa hiệp - dù đó chẳng phải là lựa chọn tốt nhất.”

 

Một cuốn sách sẽ khai mở cho bạn một con đường đi mới xoay quanh những việc đang diễn ra trong cuộc sống của bạn - đó chính là cuốn sách mà hai tác giả Stephen R. Covey và Breck England mang đến cho chúng ta. Cuộc sống luôn có vô vàn vấn đề mà chúng ta phải giải quyết, có những vấn đề chúng ta có thể né tránh, nhưng cũng có những vấn đề mà chúng ta bắt buộc phải giải quyết nó. Và chúng ta hay lầm tưởng rằng chỉ có một vài phương án để xử lý vấn đề, nhưng có vẻ như hầu hết chúng ta đều nhầm, vẫn có phương án tối ưu hơn, mà nó có thể thay đổi được rất nhiều thứ. Phương án đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua cuốn sách “Lựa chọn tối ưu thứ 3 - giải quyết những vấn đề nan giải nhất trong cuộc sống” nhé.

 

 Về tác giả:

 Stephen Richards Covey (1932-2012) là một trong 25 người Mỹ có sức ảnh hưởng nhất Hoa Kỳ do tạp chí Time bình chọn năm 1996. Ông đã dành trọn cuộc đời mình để khắc họa những cách thức con người có thể điều khiển số phận của chính mình với những hướng dẫn sâu sắc và dễ hiểu. Ông là một nhà lãnh đạo được kính trọng trên toàn thế giới, chuyên gia hàng đầu về hôn nhân - gia đình, giáo viên, nhà tư vấn các vấn đề thuộc tổ chức và là tác giả được hàng triệu người biết đến.

 Covey bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Peter Drucker và Carl Rogers. Một đặc điểm khác trong tư tưởng của ông đến từ những nghiên cứu của ông về các tác phẩm phát triển bản thân của các tác giả Mỹ mà ông thực hiện trong luận án tiến sĩ của mình. Ngoài ra, một sự ảnh hưởng lớn lao hơn nữa đối với Covey, đó chính là niềm tin của ông vào Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Theo như Clayton Christensen, 7 thói quen chính là những giá trị được chắt lọc từ những giáo lý của giáo hội các Thánh hữu ngày sau.

 Ông là nhà đồng sáng lập FranklinCovey, tổ chức giáo dục và đào tạo toàn cầu hàng đầu có trụ sở đặt tại 147 nước. Tiến sĩ Covey được phong giáo sư bởi trường Kinh doanh Huntsman, Đại học Bang Utah - nơi ông giữ chức Chủ tịch Danh dự của Trung tâm Jon M. Huntsman.

 

 Breck England là trưởng ban biên tập của tổ chức FranklinCovey. Ông đã hợp tác với tiến sĩ Covey trong nhiều cuốn sách, bao gồm “Predictable Results in Unpredictable Times” và “Great Work, Great Career”. Với kinh nghiệm hơn hai thập kỉ tư vấn của mình, ông đã giúp những tập đoàn lớn nhất thế giới thuộc top Fortune 50, từ Thụy Sĩ cho tới Ả Rập Xê-út, nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quy trình giao tiếp của họ. Ông có bảy năm giảng dạy môn giao tiếp bên trong tổ chức (organizational communication) tại trường Marriott thuộc Đại học Brigham Young.

 

 Tóm tắt nội dung

 Albert Einstein đã từng nói: “vấn đề lớn mà ta gặp phải không thể được giải quyết bằng loại tư duy đã tạo ra nó”.

 Và trong cuốn sách này, hai tác giả đã khẳng định rằng “ để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất, chúng ta phải thay đổi triệt để cách nghĩ của mình” - và đây cũng là chủ đề chính, trọng tâm nhất mà cuốn sách này hướng tới chúng ta.

Có một cách để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất mà ta phải đối mặt, kể cả những vấn đề tưởng chừng không thể nào giải quyết được. Có một con đường đi xuyên qua gần như tất cả những tình thế tiến thoái lưỡng nan và chia rẽ sâu sắc nhất của cuộc đời. Luôn có một cách để tiến về phía trước. Đó không phải là cách của bạn, cũng không phải cách của tôi. Đó là một cách cao cả hơn, mà theo như tác giả gọi, nó có tên là “lựa chọn tối ưu thứ 3” (The 3rd Alternative)


 Chúng ta hẳn đã từng nghe về nhị nguyên luận, có nghĩa là đối với một vấn đề nào đó, chỉ luôn có hai phương án giải quyết, và hai phương án đó thì luôn đối nghịch với nhau. Chúng ta thường quen với lối tư duy “quan điểm của tôi” thì khác “quan điểm của bạn” và “quan điểm của bạn” đang chống lại quan điểm của tôi”.  Cứ cho rằng cách suy nghĩ “nhị nguyên luận” đó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người trong chúng ta. Thường thì cả tôi và bạn đều không thể xóa bỏ được cách suy nghĩ đó. Chúng ta hoặc không thể ngừng tranh đấu, hoặc chấp nhận một giải pháp nhượng bộ không mấy an toàn. Đó là lý do chúng ta phải đối mặt với những bế tắc chán nản. Và sau tất cả, vấn đề nằm ở cách mà chúng ta nghĩ. Theo tác giả, vấn đề thực sự nằm trong các mô thức tinh thần của chúng ta. Mô thức có nghĩa là hình mẫu hay khuôn mẫu tư duy ảnh hưởng đến cách chúng ta hành xử. Nó giống như tấm bản đồ giúp ta quyết định hướng đi. Tấm bản đồ mà chúng ta nghĩ sẽ quyết định điều chúng ta làm, và điều chúng ta làm quyết định kết quả mà chúng ta nhận đượcc. Nếu chúng ta thay đổi mô thức tư duy, cách hành xử của chúng ta sẽ khác và kết quả nhận được cũng sẽ thay đổi.

 

Nguyên tắc Hợp lực: chúng ta đạt tới lựa chọn tối ưu thứ 3 thông qua quá trình có tên là “hợp lực”. hợp lực xảy ra khi 1+1=10 hoặc  = 100, hay thậm chí = 1000. đó là kết quả tuyệt vời khi hai người, hoặc nhiều người, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và quyết định cùng nhau đi xa hơn những suy nghĩ họ đã có từ trước để vượt qua thử thách lớn hơn. Đó là câu chuyện về đam mê, năng lượng, tài năng và sự phấn khích khi cùng nhau tạo ra một hiện thực mới tuyệt vời hơn rất nhiều so với hiện thực cũ. Khi chúng ta hợp lực, chúng ta vượt qua mâu thuẫn. Chúng ta tìm đến một điều mới mẻ, tạo hưng phấn cho tất cả mọi người với những hứa hẹn mới và khả năng thay đổi tương lai. Hợp lực hiệu quả hơn cách của tôi hay cách của bạn, nó là cách của chúng ta. Trong tự nhiên hay xã hội loài người, hợp lực còn được biết tới với cái tên là “đoàn kết”. các loài động thực vật đoàn kết để sinh tồn tốt hơn. Còn với xã hội loài người, chúng ta đoàn kết để đạt được những mục đích sống cao hơn. Hợp lực chính là một phép màu của thế giới.

 

Bốn bước để hợp lực: đây là bốn bước quan trọng và rất cần thiết để chúng ta có thể hợp lực với nhau, đem lại kết quả cao nhất khi giải quyết một vấn đề nào đó của chúng ta:

1. Tôi hỏi bạn:”Bạn có sẵn sàng tìm ra giải pháp tốt hơn giải pháp mà bất cứ ai trong số chúng ta từng nghĩ ra không?”. câu hỏi mang tính cách mạng này có thể giúp bạn từ bỏ chế độ phòng vệ của mình bởi tôi không yêu cầu bạn gạt đi ý tưởng của bạn. Hoàn toàn không. Tôi chỉ đang hỏi bạn có muốn tìm ra Lựa chọn tối ưu thứ 3 nào đó tốt hơn ý tưởng của tôi hoặc ý tưởng của bạn.

2. Sau đó tôi hỏi vài điều kiểu như: “tốt hơn là tốt hơn như thế nào nhỉ?”. chúng ta cần tạo ra viễn cảnh cụ thể về các công việc cần làm, một danh sách các tiêu chí đề ra để chúng ta đạt được thành công.

3. Khi các tiêu chí đã được hình thành, chúng ta thử nghiệm các giải pháp khác nhau để có thể đạt được những mục tiêu này. Chúng ta tạo ra các nguyên mẫu, động não để tìm ra những cơ cấu mới, xoay chuyển tư duy của mình theo nhiều góc độ khác nhau.

4. Chúng ta biết mình đã tạo ra được lựa chọn tối ưu thứ 3, và chúng ta đón nhận nó.

 

Lựa chọn tối ưu thứ 3 nơi công sở

Chúng ta đang sống ở thời đại mà những giới hạn thường xuyên bị phá vỡ. Chúng ta nhìn thấy sự phát triển của nền kinh tế không biên giới. Nhờ có công nghệ, chúng ta nhìn thấy những bức tường nhân tạo cầm tù trí tuệ con người cũng dần đổ xuống. Nhưng những bức tường khó khăn nhất vẫn còn nằm ở đó: bức tường giữa người với người. Những bức tường này hầu hết đều vô hình, nhưng chúng ngăn chúng ta xây dựng lòng tin, giao tiếp và sáng tạo. Trong môi trường công sở hiện nay, chúng ta không đủ khả năng để chấp nhận sự tồn tại của những bức tường này.  Khi không có sự tin tưởng lẫn nhau giữa nhân viên và cấp quản lý, hoặc khi mọi người cảm thấy chẳng thể cởi mở và trung thực với nhau, dẫn đến mâu thuẫn chốn công sở, hãm hại nhau sau lưng và quản lý quá tiểu tiết, không hiệu quả.

 Và chìa khóa để xóa bỏ những bức tường này là sức mạnh nội bộ để nghĩ về “chúng ta” chứ không phải “tôi”. sức mạnh của sự đoàn kết rất rõ ràng, chúng ta không thể đảm nhiệm hết toàn bộ vai trò trong công ty được, mỗi người tập trung àm một phần từ đó phối hợp với nhau để hoàn thiện. Đấy là sức mạnh to lớn của hợp lực.

 

Lực chọn tối ưu thứ 3 trong gia đình

Gia đình có lẽ là một biểu hiện tối cao của sự hợp lực. Luôn tồn tại phép màu trong các kết nối gần gũi và mang tính chuyển đối xảy ra với mỗi cuộc hôn nhân. Và mỗi đứa trẻ đến với thế giới này chính là một lựa chọn tối ưu thứ 3. đứa trẻ mới sinh chính là sinh vật có khả năng hợp lực mạnh nhất trong tất cả.

Mâu thuận trong gia đình luôn là những thứ khó nhằn nhất và đôi lúc cũng hài hước nhất. Chúng ta hay cãi nhau, hay bất đồng quan điểm với nhau, nhưng mà chúng ta vẫn không bỏ được nhau. Dù cho bình thường chúng ta chẳng mấy quan tâm tới người nhà, nhưng khi họ có chuyện buồn, hay ốm đau, chúng ta vẫn sẵn lòng dành thời gian chăm sóc họ. Đó là yêu thương, đó là đoàn kết của gia đình. Nỗi đau mà ta gánh chịu trong mối quan hệ gia đình cũng là những nỗi đau khó quên nhất. Như khi ta bị cha mẹ trách móc, khi bố mẹ bị ta làm buồn lòng, hoặc tồi tệ hơn, chúng ta mất đi ai đó trong gia đình của mình.  

 

 Lựa chọn tối ưu thứ 3 ở trường học

Chúng ta tin tưởng các trường học sẽ là nơi chúng ta đạt tới triển vọng. Trên khắp thế giới, phụ huynh và giáo viên cùng nhau cố gắng, thi thoảng phải đấu tranh chống lại những khó khăn rất lớn để mang tới cho lũ trẻ cơ hội tốt nhất có thể. Đa số mọi người đều đồng ý rằng giáo dục trẻ em không chỉ là câu trả lời cho tất cả tình trạng của nạn đói - về mặt vật chất, về mặt tinh thần, về mặt tâm hồn - nhưng đó cũng là chìa khóa dẫn đến tương lai của chúng ta trên hành tinh này.

Giáo dục trong thời đại công nghiệp xem những đứa trẻ như những tài sản và đó là căn nguyên của vấn đề trong giáo dục. Mô hình kiểm soát của thời đại công nghiệp trong giáo dục đè nén việc giải phóng tiềm năng của con người và điều đó sẽ không phát huy tác dụng trong nền kinh tế tri thức.

Lựa chọn thứ 3 trong giáo dục là học cách trở thành người dẫn đầu. Đó là những gì tác giả rút ra khi nghiên cứu các trường hợp của những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới

 


Lựa chọn tối ưu thứ 3 và luật pháp

Tòa án là nơi đầy rẫy những vụ kiện, những vụ tranh chấp vụn vặt và vớ vẩn cho đến những vụ án tầm cỡ quốc gia. Việc đưa nhau ra tòa sẽ tốn kém rất nhiều về tiền bạc, thời gian và công sức. Giải quyết tranh chấp có thể là một cách tuyệt vời để xóa bỏ căng thẳng và áp lực của việc đưa nhau ra tòa. Trái ngược với một vụ kiện tụng, phương thức giải quyết tranh chấp nhằm giải quyết xung đột có thể tạo ra kết quả tốt hơn, nhanh hơn và ít tốn kém hơn cũng như giảm đi hẳn sự mệt mỏi hao mòn dành cho cả 2 bên. Trong các phương thức để giải quyết tranh chấp, hòa giải là phương thức giống với hợp lực nhất. Hợp lực là để đạt được nền tảng chung thực sự và yêu cầu một sự biến đổi mô thức cơ bản. Đó là thoát khỏi tư duy cạnh tranh và thỏa hiệp, đồng thời đi theo tư duy lựa chọn tối ưu thứ 3.

 

Lựa chọn tối ưu thứ 3 trong xã hội

Xã hội chúng ta vẫn luôn phải đối mặt với những thách thức khó khăn vốn đã có từ khi nó bắt đầu hình thành: tội phạm, bệnh dịch, nghèo đói, chiến tranh, cũng như sự ô nhiễm về môi trường, sự suy đồi về đạo đức - những thứ góp phần nhân giống các thách thức đó. Quá trình chúng ta đấu tranh chống lại những vấn đề có mặt từ lâu đời này vẫn luôn được khuyến khích, ủng hộ, tuy nhiên quá trình này không hề đơn giản chút nào.

 

Lựa chọn tối ưu thứ 3 trên thế giới

Trên thế giới, hằng ngày vẫn có nhiều cuộc xung đột xảy ra. Các quốc gia dù có mâu thuẫn về lợi ích với nhau nhưng khi xảy ra một vấn đề chung nào đó, họ vẫn hợp tác để giải quyết vấn đề đó. Bởi hợp tác là chìa khóa để dẫn tới sự thành công. Ví dụ trong thế chiến thứ 2, khi phát xít Đức đã trở thành một vấn đề lớn tới mức không một quốc gia nào có thể giải quyết một mình, thì các nước khác, dù từng mâu thuẫn với nhau vẫn hợp tác lại cùng nhau với một mục đích chung là tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Ta có thể thấy sức mạnh của sự hợp lực kì diệu đến thế nào.

 

Đánh giá cá nhân: đây là một cuốn sách có ý nghĩa to lớn đối với con người khi nó chỉ ra phương án tối ưu để đem lại hiệu quả cao nhất khi giải quyết một vấn đề nào đó. Đây thực sự là một phương án tuyệt vời khi nó kết nối con người, đoàn thể, thậm chí là cả các quốc gia lại với nhau. Hay như người Việt Nam ta có câu “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

 

Tóm tắt bởi: Starling - Bookademy

 

Hình ảnh: Thu Thảo

 

 

 

--------------------------------------------------

 

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

 

 

 

 

Xem thêm

Lựa Chọn Tối Ưu Thứ 3 của Stephen Covet

1. Điểm bùng phát - trong một cuộc tranh luận hoặc các vấn đề, theo truyền thống, có 2 kiểu suy nghĩ thay thế - có một cây gậy biết nói - Tôi thấy chính mình, tôi thấy bạn 

2. Mô hình nguyên tắc và quy trình của Sức mạnh tổng hợp - cách của chúng ta, một cách cao hơn, tốt hơn - Tôi là Ubuntu vì chúng tôi - Đồng cảm lắng nghe những gì họ đang nói - Hỏi xem bạn có sẵn lòng không - Xác định tiêu chí thành công của bạn - Tạo ra sức mạnh tổng hợp đó - Đến giải pháp thay thế thứ 3 - - 

3. Tại nơi làm việc - Lắng nghe một cách đồng cảm - Tìm kiếm giá trị của chúng - Tìm sức mạnh tổng hợp - - 

4. Ở nhà - trân trọng sự khác biệt - Tìm sự đồng cảm trong xung đột 

5. Ở trường - sự lãnh đạo giữa nhà giáo dục và doanh nghiệp 

6. Và Luật pháp - người hòa giải - Bên bào chữa và công tố viên 

7. Trong xã hội - chinh phục sự chia rẽ lớn để tìm ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cánh tả và cánh hữu - Thay đổi và thách thức các ý tưởng - Xây dựng ý tưởng mạnh mẽ dựa trên sự tôn trọng và đồng cảm giữa tội phạm và xã hội - Chi phí và chất lượng tạo nên sự lành mạnh - Môi trường và nhà phát triển có thể thực hiện bảo tồn toàn diện - Công bằng xã hội và trách nhiệm cá nhân đối với phẩm giá con người - 

8. Trong thế giới - xây dựng hòa bình giữa chiến đấu và đầu hàng - Sri dường như cao hơn cách tốt hơn ngoài sự thỏa hiệp - Những cuộc trò chuyện đồng cảm tạo ra mối quan hệ sâu sắc và nhân văn khi họ cảm thấy được thấu hiểu - Đó là lý do tại sao việc tạo cơ hội để mọi người lắng nghe nhau bằng trái tim là điều vô cùng cần thiết và tinh thần 

9. Trong cuộc sống - Cứ làm việc hoặc nghỉ hưu mà vẫn cống hiến - Sống ở đỉnh cao chưa phải là đỉnh cao 

10. Từ trong ra ngoài - Thay đổi bản thân

Vượt ngoài chất lượng tuyệt hảo của 7 Thói Quen Của Những Người Có Hiệu Suất Cao, ngài Covey ở đây tập trung đào sâu vào những thực tiễn cuộc sống để chứng tỏ rằng với mỗi 2 lựa chọn được đưa ra, có ít nhất thêm 1 lựa chọn nữa nếu chúng ta chọn hiệp lực với người khác.Chương ưa thích của tôi là chương về lựa chọn thứ ba trong Luật lệ và Xã hội, có thể vì dạo gần đây tôi khám phá thêm về địa vị chính trị để hiểu vì sao các đảng phái luôn chia rẽ thay vì hợp lực với nhau vì một mục tiêu lớn hơn. Hơn nữa, điều phối viên là vai trò nghề nghiệp của tôi, tôi luôn có khao khát được biết thêm về những kỹ thuật để xây dựng tư duy thay thế để thực với các nhóm khó nơi mà mỗi thành viên có một lối tư duy riêng và không sẵn sàng đồng não để hiểu được ý tưởng của người khác hay để làm việc cùng nhau. Cuốn sách này là lựa chọn tốt nếu lần đầu bạn tiếp xúc với sức mạnh tổng hợp trong những bối cảnh khác nhau (Công việc, cuộc sống tại gia, luật pháp, thế giới, xã hội,...) nhưng nó có vẻ hơi lặp lại nếu bạn là một chuyên gia hay người đã quen thuộc với chủ đề này và thường xuyên sử dụng nó.