Thực và hư, gần gũi và xa lạ, quyến rũ và nguy hiểm, vũ trụ từ lâu đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của con người. “Tại sao trời có màu xanh?”, “có phải trên mặt trăng là cây đa chú cuội?”, “liệu ở những hành tinh ngoài trái đất có sự sống hay không” và muôn vàn câu hỏi khác, có câu hỏi đã có lời giải, có câu hỏi vẫn còn là một ẩn số. Cuốn sách đóng góp đáng kể trong lĩnh vực vật lý thiên văn vô tuyến của thế giới trong những năm 1970 đã mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về lĩnh vực thiên văn.
Xem thêm

Những câu chuyện về mười hai chòm sao bao giờ cũng mang lại cho mình những cảm giác kì bí , mình muốn khám phá thật nhiều về chòm sao của chính mình . Tình cờ được bạn giới thiệu cho mình , mình quá tò mò nên đọc thử để rồi cứ bị cuốn vào tới mức không dứt ra được . Truyện kể về vùng đất Zodiacus ( tưởng tượng nha) nơi có các vị thần , tiên yêu và phép thuật trú ngụ . Cũng tại nơi này định mệnh của từng nhân vật diễn ra xoay quanh sứ mệnh cần thực thi, tình yêu , tình bạn , sự phản bội , sự thử thách ... và vô số những điều kì bí khác về số mệnh . Ma Kết ,Bạch Dương, Bảo Bình , Song Ngư , Sư Tử , Cự Giải , Song Tử , Thiên Bình , Xử Nữ , Thiên Yết ,Nhân Mã - tất cả bọn họ , mỗi người đều có khả năng riêng, là những pháp sư mang trong mình những xứ mệnh không thể tránh khỏi . Liệu rằng họ có thể chiến thắng số mệnh , chiến thắng cái ác để bảo vệ những gì trân quý nhất của mình ? Liệu rằng mối tình đầy bi thương giữa Ma Kết và Thiên Yết sẽ có kết thúc như thế nào ? Liệu có phải là một cái kết có hậu ? Những người khác nữa liệu tất cả có vượt qua được những hiểm nguy , những thách thức để bảo vệ vùng đất ấy ? Thành phố vàng son là nơi bí hiểm đến thế nào ? Bạn có tò mò không ? Mình tin là các bạn sẽ cực kì thích thú cho mà xem ! Mình rất thích cách kể chuyện của tác giả Thor Aesir và những tình tiết trong truyện . Mọi nhân vật đều được khắc họa rõ nét từ nhân vật chính đến nhân vật phụ , tất cả hòa trộn vào nhau tạo thành một câu chuyện hấp dẫn .

Nhắc đến Lược Sử Thời Gian, người yêu khoa học biết ngay đó là cuốn sách best seller mà tất cả những người yêu vật lý thiên văn đều nên đọc trong đời. Kể cả với những người không chuyên, cuốn sách này vẫn giúp chúng ta khám phá những bí ẩn về vũ trụ được tóm gọn lại bởi bộ óc siêu việt Stephen Hawking. Nội dung sách Lược Sử Thời Gian Tổng quan về vũ trụ Được xây dựng dựa trên cuộc tranh luận của một nhà khoa học và một bà già với hai ý tưởng đối lập: bà già thì cho rằng trái đất là một cái đĩa phẳng tựa lên một dãy những con rùa xếp chồng lên nhau. Nhà khoa học thì cho rằng trái đất quay quanh mặt trời, và mặt trời cũng là một phần trong thiên hà. Con người đã trải qua một cuộc hành trình dài cố gắng đưa ra những định nghĩa chính xác về bức tranh vũ trụ. Bắt đầu với những câu hỏi về chuyển động của hành tinh, con người đã nâng tầm tò mò của mình lên mức độ táo bạo hơn. Họ bước vào không gian giữa thiên đường và địa ngục và đặt ra câu hỏi: vũ trụ được tạo ra như thế nào? Khả năng giãn nở của vũ trụ Theo nhà thiên văn học Hubble, trái đất không nằm bơ vơ giữa thiên hà bao la mà xung quanh chúng ta còn hàng tỷ những người hàng xóm khác. Tuy nhiên, các vị hàng xóm này đang ngày một trôi xa chúng ta, đó là kết quả của việc đo quang phổ của những thiên hà xung quanh. Khái niệm “vũ trụ tĩnh” có còn chính xác hay không? Liệu vũ trụ có thực sự đang giãn nở? Các hạt cơ bản trong tự nhiên Từ nhiều thế kỷ nay, con người tin rằng thế giới được tạo nên nhờ sự cấu thành vật chất, mà trong đó, các hạt vật chất được tạo nên từ electron, proton và neutron. Khái niệm “quark” xuất hiện đã thay đổi quan niệm bền bỉ đó, loài người lại tiếp tục cuộc khám phá không hồi kết, xem thứ gì mới là hạt cơ bản tạo nên vạn vật. Số phận của vũ trụ “Thời gian thực” có thể chỉ là một khái niệm mà con người tự đặt ra. Tác giả Stephen Hawking cho rằng rất có thể, không gian và thời gian là một mặt đóng không biên và vũ trụ hoàn toàn tự thân, tức là không khởi đầu, không kết thúc. Nếu như vậy, thì vai trò của Đấng sáng tạo trong vũ trụ của chúng ta là gì? Carl Sagan viết lời tựa cho cuốn Lược Sử Thời Gian đã táo bạo khẳng định rằng “Chẳng có việc gì cho Đấng sáng thế phải làm ở đây cả”. Du hành ngược thời gian Ở đây, tác giả đặt ra câu hỏi, liệu chúng ta có thể du hành ngược thời gian trước khi các cuộc đua xảy ra để đánh cược khi phần thắng đã nắm chắc trong tay. Nếu chúng ta có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng thì việc ngược về quá khứ là hoàn toàn khả thi. Tuy vậy, việc vượt qua giới hạn của vận tốc ánh sáng là điều không thể nào. Một câu hỏi vẫn còn để ngỏ là khả năng du hành trong không gian bằng cách uốn cong không-thời gian để tạo một lỗ sâu đục từ A đến B. Một chút thú vị và rắc rối nếu những vị khách tương lai nhúng tay vào thay đổi quá khứ. Tầm quan trọng của một lý thuyết bao trùm Theo Lược Sử Thời Gian, chúng ta có những lý thuyết bán phần giải thích được nhiều hiện tượng vật lý thiên văn nhưng vẫn chưa có một lý thuyết nào bao trùm và thống nhất được toàn bộ các lý thuyết đó. Thấu hiểu tường tận về vũ trụ còn phụ thuộc nhiều vào tương lai của nhân loại. Rất có thể, những gì mà chúng ta biết được ngày hôm nay mới chỉ là bước đệm sơ khai cho những hiểu biết hoàn chỉnh về vũ trụ và sự tồn tại của loài người về sau này. Nhận xét về cuốn Lược Sử Thời Gian Lược Sử Thời Gian tuy là cuốn sách về vật lý thiên văn nhưng không được trình bày như một công trình nghiên cứu mà lại giống một câu chuyện được nhà văn Stephen Hawking kiên nhẫn kể lại. Sách lôi cuốn cả những người không có chuyên môn về vật lý, vì được viết rất dễ hiểu và gần gũi với mọi lứa tuổi. Lược Sử Thời Gian là sự kết hợp của vật lý, thiên văn và cả lòng dũng cảm nữa. Stephen Hawking dám đặt ra những câu hỏi táo bạo, thách thức những quan điểm cũ mòn và những niềm tin cố hữu đã tồn tại nhiều thế kỷ. Một điểm thú vị không thể bỏ qua của cuốn Lược Sử Thời Gian là phần phụ lục về các nhà khoa học nổi tiếng có phần hài hước. Ví dụ như Albert Einstein là người kêu gọi nghiên cứu bom nguyên tử để rồi sau đó hoạt động chống lại chiến tranh hạt nhân, từng được đề cử tổng thống Israel nhưng lại từ chối vì “Phương trình còn quan trọng hơn” “phương trình là cho vĩnh cửu” hay Isaac Newton: ít ai biết được rằng một nhà khoa học lừng lẫy như ông lại không phải là một người “dễ chịu”, đì một đồng nghiệp để trả thù, và thỏa dạ khi làm vỡ quả tim của một đối thủ cạnh tranh. Lời kết Năm 2011, Stephen Hawking đã có một bài phát biểu mạnh mẽ, nói ra đức tin của cá nhân ông về cuộc đời và vũ trụ. “Chúng ta, mỗi cá nhân, đều được tự do tin vào điều gì chúng ta muốn và tôi cho rằng đây là sự giải thích đơn giản nhất cho việc Chúa không tồn tại. Không ai tạo ra vũ trụ và không ai chỉ đạo số phận của chúng ta. Điều này dẫn tôi đến một sự nhận thức đầy đủ. Có thể thiên đường chẳng tồn tại, và kiếp sau cũng thế. Chúng ta chỉ có duy nhất một cuộc đời để trân trọng thiết kế kì vĩ của vũ trụ, và bởi vì điều đó, tôi cực kì lấy làm vinh hạnh.” Hãy đọc Lược Sử Thời Gian, để hiểu thêm phần nào nỗ lực phi thường và tài năng xuất chúng của thiên tài khoa học Stephen Hawking, để hiểu hơn về vũ trụ và có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của chính chúng ta.

Chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà hầu như không hiểu được về thế giới chung quanh. Chúng ta cũng ít khi suy ngẫm về cơ chế đã gầy dựng ánh sáng Mặt trời – một thành phần cần thiết góp phần tạo nên sự sống, về hấp dẫn – cái chất keo đang kết dính chúng ta vào Trái đất mà nếu khác đi chúng ta sẽ xoay tít và trôi dạt vào không gian vũ trụ, về nguyên tử vừa mới cấu tạo nên tất cả chúng ta và chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào sự bền vững của chúng. Chỉ trừ có trẻ em (vì chúng còn biết quá ít để k ngần ngại đặt ra những câu hỏi quan trọng) còn ít ai trong chúng ta tốn thời gian để băn khoăn tại sao tự nhiên lại như thế này mà không như thế khác, vũ trụ ra đời từ đâu, hoặc nó có mãi mãi như thế này k, liệu có một ngày nào đó thời gian sẽ trôi giật lùi, hậu quả có trước yếu tố good không; hoặc có giới hạn cuối cùng cho sự hiểu biết của con người tốt không. Thậm chí có những đứa trẻ con, mà tôi có gặp một số, muốn biết lỗ đen là cái gì; cái gì là hạt vật chất nhỏ bé nhất, nguyên do chúng ta chỉ nhớ quá khứ mà k nhớ tương lai; và nếu lúc bắt đầu là hỗn loạn thì làm sao để có sự trật tự như ta thấy hôm nay và tại sao lại có vũ trụ. Trong xã hội chúng ta các bậc phụ huynh cũng như các thầy giáo vẫn còn thói quen trả lời những câu hỏi đó bằng phương thức nhún vai hoặc viện đến các giáo lý mơ hồ. Một số các giáo lý ấy lại hoàn toàn không khả thi với những vấn đề vừa nêu ở trên, bởi vì chúng phơi bày quá rõ những hạn chế sự hiểu biết của con người. Gần đây, Hawking là giáo sư toán học của trường Đại học Cambridge, với cương vị mà trước đây Newton, rồi sau này P.A.M Dirac – hai nhà phân tích nổi tiếng về những cái cực lớn và những cái cực nhỏ – đảm nhiệm. Hawking là người kế tục hết sức xứng đáng của họ. quyển sách đầu tiên của Hawking dành cho những người không phải là chuyên gia này đủ sức xem là một phần thưởng về nhiều mặt cho công chúng k chuyên. quyển sách vừa hấp dẫn bởi bài viết phong phú của nó vừa bởi nó cho chúng ta một cái nhìn khái quát qua công trình của chính tác giả quyển sách này. cuốn sách chứa đựng những tìm tòi trên những ranh giới của vật lý học, thiên văn học, vũ trụ học và của cả lòng dũng cảm nữa. Đây cũng là cuốn sách về Thượng đế… tốt đúng hơn là về sự k có mặt của Thượng đế. Chữ Thượng đế xuất hiện trên nhiều trang của quyển sách này. Hawking vừa mới dấn thân đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nổi tiếng của Einstein: liệu Thượng đế có sự lựa chọn nào trong việc xây dựng vũ trụ này hay không? Hawking vừa mới nhiều lần tuyên bố một cách công khai rằng ông có ý định tìm hiểu ý nghĩa của Thượng đế. Và từ nỗ lực đó, ông đã rút ra một kết luận bất ngờ nhất, ít nhất là cho đến Khoảng thời gian mới đây, đó là vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho Đấng sáng thế phải làm ở đây cả. – CARL SAGA.

Vì mình chưa đọc hết quyển này, thậm chí chưa thể nói là một nửa. Nên review có vẻ cũng chưa đúng lắm nhỉ. Nhưng mình muốn viết ra những băn khoăn của mình. Nếu nó đứng bên cạnh Sapiens - Lược sử loài người thì quả thực có rất nhiều lỗ hổng (mình chẳng mấy thiện cảm với việc so sánh và cũng thấy không nên so sánh, nhưng chỉ so sánh để có điều mà viết). Trước hết là về hình thức. Giá như khổ của nó to thêm một chút. Nhỏ quá làm hơi khó chịu khi đọc. Và mình thấy mấy quyển có tầm cỡ đều khổ lớn mà nhỉ, sao quyển này nhỏ thế. Nội dung, mình để ý thấy một thứ là tác giả giống như đang đi trên một con đường chính, thích hay có lý do thì rẽ vào một căn nhà và ở lại đó bao nhiêu lâu tùy thích, điều đó khiến mình chẳng thấy trọng tâm mấy. Đôi khi làm mệt người đọc đấy ông ạ! Nên khi đọc bạn sẽ thấy từ A ông ấy sẽ dẫn bạn đến nhà khoa học Ax, giới thiệu qua một tràng về tiểu sử ông ta rồi lại ngỏ về cái cơ duyên ngày nọ đã mang ông ta đến với phát mình Axx. Hơn nữa, đọc xong Sapiens có lẽ mình mong chờ một bút pháp viết sử thú vị như thế nữa, nhưng có lẽ tác giả này có tìm cách viết theo hướng đó nhưng mình không cảm thấy thích quá khi đọc. Tên sách là Lược sử vạn vật, nhưng mình chẳng thấy vạn vật đâu. Ban đầu khi nghe tên sách, mình cứ tưởng về một trăm cái mẩu nhỏ chứa đựng các thông tin lịch sử về cái ô tô, điện .... hay đại loại là thế cơ. Khi đọc sao thấy toàn cái gì, mình cũng không hiểu lắm. Trên đây là cái phần review có phần ngu ngốc và nông cạn của một kẻ chỉ đọc lơ mơ và không thực sự hiểu lắm. Trong tương lai có lẽ còn gặp lại và sẽ phải thay đổi rất nhiều về suy nghĩ của mình. Có thể nói đây không hẳn là review mà chính là những câu hỏi, ai đó giải đáp giúp kẻ mông muội này?

Thế giới này rất đẹp đẽ, màu nhiệm, và khoa học là một lĩnh vực vô cùng quyến rũ. Đọc cuốn Lược sử vạn vật, tôi thật sự thấy xúc động, không chỉ bởi sự kỳ vĩ và bí ẩn của thế giới, hay sự hiện diện quý giá với xác xuất cực thấp bản thân, mà còn vì tình yêu lớn lao của tác giả đối với khoa học được thể hiện qua từng trang viết tỉ mỉ đến kinh ngạc. 722 trang, sách khoa học, lúc mới xem qua cuốn Lược sử vạn vật là tôi đã thấy e ngại cho việc đọc của mình. Không phải vì nó dày cộp mà vì cảm giác đầy ứ trong quãng đời đi học phổ thông và đại học của tôi ùa về với rất nhiều những bài thi, bài vấn đáp về các tầng khí quyển, chu kỳ bán rã của các chất phóng xạ hay số vi khuẩn chen chúc nhau trong một viên đất. Nên dù được mua cách đây vài tháng bởi sự cao hứng nhất thời, cuốn sách rất thành công của Bill Bryson vẫn bị tôi để xó không dám chạm vào. Và đến hôm nay, sau khi đọc xong nó, tôi mới nhận ra cảm giác dè dặt trước kia là một trong những đánh giá hồ đồ, trẻ con nhất mà tôi từng có. Lược sử vạn vật là cuốn sách khoa học phổ thông bán chạy nhất nước Anh năm 2005 với hơn 300.000 bản in. Nó đã được nhận xét bởi nhà phê bình người Anh, Craig Brown, rằng tác phẩm này xứng đáng bán được 500 tỷ cuốn (bằng với số proton có trong một dấu chấm câu.) Không hề giống như những sách khoa học khác, Lược sử vạn vật kể câu chuyện từ những hạt nguyên tử đến những dải ngân hà, từ những con vi khuẩn đến những bầy khủng long một cách vô cùng duyên dáng, thông minh và hóm hỉnh. Bằng vô số những so sánh những hiện tượng khoa học với những điều bình dị gần gũi của đời sống thường ngày mà những thông tin trong sách được đón nhận trong sự thích thú. “Chỉ cần chệch đi một li khỏi những mắt xích tiến hóa này, giờ đây có thể bạn đang liếm tảo trong các hang, lang thang như những con hải mã trên các bãi đá ven biển, hay phun không khí từ một lỗ thở trên đỉnh đầu trước khi lặn sâu 60ft để đớp một miệng đầy sâu biển.” Thay vì xếp hàng đánh số, gạch đầu dòng những thông tin cơ bản về thế giới một cách tẻ nhạt, Bill Bryson biến hóa tất cả khối thông tin khổng lồ vào trong một cuộc hành trình phát triển của thế giới – nơi mọi thứ đều có sự liên kết nhịp nhàng. Ta có thể được chứng kiến câu chuyện về sự nhẫn nại của đám địa y, sự mưu mẹo của lũ vi khuẩn, sự duyên dáng của hệ mặt Trời và bên cạnh đó là sự lập dị đến mức điên rồ của các nhà khoa học đang nghiên cứu những thực thể đó. Tôi đã rất ngạc nhiên khi người viết nên cuốn sách này lại không phải một nhà khoa học. Ông Bill Bryson chỉ đơn thuần có một sự tò mò to lớn với thế giới và muốn trả lời những câu hỏi của bản thân mà những cuốn sách giáo khoa không hề đề cập tới, hoặc có thì chúng lại chẳng hề đúng như thực tế. Với hơn ba năm nghiên cứu các tác phẩm khoa học và thảo luận với nhiều nhà khoa học tên tuổi trên thế giới, Bill Bryson đã tìm ra được những đáp án cần thiết. Khi đọc cuốn sách này, nếu may mắn, bạn có thể nhận được câu trả lời cho một nỗi băn khoăn nào đó của mình. Thế giới này rất đẹp đẽ, màu nhiệm, và khoa học là một lĩnh vực vô cùng quyến rũ. Đọc cuốn Lược sử vạn vật, tôi thật sự thấy xúc động, không chỉ bởi sự kỳ vĩ và bí ẩn của thế giới, hay sự hiện diện quý giá với xác xuất cực thấp bản thân, mà còn vì tình yêu lớn lao của tác giả đối với khoa học được thể hiện qua từng trang viết tỉ mỉ đến kinh ngạc. Và sâu trong những câu chuyện là sự khao khát khám phá thế giới tự nhiên cùng ý chí, nghị lực phi thường của con người. Trong quá trình dấn thân ấy, họ đã phải đánh đổi bằng biết bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả tính mạng của mình. Người ta bảo rằng khoa học không thể giải thích được chân lý hay chạm tay vào Thượng đế, nhưng tôi cho rằng nó có thể làm được việc đó, tương tự như văn học, âm nhạc, hội họa hay triết học. Chỉ là, chúng được diễn đạt bằng những công thức – thứ con người khó hình dung hơn so với một lời thơ hay một bức họa. Ví dụ như phương trình nổi tiếng của nhà vật lý người Đức Albert Einstein, E=mc2, được người ta nói rất nhiều ở trong những lớp học hay những giảng đường, nhưng có mấy ai để ý rằng nó ám chỉ về một năng lượng tiềm năng bên trong một con người ngang với sức công phá của 30 quả bom nguyên tử cỡ lớn. Chuyện này cứ như thể Einstein hóa thân vào nhân vật Yoda trong loạt phim Star Wars để nói về Thần Lực (The Force) có mặt trong vạn vật, hay các bậc chứng ngộ nói về tình yêu bên trong mỗi con người – thứ sức mạnh choáng ngợp khổng lồ chưa được khai phóng và tận dụng. Cá nhân tôi cho rằng nếu tôn giáo nghiên cứu trải nghiệm của con người thì khoa học đi sâu vào trải nghiệm của thế giới. Những nhà khoa học cũng là những shaman – người đang tiến gần hơn với bản chất của thế gian hay của chính mình. Cuốn sách Lược sử vạn vật không chỉ kể những câu chuyện về nguyên tử, vũ trụ, đất đai, đại dương, các loài động thực vật, tổ tiên của con người,… mà còn lồng ghép không ít những chiêm nghiệm sâu xa của tác giả về mục đích, sự vận hành của sự sống và những bằng chứng nhằm trả lời câu hỏi mà con người trên trái đất vẫn đau đầu tranh cãi, đó là Chúa có chơi trò xúc xắc không? “Chúng ta tồn tại trong vũ trụ này vì chỉ trong vũ trụ này chúng ta mới có thể tồn tại.” Nếu chỉ được dùng một từ duy nhất để mô tả cuốn sách kinh điển này thì tôi chọn từ “vĩ đại”. Không chỉ ở tầm nhìn hay sự hiếu kỳ của tác giả, mà còn ở trong chính đối tượng mà ông đã “liều lĩnh” kể chuyện – thế giới. Cuốn sách vĩ đại đến mức đối với ai đang quay cuồng với một vấn đề “to đùng” của bản thân, người đó chỉ cần với tay lật giở vài trang Lược sử vạn vật. Ngay lập tức, họ sẽ vươn mình ra như vũ trụ quảng đại, hoặc vấn đề của họ sẽ thu nhỏ lại như một hạt nguyên tử tí hon. Rồi sau đó, khi đã vui vẻ với kích thước được thay đổi của các thứ, họ sẽ hiểu được thông điệp mà nhà thiên văn học, vật lý thiên văn, vũ trụ học, sinh học vũ trụ, tác giả sách, nhà phổ biến khoa học, nhà phát ngôn khoa học người Mỹ, Carl Sagan muốn nói trong bài phát biểu về cái chấm xanh nhạt (Pale Blue Dot) dưới đây. Còn tôi, lúc này, ngồi lơ lửng trên mặt ghế với khoảng cách 1 angstrom (1/100,000,000 của 1cm) tại một hành tinh đầy khả kính đã tồn tại 4.54 tỷ năm, thấy mình như vượt lên trên mọi chuyện nhỏ nhặt thường ngày, thấy khả năng xuất hiện giữa vũ trụ của bản thân bằng với khả năng xuất hiện của một vì tinh tú. Dường như tôi có thể chạm tay vào những tia sáng Mặt trời và hiểu được câu chuyện gặp gỡ giữa chúng và những tầng mây phiêu bạt. Tất cả chỉ bằng việc đọc một cuốn sách. Tôi không thể chấm điểm được tác phẩm kỳ công này, mà chỉ có thể gửi đến tác giả một lời cảm ơn chân thành nhất. Không chỉ bởi vì ông đã gợi mở ra rất nhiều nguồn cảm hứng về việc khám phá thế giới bằng con mắt khoa học, mà hơn tất thảy, với một lòng trắc ẩn sâu sắc, Bill Bryson không quên nhắc nhở độc giả về việc tôn trọng sự sống quý giá của mình và của muôn loài. Hiển nhiên rằng, sự tiến bộ về mặt khoa học không thể thiếu đi sự phát triển tương đương về mặt nhân văn. Có lẽ, đây là nội dung khiến cho cuốn Lược sử vạn vật vượt lên trên tầm mức một cuốn sách khoa học thông thường. Nó không chỉ có kiến thức, mà còn có trí tuệ. Tôi xin kết thúc bài viết này với một đoạn tâm tư trầm lắng của tác giả, sau khi ông vừa trình bày một loạt những thông tin về sự tuyệt chủng của động vật và thực vật trên khắp thế giới do sự tác động của con người. “Tôi đề cập tất cả những điều này vì muốn nói rằng nếu chọn một sinh vật để chăm nom sự sống trong vũ trụ cô đơn này, nhằm dõi theo những nơi nó đang đi tới và ghi lại những nơi nó đã đi qua, hẳn bạn sẽ không chọn con người. Nhưng điều rất quan trọng là: chúng ta đã được lựa chọn, do số phận, do tạo hóa, hay bạn muốn gọi là gì cũng được. Chỉ có thể nói rằng, chúng ta là sự lựa chọn tốt nhất. Cũng có thể chúng ta là sự lựa chọn duy nhất. Thật đáng sợ khi nghĩ rằng chúng ta chính là thành tựu tối cao còn tồn tại của vũ trụ, lại cũng là cơn ác mộng tồi tệ nhất.”

Đã có nhiều và sẽ còn nhiều cuốn sách có nhan đề "Lược sử" (short hoặc brief hoặc little history, không biết nếu là "đại sử" - great history thì sẽ thế nào nhỉ?), nhưng có lẽ đây vẫn là một trong những cuốn sách phổ cập nhất, dễ hiểu và bao quát nhất về khoa học tự nhiên và lịch sử khám phá thế giới của loài người. Tác giả Bill Bryson chỉ dám nói đây là lược sử của "gần như mọi thứ" (Nearly Everything), vì đương nhiên một cuốn sách không quá lớn, chỉ tầm 400 trang, không có nhiều hình ảnh minh họa, thì không thể bao trùm mọi vấn đề của khoa học hiện đại được, có thể nói đây là một cuốn sách "nhập môn" dành cho người lớn (tuy trẻ em vẫn có thể đọc được). Không quá khô khan, thậm chí có chỗ còn duyên dáng nữa, tác giả dẫn dắt người đọc theo dòng thời gian như kể một câu chuyện về Vũ trụ từ khởi thủy và những "viên gạch" bé nhỏ nhất xây dựng nên nó, quark, các hạt lượng tử, các nguyên tử, phân tử, để rồi xuất hiện sự sống, và tuyệt đỉnh cuối cùng là trí tuệ - sự tiến hóa của loài người. Có lẽ sự hấp dẫn ngoài "cốt truyện" logic khoa học còn là văn phong trong sáng, hài hước và đặc biệt là vô cùng say mê, không chỉ nêu lần lượt những dữ kiện mà đan cài chúng trong dòng chảy lịch sử qua những gương mặt vĩ nhân rất đời thường. Một cuốn sách phổ cập khoa học để gọi là hay không chỉ có những số liệu lạnh lùng mà ngoài việc tổng hợp thống kê phân tích các thứ, nó còn có thể truyền được cảm hứng học hỏi khám phá cho người đọc. Cuốn sách đơn giản không cầu kỳ này đã làm được điều đó.

Cho đến trước khi Lược sử thời gian ra đời, chưa có một cuốn sách nào đề cập đến những vấn đề như: Vũ trụ ra đời từ đâu? Nó bắt đầu như thế nào và tại sao lại như vậy? Nó có kết thúc không, và nếu có thì sẽ kết thúc như thế nào? Đó là những vấn đề mà tất cả chúng ta đều quan tâm. Tuy nhiên, mức độ phát triển của khoa học hiện đại đã khiến cho các vấn đề ngày càng trở nên phức tạp tới mức chỉ một số ít những nhà chuyên gia mới có thể hiểu tường tận được. Điều này phần nào được thể hiện qua câu chuyện dưới đây: Trong một cuộc gặp gỡ giữa Albert Einstein và Charlie Chaplin, Einstein có nói rằng: Tôi đã xem những bộ phim do Ngài diễn. Thật tuyệt vời khi Ngài chẳng nói một lời mà cả thế giới vẫn hiểu. Ngài đúng là một thiên tài và tôi rất ngưỡng mộ Ngài! Và Chaplin đã dí dỏm trả lời: Tôi càng kính phục ngài hơn! Tôi đã được nghe về Thuyết Tương Đối của Ngài. Thật thú vị khi Ngài nói về nó rất nhiều mà cả thế giới vẫn chẳng hiểu gì. Ngài đúng là một nhân vật vĩ đại. Bởi vậy, Stephen Hawking đã ấp ủ một ý tưởng về việc cho ra đời một cuốn sách được trình bày bằng một ngôn ngữ phổ thông để cho những người bình thường không thuộc giới khoa học cũng có thể hiểu được mà không cần phải nắm bắt được các công cụ toán học trong tay. Có thể nói, với một nội dung hết sức phong phú, Lược sử thời gian đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những khám phá quan trọng nhất của Vật lý học, thiên văn học, vũ trụ học và xét về một mặt nào đó, bao gồm cả triết học nữa. Tại thời điểm xuất hiện, Lược sử thời gian đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc đưa khoa học (hay nói đúng hơn là ngành vật lý lý thuyết) đến với công chúng. Chính việc này đã tạo ra một trào lưu viết sách trong giới khoa học sau này.

Nếu bạn là một người yêu thích thiên văn học, đừng ngần ngại mà sở hữu trên tay cuốn sách “Vũ Trụ” của nhà văn Carl Sagan. Thiên văn học là một lĩnh vực khá xa lạ với tôi, nhưng những câu chuyện trong cuốn sách đã khiến tôi không thể rời mắt. Điều này đã được thể hiện khá rõ ở bìa sách với màu đen huyền bí của vũ trụ và muôn sắc màu huyền ảo của những thực thể lơ lửng trong không gian. Cuốn sách nói về mười ba câu chuyện tuyệt đẹp liên quan đến vũ trụ rộng lớn nhưng theo một phong cách hoàn toàn khác. Không phải là mớ kiến thức khô khan, Carl Sagan dùng giọng văn trữ tình của mình để dẫn dắt độc giả du hành khắp vũ trụ, đến với những “kỳ quan” vĩ đại của dải ngân hà. Tôi không thể thốt lên cảm xúc trầm trồ với những câu chuyện diệu kỳ mà nhà văn đem lại. Từ những con vi khuẩn nhỏ bé nhất trên Trái đất cho đến những tiểu thiên thạch xa xôi, tất cả đều được mô tả lại một cách đầy thú vị. Vũ trụ như một thế giới có trật tự, không phải là những vật thể vô tri vô giác mà trở nên nhân văn và xúc cảm vô cùng. Đọc qua cuốn sách, độc giả cảm thấy như tâm trí mình được khai sáng. Những điều bấy lâu nay chưa từng được dạy qua sách vở nay lại được trình bày một cách rõ ràng trong từng trang sách của Carl Sagan. Cuốn sách được cho là chứa đựng một kho tàng tri thức khổng lồ với những kiến thức về vật lý, sinh học, toán học,… Có thể thấy, Carl Sagan là một người có đầu óc uyên thâm và vô cùng tâm huyết với tác phẩm của mình. “Vũ Trụ” – cuốn sách của nhà thiên văn học Carl Sagan là một cuốn sách đáng để bạn đọc thử một lần trong đời. Hãy tự mình kiểm chứng điều đó và chia sẻ những cảm xúc thật lòng của bạn sau khi đọc qua cuốn sách nhé!

Nhà khoa học Neil deGrasse Tyson là người được chọn dẫn chương trình cho series Cosmos, đúng hơn là "Tân Cosmos" thực hiện theo series nổi tiếng cùng tên đã làm nên danh tiếng của Carl Sagan. Như Carl Sagan, ông cũng viết sách khoa học phổ thông, và vì là nhà nghiên cứu khoa học nên sách ông viết có sự chính xác về dữ kiện và số liệu, và ở ông còn một cái tài nữa là dẫn dắt câu chuyện hấp dẫn hài hước. Cuốn sách mỏng này không dành cho những người đã có kiến thức sâu về vật lý thiên văn hiện đại, mà dành cho những ai yêu thích khoa học, có nền tảng cơ bản, nhưng ngần ngại tìm hiểu vì sự phức tạp của những thuyết tương đối, lượng tử... hoặc cả những người chỉ đơn giản là tò mò đọc cho biết, với niềm hy vọng rằng họ sẽ có cái nhìn tổng quan và cảm hứng để tìm hiểu sâu hơn. Những kiến thức mới nhất (2017) về vật lý và vũ trụ (astrophysics) được đề cập và minh họa bằng những ví dụ trực quan, giọng kể khá nhẹ nhàng hấp dẫn, tuy không có nhiều tranh ảnh minh họa. Nếu phải lướt qua những chỗ khó hiểu (có khá nhiều và thường xuyên ngay từ chương đầu, vì sách không chỉ có những lý thuyết dễ hiểu như vật lý Newton thường gặp trong nhà trường) thì cuốn sách vẫn hiện lên một đường dây dẫn chuyện như một "câu chuyện vĩ đại nhất từng được kể" về vũ trụ và hành trình tìm hiểu bản chất thế giới của nhân loại, dù vô cùng nhỏ bé như trong chương cuối tác giả mô tả, nhưng không bao giờ ngừng thắc mắc và khám phá thế giới rộng lớn đến vô tận này. Đừng ngại thử đọc và gắng hiểu, để biết chúng ta đang đứng ở đâu trong vũ trụ bao la này.

Đã từ lâu, thế giới pháp thuật luôn là một đề tài phong phú để các tác giả khai thác. Nó luôn mang trong mình vẻ bí ẩn, có chiều sâu, nhưng lại rất thú vị về những con người phi thường tưởng như thuộc về một thế giới khác nhưng lại chung sống cùng với con người. Nhưng thật đáng tiếc, chủ đề thú vị ấy hiện nay lại ít được các tác giả trẻ Việt khai thác, tuy nhiên, cũng không thể nói là hoàn toàn không có. "Huyền thoại pháp sư 12 chòm sao" chính là một bộ truyện Việt rất nổi tiếng, nhuốm đầy màu sắc thần linh, kỳ bí và đặc biệt chiếm một chỗ đứng không hề nhỏ trong lòng nhiều độc giả. Vốn là một bộ truyện dài kỳ được tác giả Thor Aesir đăng trên mạng, thành công mà bộ truyện tạo ra thực sự không hề nhỏ. So với những tiểu thuyết ngôn tình mạng và các truyện ngắn trên các trang blog, tác phẩm của Thor thực sự chất lượng và thú vị. Từ trước đến nay, yếu tố hoàng đạo đã được đưa vào không ít truyện của các tác giả trẻ. Nhưng điều đáng nói là hiếm có tác phẩm nào thực sự thành công, ngay cả khi nói về mặt người đọc và chất lượng truyện. Tác phẩm nào được xuất bản là đã khá lắm rồi. Thế nhưng "Huyền thoại pháp sư 12 chòm sao" chính là một sự kết hợp giữa 2 yếu tố vốn vô cùng "khó nhằn": kỳ ảo và về các cung hoàng đạo - 12 chòm sao, mà vẫn nhận được phản hồi tốt từ phía độc giả. Cốt truyện rất hợp lý, logic; lời văn đậm nét cổ điển - điều làm nên sự độc đáo, cuốn hút của tác phẩm; càng đọc càng khiến con người ta trở nên tò mò, thích thú. Để hoàn thành được mộ tác phẩm như vậy thật không phải dễ dàng, nhất là đối với một sinh viên như Thor. Vậy mới nói, "Huyền thoại 12 chòm sao" là một tác phẩm đáng đọc, nhất là đối với các ngòi bút Việt để học tập và trau dồi. Tác phẩm chủ yếu kể về cuộc đụng độ giữa các vị thần và pháp sư ở xứ Zodiacus. Các nhân vật chính của câu truyện chính là 12 chòm sao - các pháp sư, các á thần. Mỗi người đều có một năng lực riêng, đều có hoàn cảnh và đặc biệt là những mặt khuất riêng. Người về phe bóng tối, người đứng về ánh sáng. Hai bên thù địch đối đầu nhau, nhưng lại nhằm các mục đích khác nhau. Á thần Cự Giải, Thiên Bình, Song Ngư nhạy cảm, thường thiên về mặt tình cảm. Song Tử, Nhân Mã và Bảo Bình là những pháp sư yêu tự do, tính tình nghịch ngợm, nhưng cũng rất tình nghĩa. Kim Ngưu điềm đạm, yêu thiên nhiên, hòa bình. Sư Tử, Xử Nữ kiêu ngạo mà chung thủy. Hình ảnh các nhân vật được xậy dựng khá ổn, có chiều sâu, thể hiện sự tinh tế. Lời văn chú ý phân tích nội tâm nhân vật, từ đó dẫn người đọc đi từ câu chuyện này sang câu chuyện khác. Sự dẫn dắt của tác giả khá khéo léo, khiến cho người đọc không bị ngắt mạch cảm xúc. Truyện được xây dựng tỉ mỉ, mở đầu bằng giới thiệu về các nhân vật chính, có hình vẽ và còn có một tấm bản đồ chi tiết về bối cảnh truyện. Không chỉ kể về cuộc chiến giữa Ánh sáng và Bóng tối, những câu chuyện bên lề cũng rất thú vị và đáng được quan tâm: chuyện tình cảm giữa các nhân vật, chuyện về những hành trình, cuộc chiến riêng của mỗi người và thậm chí cả phần ngoại truyện cũng rất tỉ mỉ, sáng tạo. Đảm bảo "Huyền thoại pháp sư 12 chòm sao" sẽ cho chúng ta cái nhìn hoàn toàn khác về hình ảnh 12 chòm sao cũng như những tác phẩm của các tác giả Việt.