Hình hài của nước
Xem thêm

Không đơn giản là một phiên bản của “Người đẹp và quái vật”, “Hình hài của nước” không có người đẹp. Elisa mang nhiều vết sẹo trên cổ, là những gì còn sót lại từ cuộc sống khắc nghiệt trong trại trẻ mồ côi. Cô sống một cuộc đời câm lặng trong một căn hộ phía trên một rạp chiếu phim cũ, làm công việc lau dọn nhiều năm không được thăng tiến. Đời thực khắc nghiệt khiến Elisa sống trong một thế giới mà cô tự tưởng tượng ra. Cô chìm đắm tâm tưởng trong những bộ phim điện ảnh, những bản nhạc và những đôi giày cao gót đẹp đẽ. Nhận thức của Elisa giống như những khung cảnh tái dựng ở viện bảo tàng, những vương quốc nhỏ bé hoàn hảo, dễ dàng vỡ vụn nếu ta không bước đi nhẹ nhàng. 

Thủy quái Deus Brânquia là một trong những nhân vật rất tinh tế của “Hình hài của nước”. Người đọc dần nhận ra rằng con quái vật lạc loài gớm ghiếc, dữ tợn được đưa từ rừng già Amazon về lại có tính người. Thủy quái thấu hiếu, biết thấu cảm, biết giao tiếp, biết thấu cảm và cũng biết yêu. Trái lại, nhân vật Richard Strickland - người đã nhận lệnh săn thủy quái ở Amazon suốt mười bảy tháng lại như luôn có một con quái vật núp bên trong, lạnh lùng và tàn bạo, chỉ chực chờ xé bỏ lớp vỏ để hiện nguyên hình. 

“Hình hài của nước” khẳng định một điều, rằng vẻ đẹp của con người cũng muôn hình vạn trạng như hình hài của nước, và rằng tình yêu bất kể tới từ ai, là người khác biệt đến thế nào, tới từ địa vị xã hội nào, có màu da gì cũng đều là tình yêu thuần khiết như nước.

Sách kể về số phận của cô gái câm Elisa và tình yêu với thủy quái từ Amazon với một chiều sâu mới, khác ngôn ngữ điện ảnh. Có thể nói, tiểu thuyết là một sự bổ sung tinh tế và sâu sắc cho câu chuyện đã từng chinh phục khán giả trên màn ảnh rộng.   

Truyện có bối cảnh nước Mỹ những năm 1960, kể về những nhân vật đều là những người không có tiếng nói trong xã hội: cô gái câm Elisa, cô lao công da màu Zelda, người họa sĩ bị xem là lỗi thời…Tình yêu giữa Elisa và thủy quái Amazon vừa giống lại vừa khác motip “người đẹp và quái vật”. Khác vì Elisa không phải là người đẹp, cuộc đời cô chịu nhiều bất hạnh từ trại trẻ mồ côi, khuyết tật và chỉ làm một công việc tạp vụ và kết cục tình yêu của cô không phải là cổ tích. 

Trong phim, diễn viên Sally Hawkins đảm nhận vai Elisa. Khuôn mặt, dáng vẻ, đôi mắt buồn bã và nỗi đau đớn mà không thể cất tiếng nói của cô khắc sâu vào lòng người xem. Dáng vẻ ấy có lẽ sẽ trở lại trong hình dung của người đọc khi đọc tiểu thuyết Hình hài của nước. Đạo diễn Guillermo del Toro đã chọn một biểu tượng rất đắt giá để nói về tình yêu của con người. Và một kết thúc đẹp đến thuần khiết...

Lấy bối cảnh nước Mỹ những năm 1960, tiểu thuyết kể về Elisa Esposito - một cô gái câm sống cuộc đời vô thanh, cam phận trong những lồng kính của căn hộ bé nhỏ, của chuyến xe buýt chật hẹp và những hành lang dài ngột ngạt trước khi gặp được sinh vật như định mệnh của mình. Cả hai đều không thể cất tiếng nói, mà chỉ giao tiếp với nhau bằng ký hiệu và ánh mắt. Nỗi cô đơn, mặc cảm và lạc lõng là sợi dây kết nối, cuốn hút hai kẻ khác loài hướng về phía nhau, thôi thúc họ làm nên những điều không tưởng. 

“Hình hài của nước” là câu chuyện về những nỗ lực giao tiếp vô thanh của những số phận bên lề xã hội: người có khiếm khuyết (cô gái câm Elisa), người bị phân biệt chủng tộc và màu da (cô lao công da màu Zelda), người làm nghệ thuật bị xã hội gán mác “lỗi thời” (họa sĩ, người hàng xóm trung niên Giles), người sống tận tâm giữa một xã hội vô tâm (tiến sĩ Hoffstetler) và kẻ lạc loài (thủy quái). 

Ngôn ngữ vô thanh trước nhất được thể hiện ở ngôn ngữ của tình yêu giữa cô gái câm Elisa và thủy quái Amazon. Không thể cất lên tiếng nói, cô gái câm Elisa giao tiếp với thủy quái bằng những loại ngôn ngữ không lời: ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ hình thể và âm nhạc. Tác giả đã minh họa thành công một kiểu tình yêu chẳng cần đến lời nói, một kiểu tình yêu tự nhiên như đất như nước.

Hình Hài Của Nước được đặt trong bối cảnh nước Mỹ những năm 1960. Tác phẩm kể về chuyện tình của hai kẻ lạc loài: cô gái câm Elisa Esposito và một thủy quái cổ xưa bị đem từ rừng rậm Amazon về. 

Không thể cất tiếng nói, họ giao tiếp với nhau bằng ánh mắt, ký hiệu, kết nối với nhau bằng nỗi cô đơn, mặc cảm. Elisa sống câm lặng, chịu đựng cho tới khi gặp được định mệnh của cuộc đời mình. Yêu có nhất thiết phải nói ra? Hay những người cùng tần số có thể kết nối với nhau bằng ngôn ngữ riêng, như ký hiệu, hình thể hay âm nhạc? Elisa và thủy quái kết nối với nhau bằng một thứ ngôn ngữ riêng. Tự nhiên như nước, chỉ cần chạm vào mắt nhau, họ đã hiểu nỗi lòng của đối phương. Tình yêu có thể khiến thủy quái Deus Brânquia - sinh vật tưởng chừng dữ tợn, gớm ghiếc - trở nên thấu hiểu và rung động, khiến Elisa dũng cảm bước ra vùng an toàn của bản thân để bảo vệ, ở cạnh người mình yêu. 

Câu chuyện nhuốm màu cổ tích này cho người đọc hiểu rằng: tình yêu, dẫu có đến từ ai, địa vị xã hội nào, khác biệt tới đâu,... thì vẫn thuần khiết như nước. Hình Hài Của Nước: có thể uyển chuyển đi qua mọi thứ, tồn tại dưới bất cứ hình dạng nào, vừa dịu dàng, vừa mạnh mẽ,... phải chăng đây cũng chính là hình hài của tình yêu?



Hình Hài Của Nước là một câu chuyện tuyệt đẹp giữa những hiện thực tàn khốc. 

Mình thích cách những con người ngoài lề xã hội được gắn kết với nhau một cách thật bùng nổ, làm nên những điều không tưởng. Cách họ tìm lại ý nghĩa cuộc sống của chính mình. 

Elisa, một cô gái không thể nói, một người lao công tầm thường gần như vô hình trong trung tâm Occam. 

Zelda, một phụ nữ da màu, luôn bị chèn ép, phân biệt đối xử vì màu da của mình. Cũng là một lao công ở Occam và là người bạn tuyệt vời của Elisa. Giles, một họa sĩ hết thời, một người đồng tính bị khinh bỉ, coi thường. 

Có lẽ họ sẽ vẫn cứ cam chịu cái cuộc sống vật vờ, cứ âm thầm trôi đi như vậy nếu không có cuộc gặp gỡ giữa Elisa và một sinh vật kỳ lạ ở Occam. Hai con người không thể cất tiếng nói nhưng ký hiệu và ánh mắt đã nói lên tất cả. Hơn cả lời nói, sự kết nối của họ xuất phát từ trong tâm hồn. Chính sự kết nối đó khiến họ làm nên những điều thật không tưởng. Mình vô cùng, vô cùng thích cách họ đấu tranh và bùng nổ, tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của chính mình. 

Có những lúc tác giả đưa người đọc vào khung cảnh lung linh, huyền ảo, đẹp như trong một câu chuyện cổ tích nhưng cũng có lúc khiến người đọc không khỏi phẫn nộ, bức xúc bởi hiện thực tàn nhẫn đến đau lòng. Ngoài tuyến nhân vật chính thì tuyến nhân vật phụ như nhà khoa học tha hương, người vợ khao khát đi trên đôi chân của chính mình hay tính cách của phe bên kia (vai phản diện) cũng được tác giả xây dựng một cách rất độc đáo và ấn tượng. Cách tác giả miêu tả sự giàu có nhưng cũng đầy hiểm họa của thiên nhiên qua chi tiết săn đuổi sinh vật kỳ lạ ở rừng rậm Amazon cũng để lại cho mình rất nhiều ấn tượng.