GIÔNG TỐ
Xem thêm

Tôi đã rất thích thú với 3/4 tiểu thuyết "Giông Tố" của Vũ Trọng Phụng. Sử dụng ngôi kể thứ ba, tác giả đã đi sâu vào tâm trí của từng nhân vật để phơi bày nội tâm của họ. Phức tạp nhất là tâm lý của Long và Thị Mịch, hai nạn nhân lớn nhất của tiểu thuyết. Họ dao động giữa tình yêu và lòng tham, sự ngây thơ và trả thù, sự tuân theo chuẩn mực và lòng tự hào - tất cả tạo nên một thế giới hỗn loạn của "Giông Tố".

Điều khiến tôi bực bội là cuốn tiểu thuyết này không có chủ đích viết về phụ nữ, mà sử dụng họ như một công cụ thúc đẩy cốt truyện. Nó không có bình luận có chủ đích về phụ nữ như những nạn nhân của chế độ gia trưởng nhưng dựa vào việc họ thiếu quyền tự chủ để miêu tả xã hội háo sắc trước năm 1945. Tuy nhiên, đây không phải là điều khiến "Giông Tố" mất đi ngôi sao cuối cùng vì tôi hoàn toàn hiểu cách các nhà văn thời kỳ này có thể bỏ qua yếu tố đó.

Tôi thấy cốt truyện ở phần 1/4 cuối của cuốn sách cực kỳ phức tạp và thiếu cơ sở. Chúng ta được giới thiệu với một người đàn ông bí ẩn, sau này được biết đến là Hải Vân, để vạch trần quá khứ nhơ nhớp của Nghị Hách chỉ khi tình hình đã được thiết lập. Việc tiết lộ bí mật của Nghị Hách của người đàn ông này, đến lượt nó, lại làm mất đi mạch đọc của tôi do thiếu tính hồi hộp / phát triển. Những bí mật này đều độc đáo, rời rạc và gây rối loạn cao độ, tất cả đều xứng đáng được gợi mở nhiều hơn trước khi chúng xuất hiện cùng một lúc. Vì lý do này, tôi không tin vào phản ứng của các nhân vật trong các chương tiếp theo và hoàn toàn mất hứng thú khi Phụng đưa chương trình nghị sự chính trị của mình vào sách (lý do Hải Vân trở về).

Nhìn chung, đây là một cuốn sách hay. Nhưng cái kết đã phá hủy nó.

Chắc nói về cụ Phụng có lẽ ai cũng biết cụ là một cây bút hiện thực phê phán vô cùng lỗi lạc. Giọng văn của cụ như cây dao sắc nhọn bóc tách từng lớp vỏ giả tạo của cái xã hội cũ - cái xã hội ễnh ương nửa Tây nửa Ta nửa lại lai Tàu, cái xã hội tưởng tân tiến văn minh nhưng lại vô cùng thối nát, mục rỗng. Đọc văn cụ Phụng ta như mua được một cuốn phim cũ khi mà càng đọc ta lại thấy từng chi tiết về một xã hội cứ lật giở mãi qua góc nhìn của mỗi nhân vật hay cả qua góc nhìn của một độc giả qua cốt truyện. Từ "Sống chết mặc bây", đến "Số Đỏ" dù chỉ là những đoạn trích nhỏ được học trong sách giáo khoa mình đã vô cùng thích, nay khi đọc "Giông Tố" mình mới khâm phục về tài năng và ngưỡng mô một cái nhìn rất tân thời trong một xã hội tưởng tân tiến ai ngờ lại xuống cấp đến tột cùng.


Trước tiên phải nói đến bức vẽ xã hội mà cụ Phụng vẽ trong "Giông Tố". Nó là một bức vẽ trừu tượng, đầy màu sắc rực rỡ nhưng cũng đầy màu tăm tối. Đó là bức vẽ thể hiện ngay trong các nhân vật như: Nghị Hách, một kẻ trọc phú độc ác, tà dâm và vô cùng tham lam nhưng lại được khoác lớp áo là một con người hiền lương là một đại diện cho những tên địa chủ tá điền ngày ấy. Thị Mịch là một cô gái nông dân ngây thơ, trong sáng và cả tin đến nỗi bị Nghị Hách lừa lên xe hãm hiếp. Dù vụ kiện của Thị Mịch coi như đã xong ở nửa bộ truyện nhưng vẫn cho mình những hụt hẫng bởi đồng tiền, bởi quan hệ quá là ghê gớm. Đáng lẽ Thị Mịch phải sống hạnh phúc hơn, đáng lẽ cô phải thắng kiện vì chứng cứ đã rõ mồn một nhưng vì tiền, vì quan hệ và vị sự gièm pha mà cô đã thua kiện. Sức mạnh của đồng tiền cũng biến Mịch từ người con gái ngây thơ, cố gìn giữ phẩm hạnh thành một thai phụ lăn loàn, ngoại tình với Long người tình cũ dẫu đã có chồng. Và Long và Tú Anh họ đều là nhũng bậc trí thức đức độ đáng kính trọng trong xã hội nhưng đều phải bất lực trước cái xã hội ấy để rồi tạo ra một con người nhu nhược hay một con người buông xuôi tất cả.

Mình sẽ viết một chút về “Giông tố” nói riêng và nhà văn Vũ Trọng Phụng - ông vua phóng sự đất Bắc - nhà văn cận đại xuất sắc nhất trong lòng mình, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất (13/10/1939 - 13/10/2019) và 107 năm ngày sinh (20/10/1912 - 20/10/2019) của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Về “Giông tố”, một thiên truyện dài. Nếu như “Số đỏ” đã gần như quen thuộc với độc giả, những người nghiêng mình trước ngòi bút thiên tài của Vũ Trọng Phụng không thể bỏ qua “Giông tố” - thiên truyện dài bao đựng những thành phần xã hội thời kỳ tối tăm của đất nước, những năm tháng thành thị học đòi văn minh, thượng lưu, nông thôn bần hàn với những nhỏ mọn, cam chịu kiếp con vật cùng sự tha hóa tận cùng của con người.

Khác với “Số đỏ”, thế giới mà họ Vũ vẽ ra chỉ một màu đen, “Giông tố” mở đầu màn kịch cay đắng kiếp người với Nghị Hách hiếp dâm cô gái quê Thị Mịch, những tưởng chuyện chỉ mới bắt đầu, Vũ Trọng Phụng bất ngờ mở ra hàng loạt những bí mật về Tú Anh, về Long, về Hải Vân.. Thế giới nhân vật trong văn Vũ Trọng Phụng bao giờ cũng rộng và nhiều màu sắc, phục vụ cho màn đêm đen tối tận cùng. Ngòi bút của ông khi viết “Giông tố” miêu tả nhân vật không đều, ban đầu nhân vật A chiếm nhiều đất diễn và cảm tình từ ông, nhưng càng về sau màn kịch dần dành chỗ cho nhiều người khác. Nói như vậy chứng tỏ rõ, họ Vũ không viết tiểu thuyết mà là viết phóng sự. Phóng sự cho cuộc đời mục nát thành thị, gửi vào đó những chua cay, đau xót đến tận cùng của một người nặng lòng với thời thế chỉ biết đem nỗi lòng bất tận gửi vào những dòng văn tả thực sắc cạnh, u ám, lạnh lẽo, cô độc.

"Giông tố” là thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con người trên mọi lĩnh vực: không ai có thể tin được ai, không ai có thể nhờ cậy được ai. Từ trong ra ngoài, từ anh em đến cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối, bất mục, một vòng loạn luân khép kín: tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi, không thể biết hậu quả chỗ nào mà tránh.
Vũ Trọng Phụng trình bày con người của mọi thời đại dưới khía cạnh thực nhất: Đó sự thay lòng đổi dạ của con người trong một môi trường xã hội mà tiền bạc có thể chi phối tất cả.

Trong “Giông Tố”, chúng ta không tìm ra được khuôn mặt nào đáng thương quá đáng, cũng không tìm thấy khuôn mặt nào đáng ghét quá đáng, kể cả Nghị Hách và Thị Mịch, là hai đối trọng, kẻ hiếp dâm và kẻ bị hiếp.

Trong “Giông tố”, (cũng như trong “Vỡ đê” và “Số đỏ”), không hề có sự chia đôi giữa nạn nhân và thủ phạm. Ngòi bút tinh tế của tác giả đã vẽ nên bức tranh đa dạng trong chính tâm hồn, lối suy nghĩ của nhân vật, đặc biệt phức tạp của con người Thị Mịch và Long (vị hôn phu hụt của Mịch).

Tài năng phác hoạ tâm lí nhân vật của Vũ Trọng Phụng phải gọi là đỉnh cao, nó chân thực một cách khó tin. Lột tả trần trụi nhân vật đến nỗi từng câu từng chữ ta đọc, ta có thể tìm kiếm đâu đó chính sự đối nghịch của bản thân mình trong đó. Phải chăng đôi lúc ta cũng không thiện lương hoàn toàn, phần con và phần người đan xen?

Đọc cuốn tiểu thuyết “Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng trong thời gian này có lẽ không phải sự lựa chọn sáng suốt nhưng tôi lại chọn đọc xong nó hơn một tuần ở nhà vì dịch bệnh! Nhà văn họ Vũ đã thành công trong việc chứng minh cho ta thấy ở bất kỳ cái xã hội nào cũng có thể xảy ra những tấm bi kịch xuất phát từ đồng tiền, sự dâm loạn và vì sự bất tín của con người, tôi được biết nhà văn chỉ sống đến 26 tuổi có nghĩa là mất cách đó 3 năm khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết này vào năm 1936 nhưng tại sao nhà văn lại có một cái nhìn về xã hội tha hóa và đầy rẫy sự mục nát từ bên trong con người như vậy? Trong một xã hội mà ta đang sống có bao nhiêu người đang đóng vai như Nghị Hách một mẫu hình chung của những kẻ có chức quyền giàu có bằng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình hay xung quanh ta có bao nhiêu là Long, Thị Mịch hay Tú Anh nữa? Mỗi mẫu hình đó đại diện cho sự bất tín, sự thấp hèn về lòng người hay sự thay lòng đổi dạ với cả người thương yêu của mình mà chính chúng ta có thể tự vấn lại bản thân sau khi đọc xong tiểu thuyết này. Một xã hội bất an được bóc tách từng lớp từ ngòi bút của nhà văn lúc đó chỉ mới 24 tuổi đã tái hiện nó lên quá rõ nét như chính ông đã từng trải qua tấm bi kịch đó!

 

Mình đã hơi kỳ vọng rằng ‘Giông Tố’ cũng sẽ đanh đá hài hước như ‘Số Đỏ’, nhưng có chút nhầm. Trong khi ‘Số Đỏ’ là một vở hài kịch giữa một xã hội bi kịch, thì ‘Giông Tố’ chỉ đơn giản là một bi kịch.

‘Giông Tố’ xoay quanh vụ hiếp dâm của Nghị Hách giàu có đối với Mịch, cô con gái ông đồ ở nhà quê. Nghe là đã thấy bi kịch rồi. Một bên thì cứ dùng tiền để che đậy cái việc dâm dục của mình, còn một bên nửa muốn kiện tụng lấy lại thanh danh, nửa muốn thôi đi cho xong chuyện đỡ mua thêm tủi nhục vào người. Nhưng nếu kẻ xấu người tốt đều rõ rành rành ra thế thì có gì thú vị đâu. Giữa vụ việc ầm ĩ này lại có hai nhân vật không biết là lương thiện hay sở khanh: Tú Anh con trai Nghị Hách và Long, thư ký của Tú Anh.

Nếu như các nhân vật trong ‘Số Đỏ’ đều có vai trò rõ ràng đáng yêu ra đáng yêu mà đáng ghét ra đáng ghét, thì Long và Tú Anh lại như trêu ngươi người đọc khi cứ lờn vờn qua lại cái ranh giới tốt và xấu, tình và lý.

Cho nên ‘Giông Tố’ đâm ra nghiêm túc hơn ‘Số Đỏ’. Với ‘Giông Tố’, Vũ Trọng Phụng vẫn còn nhìn nhận những điều lương thiện của xã hội thời đó, điều đã biến mất hẳn trong ‘Số Đỏ’ sau này.

Tác phẩm bắt đầu với lời dẫn: “Mặt trăng, rất to và rất tròn, chiếu vằng vặc”, như một dấu hiệu báo rằng, bầu trời luôn quang đãng và tĩnh lặng, trước khi có cơn giông.

Mở đầu câu chuyện là việc Mịch - vợ sắp cưới của Long bị tên Hách "làm nhục" khiến cô và gia đình mất hết danh dự. Bố của Mịch, cùng với các lý trưởng trong làng thưa kiện Hách, nhưng do giàu và quen nhiều quan lớn hơn, Hách đã thắng kiện. Sau đó, Mịch trở thành vợ lẽ của Hách. Còn Long thì quyết tâm trả thù tên vô lại đã làm tan nát cuộc đời mình, lẫn vợ chưa cưới của mình, để rồi dẫn đến những diễn biến rối ren về sau.

Hai nhân vật trung tâm của câu chuyện là Long và Mịch, tuy nhiên, suốt quá trình đọc, mình cảm thấy nhân vật chính hơn là Long.

Sở dĩ mình cho rằng như vậy, là vì hầu hết các nhân vật trong đây đều liên quan đến Long, đồng thời cảm nhận được sự giằng xé bên trong nội tâm của Long dữ dội hơn nhiều so với Mịch và các nhân vật khác. Vũ Trọng Phụng thật sự đã xây dựng Long rất kỹ, rất tốt. Từ một chàng trai lương thiện, chăm chỉ, với mong ước lớn nhất là có một gia đình thuộc về mình; cho đến một Long đa nghi, trác táng, để rồi cuối cùng trở thành người mà trước đây bản thân hắn luôn căm ghét.

Mình thích 1/2 đầu của tác phẩm. Càng đến gần cuối tác giả càng đuối, nhất là drama sau khi nhân vật Hải Vân xuất hiện. Còn cái kết thực sự khiến mình hoang mang.

Tuy “đầu voi đuôi chuột”, nhưng mình vẫn đánh giá cao “Giông tố”, vì văn phong và cách kể chuyện cuốn hút. Mặc dù, có thể dễ dàng nhìn ra sự bất ổn khi xây dựng và phát triển câu chuyện, nhưng điểm cộng là mỗi nhân vật đều có cá tính rất riêng, rất dễ nhớ. Cũng khiến mình suy ngẫm rất nhiều. Không ai hoàn toàn tốt hẳn, cũng không ai hoàn toàn xấu hẳn. Họ đứng giữa lằn ranh của tốt và xấu, ai cũng từng lầm lỡ, ai cũng từng làm điều sai trái. Đến cuối cùng, ai vẫn còn giữ được mình, người đó có bản lĩnh.

Tôi thích 3/4 bài "Giông Tố" của Vũ Trọng Phụng. Sử dụng lối kể chuyện ở ngôi thứ ba, ông đi sâu vào tâm trí của từng nhân vật để thể hiện nội tâm của họ. Phức tạp nhất là Long và Thị Mịch, hai nạn nhân lớn nhất của tiểu thuyết. Họ dao động giữa tình yêu và lòng tham, ngây thơ và trả thù, sự tương hợp và niềm kiêu hãnh - tất cả tạo nên một thế giới hỗn loạn của “Giông Tố”.

Điều khiến tôi khó chịu là cuốn tiểu thuyết này không cố ý viết về phụ nữ mà sử dụng họ như một công cụ điều chỉnh cốt truyện. Nó không có chủ ý bình luận về phụ nữ là nạn nhân của chế độ gia trưởng mà xoay quanh việc họ thiếu quyền tự quyết để miêu tả xã hội phóng túng trước năm 1945. Tuy nhiên, đây không phải là điều lấy đi ngôi sao cuối cùng của "Giông Tố" vì tôi hoàn toàn hiểu tại sao các nhà văn thời kỳ này lại có thể bỏ qua yếu tố đó. Tôi thấy cốt truyện trong phần cuối cùng của cuốn sách cực kỳ phức tạp và vô căn cứ. Chúng ta được giới thiệu về một người đàn ông bí ẩn, sau này được gọi là Hải Vân, chỉ làm sáng tỏ quá khứ nhơ nhớp của Nghị Hách khi đã xác định được tình hình. Ngược lại, việc người đàn ông tiết lộ những bí mật của Nghị Hách lại khiến mạch đọc của tôi bị phân tán do thiếu sự hồi hộp/phát triển. Những bí mật này đều độc đáo, nhiều tập và có tính đột phá cao, tất cả đều xứng đáng nhận được rất nhiều gợi ý trước khi chúng xuất hiện đồng thời. Vì lý do này, tôi không tin phản ứng của các nhân vật trong các chương tiếp theo và trở nên hoàn toàn thảnh thơi khi Phụng đưa mục tiêu chính trị của mình vào cuốn sách (lý do trở về của Hải Vân).

Nhìn chung, cuốn sách tuyệt vời. Nhưng cái kết đã phá hủy nó.