Kĩ Năng Tư Duy Phản Biện Của Người Nhật
Xem thêm

Chuẩn bị kĩ càng trước khi làm, trước giờ chúng ta thường hay đề cao quy trình như vậy để đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng nảy ra những vấn đề như sau: quá mất thời gian, như thế nào thì là kĩ và đủ? Liệu thời khắc 'đủ' ấy có thật sự tồn tại?

Cái phim gì ở bên Trung có một câu đúng lắm: "Cuộc đời không thể như nấu cơm, không thể chuẩn bị sẵn sàng rồi mới nấu được". Sẽ luôn có những biến cố, những lời gièm pha, những nấc thang cao hơn nữa để ngăn cản thời khắc đủ đến. 

Nếu chỉ không ngừng trang bị những kiến thức bằng cách đọc sách, xem phim, đi nghe hội thảo thì không thể thành công được. Cũng như các anh chị trong group hay bảo là 'đọc nhiều sách hay không không quan trọng, quan trọng là hiểu được bao nhiêu và ÁP DỤNG được'. Đúng vậy, điều quan trọng không phải là học (input) nhiều mà là làm (output) nhiều.

Nhưng không có output thì liệu có input không? Bạn không biết gì về toán mà bảo bạn làm toán là không thể, vì thế phải có một small input- tức là tiếp thu kiến thức ở mức độ thông hiểu cơ bản rồi bắt tay vào làm luôn, trong quá trình output sẽ vừa làm vừa học thêm và cải thiện. Như vậy thời gian sẽ được rút ngắn, bắt tay vào làm luôn thì cũng đỡ sợ và chần chừ, càng để lâu càng sinh lo lắng. Bước đầu bao giờ cũng là bước gian nan, nếu dám nhắm mắt đâm đầu vào nó thì về sau tự dưng có một cái lực khiến mọi thứ dễ dàng hơn nhiều.

Tư duy phản biện của người Nhật sẽ trình bày cho mọi người hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc output nhất là trong thời đại ngày nay, đồng thời tác giả cũng chia sẻ về cách sử dụng 4 thuật output: nói-viết, quan hệ con người, tiền, vẻ bề ngoài.

Hết review rồi á. Sau đây là cảm xúc cá nhân của em với sách. Em không thích cái nhan đề của nó lắm "người Nhật" vì nó có sự mâu thuẫn với thông tin trong sách. Rõ là có đoạn ghi người Nhật thích lập kế hoạch, lập kế hoạch là chuyện lãng phí thời gian (theo quan điểm tư duy phản biện của người NHẬT). Hừm, vậy sách chỉ nên có tên 'Tư duy phản biện về ....'

Nữa là, đúng như trong "Ba người thầy vĩ đại" có nói, khi bài học đến thì người thầy cũng đến. Cuốn sách này em đã mua từ lâu, hồi trước Tết chưa cắt được kính cận + ngồi bàn cuối không thấy gì nên toàn phải tự học. Em cũng tự học kiểu học ngược như thế này: Đọc qua lí thuyết nắm được tầm 50%, quay sang làm bài tập, không biết thì mở lời giải ra xem, hiểu cách làm và cũng hiểu nốt 50% còn lại. Em cứ tấm tắc cái kiểu học này mãi. Không ngờ ra tết đọc ngay quyển đầu tiên lại vớ phải ông thầy luôn.  

Như vậy, vì đã trải qua nên em đánh giá phương pháp này rất cao và thấy thích cuốn sách này. Có thể vài người sẽ không thích.

Mình đọc sách thấy nó hay không phải vì nó mới hoàn toàn, nó giá trị hay gì, mà vì thấy mình trong đó, thấy tư tưởng của mình được người có chuyên môn nhắc đến và nói tường tận hơn.