Bạn nghĩ điều gì quan trọng nhất trong đời người, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, thành công hay vinh quang. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của những điều đó. Nhưng thứ quý báu nhất mà mỗi chúng ta tuyệt nhiên không ai muốn đánh mất chính là một cuộc sống thật sự ý nghĩa. Một cuộc sống thật sự ý nghĩa là điều đáng để đánh đổi nhất vì nó bao hàm tất cả nhừng gì thật sự đáng sống. Nếu tác phẩm Hoả Phụng Liêu Nguyên không dạy tôi điều này thì có lẽ đến bây giờ tôi vẫn không hiểu hết về kiếp nhân sinh của tôi và của toàn nhân loại.

Vĩnh Biệt Tiểu Mạnh - Luật Nhân Quả

Từ Châu thất thủ, Quân Tào Tháo tràn vào thành. Tàn Binh Tiểu Mạnh bắn một mũi tên ám sát Tào Tháo. Tào Tháo không chết do được Hạ hầu Đôn bảo vệ. Hạ Hầu Đôn phi một ngọn giáo giết chết Tiểu Mạnh. Trước khi vĩnh viễn rời bỏ thế gian, tất cả ký ức trong đời ồ ạt hiện về trong dòng xúc cảm mạnh mẽ như để đưa tiễn cô lần cuối. Tiểu Mạnh nhớ, rất nhớ bờ vai vững chắc của Quách Ngang, nhớ cánh tay uy mãnh khi cầm Lưu Tinh Chuỳ của "tên đầu trọc", nhớ phong thái lãng tử nhưng cước pháp cực kỳ điêu luyện của Trương Lôi. Nhớ dung mạo "thiếu niên anh tuấn" cùng Thường Sơn Triệu Gia Kiếm uy chấn thiên hạ của Liêu Nguyên Hoả. Nhưng điều Tiểu Mạnh nhớ nhất là những tội ác của mình, nhớ lần đầu tiên giết người, nhớ những khi hoạn lạc, chìm đắm trong cái thế giới tội ác mà bây giờ cô ước mình chưa bao giờ sa vào. Càng nhớ lại càng đau đớn, càng đau đớn lại càng hối hận, càng hối hận lại càng muốn mau chóng giải thoát nhưng trong tâm hồn ấy vẫn có một chút gì đó vấn vương với thế giới này. Phải chăng là vì mối tình với Hoả vẫn còn đè nặng trên vai. Dù là đáng thương nhưng không phải Tiểu Mạnh không có tội. Thời bình giết một người, hoảng loạn, đau đớn, dằn vặt suốt mấy ngày. Thời chiến giết một người vui mừng , tự đắc suốt mấy ngày. Nhưng giết bao nhiêu phải đền bấy nhiêu. Vận mệnh có thể xô ngã con người đưa con người vào bóng tối nhưng con người phải làm chủ vận mệnh. Đường ngắn hay dài không quan trọng, ta không cất bước thì sẽ không bao giờ đến nơi. Dù là con đường ánh sáng hay bóng tối thì đều như vậy thôi. Nếu là con đường ánh sáng, ta kiên quyết đi đến cùng, trung kiên mãnh liệt quét sạch mọi vật cản và chiến đấu tới cùng cực giới hạn thì kể cả ma vương, chúa quỷ có cản đường, có kéo ta giật lùi lại đằng sau cũng phải bất lực trước ta. Nếu là con đường bóng tối, một khi bước đi trên nó, chìm đắng, hoan lạc trong nó thì ta không bao giờ có kết cục tốt đẹp. Và ta không thể đồ thừa cho bất cứ ai kể cả số phận, đây không phải là trò chơi đổ lỗi. Ta lại càng không thể kêu gào rằng ta đáng thương, ta bị số phận nhấn chìm. Tất cả chỉ là nguỵ biện. 

Loài vật lớn lên trong sự giam cầm, Ta được sống đủ lâu rồi. (Trích lời nhân vật Tiểu Mạnh trong tác phẩm Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu).

Nhưng không có nghĩa là Tiểu Mạnh không đáng được cảm thông. Một kẻ huỷ diệt thế giới như Adolf Hitler cũng đáng được thông cảm thì lý gì Tiểu Mạnh không đáng được thông cảm? Vì sao vậy? Bởi kẻ đáng thương tất có phần đáng trách, người đáng trách tất có phần đáng thương. Thật đau xót cho câu nói trước khi sang thế giới bên kia của cô: "Loài vật lớn lên trong sự giam cầm, ta được sống đủ lâu rồi". Thế mới biết một cuộc sống thật sự ý nghĩa quý giá biết bao.

Trần Cung Vĩnh Viễn Ra Đi- Chữ Hiếu Trong Chiến Tranh Phi Nghĩa Tranh Giành Quyền Lực ?

Hiếu là gì ?

Lầu Bạch Môn, tuyết rơi rất nhiều, tuyết phủ đầy mặt đất, tuyết trắng xoá đường đi nhưng không vì thế mà lòng người nguội lạnh. Ai thờ chủ nấy nhưng tráng sĩ phục tráng sĩ, anh hùng lại trọng anh hùng. Giữa mùa đông tuyết rơi, thành Từ Châu thất thủ, Lữ Bố đại bại, các nhân vật chủ chốt trong quân Lữ Bố lần lượt lên đoạn đầu đài, người nối người xuống điện Diêm La. Ai có thể không đáp khi tử thần gọi tên? Không một ai! Từ "Chiến Thần" năm xưa đến tiểu tướng trong quân Lữ Bố đều như vậy. Giữa trời tuyết lạnh ấy, vang lên giọng nói của một vị tráng sĩ quân Lữ Bố: "Nương tử, nàng đưa mẫu thuẫn về đi, ngoài trời lạnh lắm". Trước khi lưỡi đao hạ xuống, vị tráng sĩ còn kịp nói lời cuối: "Mẫu thân, hài nhi bất hiếu". Đệ Nhất Trí Giả Trần Cung không cầm được lòng trước cảnh tượng ấy nhưng ông không có nước mắt để khóc, ông chỉ có một cỗ hùng tâm tráng chí dù sa cơ thất thế vẫn dũng cảm, hiên ngang ngẩng cao đầu kiêu hãnh. Giọng của ông thấu tận trời xanh: "Phụ mẫu trong thiên hạ! Không có người con nào bất hiếu, Chỉ là vì chí hướng anh hùng lại thất thế vong mạng. Trời xanh đã định, phải chết tại đây, xinh đừng trách cứ, đừng thương, đừng nhớ."  (Trích lời nhân vật Trần Cung trong Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu). Trước khi vĩnh viễn ra đi, Trần Cung vẫn kịp nói câđó. Quả là một người con chí hiếu . Quả là những con người chí hiếu. Nhưng trong thời đại chiến tranh phi nghĩa , hiếu đến đâu cũng có thể "bất hiếu". "Kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh" không phải bất hiếu sao? "Sinh ly tử biệt ", vì chí hướng tung hoành thiên hạ mà trở thành "kẻ bất hiếu" có đáng không? Đáng! Cùng là kiêu hùng, cùng tranh đoạt thiên hạ, ai cũng có cái lý riêng của mình. Nếu không có kẻ cầm vũ khí ra chiến trường tranh giành quyền lực, nhất thống thiên hạ thì thiên hạ bao giờ mới thống nhất. Dù thành hay bại, sinh hay tử thì cái chí hướng bất khuất, bất phục đó vẫn đáng trân trọng, đáng ngưỡng vọng kể cả khi chí hướng đó phục vụ nội chiến tranh giành quyền lực. Tại sao ư? Bóng tối xuất hiện ánh sáng, ánh sáng chứa đựng bóng tối, trong điều kiện bình thường thì cái thiện sẽ thắng cái ác nhưng khi cái thiện không thể thắng cái ác, thời đại chìm trong bóng tối hỗn mang, thì cần một cái ác ít xấu xa hơn, mạnh hơn những cái ác khác để mở ra kỷ nguyên mới. Nhưng tột cùng đạo không gì hơn hiếu, tột cùng ác không gì hơn bất hiếu. Những người đủ tư chất và tư cách mở ra kỷ nguyên mới không thể không đề cao chữ hiếu. Nhưng khi một người nằm xuống, anh ta không thể báo hiếu cha mẹ nữa, anh ta không thể có một cuộc sống thật sự ý nghĩa nữa. Thế mới biết một cuộc sống thật sự ý nghĩa là điều đáng giá nhất trong đời người. 

Trương Liêu thức tỉnh trước cái chết 

Nghĩa là gì ?

Cổ nhân nói đại trượng phu không thờ hai chủ nhưng tại sao lại nói chim khôn chọn cành cao mà đậu? Lúc nói tiếng người, lúc lại nói tiếng chim (Trích lời nhân vật Lưu Bị trong Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu).

Dưới lầu Bạch Môn, trời càng lúc càng lạnh, lòng người càng lúc càng sục sôi. Từ xa, văng vẳng tiếng chửi của Trương Liêu , ai cũng nghĩ Đấu Thần Chiến Ma Trương Liêu thà chết không hàng. Tuyết rơi càng lúc càng dày, có vẻ như Từ Châu là nơi vĩnh viễn chôn cất linh hồn lẫn thi hài Trương Liêu. Giữa trời giá buốt, một người đàn ông có phong thái, cốt cách bá chủ đang chờ Trương Liêu mặc cho giá rét như cắt da cắt thịt. Người đó chính là Lưu Bị .

- Suốt đêm qua ngươi suy nghĩ kỹ chưa. Chết như vậy ngươi cam tâm không.

- Đồ cơ hội không biết phân biệt trắng đen, ta không giống ngươi.

Lưu Bị không trả lời, ngay lập tức, dùng tay bịt lấy mồm Trương Liêu.

- Trương Liêu, ngươi đang tự lừa chính bản thân ngươi, Cổ nhân nói đại trượng phu không thờ hai chủ nhưng tại sao lại nói chim khôn chọn cành cao mà đậu? Lúc nói tiếng người, lúc lại nói tiếng chim. Ta cảm nhận ngươi đang vùng vẫy. Sự vùng vẫy của ngươi là sự vật lộn giữa bề ngoài và nội tâm. Bên ngoài, ngươi đang muốn làm trung thần theo tôn chỉ của thánh nhân. Nội tâm, ngươi lại muốn trân quý mạng sống theo khát vọng mãnh liệt từ khởi nguyên của loài người. Là sống trong lòng tiền nhân hay hậu bối? Thánh ngôn là lời nói thật hay nội tâm trong chính ngươi mới là lời nói thật? Định nghĩa thật sự của lời nói thật là gì? Giá trị thật sự của lợi và hại là gì? Đừng trả lời, dụng tâm mà đáp. Ngươi càng vùng vẫy, ngươi càng mâu thuẫn. Ngươi muốn vượt qua sự cương toả bên ngoài? Hay là muốn giải phóng nội tâm trước sự công kích của bản năng? Kỳ thực, ngươi không hề yếu đuối, tất cả chúng ta ở đây, khi bằng tuổi ngươi đều không thể như ngươi. Điều này ngươi hiểu, ta cũng hiểu . Nhưng ngươi đã chọn sai đường, ngươi đã chọn nhầm chủ. Ngươi muốn hy sinh chỉ vì danh tiếng, ngươi vì thể diện mà bán mạng mình. Trương Liêu à, Lữ Bố là ai? Ngươi rõ hơn ta. Rõ rồi thì sao? Bước tiếp theo của ngươi là gì? Các huynh đệ từng vào sinh ra tử cùng ngươi vì tin vào ngươi mà lưu lại rồi chết oan. Ngươi cũng biết sự trung nghĩa bên ngoài của ngươi là đang tự ngươi lừa ngươi. Lẽ nào, nội tâm ngươi không đấu tranh mãnh liệt sao? Ngươi lưu lại tới lúc cuối cũng không bỏ rơi huynh đệ. Ngươi dùng tính mạng mình để báo đáp Lữ Bố, dùng bản thân ngươi để trả giá cho sự vô tri của ngươi. Bởi vì từ đầu ngươi đi tìm giá trị cuộc sống của ngươi một cách vô ý thức. Cái gì là trung thần không thờ hai chủ, cái gì là chim khôn chọn cành cao mà đậu? Thánh nhân cũng là người, cũng có thể chủ quan. Thánh ngôn cũng chỉ là sản phẩm của thời đại. Mỗi thời đại đều sản sinh ra thánh ngôn mới, đồng thời đào thải cái cũ. Biết bao thánh nhân bị nhấn chìm trong dòng thác lũ lịch sử? Thánh ngôn từ miệng người mà ra, còn lịch sử do con người tạo ra. Nhiều thứ chỉ là hư vô, mọi thứ đều của con người, vì con người, do con người. Thánh ngôn từ miệng người, con người có thể được phong thánh. Cũng như vậy, thiên hạ không của riêng ai, anh hùng tạo ra thời thế. Đại lộ không chỉ dành cho thánh nhân, người có tài tự chọn con đường riêng cho mình. Mỗi người có con đường riêng của mình, đi ra sao là do mình. Có người đi rồi quay đầu lại nhìn. Có người ngừng lại vì tưởng đó là điểm cuối. Trên đời này, ai mà lại không muốn đi tiếp. Ta hỏi ngươi một lần nữa, chết như vậy, ngươi cam tâm không? 

Lưu Bị đưa tay ra khỏi miệng Trương Liêu. Nội tâm được giải phóng, bế tắc được khai thông, sự vùng vẫy biến mất, Trương Liêu đã hiểu ra tất cả, xúc động tột cùng, Anh oà khóc như một đứa trẻ. Ngay lập tức, Tào Tháo lao ra giữa trời tuyết rơi:

- Lưu Bị, Trương Liêu, Tào Tháo ta ở đây.

Ông nói rồi vòng hai tay ôm Lưu Bị và Trương Liêu giữa trời tuyết rơi, giữa cái lạnh cắt da cắt thịt. 

Câu chuyện trên là minh chứng rõ ràng nhất cho chữ "nghĩa" thời nội chiến tranh giành quyền lực. Một cuộc chiến tranh giành quyền lực nó rất khác với chiến tranh vệ quốc. Cuộc chiến vệ quốc là cuộc chiến giữa hai bên. Một bên là những kẻ xâm lăng, một bên là những người anh hùng đứng lên cứu nước. Còn nội chiến tranh giành quyền lực? Đó là cuộc chiến cốt yếu là để tranh giành. Tất cả chư hầu vùng lên tranh đấu, đều là anh hùng tạo thời thế và thời thế tạo anh hùng. Cuộc chiến nào cũng có anh hùng nhưng anh hùng trong chiến tranh vệ quốc khác biệt rất lớn với anh hùng trong chiến tranh tranh giành quyền lực. Một bên là đòi quyền lợi chính đáng cho mình và người khác một bên là tranh đoạt lợi ích mà mình chưa có bằng cách tước đi lợi ích của người khác. Vì vậy "đại nghĩa" mà người anh hùng trong hai kiểu chiến tranh đó cũng khác nhau. Trong chiến tranh vệ quốc , đại nghĩa của người anh hùng là hành xử theo lẽ phải. Bạn không thể giúp quân xâm lăng giết chóc đồng bào mình, mà bạn, một là đứng lên làm thủ lãnh quân khởi nghĩa hoặc hai tìm một thủ lãnh đủ tư cách và năng lực mà phụng sự đến chết. Còn "đại nghĩa" trong chiến tranh tranh giành quyền lực: bạn hoặc là làm một thủ lĩnh quân chư hầu hoặc tìm một thủ lĩnh quân chư hầu có năng lực nhất thống thiên hạ lớn nhất và "đủ tư cách nhất trong đám chư hầu tư cách không đầy đủ hoàn toàn" để phụng sự nhưng không nhất thiết phải phụng sự đến chết. Trong cái thời đại thủ lĩnh bạn phụng sự không hoàn toàn đủ tư cách của một nghĩa chủ soái  thì bạn không được bán mạng mù quáng. Khi bạn chết đi vì bán mạng mù quáng thì "nghĩa chủ soái" kia vẫn không hoàn toàn đủ tư cách của một nghĩa chủ soái chân chính. Vì vậy sinh mạng do thần thánh, cha mẹ ban cho không thể lãng phí, không thể cho đi vì người không đáng, vì việc không đáng . Khi bạn chết như vậy bạn đã đánh mất cuộc sống có ý nghĩa của chính bạn đó là vô đạo đức, ngu xuẩn và yếu đuối. Còn trong thời bình bạn không cần "giết giặc lập công" mới có đại nghĩa. Bạn chỉ cần làm một con người chân chính là được rồi. Trong thời loạn, bán mạng là vô đạo đức, ngu xuẩn và yếu đuối thì trong thời bình cũng thế thôi. Thế mới biết một cuộc sống thật sự có ý nghĩa là điều quan trọng nhất đối với tất cả mọi người trong mọi kiếp nhân sinh.

Phần Cuối - Điều Quan Trọng Nhất - Còn Sống Là Còn Làm Được Nhiều Việc - Vô Địch Chiến Thần Quỳ Gối Xin Hàng .

"Còn sống là còn làm được nhiều việc" (Trích lời nhân vật Lữ Bố trong Hoả Phụng Liêu Nguyên của Trần Mưu)

Dưới lầu Bạch Môn, càng lúc càng lạnh. Nhưng binh sĩ , bá tánh Từ Châu ra xem rất đông, xem Tào Tháo sẽ làm gì Lữ Bố? Ai cũng muốn biết Vô Địch Chiến Thần - Thiên Hạ Đệ Nhất Lữ Bố khi thất thế sẽ như thế nào? Từ xa, giọng Lữ bố càng ngày càng gần: "Tào Đại Nhân, Lữ Bố xin hàng. Tào Đại Nhân dưới trướng mãnh tướng như mây, mưu sĩ cái thế, hiệu lệnh thiên hạ, ai nấy đều phục. Lữ Bố đã khâm phục từ lâu, nhưng vì tình thế nên mới đối kháng. Lữ Bố làm phản chỉ vì các cựu thần tiền triều xúi giục, chứ trong lòng không như vậy . Nay Tào đại nhân quét tan mây mù, làm Lữ Bố thấy ánh mặt trời. Lữ Bố xin hàng, xin Tào đại nhân mở lượng hải hà tha cho Lữ Bố . Mối hoạ mà Bố gây ra cho minh công , hôm nay Bố xin đền. Chỉ cần đại nhân trọng dụng nhân tài , lo gì không đoạt được thiên hạ. Lữ Bố nguyện làm thuộc hạ cho đại nhân vì đại nhân bình định thiên hạ. Vì Đại Hán mà tận tâm tận lực". Ngay lập tức , một tên lính quèn phi thẳng ngọn cước vào mặt Lữ Bố :

- Vô Địch Chiến Thần đây sao? Thật nực cười! Oai phong của ngươi đâu rồi? Xem ngươi kìa, ngươi có còn là người không vậy? Thân là võ phu phải có phong thái của võ giả. Tham sống sợ chết, ngươi có xấu hổ với các thủ hạ đã vì ngươi mà vong mạng không hả? 

- Nói đúng lắm, Lữ Bố chỉ là một thằng hèn, xin huynh trưởng chỉ giáo.

Tên lính quèn cao ngạo, vênh mặt : 

- Ngươi gọi ai là huynh trưởng, đồ súc sinh, phải gọi là gia gia.

Lữ Bố vẫn mỉm cười : 

- Gia Gia, súc sinh chưa tiến hoá phải dạy từ từ .

Sau đó, Lữ Bố liên tục khấu đầu. Dưới lầu Bạch Môn vang lên tiếng chế nhạo, khinh miệt. Bỗng một giọng nói cất lên, vang vọng không trục, xé toạc trời xanh: 

- Chỉ có anh hùng chân chính, mới hiểu chân lý còn sống là còn làm được nhiều việc. Khi xưa Việt Vương Câu Tiễn, nằm gai nếm mật, chịu nhục, chịu khổ suốt mười năm trời để tiếp tục mưu đại nghiệp. Hàn Tín luồn trôn tên bán thịt chỉ để đợi ngày cất đầu lên. Nhưng tự cổ chí kim không có một đấng anh hùng nào đủ bản lãnh chà đạp thể diện của bản thân một cách mãnh liệt như ngươi. Ngươi xứng đáng với danh hiệu Chiến Thần. Mã trung xích thố, Nhân trung Lữ Bố không phải là hư danh, không phải là kiệt tác hư cấu của bọn văn nhân thi sĩ. Ngươi đã đạt đến cảnh giới trí dũng vô song. Nhưng ngươi phải hiểu đây là thời phong kiến , không có chỗ cho một đại anh hùng như ngươi.

Nghe thấy thế, Vô Địch Chiến Thần Lữ Bố không khấu đầu nữa, y biết giờ sinh của y đã tận nhưng y không than khóc hay hoảng sợ, không khí chung quanh như bị bá khí của người bị trói họ Lữ tên Bố đè nặng xuống, nặng đến nỗi xung quanh không một ai nói cười nữa. Bây giờ tất cả đã hiểu, anh hùng tam quốc không ai mạnh như Lữ Bố, mạnh ở trí, mạnh ở dũng, sức mạnh trí dũng hoà quyện ấy mạnh và đặc biệt đến mức không thể tả hết được bằng ngôn từ, mạnh và đặc biệt đến mức nghìn năm sau cũng không có Lữ Bố thứ hai .

Lữ Bố cười lần cuối cùng : 

Vậy hãy để máu của tại hạ làm nên tên tuổi của các hạ.
 

Lữ Bố chết nhưng bài học ông dạy cho cả thiên hạ vẫn sống. Bài học đó là? Đơn giản thôi: "Còn sống là còn làm được nhiều việc, một cuộc sống thật sự có ý nghĩa  là điều quý giá nhất. Dù bạn là ai, đến từ đâu, đang đứng ở đâu, sẽ đi về đâu thì bạn cũng không bao giờ được phép đánh mất cuộc sống thật sự ý nghĩa của bạn nhưng cũng đừng hèn nhát chấp nhận thứ không thể chấp nhận, chấp nhận thứ không có quyền chấp nhận chỉ để tồn tại. Cuộc sống thật sự ý nghĩa của Lữ Bố là cuộc sống thủ lĩnh, bạn nghĩ Lữ Bố có chấp nhận tồn tại nếu vĩnh viễn ông không thể trở thành thủ lĩnh nữa không? Câu trả lời luôn là không!'' 


Tác giả: Nguyễn Minh Hoàng 

Nếu bạn yêu thích bài viết này, hãy ấn nút Like của bài viết trên website và chia sẻ đến cộng đồng nhé!

--------

Tham gia cuộc thi Đọc Ngược để rèn luyện khả năng phản biện và có cơ hội nhận giải thưởng tiền mặt cùng voucher mua sách hấp dẫn tại: https://goo.gl/NNcFHR

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị và các cuộc thi về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn







Xem thêm

Không bám sát vào chính sự, có thể nói Trần Mưu là người đầu tiên mà tôi biết, đặt lại vấn đề "tiếp cận lịch sử như thế nào". Lần đầu tiên, người đọc được thưởng thức những điều rất mới: quan điểm về những kẻ "hữu dũng vô mưu" trong lịch sử, quan điểm về quân, về dao ngôn - những điều mà nếu chỉ đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa thì rất có thể bạn sẽ bỏ qua một cách rất đáng tiếc. Tại sao tôi dùng chữ “hợp lý và khoa học”? Đứng đầu thiên hạ, đâu phải chuyện lấy đồ chơi trong túi. Giả như y có tàn bạo, cũng phải tàn bạo như thế nào, mới có thể đứng đầu một cõi như thế. Và ấy là cách để Trần Mưu xây dựng nên một Đổng Trác cuồng bá, ngang nhiên chửi thẳng mặt bá quan rằng: "Tất cả các ngươi chỉ là một lũ heo vô dụng, vì sao ta làm loạn dễ thế này? Vì sao ta làm phản mà chẳng ai ngăn ta? Quốc gia đã bị bọn ngươi biến thành cái thứ gì rồi”. Và thế là, một Đổng Trác có khí chất bá chủ, mị hoặc được vô số quân sĩ đã ra đời. Lại lật lại nữa, Lưu Bị lấy được Từ Châu dễ thế chăng? Nhân nghĩa có ăn được không, mà Đào Khiêm ba lần nhường Từ Châu như thế? Trước khi gặp Gia Cát Lượng, Lưu Bị quân ít, tướng ít và chẳng hề có quân sư nào bên cạnh, có thể trụ vững trước bao nhiêu chư hầu, lực lượng hùng mạnh xung quanh, nếu như không có một mưu sĩ thực sự ở bên? Và thế, là một Trương Phi “ngoài thô trong tinh tế”, một “họa gia” của “Đào Viên họa phái” đã xuất hiện, như một quân sư âm thầm bên cạnh Lưu, Quan. Sử cũng không hề chép Dực Đức là kẻ bán thịt, lại có rất nhiều sách cho rằng ông rất sành cầm kỳ thi họa. Cơ sở cho những sáng tạo của Trần Mưu là ở đấy - vừa là tư duy khoa học, vừa nghiên cứu tư liệu từ nhiều nguồn. Quan trọng nhất là đọc xong, dù biết tác giả có thêm thắt, cường điệu thì người đọc vẫn thấy nó hợp lý, nó khoa học – “đó mới đúng là cách mọi chuyện đã diễn ra”. Viết truyện lịch sử mà để độc giả phải thốt lên như thế, là thành công rồi!

Hỏa Phụng Liêu Nguyên đã chinh phục được những độc giả thuộc dạng “khắt khe” – như tôi chẳng hạn. Là một người vốn không có cảm tình với truyện tranh (dù có đọc khá nhiều – nhưng chỉ xem như đọc giải trí), nhưng sau một lần tình cờ đọc được vài trang truyện Hỏa Phụng Liêu Nguyên, tôi thật sự “muốn” đọc nó một lần đàng hoàng, bởi tôi không nghĩ, kẻ vẽ đẹp như thế lại có thể là một tác giả tầm thường! Nét vẽ của Hỏa Phụng Liêu Nguyên không chỉ đẹp, còn thể hiện được khí chất của mỗi nhân vật, lại vô cùng đa dạng (cả ngàn nhân vật, không hề trùng lặp). Trang phục và binh khí đều đẹp, phong phú, thể hiện sự đầu tư kỹ càng. Trần Mưu vẽ mắt cực kỳ có hồn, một cái liếc mắt, một cái trừng mắt, một ánh nhìn xa, một tròng mắt không phải màu đen của mãnh tướng Tây Lương như hổ báo, đều có thể giúp độc giả hình dung ra vô số những câu chuyện, những ẩn tình, những tâm tư, những điều sâu kín. Hiệu ứng cảm xúc nơi độc giả cũng được nhân lên gấp bội nhờ đây. Kích thước của nhân vật rất chuẩn và thực tế, không hề phóng đại (riêng nhân vật Hứa Chử lại là ngoại lệ). Ta sẽ không bắt gặp vai nam chính cao lêu nghêu, sẽ không có vai nữ với mắt to ơi là to và chân dài ơi là dài. Lẽ dĩ nhiên là nhân vật nào cũng được vẽ rất đẹp, nhưng không chỉ có thế. Trần Mưu sẵn sàng khoác lên họ bộ mặt thô ráp cần thiết để giúp người đọc hình dung rõ nét nhất về một thời chiến loạn điêu tàn, nơi con người ta vật vã để sống, để sinh tồn và để bảo vệ chính kiến của mình.

Cũng như bất cứ truyện tranh nào viết về những anh hùng, bày mưu tính kế xong thì cũng phải đến lúc người anh hùng vác đao ra trận. Những trận chiến tay đôi giữa những võ tướng trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên thực sự là một món ăn "thèm chảy nước miếng" mà độc giả nào cũng mong chờ. Phong cách chiến đấu trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên được miêu tả rất chân thật. Những trường đoạn như tam anh chiến Lữ Bố, Quan Vũ Trương Phi, Phục Văn Xú Nhan Lương, Triệu Hỏa đấu Hứa Chử, Lữ Bố 2 lần solo cùng Tào quân, và đặc biệt là đoạn Lữ Bố đối đầu Quan Vũ luôn luôn mang lại cảm giác phấn khích cho người đọc. Gọn mà hiệu quả, không màu mè hoa mỹ; những đòn thế mà Trần Mưu đưa vào mỗi khung truyện chỉ đơn giản là một kích xỉa ngang, một đao bổ dọc. Ấy vậy mà người đọc đến ngây ngất mỗi khi được chứng kiến mỗi đường đánh, mỗi thế đao ấy. Vì sao? Vì chiêu thức chân thật gần gũi và dễ cảm nhận, vì ánh mắt của kẻ cầm đao, vì cái thần toát ra từ thế đứng lẫm liệt của võ tướng, hay vì ánh hào quang vĩ đại của lý tưởng họ mang trên vai? Có lẽ vì tất cả. Võ tướng đối đầu, đó không chỉ là một trận đánh tay đôi. Là người cùng trên lưng ngựa, có ý chí và thực lực, có mộng tưởng và bá chủ của riêng mình; giữa võ tướng không chỉ là vấn đề giết nhau để giành chiến thắng, mà còn có mâu thuẫn về mặt quan điểm, sự tự vấn trong mỗi đường đao mũi kiếm. Võ tướng muốn giết nhau, nhưng cũng kính trọng nhau. Trên chiến trường, họ là địch thủ người chết ta sống; nhưng trong một chừng mực nào đó, võ tướng cũng là tri kỷ của nhau, hiểu được lòng nhau. Cảnh tượng hai kẻ được cho là "hữu dũng vô mưu" Văn Xú và Lữ Bố chắp tay chào nhau quả thật làm người ta phải bật cười sảng khoái. "Anh hùng trọng anh hùng" - cách xây dựng võ tướng của Trần Mưu làm mọi thứ trở nên nhân văn hơn, nhân vật có chiều sâu hơn là vậy...

Hỏa Phụng Liêu Nguyên đã khắc họa sâu sắc thân phận con người trong thời đại phong kiến, không chỉ ở những nhân vật đã quá quen thuộc trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, mà còn phục hiện được cả một xã hội đang điên cuồng vì chiến loạn – qua số phận của những kẻ vô danh. Ôn Thụy An từng nói, tác phẩm hay là nhờ có nhân vật cá tính sâu. Trần Mưu đã cực kỳ thành công với dàn nhân vật của ông. Lật lại hết những điều tưởng như đã bất di bất dịch trong lòng mỗi người từng đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa; mỗi nhân vật như Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Sách, Lữ Bố, Đổng Trác, Quách Gia đều làm người đọc mất ăn mất ngủ, kinh tâm động phách bởi chiều sâu trong tư tưởng cũng như nét cá tính đặc sắc của từng người. Một bá chủ Lưu Bị phải biến đổi bản thân từ "tốt" thành "nửa tốt nửa xấu" để phù hợp với thời đại. Một chiến thần Lữ Bố thông minh tài ba, "vượt trội" trong thế giới loài người để rồi bị vùi dập cũng chỉ vì sự "vượt trội" đó. Một thái giám Tiểu Mạnh khao khát hạnh phúc, khao khát được sống đúng nghĩa, để rồi chết đi mà vẫn không biết ý nghĩa đích thực của cuộc sống là gì... Không chỉ giới hạn trong những nhân vật mà lịch sử "điểm mặt chỉ tên", trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên, người đọc còn bắt gặp những võ tướng, mưu sĩ vô danh, những câu chuyện về những thân phận nhỏ bé trong thời đại phong kiến. Nhỏ nhưng không chịu khuất phục, mỗi một số phận, một nhân vật trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên đều là một nét chấm phá tạo nên nét chính họa “điên cuồng” của một thời đại. Biết bao quân lính Tây Lương chỉ vì nghe theo lời mê hoặc của bá chủ mà bỏ nhà bỏ cửa lao vào cuộc chiến đẫm máu. Hàng vạn người bị giết dễ dàng chỉ vì một bá chủ hay quân sư cho đó là điều hợp lý nên làm. Một cậu bé cố gắng thoát khỏi sự níu giữ của mẹ mình, lao ra chiến trường và ngay sau đó trở thành một trong hàng vạn tử thi nằm la liệt sau trận chiến. Biết bao con người, biết bao số phận đã tạo nên Hỏa Phụng Liêu Nguyên - một bức tranh nhuốm màu bi kịch về thời đại phong kiến như thế đấy…

Hỏa Phụng Liêu Nguyên không đi theo lý luận êm tai một chiều mà bao gồm nhiều luồng tư tưởng đối nghịch nhau; làm cho người đọc thấy ngay cả những lý luận hoang đường, điên cuồng nhất vẫn có sự đúng đắn, hợp lý nhất định. Ngược lại, ngay cả những điều tưởng như chuẩn mực cũng có thể khiến người đọc hoang mang về mặt trái của nó. Những đạo lý giáo điều thời phong kiến được phá bỏ, làm cho người đọc thấy được những điều ngu xuẩn, đáng cười nhạo của nó. Tướng lĩnh nắm trong sinh mạng của ngàn vạn con người, đâu phải chỉ là kẻ thất phu cậy sức? Tại sao lại gọi họ là "hữu dũng vô mưu"? Và nhớ chăng, trong lịch sử có được mấy kẻ được xem là “hữu dũng vô mưu” như thế? Tại sao lại đề cao lòng trung thành trong một cuộc chiến đầy sự phản trắc – như cuộc chiến của liên quân Quan Đông chống Đổng Trác? Những quan lại kề cận nhà vua được tán dương là trung nghĩa thực ra lại là những kẻ tội nhân, khư khư cầu an, chẳng lo gì đến cải cách, chỉ tổ gây họa cho thời đại. Những mưu sĩ tài ba được đào tạo với mong ước tốt đẹp, được thiên hạ khắp nơi ca tụng ngưỡng mộ lại là những kẻ bàn tay dính đầy máu, tội lỗi xét cho cùng có đâu thua gì Thập Thường Thị lúc xưa? Nếu như những bộ truyện về lịch sử khác vẫn đang loay hoay ở bước sáng tạo, vẫn chủ yếu tập trung vào những tình tiết truyện mới mẻ, ly kỳ,... Còn về mặt tư tưởng vẫn không vượt quá xa ra khỏi những quy tắc truyền thống; thì Trần Mưu lại khác. Ông đã có những sáng tạo, những phá cách vượt ra ngoài khuôn khổ truyền thống, thậm chí là đảo ngược luân lý, chẳng quản thị phi, phá bỏ mọi rào cản tư duy thông thường. Một ví dụ tiêu biểu khác là ông đã dám đưa tình yêu trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên vượt qua mọi giới hạn, điều mà trước đó không một bộ truyện về đề tài lịch sử nào dám làm (Điêu Thuyền trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, đã hóa thân thành một thái giám, mang trong mình một tình yêu đồng tính). Khi mới ra mắt, tình tiết này đã gây ra nhiều tranh cãi, ông đã bị người Tàu truy sát vì tội bóp méo lịch sử, dám đưa cộng đồng của họ ra ngoài ánh sáng, tuy nhiên theo thời gian độc giả đã dần dần chấp nhận, thậm chí còn trở nên yêu thích…

"Hỏa Phụng Liêu Nguyên"-một bộ truyện tranh hấp dẫn với chủ đề là thời Tam quốc nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Nhưng khoan đã đừng vội thầm nghĩ nó sẽ giống với "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, hay bộ chính sử "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ, hay bất kỳ một bộ truyện nào khác cùng chủ đề. "Hỏa Phụng Liêu Nguyên" là một cái nhìn rất khác của tác giả Trần Mỗ về thời kỳ này. Những nét sáng tạo độc đáo, táo bạo, cùng với dàn nhân vật được xây dựng xuất sắc và những triết lý sâu sắc mà Trần tiên sinh lồng ghép vào đã tạo nên một trong những bộ truyện hay nhất mà tôi từng đọc. Cái hay nhất của "Hỏa Phụng Liêu Nguyên" là những triết lý được gài gắm suốt bộ truyện. Và cái cuốn hút nhất của truyện là ở dàn nhân vật đáng nhớ. Kể cả với những nhân vật đã quá quen thuộc với người yêu Tam Quốc, "Hỏa Phụng Liêu Nguyên" vẫn có thể khiến chúng ta yêu mến họ lại lần nữa, và theo một cách rất khác. Nổi bật nhất trong dàn nhân vật của bộ truyện, bên cạnh cặp đôi nhân vật trung tâm Tư Mã Ý – Liêu Nguyên Hỏa, chính là bộ tám gã quân sư đệ nhất thiên hạ đến từ Thủy Kính phủ. Họ là Thủy Kính Bát kỳ, là những nhân vật nổi bật trong lịch sử với tài năng và trí tuệ, được Trần Mỗ đưa vào làm tám sư huynh đệ cùng học một thầy. Trong số họ, có những kẻ đã ra đi, và có những người còn đang ở lại. Và đây, đơn thuần là một bài viết dành cho Thủy Kính Bát kỳ, cho những kẻ đã ngã xuống, và cho cả những người còn ở lại.