“Lòng tốt nó như một cái vòng. Ai đó tốt với cậu, cậu nhận và đem tặng nó cho người khác, người ta sẽ nhận và lại gửi gắm đi. Rồi nó sẽ trở thành một cái vòng rộng ơi là rộng. Cậu sẽ là một mắt xích của cái vòng đó. Việc của mình đôi khi không phải bằng mọi giá quay lại cái mắt xích bên trên, mà là nối thêm một mắt xích nữa. Và tuyệt đối đừng để mình là mắt xích cuối cùng”

Dù có chuyện gì xảy ra, bạn vẫn là ưu tiên hàng đầu của mẹ, mẹ cũng luôn cố gắng mỗi ngày để có thể trở nên tốt hơn, để yêu bạn theo cách trọn vẹn hơn” – Trích đoạn Lê la từ nhà ra ngõ.

Đã quá quen thuộc với những thể loại sách tản văn, triết lý về tình yêu, cuộc sống, những câu chuyện ngắn nhưng chân thật và ý nghĩa. Và bạn đang muốn tìm đọc một cuốn sách để thư giãn đầu óc sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng. Vậy thì hãy khám phá ngay cuốn sách Lê la từ nhà ra ngõ sau đây nhé!

Lê la từ nhà ra ngõ thật sự là một cuốn sách giúp thư giãn tâm hồn, tiếp thêm năng lượng và sự yêu đời lạc quan, giúp chúng ta nhìn nhận mọi thứ xung quanh cuộc sống này tốt hơn, đặc biệt là tình cảm gia đình.

1 . Giới thiệu tác giả:

Được biết đến từ hành trình sống xanh và những mẩu chuyện dễ thương đăng tải trên Fanpage “Tivi của bố”, Thùy Dung (24 tuổi), hay còn gọi là Làn, tiếp tục lan tỏa năng lượng tích cực của mình qua quyển sách đầu tay mang tên “Lê la từ nhà ra ngõ”.

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Làn quyết định không đi làm ngay mà tiết kiệm tiền để trải nghiệm mọi thứ. Trong thời gian gap year, Tivi của bố ra đời như một cái duyên vì ban đầu, cô không có ý định theo đuổi lĩnh vực sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.

Làn tự nhận mình là cô gái chuyên “kể chuyện nhảm” và tóm tắt hành trình hai năm viết lách của mình bằng ba từ “nhảm”, “chăm chỉ” và “đã được công nhận”. Hiện tại, dù đã ra mắt quyển sách đầu tiên, Làn vẫn băn khoăn: “Những thứ đến với mình là những cơ hội quá lớn, mình chưa đủ năng lực để đón lấy và chưa xứng đáng với nó”.

Làn tâm sự: “Nhiều lúc mất động lực lắm, không có ý tưởng viết, rồi bị “bóp” nên cả thời gian dài không có tương tác... Có khi bỏ vài ngày, nửa tháng rồi lại nhớ, lại về, tự đặt mục tiêu cố gắng mỗi ngày một bài, tự kỷ luật với mình.

2. Tóm tắt tác phẩm:

Cuốn sách “Lê la từ nhà ra ngõ” của tác giả Làn bạn đọc dễ dàng bắt gặp chính mình trong đó, bằng những “thước phim” về bà, về mâm cơm tựa mâm cỗ mỗi lần con gái học xa về thăm nhà, hay như về sự ấm áp trong dăm ba câu bố hỏi mỗi lần gọi điện - dù lần nào câu hỏi cũng chỉ là con có khỏe không, con đã ăn cơm chưa?

Lê là từ nhà ra ngõ, nghe cái tên thôi đã thấy cute dễ thương thật rồi đấy. Một cuốn sách nhỏ nhỏ xinh xinh, chứa đựng những mẩu truyện vụn vặt từ đời thường của chúng ta, từ trong nhà ra ngoài ngõ của tác giả Làn. Những thứ nhỏ bé nhất, những con người bình thường mà đôi khi chúng ta vô tình quên mất như bà bán hủ tiếu, ông bán nước đến cô lao công..

Trong “Lê la từ nhà ra ngõ” của Làn, bạn đọc dễ dàng bắt gặp chính mình trong đó, nơi những câu chuyện đời thường được phác họa mộc mạc, nơi yêu thương được gợi nhớ chỉ bằng một cái tên và là nơi mình nhận ra cuộc đời thật tươi đẹp và đáng sống.

Lê la từ nhà ra ngõ” có tất cả là 2 phần: phần 1 là Từ nhà, phần 2 là Ra ngõ. Bao gồm những mẩu chuyện đời thường ngắn, từ những câu chuyện bình dị đầy tình yêu gia đình của Làn, sự tử tế và thân thiện của những người quen, cả những người xa lạ ở mỗi nơi mà Làn đã từng đi qua, mẩu chuyện nào cũng hết sức dễ thương, đọc mà trầm ngâm, bật cười theo từng câu chữ.

Tác giả Làn chia sẻ: “Văn chương của mình không thể miêu tả được mọi sự tình tứ và nghệ thuật. Nhưng niềm vui thật đẹp từ những mẩu chuyện đời đời nhỏ tí bé mỗi ngày thì luôn có. Bà dành cho chục trứng, nhiều quả trong đấy đã ung. Bố nấu cho một bát mì trứng, đợi con dậy thì mì đã trương phềnh. Mẹ thích mặc đồng phục, đồng phục cấp 2 cấp 3 thửa lại từ các con. Anh bán rau mướt mải sắp rau thành từng túi nhỏ vừa phần “ai thiếu thì lặt” trong khu phong toả đồ ăn thiếu thốn,...

Mình nhặt nhạnh trong bữa cơm nhà, sân thượng đầy hoa, chạy ra đầu xóm và trong chuyến hành trình 2 năm qua chạy ngược rồi lại xuôi đất nước. Lê la từ nhà ra ngõ từ đó đã ra đời”.

“Từ nhà” dẫn lối ta vào thế giới tuổi thơ, dại khờ nơi có những người thân trong gia đình, có vị ngọt của tình thân, có mái ấm gia đình chở che. Thông qua “Từ nhà” để nhắc nhở mỗi bản thân chúng ta rằng “Gia đình luôn là cội nguồn yêu thương” dù thế giới ngoài kia có chông gai thế nào. Bạn luôn có một nơi để trở về, đó chính là gia đình. Lật từng trang sách như lật một lớp vỏ mà bố mẹ đang cất giấu, bố mẹ thực ra cũng chỉ là những người bình thường, cũng là lần đầu tiên làm bố mẹ. Bởi vậy nếu được, hãy tha thứ trước sự quan tâm vụng về và hãy kiên nhẫn hơn với gia đình của mình.

“Ra ngõ” được Làn kể dưới dáng vẻ của bác bán nước đầu ngõ, của bà đồng nát, của những người lạ mặt mà ta từng gặp gỡ hay chỉ lướt qua nhau một lần rồi không bao giờ gặp lại. Dù chỉ là thoáng qua hay sâu đậm mỗi con người đó đều để lại cho ta một điều gì đó, một câu chuyện, một ấn tượng. Tất cả những cái tên đều thật lạ tai và có lẽ cũng chẳng hề liên quan đến nhau. Nhưng với Làn, tất cả mọi người mà bạn gặp đều có một mối liên kết nào đó, đó chính là lòng tốt – sợi dây vô hình kết nối chúng ta lại với nhau, tưởng rằng vô cùng mong manh nhưng lại bền bỉ chắc chắn không ngờ. Và đó chính là điều mà Làn hay Lê la từ nhà ra ngõ muốn gửi tới các bạn.

“Lòng tốt nó như một cái vòng. Ai đó tốt với cậu, cậu nhận và đem tặng nó cho người khác, người ta sẽ nhận và lại gửi gắm đi. Rồi nó sẽ trở thành một cái vòng rộng ơi là rộng. Cậu sẽ là một mắt xích của cái vòng đó. Việc của mình đôi khi không phải bằng mọi giá quay lại cái mắt xích bên trên, mà là nối thêm một mắt xích nữa. Và tuyệt đối đừng để mình là mắt xích cuối cùng”, tác giả viết.


Với cách kể chuyện hóm hỉnh và có chút “ngẫu hứng”, đọc Lê la từ nhà ra ngõ như đang trò chuyện cùng cô bạn nhà kế bên. Để khi khép lại những trang sách cuối cùng, ta chấp nhận rằng cuộc sống này dù không hoàn hảo nhưng cũng đáng sống đó chứ. Cuộc sống nơi những người ta thương vẫn đang hít thở dưới bầu trời cao rộng.

Cuốn sách tựa một cuốn “hồi ký” chung dành tặng cho tất cả những người trẻ - những người từng thấy chênh chao và vô định trên hành trình trưởng thành, những ai cần một nơi để tìm về và gửi gắm những nỗi lòng của mình.

Người mà cậu thấy đang mỉm cười

Người mà cậu thấy đang mỉm cười ấy, có thể phía sau sự vui vẻ đang phải gồng mình gánh rất nhiều áp lực. Người ta thường nói càng là người càng hay cười thì lại càng từng chịu nhiều đớn đau.

Trên cuộc đời này, mỗi người đều có một nỗi đau riêng, dù ít hay nhiều. Bạn không nhìn thấy vết thương của người khác không có nghĩa là vết thương đó đã lành. Có thể nó còn đang râm rỉ đau nhói ngày đêm, chờ ngày bộc phát. Vì vậy sống trên đời này nếu không thể thông cảm thì đừng vội phán xét hay nhận định bất kì ai.

Mong cho mọi thứ hài hòa

Ông trời không lấy hết của ai. Tớ yêu cái mũi của tớ lắm, nhưng tớ biết nếu tớ cười thật tươi, sẽ không ai nhận ra cái mũi hếch của tớ nữa, quay nghiêng một chút mặt sẽ bớt to hơn. Đôi khi mọi thứ không cần hoàn hảo chỉ cần hài hòa. Mong cho mọi thứ hài hòa.

Hãy là chính mình
Có người thích ngủ tới trưa rồi lại thức tới đêm khuya để chìm vào thế giới riêng của họ. Cũng có người thích ngủ sớm dậy sớm tập thể dục. Có người sợ ma, cũng có người thích xem phim ma và cũng không sao nếu hai người đó là một.
Người ta thường xì xầm về những thứ họ không biết hay không thích theo quan điểm của họ. Nhưng họ không nhận ra rằng bản thân mình không phải là tốt nhất. Và tốt nhất của họ không có nghĩa là tốt nhất của chúng ta.
Thế giới này rộng lắm, mỗi người sẽ có một định kiến, nhận thức một lựa chọn riêng. Vì vậy đừng lo lắng những lời tầm thường vây quanh, hãy cứ mạnh dạn sống đúng với con người mà bạn mong muốn.

YÊU:

"Có người sẽ thích một cuộc đời êm ả, sáng đi làm tối về nhà nấu cơm chăm sóc gia đình, háo hức với những ngày nghỉ, chill chill với lá hoa bỉm tã, lấy đi chợ nấu nướng làm niềm vui, lấy khoảng sân nắng ấm trà khói bay làm giai điệu, nhu mì chốn công sở mong cầu bình yên... Có người khác sẽ thích một cuộc đời bão bùng tung hoành ngang dọc chạy đua với các con số, hạnh phúc hãn hoan khi chinh phục được mục tiêu, vừa ăn vừa làm cột sống mỏi như lòng háo hức... Người ta nói người 1 là an phận thủ thường, là không có chí tiến thủ. Nói người 2 hà có chi sống với bon chen. Có người thích yêu đương, trải nghiệm chuyện yêu đương thật thú. Yêu đương cuồng nhiệt và buông tay lạnh lùng... Mỗi một người đi qua đều để lại nhiều kỉ niệm, tỏ vẽ lên thật nhiều màu có cả những gam màu sáng, đôi khi là xám mờ sương sương... Có người ngại mở lòng, rón rén trước từng mối quan hệ. Ngại ngung làm quen, ngại ngùng bắt chuyện, ngại ngùng cầm tay, ngại ngùng hôn... Yêu ai là giữ chặt, là một lỏng, đôi khi bị cấu một cái rõ đau vẫn tha thứ cho qua. Yêu nhẹ nhàng như lá như hoa... Người ta nói người 1 yêu đương những cuội, coi yêu đương là trò đùa, đào hoa nhăng nhít. Nói người số 2 ủy mị nhu mì. Lụy tình cam chiu. Có người yêu con gái, có người yêu con trai, có người yêu cả gái cả trai, có người ở vậy chả cần yêu đương. Có người thích sưu tập vàng bạc đá quý sổ đỏ số hồng, có người thích sưu tập đá cuội lá rơi, truyện tranh nước mắm... Cũng chả sao nếu 2 người ấy là 1. Có người thích học toán, có người thích làm thơ, người kia thích đánh đàn, có người thích làm thinh làm biếng... Người ta thì thường chế, đánh giá những thứ khác mình, mà không nhận ra bản thân mình cũng chẳng phải chuẩn nhất. Cũng chẳng lấy đâu ra có một phiên bản nào gọi là chuẩn nhất bây giờ

CON GÁI ĂN CƠM CHƯA CON:

"Bạn là con út, là con một vì bố mẹ ngoài 40 mới có bạn. Anh kế hơn 15 tuổi, chi cả thì mình không biết, mình toàn gọi nhầm là cô.

Người ta hay nói con sẽ không thông minh, sức khỏe cũng không tốt nên bố mẹ “thương làm. 2 anh chị trên cũng chiều, bố mẹ cũng chiêu như công chúa, từ học hành, chơi bởi bạn bè đều được để ý, chăm lo cho chả phải đụng tay cái gì. Cũng vì thế ngột ngạt. Ban mơ là đi du học, để thoát khỏi bố mẹ. Chứ học đại học ở Việt Nam thi bố mẹ còn kiểm soát nhiều. Rồi bạn học Đại học ở Hà Nội, 1 năm sau đi Úc. Cách xa hắn bố mẹ và chênh nhau 4 tiếng đồng hồ.

MÙI NGƯỜI THƯƠNG:

Mùi là cái gì đầy đặc trưng vô cùng. Những người thương nhau nhiều người ta thường nhận ra nhau bằng mùi. Thương nhau, đến mức những mùi không dễ chịu cũng thành mùi thương. Lâu lâu không gặp, ôm một cái, hít hà cái mùi quen tự dựng bao nhiêu yêu thương lại ùa về.”

MẸ TỚ LÀ CÔNG NHÂN:

"Không ai coi thường mẹ cả

Người ta không được phép”


Ngày xưa tớ thấy bố mẹ các bạn làm giáo viên, bác sĩ, làm công chức đi làm mặc áo sơ mi vest, đi giày cao gót là tớ ghen ti lắm. Thấy mấy ban thật oai. Mẹ tớ làm công nhân cơ khí. Về sau làm được hơn chục năm thì mắt mẹ kém quá, người cũng yếu nên người ta ưu ái cho mẹ ra làm nhân viên trong xe. Việc của mẹ mỗi ngày là kiếm tra lượt ra lượt vào của cả nghìn cái xe ở phòng lợp mái tôn, chỉ có một cái quạt. Trước con có cái ti vi đen trắng nhưng giờ người ta không cho me xem ti vi nữa. Mùa nóng, nắng phả vào mái tôn bốc xuống đầu mẹ. Mẹ đội mũ nhúng nước, đắp khăn mặt ướt lên, đeo khẩu trang ướt. Một lát nó lại khô. Mẹ đi tất tay tất chân, vì cái nắng với hàng trăm hàng nghìn chiếc xe qua lại cùng hơi xăng bốc lên khiến cho cái nóng càng rất ràn rạt.

Người ta coi mẹ là "lao động phổ thông không cần trình độ” nhưng thật ra mẹ giỏi hơn bất kì ai. Mẹ làm đủ thứ, kiếm nhỏ từ cào cái thẻ điện thoại, mẹ mò mẫm cổ phiếu chơi để tiết kiệm, mẹ lại lạch cạch mà thông tin bất động sản để "lướt sóng” mua qua đối lại. Nhà tớ không giàu nhưng đủ đầy nhờ mẹ biết vun vén. Ngày bé, mẹ hay mang tớ vào nhà xe để mẹ dạy học. Con học đến đâu, mẹ học đến đây để dạy lại. Tớ thi học sinh giỏi cũng là mẹ ôn cho, lên tận cấp Ba mẹ vẫn dạy.

TỚ KHÔNG XINH:

"Tớ ý thức được bản thân không xinh xăn từ ngày còn rất nhỏ. Tức nghĩa là suốt hơn hai mươi năm qua, tớ luôn biết một điều rằng mình không xinh xắn. Hồi còn nhỏ, đi chụp ảnh. Cô nhiếp ảnh bảo: "Sao con bé này có cái mũi đi thế? Hếch ngược lên.” Tô không biết nghĩa là gì. Nhưng tớ hiểu đỏ nghĩa là "xấu”.

Năm lớp 8, tớ thầm mến bạn nọ. Bạn thân với tớ lắm. Tớ suốt ngày sang nhà bạn, bạn dạy lý cho. Ban vừa cao vừa giỏi, đã vậy lại đẹp trai. Mọi người hay trêu tớ với bạn, ngại lắm. Tớ cũng chẳng dám nói là tớ thích người ta. Hôm ấy lên lớp, mọi người trêu, bạn cười cợt vỗ vai tớ trêu lại:

• Anh em huynh đệ thôi! Chứ xấu giật mình như này xin dành người khác.

Sau câu nói ấy, tinh ban bốn năm của tui minh chấm dứt. Rất lâu sau bạn vẫn thắc mắc lý do tại sao. Mãi đến tận sau này, tớ vẫn nghe những câu nói vô tình như: "đen thế", "mụn thể", "mũi hếch thể", "bắp chân to như đàn ông”. Người nói. không có ý gì, nhưng minh vẫn trơ khấc. Tới giờ, tớ vẫn tin minh không thuộc về thế giới người đẹp. Bạn bè tớ cũng là những đứa bình thường, ngoại hình không xuất sắc. Tớ cũng không buông lời chê bai, hay đùa cợt về ngoại hình của ai, vì bản thân biết làm vậy là đau lắm. Có một bạn đẹp trai lắm! Đẹp trai xuất sắc luôn Bạn thích tờ. Với tớ, đẹp trai quả là một điểm trừ. Bạn tán một năm rồi á, nhưng vẫn là một điểm trừ. Tớ không thể bên cạnh một người đẹp trai quá được, vì tớ có đẹp đâu. Tớ không thích sự khắp khung. Đẹp trai vừa phải, sáng láng thì công chứ đừng đẹp hTớ đi diễn kịch bốn năm. Một ngày tỏ dừng lại. Vi sân khấu có là không dành cho tớ. Năng lực vừa vừa, lại còn không đẹp. Cái nghề này nhiều người đẹp lắm.

Tớ sợ nổi tiếng. Khi nổi tiếng sẽ có nhiều người thích, nhưng cũng nhiều người ghét nữa. Họ sẽ đào lại những khoảnh khắc xấu điện của tơ để công kích. Tớ không chịu được đầu. Tờ nhận ra sự tự tị này vẫn in sâu trong con người mình. Tất cả đều xuất phát từ lời nói của mọi người”. Nếu không ai nói gì, không ai chê bai, có lẽ tớ cũng sẽ từ thấy mình xinh. Nhưng xã hội không văn hành như thế. Tớ chịu thôi. Đôi khi chính tớ cũng gây ra thường tồn cho người khác. Ai cũng phải chịu và vô tình gây ra tổn thương. Tớ vẫn cố gắng mỗi ngày để giỏi lên này, để sâu sắc hơn và cũng vui hơn nữa. Giờ tớ cũng đang hạnh phúc lắm. Tớ tự nhủ, tuy không xinh nhưng tớ cao nè, gầy nè, dễ thương nè. Ta vui vẻ, "mặn" chết được nè. Và tớ còn có vô vàn thứ khác nữa

Ý. Ông trời không lấy hết của ai. Tớ chưa yêu cái mũi của tớ lắm, nhưng tớ biết nếu tớ cưới thật tươi, sẽ không ai nhận ra cái mũi hếch của to nữa, quay nghiêng một chút, mặt sẽ bớt to hơn. Đôi khi mọi thứ không cần hoàn hảo, chỉ cần hải hoa. Mong cho mọi thứ hài hòa.


Cảm nhận về cuốn sách:

“Lê la từ nhà ra ngõ” giống như một bông bồ công anh, chỉ cần một làn gió nhẹ cũng đem những yêu thương bung tỏa từ những góc nhỏ nhất trong nhà ra những thênh thang ngoài đường xá. Cuốn sách tựa một cuốn “hồi ký” chung dành tặng cho tất cả những người trẻ - những người từng thấy chênh chao và vô định trên hành trình trưởng thành, những ai cần một nơi để tìm về và gửi gắm những nỗi lòng của mình.

Tiếp cận độc giả bằng cách kể chuyện hóm hỉnh vui vẻ và có chút ngẫu hứng nhưng không thiếu phần chân thực. Đến với Với “Lê la từ nhà ra ngõ” cữ ngỡ như đang trò chuyện cùng đứa bạn ngày xưa. Để khi đóng lại cuốn sách này, ta đã biết được rằng dù cuộc sống này không hoản hảo với bao nhiêu khó khăn, vấp ngã nhưng cũng rất thú vị và bất ngờ.

Với cách kể chuyện hóm hỉnh và có chút “ngẫu hứng”, đọc “Lê la từ nhà ra ngõ”” như đang trò chuyện cùng cô bạn nhà kế bên. Để khi khép lại những trang sách cuối cùng, ta chấp nhận rằng cuộc sống này dù không hoàn hảo nhưng cũng đáng sống đó chứ. Cuộc sống nơi những người ta thương vẫn đang hít thở dưới bầu trời cao rộng.

Đọc xong cuốn sách này bạn sẽ thêm yêu cuộc sống dễ ghét nhưng cũng không kém phần dễ thương này, thêm yêu thương gia đình của chúng ta hơn. Hãy cứ dịu dàng, cuộc đời sẽ lại dịu dàng với bạn ngay thôi! Một cuốn sách quá dễ chịu cho một ngày dài mệt mỏi, là món quà dễ thương dành tặng cho những người thân yêu.


Tóm tắt bởi: Lô Thanh Trúc - Bookademy 

Hình ảnh: Yến Phương

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

LÊ LA TỪ NHÀ RA NGÕ – CHÚNG TA LỚN LÊN TỪ “ NHÀ”, XA “NHÀ”, RỒI LẠI VỀ “NHÀ”

Ai mà chẳng có nhà, nhưng “ Nhà” ở đây không đơn thuần là ngôi nhà chúng ta ở. Nhà có “ ba Toản”, có mẹ, có bà, có “con Khuê” – đó chính là ngôi nhà mà Làn đã kể trong cuốn sách “Lê la từ nhà ra ngõ” .

 

Cuốn sách “ Lê la từ nhà ra ngõ” của Làn có thể xem là một thế giới tuổi thơ thu nhỏ của riêng tác giả cũng như hành trình tác giả lớn lên, rời nhà, rồi lại trở về. Khi lướt trên từng con chữ, từng trang giấy, ta có thể thấy dáng dấp của mình ở đó – Một cuốn sách chứa đựng tuổi thơ chữa lành

Cuốn sách là những câu chuyện nhỏ liên tiếp mà Làn đã tổng hợp lại từ năm 2019 đến năm 2022. Đi từ ngôi nhà của mình với lời mở đầu “ Từ nhà “ và kết thúc bằng phần 2 với tiêu đề “ra ngõ”, mỗi câu chuyện nhỏ dắt bước chân ta đi từ góc bếp của bà, cái ti vi cũ của ba đến tiệm nước trước ngõ, rồi đi đến tận miền Tây xa xôi để hiểu hơn những con người trên mảnh đất Việt Nam.

Những câu chuyện nhỏ cứ thế ghép lại thành một mô hình lớn, tạo ra bài học thật to.


Niềm vui của trẻ con – Niềm vui của người lớn.

Cậu có thích hoài niệm không? Hoài niệm về những thứ cũ kĩ ấy? Đứa trẻ nào mà chẳng lớn lên bằng những câu chuyện của bà, từ góc ao của ông, từ câu hát ru của mẹ… và cả những lần tức giận của ba. Và những lần “ lớn lên” đó, chúng ta lại có những câu chuyện thật đẹp, có những niềm vui thật to. Ông bà, bố mẹ, hay cả những người mà chúng ta gọi là “họ hàng” nữa, họ đều cùng nhau chứng kiến chúng ta trưởng thành. Thế nên chẳng ai thương chúng ta nhiều như ông bà, chẳng ai hiểu chúng ta bằng bố mẹ.

“ Niềm vui của trẻ con đơn giản lắm, nhưng người lớn nào nhận ra những điều bé xíu thì người lớn thật là to”. Trẻ con rồi cũng thành người lớn, nhưng có bao giờ cậu tự ngẫm: Người lớn cũng từng là trẻ con? Mẹ cũng là lần đầu làm mẹ, ba cũng là lần đầu làm ba. Tất cả người lớn, suy cho cùng họ cũng là trẻ con. Chỉ là mỗi thế hệ, chúng ta lại kiếm tìm những niềm vui khác nhau. Ông bà, bố mẹ, họ sinh ra thời điểm không giống chúng ta. Đôi khi, niềm vui của họ đơn giản từ một que kem, một cái kẹo. Chúng ta thì khác. Niềm vui của các thế hệ có lẽ khác nhau, nhưng nếu hiểu được niềm vui của trẻ con thì hẳn tuổi thơ của họ cũng từng vui và ý nghĩa như thế. Tuổi thơ chữa lành tâm hồn người lớn !

 

Có thêm mình, bữa cơm nhà thêm đủ đầy!

Lúc bé, mỗi lần đi chơi là quên cả giờ giấc, chỉ đợi mẹ gọi về ăn cơm. Đôi lúc, lại lén mẹ bóc gói mì tôm sống ăn vụng trong xó bếp, chẳng thèm đói hòi gì tới đĩa thịt mẹ kho, rau muống mẹ xào. Lớn rồi, xa nhà rồi mới biết, chẳng có đâu bằng mâm cơm nhà.

Mỗi lần về nhà, thức quà ngon nhất chẳng phải ra tiệm. Mâm cơm có ba, có mẹ, có gia đình sum họp, đó là thức ăn ngon nhất rồi. Phải là “ món sườn xào chua ngọt” như Làn kể, phải là tô canh khổ qua thơm lừng nơi góc bếp, nhưng muốn bữa cơm ngon hơn thì cần đủ đầy thành viên. Những câu chuyện buôn không hết, những đề tài nói cũng chẳng xong, đó có lẽ là mâm cơm tuyệt vời nhất quả đất, chẳng ở đâu bằng ở nhà.                         

 ...

“ Mấy cái chuyện ấy

Dù nhỏ

Mà cơm nhà luôn ngon”

Bình thường, mâm cơm thiếu bóng mình như mâm cơm ảm đạm, có thể là vài quả trứng luộc cùng chén mắm, hay cũng có thể là lọ mắm ruốc,… Nhưng có mình về, mâm cơm khi ấy chẳng khác gì những bữa cỗ Tết: có thịt, có chả, có nộm, cuốn ram, thịt gà, ăn hoài chẳng hết. Từ trên nhà trên xuống đến nhà dưới, chẳng chõ nào là thiếu món ăn. Đó là bữa cơm chữa lành cho những đứa con xa nhà

Thế nên, càng lớn, chúng ta càng trân trọng hơn những điều nhỏ bé quanh mình. Bắt đầu yêu cái cây trước nhà, yêu luống rau của mẹ trồng, thương con đường mà chúng ta về ngoại hay cốc trà đá ba hay pha mỗi ngày hè. Yêu luôn cả những bữa cơm túng thiếu, chẳng gì ăn.Yêu, yêu tất. Phải yêu thật nhiều, sau này có làm người lớn thêm chút nữa, chúng mình cũng có chiếc “băng cá nhân” tình yêu mà chữa lành tâm hồn, mà đối mặt với bao cạm bẫy, vấp ngã ngoài kia

 

Thì ra đi “ra ngõ”, chúng ta cũng gặp được những người đáng yêu…

Trên hành trình làm người lớn, đa số chúng ta đều được dạy rằng thế giới bên ngoài đầy rẫy những cám dỗ, những cạm bẫy mà bản thân không thể ngờ trước được. Cũng chính vì thế mà suy nghĩ tiêu cực luôn đi theo con người ta, dần dần trở thành bản năng “tự vệ” khi tiếp xúc hay có một mối quan hệ mới.

“Ra ngõ” rồi mới biết, thế giới cũng không xấu xa nhiều như thế, thế giới cũng có những điều đáng yêu. Có thể không an toàn như ở nhà, nhưng cũng có những con người yêu thương chúng ta như người thân. Từ “bác bán nước đầu ngõ” đến “ông già xám ngoét” rồi chặng hành trình tìm đến với con người miền Tây, ai ai cũng dễ thương, ai ai cũng chất phác. Mỗi người một vẻ, tính cách mỗi người cũng có thể khác, tuy nhiên họ đều có điểm chung: họ đều có tình yêu thương, họ đều có lòng tốt. Tuy cách thể hiện khác nhau, nhưng tình thương ấy cứ len lỏi mãi, làm ấm lòng mỗi người con xa xứ.

“Lớn lên” cũng có điều đặc biệt của riêng nó. Những đứa trẻ phải lớn lên để ra khỏi ngôi nhà của chính mình, bước ra khỏi sự bao bọc, khỏi vòng an toàn của bản thân, tự mình tìm đến vùng đất mới, hiểu đời, hiểu người như cách bố mẹ đã từng. “Lớn lên” cũng tốt, lớn lên bước ra ngoài mới có thể bỏ đi suy nghĩ cũ và tiêu cực, để có được những mối quan hệ tốt hơn! Làm người lớn cũng có cái vui riêng của nó, bởi chúng ta không thể cứ làm trẻ con mãi được.

 

Chúng ta là một “mắc xích” trong sợi dây chuyền của tình yêu thương

"Lòng tốt giống như một cái vòng. Ai đó tốt với cậu, cậu nhận và đem tặng cho người khác, người ta sẽ nhận và lại gửi gắm đi. Rồi nó sẽ trở thành một cái vòng rộng ơi là rộng. Cậu sẽ là một mắt xích của cái vòng đó. Việc của mình đôi khi không phải bằng mọi giá quay lại cái mắt xích bên trên, mà là nối thêm một mắt xích nữa. Và tuyệt đối đừng để mình là mắt xích cuối cùng."

Trong bài vật lí mà chúng ta thường học, năng lượng sẽ không mất đi mà truyền từ vật này sang vật khác. Lòng tốt cũng giống như năng lượng, nó trở thành chiếc vòng gắn kết con người với con người. Chúng ta cho người khác tình yêu, người ta không những đáp lại mà còn lan truyền đến cá nhân mới. Dần dần như thế, mọi người trở thành một phần quan trọng trong chiếc vòng đặc biệt ấy. Chúng ta cứ cho đi, thử cho đi một lần mà không cần nhận lại, đối xử với mọi người tốt một chút, lan truyền tình thương ấy đến với mọi người, gói gắm thật cẩn thận tình thương ấy rồi trao cho người tiếp theo. Cuộc sống họ khó khăn khi họ đã vất vả làm “người lớn”, thế nên chúng ta cứ xem một lòng tốt là một viên thuốc chữa lành. Họ lành rồi, tự khắc họ sẽ chữa cho người khác. Dù là người nhà hay là người dưng, chúng ta cũng dựa vào nhau mà sống. Đừng để lòng tốt đó mất đi, đừng biến mình trở thành người ích kỉ. Cho đi nhiều hơn, ắt chúng ta sẽ thấy cuộc sống này quý giá!

Cuối cùng, chỉ mong cho những câu chuyện nhỏ từ cuốn sách “ Lê la từ nhà ra ngõ” của tác giả Làn có thể trở thành liều thuốc chữa lành cho những đứa con xa nhà, cho những “em bé” đang trên hành trình làm người lớn cũng như những người đã thực sự “lớn”. Quy chung lại, dù “từ nhà” hay “ra ngõ”, chúng ta nên học cách trân trọng từng người chúng ta gặp, từng khoảnh khắc mà chúng ta trải qua. Dù là “em bé” hay làm “ người lớn”, dù chúng ta vẫn đang ở nhà hay chúng ta đã “ra ngõ”, chúng ta cũng nên cảm thấy biết ơn vì chúng ta luôn có “Nhà” để về!

 "Nguồn: ireviewsach.com"

 

 

 

 

 

 

 

0 điểm

Một quyển sách nhẹ nhàng, gần gũi với những câu chuyện xoay quanh gia đình từ ông bà bố mẹ con cái, đến hàng xóm là ông cụ bà cụ rồi bác này bác kia cùng những đứa nhỏ trong xóm, đến một tỉnh khác cùng những tình cảm của làng xóm yêu thương. 

Tựa đề vô cùng đơn giản như đã nói hết là những câu chuyện nhỏ xíu đôi khi là “xàm” là “nhảm” đến từ tác giả nhưng nó lại chứa đựng bao nhiêu là kí ức mà chúng ta đã từng gặp qua khi còn là những cô cậu bé vui tươi hồn nhiên đến khi trưởng thành để nhận biết được. 

Những câu chuyện nhẹ nhàng, không drama cũng như không có cú twist nào cả, chỉ là những mẩu chuyện ngắn dễ thương muốn xỉu cùng tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm và sự yêu thương của con người với nhau trong mùa dịch mà thôi. Đôi khi chỉ là những câu hỏi thăm lặp đi lặp lại ngày này qua tháng nọ của người thân gọi điện hỏi thăm mà chúng ta khó chịu bực dọc là để cho họ biết chúng ta vẫn khỏe là an lòng rồi. 

Đôi khi chỉ là cô bán hủ tiếu, chú bảo vệ hay ông già khó ưa, anh đổ xăng,... tạo nên bức tranh muôn màu. Đôi khi chỉ là bó rau, củ khoai, trái mướp,... chia sẻ với nhau để vượt qua và chiến thắng đại dịch. 

Đọc để chúng ta nhận ra hạnh phúc nó nhỏ bé và bình dị, chỉ ngay bên cạnh chúng ta nếu chúng ta trân trọng và cho đi mà không suy nghĩ. Để chúng ta trân trọng hơn, yêu cuộc sống này hơn. 🖌

“Chẳng có gì hoàn hảo, chỉ cần mọi thứ hài hoà” 

Lòng tốt đó như một cái vòng. Ai đó tốt với cậu, cậu nhận và đem lòng tốt ấy cho người khác, người ta sẽ nhận và lại gửi gắm đi. Rồi nó sẽ là một cái vòng rộng ơi là rộng. Cậu sẽ là một mắt xích của cái vòng đó. Việc của mình đôi khi không phải bằng mọi giá quay lại cái mắt xích bên trên, mà là nối thêm một mắt xích nữa. Và tuyệt đối đừng để mình là mắt xích cuối cùng”.

“Lớn rồi! Thật ra chẳng có gì hoàn hảo. Chỉ cần mọi thứ hài hòa”


Trong “Lê la từ nhà ra ngõ” của Làn, bạn đọc dễ dàng bắt gặp chính mình trong đó, nơi những câu chuyện đời thường được phác họa mộc mạc, nơi yêu thương được gợi nhớ chỉ bằng một cái tên và là nơi mình nhận ra cuộc đời thật tươi đẹp và đáng sống.
Soi mình trong ký ức của Làn với những “thước phim” chân thật như câu chuyện về bà, về mâm cơm tựa mâm cỗ mỗi lần con gái học xa về thăm nhà, hay như về sự ấm áp trong dăm ba câu bố hỏi mỗi lần gọi điện – dù lần nào câu hỏi cũng chỉ là con có khỏe không, con đã ăn cơm chưa? 

Sách gồm 2 phần là TỪ NHÀ và RA NGÕ. 

“TỪ NHÀ” đưa ta vào thế giới của những an yên thường nhật, có những người thân trong gia đình, có những ngọt ngào chỉ có thể miêu tả bằng 2 chữ “tình thân”. Đọc “Từ nhà” để hiểu cội nguồn của yêu thương chính là gia đình. Gia đình là nơi nuôi dưỡng không chỉ về thể xác mà còn về tâm hồn của mỗi người. Lật từng trang sách như lật một lớp vỏ mà bố mẹ đang cất giấu, bố mẹ thực ra cũng chỉ là những người bình thường, cũng là lần đầu tiên làm bố mẹ. Bởi vậy nếu được, hãy tha thứ trước sự quan tâm vụng về và hãy kiên nhẫn hơn với gia đình của mình. 

“RA NGÕ” được Làn kể dưới dáng vẻ của bác bán nước đầu ngõ, của bà đồng nát, của những người lạ mặt mà ta từng gặp gỡ hay chỉ lướt qua nhau 1 lần rồi không bao giờ gặp lại. Tất cả những cái tên đều thật lạ tai và có lẽ cũng chẳng hề liên quan đến nhau. Nhưng với Làn, với “Lê la từ nhà ra ngõ” ta hiểu tất cả mọi người đều có một mối liên kết, đó chính là LÒNG TỐT – thứ keo kết nối vô hình song vô cùng bền bỉ và chắc chắn.

 “Lòng tốt nó như một cái vòng. Ai đó tốt với cậu, cậu nhận và đem tặng nó cho người khác, người ta sẽ nhận và lại gửi gắm đi. Rồi nó sẽ trở thành một cái vòng rộng ơi là rộng. Cậu sẽ là một mắt xích của cái vòng đó. Việc của mình đôi khi không phải bằng mọi giá quay lại cái mắt xích bên trên, mà là nối thêm một mắt xích nữa. Và tuyệt đối đừng để mình là mắt xích cuối cùng.”


“Lê la từ nhà ra ngõ” giống như một bông bồ công anh, chỉ cần một làn gió nhẹ cũng đem những yêu thương bung tỏa từ những góc nhỏ nhất trong nhà ra những thênh thang ngoài đường xá. Cuốn sách tựa một cuốn “hồi ký” chung dành tặng cho tất cả những người trẻ – những người từng thấy chênh vênh và vô định trên hành trình trưởng thành, những ai cần 1 nơi để tìm về và gửi gắm những nỗi lòng của mình.