Nếu sống mà không mang nhiệt huyết, thế giới của bản thân sẽ bị lòng đố kị chi phối - Kỉerkegaard

Ngay từ lần đầu tiên đọc được câu nói này tôi đã vô cùng xúc động và nảy ra trong tâm tưởng nhiều suy nghĩ.

Nhiệt huyết là gì?

Tại sao không có nhiệt huyết lại sinh ra lòng đố kị?

Theo lẽ thường những người không nhiệt huyết thường sẽ bất cần chứ nhỉ?

Vậy tại sao họ lại sinh ra lòng đố kị?

Vậy liệu rằng lòng đố kị trong trường hợp này có phải là xấu?



Và tất cả những điều trên đã mang động lực vô hình thôi thúc tôi đọc tiếp cuốn sách: “ Tôi là Nietzche, tôi đến đây để gặp em” của Nariru Harada. Đây là một cuốn sách văn học  thảo luận về những vấn đề trong cuộc sống dưới góc nhìn triết học với những lập luận sắc xảo, thú vị đem đến cho bạn đọc cái nhìn sâu sắc hơn về tam giác quan hệ cuộc sống- văn học- triết học.

Đầu tiên là khái niệm về chân lý chủ quan giống như suy nghĩ của chính bản thân mình vậy. Đây cũng là tiền đề để trả lời câu hỏi ý nghĩa về sự tồn tại của bản thân. Mỗi cá nhân theo đuổi chân lý gì, rằng bản thân sống như thế nào và vì cái gì. Đây là những câu hỏi chắc hẳn rằng bất kỳ ai trong lứa tuổi đôi mười- đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, luôn băn khoăn tìm kiếm.

Bởi những năm tháng trong quá khứ như một cuộc hành trình đã định sẵn: học hết cấp một là lên cấp hai sau đó lại lên cấp ba, nếu ai không mảy may lặng mình suy ngẫm ý nghĩa cuộc đời, thì hành trình ấy lại tiếp tục mở ra lên đại học, tốt nghiệp đại học, lập gia đình. Thay vì suy nghĩ chủ đề lớn lao mình sinh ra để làm gì, con người ta có thiên hướng quan tâm đến những sự việc mang tính chất hiện thực.

Thời đại ngày nay, người ta không còn quan tâm nhiều theo đuổi ý kiến cá nhân, mà thay vào đó bị hòa vào những thứ bị coi là tốt. Đây là thời đại mà ai đó kiên quyết muốn khẳng định cá tính, dành toàn bộ nhiệt huyết vào thứ gì đó sẽ bị coi là đi chệch quỹ đạo công chúng và bị mọi người miệt thị, cho rằng đó là điều kì quặc. Lấy ví dụ đơn giản trong việc chọn trường để học, một học sinh có đam mê nấu nướng, nhưng đây lại bị coi là nghề vất vả với nhiều rủi ro. Bạn bè xung quanh đều chọn những nghề “ hiện thực” hơn như bác sĩ, giáo viên và quay ra chỉ trích, phê phán tầm nhìn hạn hẹp của bạn học sinh nọ. Họ xì xào chê trách rằng thật đáng thương cho con người không có tầm nhìn xa trông rộng. Dưới áp lực của dư luận, bạn đó lại quay ra đi học ngành mình không yêu thích với mong muốn được giống như mọi người.

Một ví dụ khác, tập thể nữ sinh vô cùng xinh xắn, ngày ngày trang điểm,áo váy chỉn chu, bên cạnh luôn có những chàng bạch mã hoàng tử xứng đôi. Bỗng có một cô gái bình thường luôn luôn mặt mộc và không có một người bạn nam nào để ý. Đứng từ cái nhìn của đám đông, người mang cá tính và sống với phong cách chủ quan sẽ là đối tượng của lòng ghen tức. Từ phương diện của đám đông, bạn nữ ấy có thể thật quê mùa, xấu xí và ngu ngốc. Hình ảnh bạn nữ ấy có khi sẽ bị mọi người dèm pha vì vô hình chung bạn làm mất hình ảnh đẹp đẽ của tập thể. Người coi kẻ khác là lũ ngốc, họ không dành thời gian cho cuộc sống của mình mà đi ghen tức với cuộc đời của người khác.



Bởi suy cho cùng, lối sống quá khác với những người còn lại trong cộng đồng vô hình chung đẩy những người còn lại vào cuộc sốn mờ nhạt, đương nhiên sẽ bị xem là sở hữu cuộc sống buồn tẻ. Những con người ấy sẽ xem những “người nhiệt huyết” là kẻ ngốc nghếch, họ dành khoảng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời để dị nghị và ghen tị với cuộc sống của người khác.

Ngay khi hiểu thấu quan điểm sâu sắc này, tôi đã tự mình chất vấn bản thân, bao nhiêu lâu nay vì cái gì mà mình cũng vô thức chạy theo đám đông, không dám dũng cảm thể hiện cá tính cá nhân. Vì chạy theo đám đông như vậy nên tôi không phải suy nghĩ quá nhiều bình lặng trôi qua ngày không nuôi dưỡng bất cứ nhiệt huyết hay đam mê nào. Thỉnh thoảng có những con người khác thường lại nghĩ rằng người ta thật gàn dở. Khi đọc xong những dòng văn đầy chiêm nghiệm của Nairu Harada, tôi đã nhận ra rằng bao nhiêu năm nay mình khờ dại quá. Từ bây giờ tôi sẽ không phủ định những người mang cá tính riêng. Từ tận sâu trong tim, tôi muốn sống cuộc đời có thể đốt cháy lòng nhiệt thành của bản thân chứ không phải cuộc đời để cho ai đó ngắm nhìn. Có bao nhiêu đâu sáu mươi năm cuộc đời…



Thanh xuân mang ảo tưởng về ước vọng

Tuổi già mang ảo tưởng về ký ức.

Chương sách này đã khai sáng cho tôi về mọi mặt, giúp tôi dũng cảm đứng lên mơ ước và thực hiện hoài bão của bản thân. Nó giúp tôi khám phá bản thân và cho tô thấm thía câu nói rằng: MÌNH SINH RA LÀ BẢN THỂ, ĐỪNG CHẾT NHƯ MỘT BẢN SAO. Chúc những người bạn của tôi sớm tìm được bản thể khác biệt của mình.

Tác giả: Thảo Hiền

Nếu bạn yêu thích bài viết này, hãy ấn nút Like của bài viết trên website và chia sẻ đến cộng đồng nhé!

--------

Tham gia cuộc thi Đọc Ngược để rèn luyện khả năng phản biện và có cơ hội nhận giải thưởng tiền mặt cùng voucher mua sách hấp dẫn tại: https://goo.gl/NNcFHR

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị và các cuộc thi về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Xem thêm

Cuốn sách này, thoạt trông rất dễ khiến người ta nghĩ về một tác phẩm ngôn tình hay kiểu “thanh xuân vườn trường”; hoặc vì cái nhãn “Nietzsche” trên bìa sách cũng dễ khiến người ta liên tưởng đến một cuốn triết học khô khan. Hồi trước, khi nhìn thấy Tôi là Nietzsche. Tôi đến đây để gặp em! ở nhà sách, mình cũng đã nghĩ như vậy, và quyết định không mua. Cho đến mới đây, trong số sách được thừa hưởng của người anh sắp sửa chuyển nhà, mình mang thử về đọc theo lời gợi ý của người anh là “Vui lắm”. Đúng thật nhiều khi chúng ta sẽ rất dễ bị hình thức bên ngoài đánh lừa nếu không “tận mục sở thị” nó. Và cuốn sách này cũng như vậy! Nếu không đọc, sẽ không thấy được cái thú vị mà cuốn sách này mang lại. Tác phẩm là câu chuyện về Kojima Arisa, thiếu nữ 17 tuổi ở Kyoto, tình cờ gặp gỡ nhà triết học Nietzsche trong dáng vẻ của một chàng trai trẻ. Arisa đang sống trong tâm trạng phiền muộn, vướng vất bởi những câu chuyện không được thuận lợi từ gia đình cũng như từ tình cảm cá nhân. Và Nietzsche xuất hiện để giúp Arisa trở thành “siêu nhân”. “Siêu nhân” ở đây không phải là có sức mạnh phi thường, dời non lấp bể, không phải có những phép màu thông thiên; mà trở nên mạnh mẽ về tinh thần, kiểu “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”, có tư tưởng tự do, không bị các yếu tố xung quanh tác động/chi phối. Ngoài Nietzsche, Arisa còn được gặp gỡ, trò chuyện và hấp thụ những triết luận của Kierkegaard, Schopenhauer, Hiedegger… những tượng đài triết học vĩ đại của chủ nghĩa hiện sinh. Tất cả cùng hội tụ, cùng giúp cô nữ sinh 17 tuổi trưởng thành hơn rất nhiều. Tôi là Nietzsche. Tôi đến đây để gặp em! sẽ khiến bạn phải gấp mép rất nhiều vì những câu, những đoạn khiến bạn vỡ oà, đồng cảm, tâm đắc.

Không phải chỉ biết theo đuổi lý tưởng hay mục tiêu. Nhận thức về vị trí hiện tại của bản thân, vạch xuất phát nơi chính mình đang đứng. Hòa chung với những thứ đó và yêu thương chúng. Đó chính là tình yêu dành cho số phận. Nếu không, con người sẽ bị trói buộc giữa được và mất, phủ định cuộc đời vì những điều bản thân không thể có được. Cảm động là thứ cảm xúc không rõ ràng. Tuy nhiên, trong đó cũng có loại cảm động mà con người nên theo đuổi….Loại cảm động mà ta nên theo đuổi khi còn sống và tồn tại là ý chí hướng đến sức mạnh, khiến sức mạnh của bản thân ở mức lớn nhất, loại cảm động mà con người cảm nhận được khi khả năng của bản thân được phát triển, được lớn lên. Tôi không có hứng thú với việc chứng thực xem các vị thần có tồn tại hay không. Tôi chỉ nghĩ rằng nếu tin là có các vị thần đang dõi theo cuộc sống của mình, chúng ta sẽ có thể sống thật nghiêm túc. Vì thế, tôi muốn tin vào sự tồn tại của các vị thần, và tôi tin như thế. Nếu bạn hỏi rằng tôi đang muốn nói cái gì, thì đó là tôi đang theo đuổi một chân lý, rằng bản thân sống như thế nào và vì cái gì. Không dành thời gian cho cuộc đời của mình mà đi đố kỵ với cuộc đời người khác. Nếu sống mà không mang nhiệt huyết, thế giới của bản thân sẽ bị lòng đố kỵ chi phối. Con người không bất an với những thứ mà biết chắc chắn rằng mình không thể làm được hoặc chẳng thể với tới. Thế nhưng, chúng ta bị bao vây trong nỗi bất an với những thứ dường như có khả năng đạt được…Nhưng phạm vi lựa chọn tăng không có nghĩa là cuộc sống của ta hoàn toàn được trở nên đủ đầy, viên mãn. Phàm là con người, nếu có thể mua được mọi thứ, đột nhiên những thứ mà bản thân đã từng muốn cho đến bây giờ sẽ trở nên mờ nhạt, nếu có thể đi tới bất cứ đâu, việc đi ấy sẽ trở thành phiền phức… Sự nghèo nàn về tinh thần sẽ kéo theo sự nghèo nàn về vật chất. Dù có cố gắng phủ lấp những trống rỗng trong tâm hồn bằng vật chất đến thế nào, đó cũng là chuyện không thể nào thực hiện được. …không phải là chìm đắm vào kế sinh nhai hàng ngày hay những chuyện trước mắt, hãy tự giác nhận thức về tính hữu hạn của sinh mệnh, bắt đầu đếm ngược từ tương lai, tạo ra một cái tôi không ai có thể thay thế. Chính bởi có sự thật là cái chết sẽ đến, nên phải đối diện thẳng thắn với thực tại. Thông điệp cuốn sách mang lại (tất nhiên từ Nietzsche) đó là mỗi cá nhân hãy không ngừng tự thân suy ngẫm và không chấp nhận một cách thụ động: Đọc sách và lắng nghe câu chuyện của người khác chính là hành động sử dụng cái đầu của người khác để biết được cái gì đó. Tiếp nhận tri thức đó cho bản thân, thử suy nghĩ bằng cái đầu của chính mình, để từ đó suy nghĩa của bản thân được sinh ra. Suy nghĩ không phải là việc gì thú vị. Tuy nhiên, hãy không ngừng tìm kiếm câu trả lời với toàn bộ khả năng của bản thân.

Nếu bạn đã từng mê mẩn với cuộc phiêu lưu triết học của cô bé Sophie trong tác phẩm Thế giới của Sophie thì đây là một tác phẩm thú vị không kém. Về mặt cá nhân, tôi xem cuốn sách này như một phiên bản Châu Á của Thế giới của Sophie. Thế giới của Sophie là hành trình qua 3000 năm triết học phương Tây từ thời cổ đại, thời trung cổ, thời phục hưng, thời Ba rốc, thế kỷ ánh sáng, chủ nghĩa lãng mạn đến thời hiện đại thông qua các đoạn đối thoại giữa nhân vật chính Sophie và một người đàn ông bí ẩn tên là Alberto Knox, đan xen với các tình tiết ngày càng bí hiểm và kỳ quặc hơn. Với Tôi là Nietzsche. Tôi đến đây để gặp em cũng lại là hành trình khám phá triết học phương Tây nhưng chỉ giới hạn trong Chủ nghĩa hiện sinh – Một trào lưu triết học đã làm mưa làm gió khắp thế giới vào những năm 1960 – 1970 (Ở Việt Nam nhiều tên tuổi lớn như Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Phạm Công Thiện, v.v. cũng bị ảnh hưởng trào lưu này theo những mức độ khác nhau). Những tượng đài vĩ đại của Chủ nghĩa hiện sinh như Nietzsche, Kierkegaard, Schopenhauer, Sartre, Heidegger và Jaspers sẽ xuất hiện dưới những hình hài của những con người phàm trần để diễn giải những triết lý của họ cho một cô gái tên Kojima Arisa – một thiếu nữ 17 tuổi đang thất tình và bất mãn với gia đình – một cách đơn giản, nhẹ nhàng, giữa lòng Kyoto (Nhật Bản) cổ kính. Triết học hiện sinh là triết học cuộc sống. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều giải thích triết học về những vấn đề bình thường trong cuộc sống như chúng ta phải có thái độ thế nào khi thất tình hay khi bất mãn với gia đình, vì sao người ta lại thích thú “selfie” trên các mạng xã hội, hay tại sao người ta thích gia nhập các nhóm, đoàn, thích xem người khác nghĩ gì về mình, v.v. Một vài đoạn trích: Nếu luôn cố gồng mình để hòa hợp với mọi người như một thói quen, năng lực tư duy của bản thân kiểu gì cũng giảm sút. Thói quen giúp đầu ngón tay trở nên nhanh nhạy, nhưng lại khiến tư duy thành ra chậm chạp và kém cỏi… Nếu em muốn sở hữu một vật nhưng lại không thể có được, em sẽ coi vật đó là không tốt, hạ thấp giá trị vật mình từng muốn và tự cho rằng còn nhiều thứ quan trọng hơn.