Tác phẩm “Trong sách có gì vui thế?” của tác giả Mem Fox cho rằng việc đọc sách thành tiếng có tác dụng kỳ diệu với mỗi đứa trẻ. Theo tác giả Mem Fox ngày đầu tiên trẻ đến trường mới học đọc đã quá trễ và điều đó “thật đáng ngại”. Bộ não của trẻ bắt đầu phát triển từ giây phút con chào đời. “Theo tự nhiên, trẻ phát triển các giác quan như xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác mỗi khi ta cho trẻ ăn, chơi cùng trẻ, nói chuyện với chúng, hát cho trẻ hay đọc cho trẻ nghe”.
Xem thêm

Đây là một quyển sách được dịch lại rất tâm huyết từ chị Đặng Thị Quỳnh Hương - người sánh lập Reading Việt Nam với bản gốc mang tựa đề “Reading Magic” của tác giả Mem Fox. Vì sao chị Quỳnh Hương lại chọn dịch quyển này trong vô vàn những quyển nói về lợi ích của việc đọc sách. Theo mình nghĩ, bởi vì chính tựa đề tiếng Anh của nó: Reading Magic. Bạn phải đọc để thấy việc “Đọc thành tiếng - Kỳ diệu” đến chừng nào. Đầu tiên là khả năng tự học đọc của trẻ thông qua việc ba mẹ đọc truyện thành tiếng mỗi ngày. Chỉ cần đọc thành tiếng, trò chuyện với trẻ về những từ ngữ, về các bức tranh, về những cảm xúc của nhân vật trong những tranh sách là ba mẹ đã nhen nhóm ham muốn biết đọc chữ cho trẻ. Và nhiều trẻ khi được ba mẹ đọc thành tiếng mỗi ngày đã có thể biết đọc trước khi đi học. Đọc thành tiếng ở những năm tháng đầu đời cũng giúp trẻ nhanh chóng phát triển kĩ năng nói. Chúng ta càng nói chuyện nhiều với trẻ bao nhiêu thì chúng càng thông minh, sáng dạ bấy nhiêu. Tuy nhiên, ba mẹ cần nhớ rằng mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt. Ngay cả khi chúng ta đọc thành tiếng cho trẻ cũng không thể chắn chắn trẻ sẽ biết đọc hay biết nói sớm và điều đó là hoàn toàn bình thường. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, những trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ càng nhiều thì não bộ sẽ càng phát triển, lợi về mặt giáo dục và xã hội sau này. Do đó, ba mẹ hãy kiên trì, vui vẻ đọc thành tiếng cùng con. Đừng biến việc đó thành áp lực lên đôi vai con mình nhé.

Có dạo, nhiều người cho rằng sinh viên ngày nay ít đọc sách mà họ chỉ đọc dồn vào dịp thi cử - những sách liên quan đến môn thi ở thư viện đều được mượn sạch! Đó là hiện tượng có thực và cũng rất đáng lo ngại.Để trẻ ham thích đọc, ngay từ trước khi trẻ bắt đầu biết đọc, biết viết, người lớn phải tập cho trẻ bằng cách thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, thường xuyên kể chuyện theo sách, vào lúc rỗi rãi hoặc trước giờ ngủ.Qua đó, trẻ không chỉ biết về câu chuyện được nghe đọc mà còn tạo ra một tâm lý muốn tự mình tìm đọc, tự mình tìm thấy cái hay của câu chuyện hơn là phải chờ người khác đọc cho nghe, đôi khi chỉ được nghe mỗi ngày một đoạn ngắn trong khi câu chuyện còn đang diễn ra hấp dẫn.Sự say mê đọc sách của trẻ có được còn do người lớn tạo ra được “không khí đọc”, “văn hóa đọc” ngay trong gia đình mình để con em có thể học tập. Người lớn phải làm gương. Họ phải chọn lọc, khích lệ con em mình thường xuyên đọc và nên đọc những loại sách gì. Những “tác phẩm gối đầu” như Tâm hồn cao thượng của Edmond de Amicis, bộ sách dạy làm người của Nguyễn Hiến Lê, loạt sách Cửa sổ tâm hồn, Hạt giống tâm hồn... sẽ định hướng cho trẻ có một tâm hồn trong sáng, một trái tim nhân hậu, một lối sống có nghị lực, có niềm tin và biết cống hiến. Chính những trang sách sẽ dạy trẻ nên người.