Đã bao giờ bạn ước mình có thể thâm nhập vào đầu óc người khác để biết họ đang nghĩ gì? Bạn ước mình sẽ giành được quyền chủ động trước mọi đối thủ, chi phối thái độ người khác, không chỉ khiến cuộc chơi cân bằng mà còn nắm được thế thượng phong? Cuốn sách này giúp bạn biết cách thiết lập cuộc chơi để không bao giờ thua cuộc.

# Tác giả:

Tiến sĩ David J.Lieberman là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi và các mối quan hệ của con người.

Ông đã xuất bản 6 cuốn sách, tất cả đều đã được dịch ra 18 ngôn ngữ khác nhau và 2 cuốn lọt vào danh sách những cuốn bán chạy nhất của tờ New York Times. Ông còn là khách mời của hơn 200 chương trình truyền hình như The Today Show, Fox News, PBS và The View. Ngoài ra, ông giảng dạy và tổ chức các cuộc hội thảo về nhiều lĩnh vực trên toàn nước Mỹ.

Cách sử dụng quyển sách:

Quyển sách được chia làm 2 phần:

Phần I sẽ giúp ta đọc vị người khác một cách nhanh chóng, biết được suy nghĩ, cảm xúc của họ. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi.

Trong một số trường hợp, khi không lấy được thông tin cần thiết qua cuộc trò chuyện, ta sẽ sử dụng các chiến thuật về ngôn ngữ cử chỉ và dấu hiệu. Trong một số trường hợp khác, ta sẽ kết nối với họ bằng những câu hỏi. Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp đa dạng và tinh vi được áp dụng.

Phần II sẽ phân tích các trường hợp một cách chi tiết. Trong phần này, bạn sẽ học cách xây dựng một bản tính cách tương đối chi tiết cho một người, học cách biết đoán suy nghĩ hay cảm giác và dự định cá nhân của họ.

Phần I: Học cách phát hiện điều người khác nghĩ hay cảm nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Chương 1: Liệu đối phương đang có che dấu điều gì không?

Khi nghi ngờ người khác có chuyện giấu mình, ta thường giải quyết theo 3 cách sau:

  • Cách 1: Lờ đi: Không giải quyết được vấn đề

  • Cách 2: Hỏi trực tiếp: Rút dây động rừng, có thể khiến mối quan hệ giữa 2 người xấu đi

  • Cách 3: Cố gắng thu thập thêm thông tin: Cách này tuy hiệu quả nhất trong 3 cách nhưng ta sẽ gặp rắc rối khi bị bắt gặp lúc rình mò để lấy thông tin.

Khi gặp tình huống nào có dấu hiệu của sự không thành thật, ta có thể áp dụng những thủ thuật sau

  1. Đọc tâm trí: Bàn đến chủ đề nhạy cảm rồi xem người đó có thoải mái hay quan tâm hay không.

Ví dụ: Một phụ nữ nhận thấy bạn trai mình có dấu hiệu sử dụng thuốc kích thích. Cô ấy có thể nói to suy nghĩ của mình: “Em vừa đọc một bài báo nói rằng 33% số người lớn chúng ta có sử dụng một loại thuốc kích thích nào đó ít nhất một lần trong đời.”

Nếu anh ta không chơi thuốc, anh ta sẽ hào hứng tham gia vào câu chuyện. Ngược lại, anh ta sẽ tìm cách chuyển sang chủ đề khác.

  1.  Gọi bác sĩ Bombay:  Phương pháp này được áp dụng như sau: Ta sẽ cung cấp cho đối tượng những lựa chọn tương đương nhau. Sau đó, nếu anh ta chú ý về một hướng, có thể có chuyện gì đó liên quan đến hướng đó mà anh ta đang giấu

Ví dụ: Khi nghi ngờ Jimmy - nhân viên trong công ty cấu kết với  ông Black - giám đốc của công ty đối thủ, ta có thể thử như sau: Ta sẽ đưa ra 3 tập tài liệu về ông Green, Blue, Black. Nếu Jimmy đã gặp và đang lên kế hoạch với ông Black, tự nhiên ánh mắt của cậu ta sẽ dừng trước tập tài liệu của ông Black lâu hơn những hồ sơ khác.

  1. Thông báo: Phản ứng của người được nói sẽ cho biết anh ta có giấu bạn điều gì không.

Ví dụ: Sau khi xét nghiệm máu, P biết được cô bị nhiễm virut Herpes. Sau khi suy xét kỹ, cô tin chắc rằng chỉ có H hoặc M có thể truyền bệnh cho cô. Cô gọi điện cho 2 người để thông báo về việc cô mắc bệnh. Phản ứng của 2 người như sau:

  • H: “Cái gì? Cô nhiễm bệnh đó bao lâu rồi? Không phải là cô đã truyền bệnh đó cho tôi rồi chứ?”

  • M (thủ phạm): “Này, đừng có nhìn anh như thế! Anh không lây bệnh cho em đâu. Anh hoàn toàn không mắc bệnh đó.” (Phòng bị)

  1. Lảng tránh hay biểu lộ:  Mấu chốt là bạn gắn sự nghi ngờ vào một điều mà ta biết chắc chắn là đúng, nhưng hoàn toàn không liên quan tới người bị nghi ngờ. 

Ví dụ: H nghi ngờ bạn gái nghiện rượu. Anh biết cô ấy hay ăn kẹo cao su sau khi dùng bữa, một thói quen không liên quan lắm đến nghiện rượu. Anh có thể nói: “Anh đọc một tài liệu nói rằng những người nghiện rượu thường có xu hướng nhai kẹo cao su sau ăn.

Nếu cô ấy không thoải mái và không ăn kẹo cao su nữa, có thể cô ấy nghiện rượu.

Tuy nhiên, nếu cô không nghiện rượu, cô có thể giải thích với H rằng đó là thói quen của cô và nghiên cứu kia thì hoàn toàn không đúng. Dĩ nhiên là cô ấy có thể bỏ thói quen nhai kẹo cao su để H không hiểu lầm.

Chương 2: Dấu hiệu tán thành hay phản đối: Liệu anh ta có thích điều đó hay không?

  1. Sử dụng nỗi ám ảnh: Bằng việc liên tưởng hoàn cảnh hiện tại với một tác nhân kích thích trung gian, nếu người đó phản ứng tích cực thì ta có thể giả định anh ta có ấn tượng tốt, ngược lại, anh ta có ấn tượng không tốt.

Ví dụ: Có 2 người đang nghe bài thuyết trình của bạn và ngồi trên ghế màu xanh. Sau buổi thuyết trình, dẫn họ sang một phòng khác có chiếc ghế: 2 ghế màu xanh và 2 ghế màu xám. Nếu họ thích bài thuyết trình của bạn, họ sẽ ngồi vào ghế màu xanh.

  1. Biểu hiện vô thức: Cách họ sử dụng đại từ nhân xưng.

Ví dụ 1: chúng tôi thể hiện sự thân mật, anh ta,... thể hiện sự xa cách.

Ví dụ 2: Nếu chắc chắn với kết luận của mình, ta thường có xu hướng thêm “tôi”, “chúng ta”, “chúng tôi”,... Ngược lại, ta thường tránh việc thêm sở hữu cách trong cách nói của mình.

Lưu ý: Tránh rút ra những kết luận nóng vội dựa trên những dấu hiệu rời rạc, thiếu liên kết.

  1. Toàn bộ thế giới là một sự phản chiếu: Thuật ngữ này giải thích cho việc chỉ có kẻ lừa đảo mới nhìn được chân tướng và kết tội một kẻ lừa đảo khác.

Ví dụ: Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường gặp cảnh bạn trai kết tội bạn gái không chung thủy một cách vô căn cứ. Liệu anh ta có làm những điều có lỗi sau lưng bạn gái anh ta?

Ta có thể dò hỏi liệu anh ta có cho rằng hầu như mọi người đều trung thực? Chúng ta sẽ nhận ra bản chất thật của anh ta thông qua việc anh ta bày tỏ quan điểm của mình.. 

  1. Dấu hiệu về ngôn ngữ: Quan sát cách họ dùng ngôn ngữ tích cực hay tiêu cực.

  2. Những dấu hiệu tích cực: Đưa ra dấu hiệu tích cực, sau đó cho đối tượng quyền lựa chọn: công nhận hay bác bỏ.

Ví dụ: Khi một người nói: ”Tôi muốn làm việc cho công ty mà ở đó việc tư vấn luật miễn phí cho cộng đồng được ưu tiên, chứ không phải coi đó là nghĩa vụ cần thực hiện”. Nếu công ty quan tâm đến anh ấy thì công ty sẽ chấp nhận việc anh ấy cống hiến cho việc này. Ngược lại, công ty sẽ tỏ ra không hứng thú với ý kiến của anh ấy.  

Chương 3: Liệu đối phương có thực sự tự tin? Hãy đo mức độ tự tin của họ.

  1. Dấu hiệu cơ thể: Một người thiếu tự tin có những dấu hiệu sau:

  • Đôi mắt dáo dác

  • Dễ mất tập trung

  • Cảnh giác cao độ

  • Bất an

  • Nuốt nước bọt một cách khó khăn

  • Thay đổi giọng nói

  • Người chớp mắt: Khi lo lắng, tốc độ chớp mắt của con người tăng lên.

  1. Điểm tập trung

  • Một người tự tin sẽ tập trung vào sự việc, gạt cái tôi của anh ta ra ngoài.

  • Một người kém tự tin thường bất an, lo lắng, chỉ tập trung vào cái tôi (những gì anh ta nói và làm)

Chương 4: Mọi chuyện… có thực là như vậy? Để nhận biết điều che giấu, ta có những cách sau:

  1. Nhận biết mâu thuẫn giữa hành động và lời nói: Khi gặp tình huống này, hãy áp dụng nguyên tắc: biểu cảm đáng tin hơn lời nói của người đó. Ngoài ra, ta có thể kết luận người ta không nói thực lòng mình.

  2. Từ quá khứ, ta có thể đoán được hiện tại, tương lai và ngược lại:

  • Thông thường, một người lạc quan về tương lai bao nhiêu có xu hướng dễ tha thứ lỗi lầm trong quá khứ bấy nhiêu.

  • Khi mọi chuyện tiến triển tốt đẹp, con người thường có xu hướng dễ tha thứ hơn cho những lỗi lầm quá khứ.

  • Ngược lại, khi hoàn cảnh tệ đi, ta thường căm ghét người đã khiến ta rơi vào hoàn cảnh này.

  1. Ánh mắt biết nói: Đối với người thuận tay phải (và ngược lại với người thuận tay trái)

  • Nếu nhìn hướng lên sang trái: hồi tưởng hình ảnh

  • Nếu nhìn thẳng: hồi tưởng về âm thanh

  • Nếu nhìn xuống: đang suy nghĩ về cảm xúc, ngôn ngữ

  •  Nếu hướng sang phải: “chế” chuyện

Chương 5: Đo mức độ quan tâm

  1. Dấu hiệu cơ thể: Đồng tử càng giãn rộng, mức độ hứng thú của người đó càng cao.

  2. Sự tò mò có chủ đích

Ví dụ: giả sử bạn muốn biết công ty cũ có muốn bạn quay trở lại không, bạn có thể gửi một bức thư trắng đến mail của công ty. Nếu công ty vẫn còn quan tâm đến bạn, chắc chắn họ sẽ tò mò không biết bạn định gửi gì và gửi thư hỏi bạn. Ngược lại, công ty sẽ lơ.

  1. Thay đổi thực tế:

  • Bước 1: Quan sát ban đầu: Đo mức độ quan tâm của đối tượng trước khi làm điều gì.

  • Bước 2: Thay đổi thực tế: Cung cấp thông tin khiến đối tượng nghĩ rằng cơ hội của họ đang bị thu hẹp

  • Bước 3: Quan sát phản ứng

  • Bước 4: Không hạn chế: Để tránh đi đến kết luận sai lầm trong trường hợp đối tượng đã nghĩ rằng mình có ít cơ hội và vì thế không thể hiện thái độ bực tức như đã tính trong bước 3, ta có thể tính đường khác và vẽ cho anh ta chạy. Nếu anh ta có hứng thú, ta có thể kết luận: anh ta chỉ cảm thấy không tự tin để đạt được thành công.

Chương 6: Đồng minh hay kẻ phá hoại?

  1. Thăm dò mà không để lộ

  2. Đưa ra một chi tiết mà người đó biết chắc chắn sai để thăm dò

  • Nếu người đó sửa lại giúp mình: tạm thời kết luận là đồng minh

  • Nếu không sửa lại giúp mình thì ta biết rồi đó.

  1. Đánh giá qua 6 nhân tố:

  • Quan tâm: Họ có quan tâm mình không?

  • Trung thành: Liệu họ có giữ lời hứa của họ với mình?

  • Trung thực: Họ có sẵn sàng nói ra điều tốt cho mình dù họ biết rằng điều đó có thể khiến bạn không thích họ nữa?

  • Niềm tự hào: Họ có sẵn sàng chia sẻ niềm vui mà không ghen tị khi bạn đạt được thành công?  

  • Tôn trọng

  • Hy sinh: Liệu họ có sẵn sàng từ bỏ điều gì đó vì lợi ích của bạn?

  1. Thủ thuật bán hàng đại hạ giá: Nói thẳng nhưng vẫn lịch sự sự nghi ngờ của mình đối với đối tượng:

  • Nếu họ thật lòng với mình: họ sẽ cảm thấy buồn bực khi bị bạn nghĩ như thế

  • Nếu họ “chơi” ta: Họ sẽ đối xử tốt hơn với ta.

  • Lưu ý: Cẩn thận với những người lợi dụng cảm xúc không ổn định của ta để chi phối, điều khiển ta. Ngoài ra, ta cũng cần quan tâm đến thông điệp mà lời nói truyền tải. (Cần cẩn thận để tránh bị “chơi” như mình)

Chương 7: Đọc vị cảm xúc: Có phải bạn đang nói chuyện với một người ôn hòa không?

Dấu hiệu chung của nguy cơ bạo lực tiềm tàng

  • Quá khứ đã từng bị tổn thương, bị lạm dụng, chịu ảnh hưởng của những từ ngữ tiêu cực.

  • Người đó sử dụng ngôn ngữ cay nghiệt, bạo lực để kể về thời thơ ấu của mình.

  • Người đó có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề

  • Người đó có phản ứng thái quá trước những tiểu tiết và hay đa nghi những động cơ của người khác

  • Người đó đối xử độc ác với con người, con vật (lúc nào cũng châm chọc, nói những điều làm tổn thương người khác,..)

  • Người đó có sử dụng rượu bia, chất kích thích và có những hành động dễ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác,

Quan hệ tình cảm:

  • Ghen quá mức (thể hiện sự không tin tưởng)

  • Đe dọa, chăm chăm vào bản thân quá mức

  • Người 2 mặt: chỉ đối xử tốt với bạn và đối xử tệ với người khác. (Người đó đối xử tốt với bạn vì mục đích riêng, ta không thể dựa vào đó mà đánh giá đúng bản chất của người đó)

  • Người đó có những lời nói có ý lạm dụng bạn

  • Khi mới bắt đầu một mối quan hệ, người đó là người quá nóng vội, quá quan tâm đến mọi việc ta làm

  • Khi bạn bè, người thân có những nhận xét ngụ ý là không thích bạn trai/ bạn gái mà không nói thành lời, ta cũng cần xem xét lại.

Phần II: Những kế hoạch chi tiết cho hoạt động trí óc: Quá trình ra quyết định.

Chương 8: S.N.A.P không dựa trên tính cách

Cùng một con người, cùng một tình huống, một người có thể hành động theo những cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau bởi vì thái độ và ứng xử vốn phụ thuộc vào tâm trạng, cảm xúc chứ không phụ thuộc vào tính cách.

Chương 9: Màu sắc cơ bản của suy nghĩ

  1. 3 màu sắc cơ bản:

  • Lòng tự trọng

  • Sự tự tin

  • Mức độ hứng thú

  1.  4 màu sắc thứ cấp:

  • Sự nỗ lực: Cần bỏ qua bao nhiêu công sức để đạt được mục tiêu

  • Sự bào chữa và hợp lý hóa

  • Lòng tin

  • Tâm trạng: Tâm trạng lúc xảy ra sự việc quyết định cách ta ứng xử để giải quyết sự việc đó.

Chương 10: Suy nghĩ về những điều ta hành động: Tại sao và như thế nào?

  • Nếu biết lòng tự trọng của một người như thế nào, ta sẽ biết chính xác cách người đó nhìn nhận vấn đề.

Chương 11: Ảnh hưởng của lòng tự trọng: 6 nhân tố lớn

6 nhân tố ảnh hưởng đến lòng tự trọng là: 

  1. Các loại nhu cầu: Những người có lòng tự trọng cao hướng tới nhu cầu tự hoàn thiện

  2. Sự tự tin: Một người có lòng tự trọng cao sẽ tự tin hơn về khả năng suy nghĩ cũng như hành động của mình, đặc biệt là trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới.

  3. Sự nỗ lực: Một người có lòng tự trọng càng cao, càng ít để tâm đến công sức mình bỏ ra

  4. Lòng tin và các giá trị: Lòng tự trọng cao giúp ta rũ bỏ những niềm tin mù quáng

  5. Sự biện minh: Lòng tự trọng tỉ lệ nghịch với sự biện minh (Vì những người có lòng tự trọng đều có đầu óc rất thực tế, họ sẽ không biện minh để trốn tránh sự thật)

  6. Tâm trạng

  • Những người có lòng tự trọng thấp (bản ngã, cái tôi lớn) dễ bị cảm xúc chi phối khi giải quyết vấn đề.

  • Những người có lòng tự trọng cao sẽ làm những điều đúng đắn (làm việc theo lương tâm) bất chấp cảm giác của họ ra sao)

Chương 12: Anh ta có lòng tự trọng cao hay giả vờ? 5 sai lầm dễ mắc phải

  1. Đánh đồng giữa tự trọng và tự cao

  • Mức độ tự trọng và tự cao của một người tỉ lệ nghịch với nhau

  • Việc phân biệt tự trọng và tự cao sẽ rất khó khăn. Ví dụ, một người đang mở đài rất to. Liệu ta có thể đơn thuần đánh giá anh ta là một người tự trọng thấp và anh ta làm vậy để thu hút sự chú ý của người khác hay anh ta là một người tự trọng cao và không thèm quan tâm đến suy nghĩ của người khác.

  1. Đánh đồng giữa tự trọng và tự tin

Một người có thể tự tin vào bản thân và có lòng tự trọng cao. Tuy nhiên, không phải ai có lòng tự trọng cao cũng sẽ tự tin trong mọi trường hợp.

  1. Những câu chuyện thành công

Ta không thể đánh giá một người có lòng tự trọng cao hay không dựa trên thành công của người đó bởi định nghĩa thành công của mỗi người là rất khác nhau.

Ví dụ, một người là một luật sư nổi tiếng, thành công trong mắt người khác. Tuy nhiên, đối với anh ta mà nói, anh ta là một người không thành công vì đó không phải là điều anh ta muốn:  Anh ta muốn trở thành một bác sĩ. Do vậy, anh ta không thể nào tự tôn trọng bản thân mình được.

  1. Nhún nhường hay đáng khinh?

  • Những người có lòng tự trọng cao thường là những người khiêm tốn (họ không tốn thời gian đánh bóng bản thân). Họ làm những điều đúng đắn một cách thoải mái.

  • Có nhiều người giả vờ khiêm tốn (tự hạ thấp bản thân) để được người khác yêu thích. Ta cần phân biệt được giữa người có lòng tự trọng thực sự và người tự hạ thấp bản thân hòng chiếm được cảm tình của người khác.

  1. Đánh đồng giữa tự trọng và tâm trạng:

Liệu một người có được đánh giá là tự trọng cao khi họ đang ở trong tâm trạng tốt, biết quan tâm, cư xử ấm áp với người khác (nhưng thực chất họ là một con người ích kỷ)? 

Chương 13: Thăm dò lòng tự trọng: Xác định mức độ tự trọng của một người

Ta dựa trên 2 tiêu chí:

  1. Quan sát cách đối tượng đối xử với bản thân và với người khác:

  • Người có lòng tự trọng cao sẽ đối xử tốt với bản thân lẫn người khác.

  • Người có lòng tự trọng thấp sẽ đối xử:

  • Tự cao: đối xử tốt với bản thân, tệ với người khác

  • Tự hạ thấp bản thân: đối xử khá tệ với bản thân (vì mục đích làm hài lòng người khác mà giả vờ khiêm tốn, nhưng suy cho cùng, họ làm vậy cũng chỉ vì lợi ích của họ); đối xử “tốt” với người khác.

  1. Liệu động cơ hành động của đối tượng có đúng đắn?

  • Ai làm gì cũng có mục đích của riêng mình, chỉ khác nhau ở chỗ là mục đích tốt hay mục đích xấu.

  • Khi kết luận, cần dựa vào động cơ để tránh mắc sai lầm.

Ví dụ: Một người ăn uống lành để giữ gìn sức khỏe sẽ khác với một người để giữ vóc dáng (để quyến rũ đàn ông có vợ)

Chương 14: Ba loại tính cách

Có 3 loại tính cách:

1. Loại tính cách LE-D - người tự coi mình là thấp kém:

  • Không dễ dàng chấp nhận lời khen

  • Không quyết đoán và dám nói ra chính kiến để bảo vệ bản thân

  • Nói những điều không tốt về mình

  • Lúc nào cũng xin lỗi và tự cảm giác là mình có lỗi

  • Thường xuyên chịu đựng cảm giác bất an về tâm lý

  • Sợ phải mạo hiểm, kể cả mạo hiểm có tính toán và khôn ngoan

    2. Loại tính cách LE-A - người kiêu ngạo:

  • Rất dễ nổi cáu, ra oai, muốn được mọi người chú ý

  • Thường huênh hoang, khoác lác về thành công dù là nhỏ nhặt của bản thân

  • Lúc nào cũng coi mình là trung tâm của vũ trụ

    3. Loại tính cách kết hợp giữa LE-D và LE-A

  • Nhạy cảm quá mức cần thiết

  • Thường sử dụng ngôn từ chán nản và hay sống với quá khứ

  • Thường tìm kiếm sự ủng hộ và cảm giác yên lòng nơi người khác

  • Lúc nào cũng coi mình là nạn nhân

Chương 15: Nghệ thuật và khoa học tìm hiểu tính cách: Những ví dụ thực tế

# Review: Đây là một quyển sách thực tế, mình đã áp dụng được kha khá trong cuộc sống. Tuy nhiên, có 2 chỗ khiến mình khó hiểu và mình phải đọc lại nhiều lần thì mới có thể hiểu và áp dụng được. Mình đã ngẫm lại về việc mình đã từng bị vài đứa bạn “chơi” và lừa dối mình ra sao. Họ có những dấu hiệu “đáng ngờ” sau khi mình thăm dò. Rất may là mình đã phát hiện kịp và đã sớm chấm dứt mối quan hệ với họ.

Mình cũng biết cách phân biệt đâu là người có lòng tự trọng thực sự, đâu là người giả dối để có cách ứng xử cho phù hợp. Trước đây, có một người bạn mà mình rất trân trọng. Người đó trước mặt mình luôn ra vẻ chân thành muốn giúp mình,... khiến mình cảm động (thực ra mình cũng có ý định kết thân với người đó). Mọi chuyện vẫn tốt đẹp khi mình phát hiện ra rằng người đó là người chuyên nói xấu mình sau lưng (mình nghe chuyện này từ nhiều người khác - những người mà mình thăm dò là có ý tốt muốn giúp mình kết hợp với việc quan sát, thăm dò người đó trong thời gian dài - từ quá khứ đến hiện tại) thì mình nhận ra rằng người đó không thực sự có ý tốt với mình. 

Hiện tại, tuy mối quan hệ đó đã chấm dứt trong yên lặng, mình vẫn phải gặp người đó hằng ngày. Mình cũng không trách người đó “diễn” quá giỏi. Chỉ trách bản thân không quan sát tỉ mỉ cũng như thăm dò để nhận ra bộ mặt thật của người đó. Cảm ơn quyển sách cùng những người bạn tốt đã giúp mình thoát khỏi những mối quan hệ độc hại như vậy. Cảm ơn người đó vì đã để lại cho mình một bài học nhớ đời.

Review chi tiết bởi: Thùy Dung - Bookademy

Hình ảnh: Thùy Dung - Bookademy

--------------------------------------------------                                                                     

 

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------


 


  



 



Xem thêm

Cuốn sách đưa ra thông điệp và những cách tiếp cận rất ngắn gọn với các phương pháp tâm lý đơn giản để nhận biết khi nào người kia đang cố giấu bạn điều gì đó, hoặc để xem tình trạng cảm xúc hay tâm lý của đối phương thế nào. Tôi thấy ta nên xem cuốn sách này là một hướng dẫn về các ''thủ thuật'' tâm lý để hiểu mọi người tốt hơn. Tôi thấy phần nửa sau của cuốn sách đặc biệt thú vị khi Lieberman vẽ ra sự kết hợp và những tương tác của một người và mức cái tôi cũng như lòng tự trọng, mối quan tâm và tâm trạng của họ sẽ ảnh hưởng thế nào với bất kỳ tình huống nào gặp phải. Tôi nghĩ chúng ta có rất nhiều điều cần phải tìm hiểu và học hỏi từ 4 nguyên nhân kia, nhưng trong cuốn sách chỉ nói ngắn gọn về 4 yếu tố đó đi kèm với vài bài thử nghiệm không thiết thực (chơi bài Poker, công việc của các thám tử hay là quá trình những buổi phỏng vấn). Cuốn sách mang lại cho tôi cảm giác như một cú lừa để thu hút sự chú ý hơn việc mang đến nội dung thiết thực, chỉ vừa đủ để thể hiện được tầm quan trọng của yếu tố tâm lý học con người và cách nó tác động lên cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nhưng không đủ để người đọc có thể thực sự tự áp dụng lên cuộc sống của mình. (Tôi có cảm giác như đây là kiểu mời chào để mọi người tìm đến ông ấy và thuê ông ấy hướng dẫn mình cách thực sự đọc vị người khác vậy.)