“Chẳng ai có quyền bảo bạn phải ném đi hay giữ lại thứ gì để căn nhà trông thật tối giản. Bạn cũng không cần phải đếm số vật dụng sở hữu. Sống tối giản chính là lắng nghe nhu cầu thực sự của mỗi người.” (Trích cuốn sách “Phong cách sống Minimalism, Sống tối giản cho đời thanh thản” bởi tác giả Cindy Trần)
“Tôi không muốn sống chậm, đồng nghĩa với lọc bỏ đồ đạc, nhưng tôi muốn nó đồng nghĩa với sống có mục đích. Và nếu có thể thực hiện quá trình lọc bỏ đồ đạc với mục đích rõ ràng, bạn có thể tin rằng một ngôi nhà thảnh thơi hơn, đơn giản hơn đang chờ đợi bạn.” (Trích cuốn sách “Sống chậm mà chất” bởi tác giả Brooke Mcalary)
Đứng trước sự trỗi dậy của nền công nghiệp 4.0 cùng những thay đổi liên quan, chủ nghĩa tối giản, phong cách sống tối giản cũng phát triển như một xu hướng tất yếu đã thổi một làn gió mới vào cuộc sống của chúng ta. Chúng ta bỏ công sức, tiền bạc để xây dựng nên lối sống, nên tổ ấm đáng mơ ước của mình với thật nhiều của cải, nhưng bất thình lình lại có một “xu hướng nào đó” kêu chúng ta phải “bỏ đi” một số thứ mà chúng ta đã hoặc đang sống cùng, điều này có nghĩa lý gì đây? Phần lớn chúng ta khi nghe đến chủ nghĩa tối giản, sẽ lập tức nghĩ ngay đến việc phải bỏ đi những thứ không cần thiết phải có mặt trong ngôi nhà của mình, “tối giản hóa” tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, chủ nghĩa tối giản (minimalism) cũng giống như những chủ nghĩa khác, đều có những triết lý nền tảng cơ sở của chúng. Chúng ta không dễ dàng từ bỏ những thứ đã đi cùng mình trong cuộc sống, nhưng liệu chúng có đang là gánh nặng của chúng ta. Chủ nghĩa tối giản, hay lối sống tối giản không đơn thuần chỉ là “tối giản hóa” ngôi nhà, phong cách ăn mặc của chúng ta, mà nó còn liên quan đến mục đích sống của mỗi chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu những chân lý về lối sống tối giản để xây dựng hạnh phúc qua cuốn sách “Sống tối giản” (The More Of Less) được chắp bút bởi tác giả Joshua Becker.
Vài nét về tác giả Joshua Becker và cuốn sách “Sống Tối Giản”
Tác giả Joshua Becker sinh năm 1974 ở South Dakota, Mỹ. Ông là tác giả, nhà văn, nhà bác ái (philanthropist). Hiện nay ông là một trong những cây viết cộng tác của tờ báo Forbes. Joshua Becker là một trong những tác giả hàng đầu hiện nay về xu hướng sống tối giản hiện đại. Ông được biết đến là người sáng lập và người biên tập của trang Becoming Minimalist, một website chuyên chia sẻ các bài viết về lối sống tối giản với số lượng độc giả hàng tháng lên đến hơn một triệu người. Về chủ đề lối sống tối giản, tác giả Joshua Becker đã cho xuất bản 4 đầu sách, tất cả đều được bán với hàng nghìn bản, được dịch sang nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan. Trong đó, ông có 2 cuốn sách “Sống tối giản” (tự đề gốc: “The More Of Less”) và The Minimalist Home đã được tờ báo Wall Street Journal, Publishers Weekly, USA Today, Audible, và trang Amazon bình chọn là những cuốn sách bán chạy. Ngoài việc viết sách, ông còn tham gia chia sẻ về các tác phẩm của mình, về chủ nghĩa tối giản trên nhiều kênh phát sóng như Huffington Post Live, the CBS Evening News, Wall Street Journal. Trang website Becoming Minimalist của ông cũng được bình chọn trong top 10 những website về phát triển cá nhân bởi tạp chí SUCCESS vào năm 2015. Ngoài cuốn sách “Sống tối giản” (The More Of Less), ông còn chắp bút cho nhiều tác phẩm khác như: Clutterfree with Kids, Simplify: 7 Guiding Principles to Help Anyone Declutter Their Home & Life, Things That Matter: Overcoming Distraction to Pursue a More Meaningful Life.
Cuốn sách “Sống tối giản” (tựa đề gốc: “The More Of Less”) là một trong những tác phẩm nổi bật, đặc trưng của tác giả Joshua Becker về chủ đề chủ nghĩa tối giản và sống có chủ đích. Cuốn sách này không chỉ được tờ báo Wall Street Journal cùng rất nhiều trang uy tín khác bình chọn là cuốn sách bán chạy mà còn được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tác giả cuốn sách "Tâm hồn giản dị" (Soulful simplicity) Courtney Carver đã từng có lời nhận xét dành cho tác giả Joshua Becker và cuốn sách “Sống tối giản” như sau: "Tôi ngưỡng mộ cách Joshua Becker liên kết cách thức và lý do chúng ta nên chọn lối sống tối giản".
Cảm nhận về nội dung cuốn sách “Sống Tối Giản” - Tối thiểu để đạt tối đa
Trong cuốn sách của mình, tác giả Joshua Becker không chỉ phân tích về chủ nghĩa tối giản và lối sống tối giản, mà còn đề cập đến những nội dung rất thiết thực như cách thỏa thuận lối sống tối giản với người bạn đời cũng như những lời khuyên về cách sống tối giản cho thế hệ trẻ. Và trên hết, ông đã chỉ ra những sai lầm trong những quan niệm về việc sống tối giản, đồng thời đưa ra lời khuyên cụ thể về việc xây dựng lối sống tối giản lành mạnh.
Đối với tôi, những quan điểm mà tác giả đưa ra đã góp phần củng cố và mở rộng góc nhìn vốn có về lối sống tối giản. Thông qua những phân tích sâu sắc của tác giả, chúng ta có thể nhận định rằng chủ nghĩa tối giản là một lối sống lành mạnh, có nhiều ý nghĩa hơn là việc bỏ đi những thứ mà chúng ta cho là không thực sự có ý nghĩa với cuộc sống của mình. Đây là một quan điểm của tác giả mà tôi cảm thấy khá ấn tượng khi đọc về lối sống tối giản: “Quan tâm và ưu tiên những điều có ý nghĩa với mình nhất và loại bỏ bất cứ thứ gì khiến mình xao nhãng điều tốt đẹp đó.” Thông qua quan điểm này của tác giả, tôi nhận ra rằng không phải cứ tối giản hóa thì sẽ được gọi là thực hành lối sống tối giản. Thay vào đó, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị và trang bị cho mình những kiến thức về chủ nghĩa tối giản, để có thể rút ra cho mình những phương thức sống phù hợp. Bản thân chúng ta cũng cần có sự cân nhắc: “Liệu rằng lối sống này có phù hợp với bản thân mình hay không?” trước khi theo đuổi lối sống tối giản. Bên cạnh đó, bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu rằng lối sống của bản thân mình chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố ngoại cảnh như: kinh tế, chính trị, truyền thông… Tác giả Joshua Becker đề cập đến chủ nghĩa tiêu dùng như một yếu tố có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm việc chúng ta trang bị như thế nào cho đời sống của bản thân. Chủ nghĩa tiêu dùng thúc đẩy việc mua sắm còn chủ nghĩa tối giản lại hướng đến việc rũ bỏ những thứ không cần thiết. Vậy chúng ta có thể cân bằng được hai công việc này để có thể hướng đến cuộc sống cân bằng không? Điều này hoàn toàn có thể.
Khi thực hành lối sống tối giản, chúng ta sẽ có xu hướng chỉ quan tâm đến những đồ dùng, những điều thực sự có ý nghĩa lâu dài, có ích và phù hợp với bản thân mình; hay nói cách khác, đó là những gì mà chúng ta ưu tiên. Những thứ được gọi là “ưu tiên” không có nhiều về mặt số lượng, nhưng giàu về giá trị. Sau khi khoanh vùng được “vùng ưu tiên” của bản thân, chúng ta cần phải học cách cảm thấy hài lòng với những gì mình đã lựa chọn, bởi lẽ nếu chúng ta không hài lòng, chúng ta sẽ luôn có mong muốn phải có thêm, kiếm thêm cho đủ. Nếu như bản thân mình không hài lòng với những gì mình đang có, thì việc thực hành lối sống tối giản sẽ trở nên thất bại. Việc sống tối giản không bắt đầu bằng việc sắp xếp lại đồ đạc, phòng ốc, quần áo mà bắt đầu từ lối suy nghĩ về “sự tối giản”: “Quan tâm và ưu tiên những điều có ý nghĩa với mình nhất” bao gồm sự hài lòng, trân trọng, và biết ơn những gì mình đang có, đồng thời là việc hiểu rõ bản thân mình thực sự cần thứ gì. "Nếu không bao giờ đi tìm cái đủ, chúng ta sẽ không bao giờ biết được điều đó". Những gì mà những người khác có trong cuộc sống của họ không nhất thiết phải trở thành mục tiêu cho cuộc sống của chúng ta. Sau khi chúng ta đã thành công ổn định lối suy nghĩ này, chúng ta có thể đến với bước tiếp theo: “Loại bỏ bất cứ thứ gì khiến mình xao nhãng điều tốt đẹp đó.” Việc loại bỏ này không chỉ dừng lại ở việc sắp xếp lại không gian sống mà còn là tạo ra không gian sống cách biệt với những nguồn ảnh hưởng có thể gây xao nhãng cho chúng ta. Mỗi ngày, mỗi giờ, chúng ta đều phải đối mặt với vô vàn sự xao nhãng trong cuộc sống, đây là điều khó tránh, khó thay đổi. Tuy nhiên, liệu chúng ta có để bản thân cuốn theo những xao nhãng không, thì việc này hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát những thứ gây xao nhãng bằng cách tập trung vào bản thân mình, cố gắng theo đuổi phong cách sống mà mình lựa chọn. Chúng ta có thể tối giản cả những khía cạnh xã hội, tinh thần bên cạnh những khía cạnh về vật chất. Việc “Buông bỏ” mà tác giả gợi ý bao gồm buông bỏ những mối quan hệ độc hại, gây tổn thương, những thói quen không lành mạnh…
Bằng lối hành văn sáng, rõ ràng, mạch lạc, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi qua từng khía cạnh của lối sống tối giản. Ông không đưa ra lời khuyên rồi để đó, mà có những phân tích cụ thể, sâu sắc để làm rõ quan điểm của mình, khích lệ người đọc tiến gần hơn với những gì mà ông thấy ở lối sống tối giản.
Lời kết:
Suy cho cùng, không thể phủ nhận một điều rằng cuốn sách “Sống Tối Giản” là cuốn sách phù hợp với đa dạng độc giả, xứng đáng được biết đến, đọc và nghiền ngẫm nhiều hơn. Cuốn sách cũng góp phần giúp người đọc có thể chắt lọc thông tin phù hợp với mục đích sử dụng cuốn sách. Cuốn sách “Sống Tối Giản” chính là một lựa chọn không thể nào bỏ qua nếu chúng ta có nguyện vọng tìm hiểu, tìm lời khuyên về chủ nghĩa tối giản, chủ nghĩa tiêu dùng cùng những vấn đề xã hội liên quan.
“Hãy là người giám hộ của cuộc đời bạn. Từ từ lọc bỏ đồ đạc cho đến khi chỉ để lại những gì mình yêu thích, những gì cần thiết, những gì khiến bạn hạnh phúc.” – Leo Babauta (“Sống chậm mà chất” – Brooke Mcalary)
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về tác giả. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy. Truy cập bài viết gốc tại link “Sống Tối Giản”: Sự Thật Về Chủ Nghĩa Sống Tối Giản
Sự trỗi dậy của nền công nghiệp 4.0 cùng những thay đổi liên quan đã thổi một làn gió mới vào cuộc sống của chúng ta. Trong khi nhiều người đang nỗ lực xây dựng một lối sống đầy đủ vật chất, thì chủ nghĩa tối giản lại nổi lên như một xu hướng tất yếu. Nghe đến chủ nghĩa tối giản, nhiều người thường nghĩ đến việc phải vứt bỏ những thứ không cần thiết trong nhà, tối giản hóa mọi thứ. Tuy nhiên, chủ nghĩa tối giản không chỉ đơn giản là vậy. Nó là một triết lý sống, đề cao giá trị của những điều giản đơn, thiết yếu. Chủ nghĩa tối giản không chỉ giúp chúng ta loại bỏ những gánh nặng vật chất, mà còn giúp chúng ta tập trung vào những điều quan trọng trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta sống một cuộc đời trọn vẹn và hạnh phúc hơn. Cuốn sách “Sống tối giản” của tác giả Joshua Becker là một nguồn tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về chủ nghĩa tối giản. Cuốn sách đã chia sẻ những chân lý về lối sống tối giản, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa của chủ nghĩa tối giản.
Joshua Becker là một tác giả, nhà văn, và nhà từ thiện người Mỹ. Ông sinh năm 1974 tại South Dakota, Mỹ. Ông là một trong những tác giả hàng đầu hiện nay về lối sống tối giản hiện đại. Becker được biết đến là người sáng lập và người biên tập của trang Becoming Minimalist, một website chuyên chia sẻ các bài viết về lối sống tối giản với số lượng độc giả hàng tháng lên đến hơn một triệu người. Ông đã cho xuất bản bốn cuốn sách về chủ đề lối sống tối giản, tất cả đều được bán với hàng nghìn bản và được dịch sang nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan. Trong đó, hai cuốn sách “Sống tối giản” (tự đề gốc: “The More Of Less”) và The Minimalist Home đã được tờ báo Wall Street Journal, Publishers Weekly, USA Today, Audible, và trang Amazon bình chọn là những cuốn sách bán chạy. Ngoài việc viết sách, Becker còn tham gia chia sẻ về các tác phẩm của mình, về chủ nghĩa tối giản trên nhiều kênh phát sóng như Huffington Post Live, the CBS Evening News, Wall Street Journal. Trang website Becoming Minimalist của ông cũng được bình chọn trong top 10 những website về phát triển cá nhân bởi tạp chí SUCCESS vào năm 2015. Bên cạnh cuốn sách “Sống tối giản” (The More Of Less), Becker còn chắp bút cho nhiều tác phẩm khác như: Clutterfree with Kids, Simplify: 7 Guiding Principles to Help Anyone Declutter Their Home & Life, Things That Matter: Overcoming Distraction to Pursue a More Meaningful Life. Cuốn sách “Sống tối giản” của tác giả Joshua Becker là một tác phẩm nổi bật về chủ đề chủ nghĩa tối giản và sống có chủ đích. Cuốn sách được tờ báo Wall Street Journal và nhiều trang uy tín khác bình chọn là sách bán chạy, đồng thời được dịch ra nhiều ngôn ngữ. Courtney Carver, tác giả cuốn sách “Tâm hồn giản dị”, đã nhận xét về cuốn sách của Joshua Becker như sau: “Tôi ngưỡng mộ cách ông ấy kết nối cách thức và lý do chúng ta nên chọn lối sống tối giản”.
Trong cuốn sách "Sống Tối Giản" của mình, tác giả Joshua Becker đã chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình về chủ nghĩa tối giản và lối sống tối giản. Ông không chỉ cung cấp những khái niệm cơ bản về chủ nghĩa tối giản, mà còn đề cập đến những khía cạnh thiết thực của lối sống này, chẳng hạn như cách thỏa thuận với người bạn đời về lối sống tối giản, hay cách áp dụng lối sống tối giản cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra những sai lầm thường gặp trong việc sống tối giản, đồng thời đưa ra lời khuyên cụ thể về cách xây dựng lối sống tối giản lành mạnh. Đối với tôi, những quan điểm của tác giả về lối sống tối giản đã giúp tôi hiểu rõ hơn về triết lý và giá trị của lối sống này. Tác giả Joshua Becker đã phân tích sâu sắc về chủ nghĩa tối giản, cho rằng đây không chỉ là việc bỏ đi những thứ không cần thiết mà còn là cách để chúng ta tập trung vào những điều quan trọng trong cuộc sống. Quan điểm này của tác giả đã khiến tôi có cái nhìn mới mẻ về lối sống tối giản. Tôi nhận ra rằng để thực hành lối sống tối giản, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị và trang bị kiến thức phù hợp. Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về triết lý và giá trị của lối sống tối giản. Sau đó, chúng ta cần cân nhắc xem lối sống này có phù hợp với bản thân mình hay không. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhận thức được những yếu tố ngoại cảnh có thể tác động đến lối sống của mình, chẳng hạn như chủ nghĩa tiêu dùng. Tôi cho rằng chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa tối giản có thể cân bằng với nhau. Chủ nghĩa tiêu dùng có thể giúp chúng ta đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, trong khi chủ nghĩa tối giản giúp chúng ta tránh xa những thứ không cần thiết. Để cân bằng hai yếu tố này, chúng ta cần có sự lựa chọn thông minh và có ý thức trong việc mua sắm. Lối sống tối giản là lối sống hướng đến sự đơn giản, tinh gọn, tập trung vào những điều thực sự cần thiết. Khi thực hành lối sống này, chúng ta sẽ có xu hướng chỉ quan tâm đến những thứ có ý nghĩa lâu dài, có ích và phù hợp với bản thân mình. Những thứ đó không cần nhiều về mặt số lượng, nhưng phải giàu về giá trị. Để thực hành lối sống tối giản, chúng ta cần phải học cách cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có. Nếu không hài lòng, chúng ta sẽ luôn có mong muốn phải có thêm, kiếm thêm cho đủ. Điều này sẽ khiến cho lối sống tối giản trở nên thất bại. Việc sống tối giản không bắt đầu bằng việc sắp xếp lại đồ đạc, phòng ốc, quần áo mà bắt đầu từ lối suy nghĩ về sự tối giản. Lối suy nghĩ này bao gồm sự hài lòng, trân trọng, và biết ơn những gì mình đang có, đồng thời là việc hiểu rõ bản thân mình thực sự cần thứ gì. Chúng ta cần phải hiểu rằng "nếu không bao giờ đi tìm cái đủ, chúng ta sẽ không bao giờ biết được điều đó". Những gì mà những người khác có trong cuộc sống của họ không nhất thiết phải trở thành mục tiêu cho cuộc sống của chúng ta. Sau khi đã xác định được những điều tốt đẹp mà chúng ta muốn theo đuổi, bước tiếp theo là loại bỏ những thứ có thể làm xao nhãng khỏi những điều đó. Việc loại bỏ này không chỉ dừng lại ở việc sắp xếp lại không gian sống, mà còn là tạo ra một không gian sống tách biệt với những nguồn ảnh hưởng có thể gây xao nhãng. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với vô vàn những thứ có thể khiến ta phân tâm. Điều này là khó tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể kiểm soát được mức độ ảnh hưởng của chúng đến bản thân. Bằng cách tập trung vào những điều quan trọng, chúng ta có thể giảm thiểu sự xao nhãng và dành nhiều thời gian hơn cho những mục tiêu của mình. Việc tối giản không chỉ dừng lại ở việc giảm thiểu những thứ vật chất, mà còn là tối giản cả những thứ về mặt xã hội và tinh thần. Chúng ta có thể buông bỏ những mối quan hệ độc hại, những thói quen không lành mạnh,… để có một cuộc sống thanh thản và hạnh phúc hơn. Tác giả đã dẫn dắt người đọc khám phá lối sống tối giản một cách cặn kẽ, toàn diện. Ông không chỉ đưa ra những lời khuyên chung chung, mà còn phân tích sâu sắc từng khía cạnh của lối sống này, giúp người đọc hiểu rõ hơn về những lợi ích và thách thức của nó. Những phân tích này không chỉ mang tính lý thuyết, mà còn được minh họa bằng những câu chuyện và ví dụ cụ thể, giúp người đọc dễ dàng hình dung và áp dụng. Cuốn sách “Sống Tối Giản” là một tác phẩm giàu giá trị, phù hợp với mọi đối tượng độc giả. Cuốn sách mang đến những thông tin hữu ích về chủ nghĩa tối giản, chủ nghĩa tiêu dùng và những vấn đề xã hội liên quan. Người đọc có thể chắt lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của mình thông qua cuốn sách này. Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để tìm hiểu về chủ nghĩa tối giản, thì “Sống Tối Giản” là một lựa chọn không thể bỏ qua.