Xem thêm

”Có lời nói dối để người khác chú ý đến mình nhiều hơn, có lời nói dối lại để lừa người khác. Có những lời nói dối làm tổn thương trái tim con người, nhưng cũng có những lời nói dối lại cứu rỗi người khác. Thế nhưng, trong phần lớn trường hợp, con người thường hối hận vì nói dối“.

Nhà văn Toshikazu Kawaguchi sinh năm 1971 tại Osaka, Nhật Bản. Ông từng viết, dàn dựng và làm đạo diễn nhiều vở kịch nổi tiếng. Tác phẩm đầu tay Khi tách cà phê còn chưa nguội được cho ra mắt năm 2017 được coi là điểm khởi đầu trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cuốn sách Khi lời nói dối còn chưa phơi bày có thể xem là phần tiếp theo của cuốn sách này.

Nằm trên dòng thời gian 7 năm sau, khi những mẫu tin đồn lan truyền khắp nơi trong thị trấn, rằng nếu bạn ngồi vào một vị trí đặc biệt trong quán cà phê, bạn sẽ có chuyến du hành về quá khứ đến thời điểm bạn mong muốn, nhưng bạn bắt buộc phải tuân theo năm quy tắc hết sức rắc rối của quán. Trong đó, điều quan trọng nhất “dù bạn làm gì trong quá khứ, cũng không thể thay đổi được hiện tại”. Những vị khách khi đến quán, phải quay về khi cốc cà phê nguội lạnh, còn không bạn sẽ mắc kẹt trong quá khứ mãi mãi không chạm tới được.

Cuốn sách này sẽ kể về bốn câu chuyện ấm lòng đã xảy ra trong quán cà phê diệu kỳ mang tên Funiculì funiculà.

“Câu chuyện thứ nhất: “Bạn thân” – câu chuyện của một người đàn ông muốn đến gặp một người bạn thân đã mất hai mươi năm trước của mình.

Câu chuyện thứ hai: “Mẹ con” – câu chuyện của một người con trai đã không thể đến dự đám tang của mẹ mình.

Câu chuyện thứ ba: “Người yêu” – câu chuyện của một người đàn ông muốn đến gặp người con gái mình từng yêu nhưng không thể lấy.

Câu chuyện thứ tư: “Vợ chồng” – câu chuyện về một vị cảnh sát hình sự lớn tuổi trước đây đã không đưa được món quà của mình cho người vợ.”

Chắc hẳn khi đọc đến đây bạn sẽ chợt nhận ra câu chuyện bản thân hoặc đã từng đọc đâu đó trên mạng với những nội dung tương tự như vậy. Toàn bộ cả bốn câu chuyện bên trên đều có sự nhẹ nhàng, đơn giản, nét chân thực và gần gũi với đời sống thường ngày là yếu tố tạo nên sự lôi cuốn cho cuốn sách.

“Có lời nói dối để người khác chú ý đến mình nhiều hơn, có lời nói dối lại để lừa người khác. 

Có những lời nói dối làm tổn thương trái tim con người, nhưng cũng có những lời nói dối lại cứu rỗi người khác. Thế nhưng, trong phần lớn trường hợp, con người thường hối hận vì nói dối.”

Khi đứng giữa sự lựa chọn, chúng ta thường ôm về mình nỗi đau mà nói lời nói dối để làm yên lòng người thân yêu. Đó cũng là lựa chọn của những người quay về quá khứ tại quán cafe Funiculi Funicula. 

Nằm nép mình trong con ngõ tối, quán cafe này chắc chắn chẳng phải một địa điểm lý tưởng để người ta hẹn hò. Thậm chí, nếu không có tấm biển đề chữ “Funiculi Funicula” thì có lẽ cũng chẳng ai nghĩ rằng dưới tầng hầm lại có một quán cafe.

Thế nhưng, nơi này lại khá nổi tiếng bởi câu chuyện về một “chiếc ghế kỳ diệu” có thể đưa ta về quá khứ. Không phải, đúng hơn hết là nó có thể đưa ta du hành thời gian, dù là quay về quá khứ hay đi đến tương lai. Nghe khá hấp dẫn, tuy nhiên, việc du hành này lại bị trói buộc bởi hàng tá quy tắc rối rắm. Không phải lúc nào bạn thích thì cũng có thể ngay lập tức ngồi vào chiếc ghế thần kỳ. Trong một ngày chỉ có đúng một thời điểm chiếc ghế ấy trống và không ai biết thời điểm đó là khi nào. Hơn nữa, quy tắc quan trọng nhất bạn cần biết chính là: CHO DÙ CÓ CỐ GẮNG ĐẾN ĐÂU, BẠN CŨNG KHÔNG THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC THỰC TẠI.

Thế đấy, nếu không thể thay đổi điều gì, vậy thì tốn công sức đến đây có ích gì chứ? Vậy mà vẫn có nhiều người tìm đến đây để được ngồi lên chiếc ghế đó. Có người đàn ông đến gặp người bạn đã mất cách đây 22 năm, có người con trai mong được gặp lại mẹ của mình, có chàng trai đến gặp cô gái mình yêu, và cũng có người đàn ông muốn quay về quá khứ để trao món quà sinh nhật cho vợ mình.

Kazu có lẽ là nhân vật khiến cho mình bất ngờ nhất. Cô xuất hiện xuyên suốt các câu chuyện bởi chỉ có cốc cafe do chính tay cô rót mới có thể đưa người ta về quá khứ. Mình vẫn luôn cảm thấy nhân vật này thật mâu thuẫn. Bình thường lúc nào Kazu cũng trưng bộ mặt lạnh nhạt, thốt ra những câu nói vô cảm như tạt gáo nước lạnh vào người khác, thậm chí, “hào quang” từ Kazu còn khiến người khác tưởng chừng như nhiệt độ xung quanh giảm đi vài độ. Thế nhưng, lại có lúc Kazu “cười khúc khích”, cô cũng gợi ý món quà sinh nhật vợ và thậm chí sẵn sàng cùng ông thanh tra già đi chọn sợi dây chuyền ưng ý. Vậy rốt cuộc Kazu là người thế nào? Những mảnh ghép cứ dần xuất hiện và mình cũng đã có được lời giải cho riêng mình. Cô vốn dĩ không phải là người lạnh lùng, Kazu chọn trở thành như vậy bởi cô không cho phép mình được hạnh phúc. Có đôi lúc Kazu đã quên mất “nhiệm vụ” này, và đó mới chính là con người thật của cô.

Mỗi chương là mỗi câu chuyện của những con người khác nhau, thể nhưng chúng lại được gắn kết bởi một sợi dây vô hình. Những chi tiết nhỏ được gửi gắm đôi lúc khiến chúng ta bất ngờ vì sự liên quan kì lạ giữa những câu chuyện này. Đến cuối cùng, mình đã học được bài học quý giá về cuộc đời của một con người. Mỗi sinh mạng mất đi không phải để dằn vặt những người xung quanh. Ngược lại, những sinh mạng ấy chỉ có ý nghĩa khi những người xung quanh ghi nhớ rằng “mình phải sống thật tốt” vì như thế có nghĩa là họ đã dành cả cuộc đời mình để mang lại hạnh phúc cho mọi người.

Văn phong khá nhẹ nhàng, bối cảnh mang cho ta cảm giác gần gũi, cho dù bản dịch chưa mượt mà lắm nhưng vẫn là một quyển truyện lý tưởng để mình chìm đắm trước khi ngủ.


0 điểm

Trên cả tuyệt vời. Cuốn sách “Điều kỳ diệu ở tiệm tạp hoá Namiya” đã đưa mình tới đây. Mỗi câu chuyện, mỗi lời nói dối đều mang một ý nghĩa khác nhau, mỗi câu chuyện chứa đựng một thông điệp khác nhau. Nhưng bằng một cơ duyên nào đó tất cả lại gắn kết lại tại một tiệm cà phê tên “Funiculì Funiculà”, trong quán cà phê đó có một chiếc ghế gắn liền với một truyền thuyết đô thị:

“Khi ngồi xuống chiếc ghế đó, bạn có thể trở về khoảng thời gian mà bạn mong muốn”. Thế nhưng, cũng có khá nhiều những quy tắc rắc rối đi kèm.. Dù thế, vẫn có những vị khách nghe được tin đồn về truyền thuyết đô thị đó mà tìm đến quán cà phê này.

“Dù có quay lại quá khứ, bạn cũng không thể gặp được những người chưa đến quán này bao giờ.

Khi trở về quá khứ, dù có cố gắng thế nào, bạn cũng không bao giờ có thể thay đổi thực tại.

Khi có một vị khách đã ngồi vào chiếc ghế đó, bạn chỉ có thể ngồi vào đó khi vị khách ấy đã đứng lên.

Dù có quay về quá khứ, bạn cũng không thể nào rời khỏi cái ghế.

Thời gian bạn có thể quay về quá khứ được tính từ lúc bạn gọi một tách cà phê cho đến khi tách cà phê đó nguội lạnh”


Tác giả Toshikazu Kawaguchi phải nói là rất khéo léo khi lồng ghép những biểu tượng sâu sắc, như ba chiếc đồng hồ ám chỉ ba cột mốc quá khứ – hiện tại – tương lai, hay như hình ảnh hai chiếc đồng hồ hỏng không thể sửa được cũng chính là quá khứ và tương lai không thể thay đổi. Một chi tiết rất hay, được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong sách, chính là chiếc ghế, nó bản chất không phải chỉ đơn thuần là ghế để ngồi, là nơi để chúng ta tĩnh lại bản thân, một góc nhìn nhận sự việc, hành vi ở quá khứ song song với việc hướng đến tương lai. 

Có lẽ điều tác giả mong muốn gửi gắm đến chính là bạn đừng bao giờ tốn quá nhiều thời gian cho những điều đã qua trong quá khứ, đừng tiếc nuối những quyết định đã qua, hãy trân trọng thời gian của bản thân, hướng tới những điều ở hiện tại và tương lai. 

Với lối dẫn dắt tài tình, như một phép màu nhiệm, tất cả câu chuyện như thước phim diễn ra trước mắt bạn, tác giả đưa người đọc trải qua đủ mọi loại cung bậc cảm xúc hỷ, nộ, ái, ố. Bạn cùng buồn, cùng cảm thương cho nhân vật. Sau mỗi chuyến du hành là bài học sau sắc được rút ra qua từng trang sách, chính nhân vật và cả người đọc đều tự cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn. 

Cuốn sách Khi lời nói dối còn chưa phơi bày là cuốn sách nhân văn bạn nên có trong tủ sách của mình. Thời gian và lời nói vốn là thứ đã qua đi thì không thể lấy lại được. Vì thế hãy sống thật ý nghĩa bạn nhé, để không phải hối hận vì chính những quyết định của mình.


Mỗi người chúng ta chắc hẳn đều một lần nói dối trong đời. Và nếu thật sự có một tiệm cà phê như trong sách liệu bạn có can đảm ghé đến để trở về hay không? Khi ước mơ trong tương lai còn giang dở, nuối tiếc trong quá khứ còn đọng lại. Cả bốn mảnh ghép trong truyện đều cùng chung một lối suy nghĩ, họ lựa chọn nói dối để cứu rỗi tâm hồn, lời nói dối của họ không gây hại đối phương, mà để cho lòng mình nhẹ hơn. Anh Goutarou đã nói dối con gái suốt hai mươi mấy năm, anh sống trong đau khổ và ân hận, và rồi anh quyết tâm quay về quá khứ gặp bạn thân của anh cũng chính là bố đẻ con gái anh để làm rõ mọi chuyện. Hay câu chuyện của anh Yukio vì theo đuổi đam mê đã bỏ lỡ thời khắc quan trọng để gặp mặt mẹ lần cuối. Tất cả các nhân vật đều phải sống day dứt, dằn vặt, để rồi chính họ tự cứu lấy họ, tự giải tỏa những khuất mắc trong lòng, tự vực dậy tinh thần. Thế mới nói, mất đi rồi chúng ta mới biết trân trọng.

Tác giả Toshikazu Kawaguchi phải nói là rất khéo léo khi lồng ghép những biểu tượng sâu sắc, như ba chiếc đồng hồ ám chỉ ba cột mốc quá khứ – hiện tại – tương lai, hay như hình ảnh hai chiếc đồng hồ hỏng không thể sửa được cũng chính là quá khứ và tương lai không thể thay đổi. Một chi tiết rất hay, được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong sách, chính là chiếc ghế, nó bản chất không phải chỉ đơn thuần là ghế để ngồi, là nơi để chúng ta tĩnh lại bản thân, một góc nhìn nhận sự việc, hành vi ở quá khứ song song với việc hướng đến tương lai. 

"Khi lời nói dối còn chưa phơi bày" là một trong những quyển sách hay nhất của nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Nhật Bản Toshikazu Kawaguchi. Ngay khi vừa ra mắt, "Khi lời nói dỗi còn chưa phơi bày" đã được đông đảo bạn đọc yêu mến và dành nhiều tình cảm. Tác phẩm này còn được xem như là phần nối tiếp của "Khi tách cà phê còn chưa nguội".

"Khi lời nói dối còn chưa phơi bày" lấy bối cảnh chính ở một khu phố vắng vẻ ít người biết đến. Tại nơi ấy, có một quán cà phê tên là Funiculì Funiculà ; trong quán cà phê đó có một chiếc ghế gắn liền với một truyền thuyết đô thị: "Khi ngồi xuống chiếc ghế đó, bạn có thể trở về khoảng thời gian mà bạn mong muốn". Thế nhưng, cũng có khá nhiều những quy tắc rắc rối đi kèm. Dù thế, vẫn có những vị khách nghe được tin đồn về truyền thuyết đô thị đó mà tìm đến quán cà phê này.

"Dù có quay lại quá khứ, bạn cũng không thể gặp được những người chưa đến quán này bao giờ.

Khi trở về quá khứ, dù có cố gắng thế nào, bạn cũng không bao giờ có thể thay đổi thực tại.

Khi có một vị khách đã ngồi vào chiếc ghế đó, bạn chỉ có thể ngồi vào đó khi vị khách ấy đã đứng lên.

Dù có quay về quá khứ, bạn cũng không thể nào rời khỏi cái ghế.

Thời gian bạn có thể quay về quá khứ được tính từ lúc bạn gọi một tách cà phê cho đến khi tách cà phê đó nguội lạnh"

Tác phẩm này kể về bốn câu chuyện ấm áp đã xảy ra trong quán cà phê kì diệu ấy, bao gồm "Bạn thân", "Mẹ con", "Người yêu" và "Vợ chồng" . Mỗi câu chuyện là một tình huống, một lời nói dối và những cảm xúc khác nhau, nhưng đều mang đến cho người đọc những giây phút nhẹ nhàng, sâu lắng. Và rồi, sau khi đã gấp quyển sách lại, ta lại tự hỏi chính bản thân mình: Nếu có thể quay về ngày ấy, mình sẽ gặp ai? Có lời nói dối để người khác chú ý đến mình nhiều hơn, có lời nói dối lại để lừa người khác. Có lời nói dối làm tổn thương trái tim con người, những cũng có lời nói dối lại cứu rỗi được người khác. Thế nhưng, trong phần lớn trường hợp, con người thường hối hận vì đã nói dối.

"Khi lời nói dối còn chưa phơi bày" của Toshikazu Kawaguchi là một cuốn sách có ý nghĩa nhân văn rất lớn. Thời gian qua đi không bao giờ lấy lại được, lời đã nói cũng không thể nào rút lại. Vì thế, hãy sống sao cho thật ý nghĩa để không phải nuối tiếc vì những điều đã qua.