Xem thêm

Cuốn tiểu thuyết thiếu đi một người dẫn chuyện nắm được tất cả mọi sự việc và tình tiết xảy ra (ngoại trừ ở phần II: Thời gian trôi qua); thay vì cốt truyện được lật mở qua sự thay đổi quan điểm trong dòng nhận thức của mỗi nhân vật. Sự thay đổi xảy ra ngay cả giữa một câu nói, và theo một cách nào đó chúng giống như chính ánh đèn đang xoay của ngọn hải đăng vậy. Tuy nhiên, không giống James Joyce, Woolf không có xu hướng sử dụng những đổ vỡ đột ngột để tái hiện dòng suy nghĩ của các nhân vật; phương pháp của bà như thể dùng một cách nói khác mang âm hưởng thơ trữ tình vậy. Sự thiếu đi một người dẫn chuyện vốn nắm được tất cả mọi tình tiết và suy nghĩ của nhân vật như thế có nghĩa là, xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, không có một sự định hướng rõ ràng nào cho người đọc cả và tất cả chỉ qua sự phát triển nhân vật mà chúng ta có thể xác lập quan điểm và cách nhìn của chúng ta bởi vì phần lớn mọi thứ quá mập mờ, khó hiểu.

Trái với ở phần I tiểu thuyết tập trung minh hoạ mối quan hệ giữa nhân vật tự trải nghiệm và trải nghiệm thực sự cùng với mọi thứ xung quanh, thì phần II, 'Thời gian trôi qua' không có nhân vật nào để liên hệ tới, thể hiện những sự kiện cũng rất khác biệt. Thay vào đó, Woolf viết phần này từ quan điểm của một người dẫn chuyện không còn từ chỗ đứng vốn có của họ nữa, không liên quan tới bất kỳ người nào, có ý rằng các sự kiện nên được xem xét trên cơ sở liên hệ với thời gian. Vì lý do đó mà giọng kể ở đây thiếu tập trung và lệch lạc, cho thấy một ví dụ của cái mà Woolf gọi là cuộc sống khi chúng ta không có vai trò gì trong đó.