Xem thêm

Bạn đã bao giờ tìm thấy kim chỉ nam cho cuộc đời của chính mình hay chưa? Đây là câu hỏi tôi tự hỏi chính mình trong suốt chặng đường tìm kiếm ước mơ và sự thành công.Và câu trả lời, có trong quyển sách “Đời ngắn đừng ngủ dài “của tác giả Robin Sharma, quyển sách này đưa tôi đến hành trình thay đổi tư duy của bản thân, thông qua những câu nói tâm đắc mà tác giả Robin Sharma đã rút ra từ vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của chính mình.
Trong quyển sách “ Đời ngắn đừng ngủ dài” ở chương 30 tác giả có viết “ Những gì người ta nghĩ về bạn chẳng đáng kể. Điều quan trọng là bạn nghĩ gì về bản thân.” Câu nói này, khiến tôi nhận ra sâu thẳm bên trong nội tâm của bản thân, bấy lâu đã từng quan tâm đến những lời nói, lời chê bai của người khác mà quên đi giá trị của bản thân mang lại cho xã hội,bạn bè và cả gia đình. Theo tác giả chúng ta đã tiêu tốn quá nhiều sức lực để lo lắng người khác nghĩ gì về mình.Mỗi người sinh ra trên đời đều có một vị trí và chỗ đứng riêng, hãy trân trọng và sống đúng với con người thật, theo đuổi và hiện thực hoá ước mơ ấy.
Đặc biệt, tác giả gọi và đặt tên những hiện tượng cho những vấn đề mà ông đề cập ví dụ như mỗi một chương sách dù chỉ ngắn ngủi, nhưng lại có tiêu đề rõ ràng, để lại những câu nói truyền cảm hứng mạnh mẽ đến độc giả. John Spence, một nhà tư vấn, diễn giả đã từng nhận xét rằng “ Cuốn sách của Robin chứa đựng nhiều sự thông tuệ và lời khuyên sâu sắc, được trình bày ngắn gọn, đơn giản để ai cũng hiểu được , và nếu kiên nhẫn áp dụng thì hiệu quả sẽ rất to lớn.”
Tôi khá ấn tượng với cách đặt tên chương 37, Hội Chứng Lưng Lừa, cho những ai chưa biết thì Hội Chứng Lưng Lừa là hình ảnh ẩn dụ lấy lưng của con lừa, mỗi bó rơm được chất lên lưng của lừa thì không hề nặng, nhưng cứ từ ngày này qua ngày khác nó lại trở thành sức nặng lớn đến nỗi chỉ cần thêm một bó nữa là lưng nó sẽ gãy. Hình ảnh này, tác giả muốn nói đến con người chúng ta, chúng ta thường hay bỏ qua những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống mà quên đi rằng những người tài giỏi thật sự phải đổ mồ hôi với những chi tiết nhỏ bé này.
Những chi tiết nhỏ bé mà chúng ta cho rằng không quan trọng, nó lại chính là sự khác biệt giữa chúng ta và đám đông.

Nếu ai chưa đọc thử cuốn sách này, tôi hy vọng rằng bạn có thể thử đọc nó một lần. Để có được những bài học tư duy và kinh nghiệm sâu sắc của chính tác giả và áp dụng được cho chính bạn. Bản thân tôi, với vai trò là một độc giả tôi mong muốn truyền tải những cuốn sách có giá trị tích cực đến cộng đồng và xã hội, bất cứ bạn là ai dù già, trẻ, lớn, bé cũng nên nhớ rằng điều tốt đẹp luôn hiện hữu đâu đó trong cuộc sống.Dù có khó khăn, đau khổ, buồn bã đều có thể vượt qua nếu chính ta còn sống.




Bạn đã bao giờ tìm thấy kim chỉ nam cho cuộc đời của chính mình hay chưa? Đây là câu hỏi tôi tự hỏi chính mình trong suốt chặng đường tìm kiếm ước mơ và sự thành công.Và câu trả lời, có trong quyển sách “Đời ngắn đừng ngủ dài “của tác giả Robin Sharma, quyển sách này đưa tôi đến hành trình thay đổi tư duy của bản thân, thông qua những câu nói tâm đắc mà tác giả Robin Sharma đã rút ra từ vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của chính mình.
Trong quyển sách “ Đời ngắn đừng ngủ dài” ở chương 30 tác giả có viết “ Những gì người ta nghĩ về bạn chẳng đáng kể. Điều quan trọng là bạn nghĩ gì về bản thân.” Câu nói này, khiến tôi nhận ra sâu thẳm bên trong nội tâm của bản thân, bấy lâu đã từng quan tâm đến những lời nói, lời chê bai của người khác mà quên đi giá trị của bản thân mang lại cho xã hội,bạn bè và cả gia đình. Theo tác giả chúng ta đã tiêu tốn quá nhiều sức lực để lo lắng người khác nghĩ gì về mình.Mỗi người sinh ra trên đời đều có một vị trí và chỗ đứng riêng, hãy trân trọng và sống đúng với con người thật, theo đuổi và hiện thực hoá ước mơ ấy.
Đặc biệt, tác giả gọi và đặt tên những hiện tượng cho những vấn đề mà ông đề cập ví dụ như mỗi một chương sách dù chỉ ngắn ngủi, nhưng lại có tiêu đề rõ ràng, để lại những câu nói truyền cảm hứng mạnh mẽ đến độc giả. John Spence, một nhà tư vấn, diễn giả đã từng nhận xét rằng “ Cuốn sách của Robin chứa đựng nhiều sự thông tuệ và lời khuyên sâu sắc, được trình bày ngắn gọn, đơn giản để ai cũng hiểu được , và nếu kiên nhẫn áp dụng thì hiệu quả sẽ rất to lớn.”
Tôi khá ấn tượng với cách đặt tên chương 37, Hội Chứng Lưng Lừa, cho những ai chưa biết thì Hội Chứng Lưng Lừa là hình ảnh ẩn dụ lấy lưng của con lừa, mỗi bó rơm được chất lên lưng của lừa thì không hề nặng, nhưng cứ từ ngày này qua ngày khác nó lại trở thành sức nặng lớn đến nỗi chỉ cần thêm một bó nữa là lưng nó sẽ gãy. Hình ảnh này, tác giả muốn nói đến con người chúng ta, chúng ta thường hay bỏ qua những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống mà quên đi rằng những người tài giỏi thật sự phải đổ mồ hôi với những chi tiết nhỏ bé này.
Những chi tiết nhỏ bé mà chúng ta cho rằng không quan trọng, nó lại chính là sự khác biệt giữa chúng ta và đám đông.

Nếu ai chưa đọc thử cuốn sách này, tôi hy vọng rằng bạn có thể thử đọc nó một lần. Để có được những bài học tư duy và kinh nghiệm sâu sắc của chính tác giả và áp dụng được cho chính bạn. Bản thân tôi, với vai trò là một độc giả tôi mong muốn truyền tải những cuốn sách có giá trị tích cực đến cộng đồng và xã hội, bất cứ bạn là ai dù già, trẻ, lớn, bé cũng nên nhớ rằng điều tốt đẹp luôn hiện hữu đâu đó trong cuộc sống.Dù có khó khăn, đau khổ, buồn bã đều có thể vượt qua nếu chính ta còn sống.