1 năm trước Trí Huệ Bát Nhã Nơi Trí Huệ Bát Nhã là chỗ tất cả mâu thuẫn trên đời đều tan biến. Giống như con người sinh ra thì phải già, phải chết. Chúng ta không thể thoát khỏi bánh xe nhân quả vì có sinh là có tử. Nhưng ta cũng nhận thấy rằng có cái gì luân chuyển mà cũng có cái gì không sao luân chuyển được. Và như vậy, ta vừa bị luật nhân quả mà cũng không bị luật nhân quả chi phối, bởi vì ta đã đồng hóa với luật ấy rồi.“Một người kia hỏi một vị thiền sư:– Hạ đã qua, rồi đông sẽ đến. Vậy làm sao tránh khỏi?– Tại sao anh không tìm nơi một chỗ nào không có mùa hạ và mùa đông?– Làm sao tìm ra được một nơi như thế?– Vậy thì đông đến, anh hãy cứ run. Hạ đến anh hãy cứ để cho đổ mồ hôi như mọi người.Đó là thuận với thiên nhiên mà không bị thiên nhiên làm hại.” Like Share Trả lời
1 năm trước Lời kết Phật học không phải một lý thuyết suông. Như trước đây đã có nói: học Phật mà không thực hành giáo pháp thì chưa phải là người học Phật, hay nói một cách khác, không phải là người hiểu Phật.Đó là những lời kết trong cuốn Phật học Tinh hoa của tác giả Nguyễn Duy Cần. Học rộng, hiểu sâu nhưng quan trọng là áp dụng Phật Pháp vào thực tế để tạo nên những giá trị tích cực cho đời sống. Một cuốn sách rất phù hợp cho những ai bắt đẩu bước vào con đường tu tập! Like Share Trả lời
1 năm trước Luật nhân quả Theo cuốn Phật học Tinh hoa, luật nhân quả không bị sự hạn chế của thời gian, có cái đời trước trồng nhân, nhưng đến đời hiện tại mới gặp duyên và thành ra quả. Cũng có cái đời trước trồng nhân, mà mãi đến đời sau và đời sau nữa mới thành quả. Chính vì không rõ quy luật này nên nhiều kẻ không hiểu sao có người kiếp này tu nhân tích đức mà lại gặp tai họa. Hoặc kiếp này làm nhiều điều ác nhưng lại gặp may mắn, hạnh phúc và than rằng luật quả báo sai lầm.Thuyết Nhân quả cũng cho rằng chính mình làm thì chính mình chịu. Không có chuyện cha con gánh vác cho nhau hay cháu chắt được nhờ ân đức tổ tiên. Like Share Trả lời
1 năm trước Điều kiện tinh thần của người học Phật Vì Phật giáo là một giáo lý hướng tới sự tự giải thoát, tức là cá nhân muốn giải thoát thì không nên ỷ lại vào một uy lực nào mà phải trông cậy vào chính mình. “Các bậc Như Lai chỉ làm có cái việc là chỉ đường thôi: mỗi người phải tự mình đi đến, chứ không ai đi thế cho ai được cả!”Người học Phật thì phải có một tinh thần tự do, không lệ thuộc vào kinh sách và phải có trong mình óc hoài nghi. Phật dặn các vị tì khưu không được tin tất cả những lời Phật nói mà phải tự mình xét lại, khi nào thấy chắc chắn có giá trị thì mới nên theo. Người học Phật không nên để mình bị ràng buộc, bị mắc vào đâu cả, bất kể đó là chân lý.Vì đề xướng tư tượng tự do, Phật giáo không dụ dẫn ai vào một giáo phái như mình. Đối với các giáo phái khác, ta cũng phải nhất mực khoan dung. Like Share Trả lời
1 năm trước Cuốc sống sẽ an bài “bất kể bạn gặp ai, đó đều là người bạn cần gặp.bất kể xảy ra chuyện gì, đó đều là chuyện nhất định phải xảy ra.bất kể chuyện bắt đầu từ đâu, đó đều là thời điểm thích hợp.bất kể là chuyện gì, đã qua thì chính là qua."Vậy nên, đừng mãi chìm đắm trong quá khứ viển vông, đừng vì những điều đã từng làm mà đưa ra quá nhiều giả thiết. Chuyện đã xảy ra thì đó chính là điều duy nhất có thể xảy ra, không cách nào quay đầu được mà chỉ có tiến lên, cứ nhìn lại, nghĩ lại sẽ chỉ là vô ích mà thôi.Tôi hiểu, mặc dù đôi lúc hiện thực thật tàn nhẫn. Nhưng chúng ta sau cùng, đều phải học cách sống một cách thâm tình trong thế giới bạc tình này. Phải biết, bạn đối với cuộc sống thế nào, cuộc sống sẽ đối với bạn thế ấy, tâm thái của bạn, đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.Cho dù bạn đã từng gặp phải chuyện gì, là vui hay là buồn, là ở dưới tận cùng hay đỉnh cao xã hội, thì bạn có thể nhớ tới câu này: "Nếu như mọi thứ đi ngược lại với mong đợi của bạn, thì nhất định có sự an bài khác". Like Share Trả lời
1 năm trước Review sách Những trang viết về Phật giáo và cuộc tìm kiếm bản thân mình của Sosuke ở ngôi chùa cũng là sự phản chiếu vốn văn hóa, trải nghiệm sống của nhà văn. Trong không gian tôn giáo, văn hóa, xã hội Nhật Bản thời điểm đầy bỡ ngỡ đó, những thao thức của con người và số phận của mình càng trở nên day dứt. Và Natsume Soseki đã lách ngòi bút tới tận những ngóc ngách đời sống tinh thần ấy để ghi nhận, lột tả trung thực câu chuyện của các nhân vật. Và toàn bộ tác phẩm của ông để lại cho người đọc những khoảng suy tưởng lớn, như trạng thái của nhân vật Soseki lúc đứng trước cánh cổng ngôi chùa mà gõ mãi không ai mở cửa, chỉ nghe tiếng nói: “Có gõ cũng vô ích thôi. Hãy tự mở nó mà vào đi!”. Like Share Trả lời
1 năm trước Cánh cổng thời gian “Anh không phải là người bước qua cánh cổng cũng không phải là người sẽ bằng lòng với việc không bước qua cánh cổng. Tóm lại, anh là một người bất hạnh phải đứng khựng lại dưới cánh cổng và đợi cho đến khi mặt trời lặn.” Và “Dường như từ khi sinh ra, số phận của Sosuke đã được sắp đặt là phải tha thẩn thật lâu bên ngoài cánh cổng. Điều này chẳng có gì phải bàn cãi nhưng mâu thuẫn ở chỗ là anh cứ cố tình đi đến tận cánh cổng mà kiểu gì mình cũng không bước vào được”. Like Share Trả lời
1 năm trước Độc giả cảm nhận Độc giả cũng gặp ở đây những băn khoăn muôn thuở của con người như Sosuke khi nhìn thấy mình trong chiếc gương lạnh lẽo ở hiệu cắt tóc và “bất chợt anh tự hỏi người trong gương kia là ai”. Phần cuối của câu chuyện khi Sosuke xin nghỉ việc một thời gian, tìm đến ngôi chùa để trốn chạy khỏi cuộc gặp với người bạn cũ, cũng là để giải thoát khỏi ám ảnh là phần nhiều “ẩn dụ” và gửi gắm của nhà văn. Dường như trạng thái dùng dằng, trăn trở của người vừa kiếm tìm thấy hạnh phúc cá nhân vừa đau khổ với ràng buộc đạo lý xã hội cứ trở đi trở lại. Like Share Trả lời
1 năm trước Review sách hay Văn chương mộc mạc, giản dị nhưng tinh tế của Natsume Soseki cũng để lại nơi người đọc những khoảnh khắc không dễ quên: “Có lần, Sosuke ghé thăm Yasui như thường lệ nhưng cậu ta đi vắng, mà chỉ có Oyone ngồi một mình ở nhà như thể cô bị bỏ rơi giữa mùa thu hiu quạnh và cô đơn”…Như đơn vị xuất bản giới thiệu: “Với thủ pháp kể chuyện bình thản, lời văn mộc mạc, Natsume Soseki đã dẫn dắt độc giả tiếp cận một cách tinh tế trạng thái tinh thần trống rỗng và nỗi đau khổ chân thực của các nhân vật. Không chỉ được tán thưởng về vẻ đẹp trong cách miêu tả tình yêu, cuốn tiểu thuyết còn được đánh giá cao về ý tưởng và biểu tượng phức tạp: khi con người sống ở trên đời, nhất định phải có sự lo lắng về “tội nguyên tổ”…” Like Share Trả lời
1 năm trước Sách nên đọc Cánh cổng” có sự lặp lại một cách cố ý nhiều tình tiết trong “Từ dạo ấy” qua một số nhân vật cốt yếu như người bạn học của Sosuke, gia đình người hàng xóm của vợ chồng Sosuke, bối cảnh đến với nhau của Sosuke và Oyone… Lối viết và sáng tạo này như một cách tiếp nối cuộc đời nhân vật xuyên suốt trong các tác phẩm của Natsume Soseki mà bạn đọc có thể đã có dịp tiếp cận như “Sanshiro”, “Cỏ ven đường”, “Từ dạo ấy”,…Natsume Soseki đã để bối cảnh, diễn biến tâm lý và sự tương tác của câu chuyện với những tác phẩm trước đó của ông tự nói lên nỗi lòng của họ thay vì nói thay nhân vật những tư tưởng, quan điểm của mình. Và như thế, trường liên tưởng cho thế giới tinh thần của nhân vật cùng bối cảnh xã hội giao thời của Nhật Bản cũng trở nên rộng mở hơn, sâu sắc hơn. Like Share Trả lời
1 năm trước Sách hay Nếu tóm tắt cốt truyện của Natsume Soseki thì không có gì nhiều. Truyện tập trung vào đời sống thường nhật của cặp vợ chồng anh công chức Sosuke vốn hòa hợp, yêu thương nhau nhưng luôn mang trong mình mặc cảm tội lỗi về quá khứ. Nhưng những đối thoại và nhịp điệu sống “hướng vào trong” cùng nhau của họ và cuộc tìm kiếm sự vượt thoát khỏi những ám ảnh và ràng buộc xã hội của nhân vật thực sự mở ra một thế giới tinh thần xao động, tinh tế và đầy ám ảnh. Like Share Trả lời
Nơi Trí Huệ Bát Nhã là chỗ tất cả mâu thuẫn trên đời đều tan biến. Giống như con người sinh ra thì phải già, phải chết. Chúng ta không thể thoát khỏi bánh xe nhân quả vì có sinh là có tử. Nhưng ta cũng nhận thấy rằng có cái gì luân chuyển mà cũng có cái gì không sao luân chuyển được. Và như vậy, ta vừa bị luật nhân quả mà cũng không bị luật nhân quả chi phối, bởi vì ta đã đồng hóa với luật ấy rồi.
“Một người kia hỏi một vị thiền sư:
– Hạ đã qua, rồi đông sẽ đến. Vậy làm sao tránh khỏi?
– Tại sao anh không tìm nơi một chỗ nào không có mùa hạ và mùa đông?
– Làm sao tìm ra được một nơi như thế?
– Vậy thì đông đến, anh hãy cứ run. Hạ đến anh hãy cứ để cho đổ mồ hôi như mọi người.
Đó là thuận với thiên nhiên mà không bị thiên nhiên làm hại.”