“…Đây cũng là mảnh đất cho tôi chia sẻ bộ sưu tập chữ
đẹp nhặt nhạnh suốt thời gian qua. Chữ của những đồng nghiệp, chữ của những phó
thường dân. Với tôi thế giơi sẽ đẹp nếu ta yêu chữ, chú tâm hơn khi cầm lên cây
viết hay chuẩn bị cất lời.”
Tôi là người yêu
sáng tạo, mang trong mình vẻ ngoài
lầm lì, ít nói. Người ta thường nói những đứa creative lộ mới là dân creative.
Còn những thành phần nguy hiểm tiềm ẩn, ít nói, 'lộ kín' cuồng sáng tạo, thì lối đi nào cho chúng
ta? Nghiệp creative mang trong mình những đặc thù riêng, hào nhoáng đấy, tưởng
'sướng' đấy nhưng cũng lắm gian lao, đầy khó khăn mỗi lần '' nghiệp quật'' trà
da tróc vẩy.
Hóa
ra ta chỉ đang chủ quan về vốn ngôn ngữ của mình mà chưa thực sự biết làm thế
nào để đặt nó đúng chỗ. Tiếng Việt – thứ ngôn ngữ ta tưởng chừng thuộc nằm lòng
như ăn cơm, uống nước hằng ngày lại quá khó, quá sâu. Để đọc hết một quyển
sách, viết một bài văn có thể dễ dàng, nhưng dùng ngôn ngữ mẹ đẻ để thể hiện trọn
vẹn ý tứ, quan điểm của mình tuyệt nhiên không phải ai cũng làm được. Cuốn
sách 'ý tưởng này là của chúng mình' mang đến cho những ai 'vỗ mặt hô tên' mình
là dân creative rằng đằng sau những câu chữ bóng lộn kia là cả bầu trời đa sắc.
“Nhiều người nói là mình thích đàn guitar, thực sự họ chỉ thích cái hình ảnh cầm đàn chơi một cách phong trần, khiến các em đổ ầm ầm trên phim ảnh thôi chứ không thật sự thích quán trình rèn luyện gian khổ, tốn thời gian, công sức để chơi đàn thật hay. Quảng cáo cũng rứa, đôi khi ta lao vào ngành chỉ vì yêu thích cái kết quả cuối cùng của nó chạy trên Tv, trên báo, trên Website. Còn những cái nhớp nhúa khi xây lên các tác phẩm ấy là chuyện khác. Rất rất khác.”
Làm Copywriter Có ...
Dễ?
Rất dễ, chỉ cần một cây bút và một quyển sổ. Thỏa thuê múa bút, khai ngòi. Cao hứng thì vi vu trên từng cung đường, lúc lại nhâm nhi vị ngọt đắng của những giọt cà phê mới pha Sài Sòn. Rất dễ, vì nghiệp cầm bút giúp con người dễ dàng bày tỏ giá trị của bản thân tới đông đảo bạn đọc.
Khó?
Cực khó. Đừng vội
nghĩ trở thành creators chất, độc, lạ chỉ cần 'vốn tự có' là đủ. Dăm ba câu
bông đùa, vài mẩu chuyện tích góp không đủ làm nên một copywriter đúng nghĩa.
Chúng ta tự tin mình hiểu tiếng việt bao nhiêu, hiểu người việt bao nhiêu? Cái
khó ở đây nằm ở chỗ làm sao người viết thể hiện được cái tôi của mình vừa đảm bảo
được người nghe hiểu được tinh thần ấy và khách hàng không triệt hạ ý tưởng
ngay từ lúc mới nêu ra. Người viết có thể thỏa sức múa bút, nhưng không phải
lúc nào cũng thể hiện đầy đủ ý của mình. Tìm những từ đắt để diễn đạt ý một
cách cô đọng đỏi hỏi các copywriter phải chịu khó đọc, học, tiếp xúc. Quá trình
ấy ắt hẳn rất bền bỉ, dai dẳng.
“Sướng”?
Rất
“Sướng” mỗi khi thấy sản phậm của mình thành hình thành dạng. Còn gì hạnh phúc
hơn khi thất đưa con mình “rứt não, nặn ra” được đưa vào sử dụng. Hơn hết, nó
còn là một sự ghi nhận tâm sức của những người đứng sau chắp bút tỉ mẩn.
Bên
cạnh đó môi trường làm việc của các copywriter cũng rất thú vị, không gò bó. Đối
với những người không thích làm những công việc nhàm chán, ngày qua ngày cứ 8
tiếng đồng hồ ở văn phòng thì nghề Sáng tạo là một lựa chọn thích hợp. Bạn có
thể đến văn phòng vào lúc 10 giờ sáng và có thể “tận hưởng” công việc đến … 10
giờ tối. Đó là chuyện thường ở phố huyện. Bạn có thể “đi trốn” ở những quán cóc
vỉa hè tới nhà hàng sang trọng để “rang tôm” (brainstorm). Đó cũng là chuyện
bình thường như cân đường hộp sữa của dân sáng tạo.
Cực?
Làm
copywriter sướng một thì cực 10+. Để được một bài post chất, một quảng
cáo hay cần một quá trình dài. Nhiều khi “rang tôm” đi vào bế tắc. Deadline dí
liên tục. Brieft thay đổi nhanh như lật bánh tráng. Khách hàng đơn thuần chỉ muốn
lợi nhuận mà chưa để tâm đến tính nghệ thuật hay xu hường giới trẻ.
Bạn
có thể đến công ty vào 10 giờ sáng nhưng bạn phải ra được ý tưởng. Bạn có thể
đi café trong lúc người khác làm việc nhưng bạn phải có ý tưởng. Bạn có thể được
nghỉ ngơi như các nhân viên khác nhưng bạn vẫn phải nghĩ ra ý tưởng. Bạn đi dạo,
đi ăn, đi du lịch, nhưng bạn vẫn phải nghĩ ray ý tưởng. Ý tưởng. Lúc nào bạn
cũng phải vắt kiệt khối óc của mình để tìm cái mới một phần để hoàn thành công
việc, một phần để hoàn thành sứ mệnh của những người cầm bút “Phải sáng tạo đơn
giản vì thế giới đã quá tẻ nhạt rồi”.
Copywriter
là người làm chủ ngòi bút của mình nhưng không phải lúc nào cũng làm chủ “con
cưng” của mình. Nhiều khi lực bất tòng tâm. Copywriter rất nhiệt huyết và nhiều
hoài bão. Nhưng họ có mối quan hệ ràng buộc với khách hàng. Trong khi khách
hàng chỉ có kiến thức chung về marketing và muốn chọn những giải pháp an toàn
cho sản phẩm của mình thì copywriter lại một làm một cái gì đó mang đậm dấu ấn
của mình (nhưng các sảm phẩm theo hướng này đa phần kén người xem). Sự mâu thuẫn
giữa cái muốn làm và cái phải làm tạo nên một sự ức chế, day dứt của nghề cầm
bút. Cả khách hàng và copywriter đều có lý lẽ riêng. Đơn giản là giữ họ có một
khoảng cách. “… dù mình thông minh và
hoành tráng cách mấy thì cái thế của công ty quảng cáo vẫn là thế của người làm
service, mình chỉ mang đến cho họ những giải pháp truyền thông tốt nhất mình
có. Nhưng chọn cái nào, có nghe hay không thì là ở các bạn marketer, tóm lại là
họ giữ quyết định cuối cùng. Người ta ra tiền là người ta có quyền. Không “thấm
nhuần tư tưởng” đó thì làm sáng tạo trong ngành quảng cáo ức chế lắm, ở nhà làm
thơ, vẽ tranh, nặn tượng đi em!”
Chưa
dừng lại ở đó, các mối quan hệ tại nơi làm việc cũng là một khó khăn tiềm ẩn
“quật” dân sáng tạo tơi bời. Người ta nói ở nhà cậy cha mẹ, đi làm cậy boss (sếp).
Dân copy như hạt mưa sa, hạt vào studio, hạt ra hiện trường. Gặp Sếp tâm lý thì
công việc lên hương, gặp sếp không hợp thì bế tắc toàn tập. Chưa kể đến là đồng
nghiệp. Phần lớn copywriter tiếp xúc với nhau chủ yếu qua các dự án, dự án kết
thúc gần như không có điểm chung. Đồng nghiệp với nhau trong một công ty là thế,
đến khi dứt áo ra đi có khi không dám
nói chuyện công việc vì sợ lộ bí mật nọ, thông tin kia. Tóm lại cả một trời kiếp
nạn lúc nào cũng có thể ập đến với tâm hồn nhạy cảm của các anh, em làm sáng tạo.
Haiz bốn thằng cpywiter họp mặt cuối tuần, ai trong
lòng cũng nặng như tơ vò, brief nặng quá trời mà không dám đem ra kể, không dám
cùng nhau nghĩ idea như hồi làm chung công ty. Bốn thằng bốn agency, làm mấy
cái brand đối thủ đụng nhau chan chát như vậy nên dễ lộ bí mật quốc gia lắm, lạng
quạng lỡ xì thông tin ra bên ngoài là bị đuổi như chơi! Nên cũng ngồi nói chuyện
đi ngoài đường thấy câu nào hay hay, mới đọc cuốn này khá lắm, tuần au có bar
kia đi khai trương…
Hào quang và đánh đổi?
Làm
copywriter xịn, lương cũng khá. Có thể nói đây là một trong những mức lương hấp
dẫn nhất trong các nghề. Bạn có thể thỏa mãn đam mê của mình và cho mọi người
thấy cái chất của bản thân thông qua từng con chữ. Một compaign thành công, hào
quang sẽ đến với bạn… trong thầm lặng, nhưng đó vẫn là hào quang mà chỉ bạn mới
sống trọn những khoảnh khắc ấy.
Làm
copywriter cũng đồng nghĩa bạn dành một phần lớn thời gian của bạn cống hiến
cho công việc. Nhiều khi ta trở thành những đứa con “bất hiếu”, những người vô
tâm với nửa kia của mình hay vô tâm với chính bản thân mình. Làm copy cũng đồng
nghĩa với chọn lựa sự cô đơn. Không phải ai cũng hiểu công việc mình đang làm,
cảm được cái feeling mà ta muốn truyền tải. Quá trình lên ý tưởng và phát triển
ý tưởng đầy chông gai và “đau đớn”.
Ba: À, đây là con gái tui, nó tên T
Bạn của ba: Đẹp gái quá ta! Con ra trường chưa, lầm
đâu rồi?
T: Dạ, con làm ở công ty quảng cáo ạ!
Bạn của ba: À, vậy là con đang làm mấy cái biển quảng cáo, hộp đèn này nọ đúng hông, con cho bác số điện thoại của con đi, bác có mấy người bạn đang cần làm cái này nè!
Làm Copywriter Phải…
Không ngừng mài ngòi
Nghề
copy nếu không viết nhiều, đọc nhiều, nghe nhiều, cảm nhiều thì ta sẽ phải làm
gì? Nhiều người mới chập chững bước vào nghề này thường có tâm lý “lười”. Đó là
nguyên nhân chính làm họ bị lụt nghề. Một copywriter chân chính sẽ phải không
ngừng thâm nhập vào đời sống, thu nhặt những ý tưởng hay từ mọi tầng lớp để bổ
sung kiến thức cho bản thân.
Bác bán vé số: Mua giúp bác mấy tờ đi hai con
Đôi nam nữ: Dạ thưa bác cho con chọn tụi con lựa số cái nhé
Bác vé số đưa (trầm ngâm 3 giây): con đâu có lựa số, số nó lựa con đấy chứ!
Bác bảo vệ: 12 giờ 20 rồi kìa cơm đâu chưa giao nữa ta.
Bác lao công: Mới có 12 giờ 15 hà, đồng hồ của ông đói
bụng rồi đó!
Nuôi dưỡng đam mê – Người sáng tạo chân chính
Nghề sáng tạo là một nghề rất khắc nghiệt. Ta phải nuôi dưỡng ngọn lửa nhiệt huyết để đi tới cùng với nghề. Hãy đặt trọn tâm huyết, khối óc vào từng sản phẩm. Hơn một mức lương, hơn một danh vọng. Song, ta cũng cần phải truyền cảm hứng cho những người xung quanh để cùng nhau phát triển.
Ý Tưởng Này
Là Của Chúng Mình
Có
thể bạn là người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng đó. Nhưng nếu chỉ có sức của bạn thì
ý tưởng đó không thể nào nên hình nên khối. Đó là lý do vì sao quá trình “rang
tôm” rất quan trọng. Để ý tưởng trở nên khả thi hơn, bay bổng hơn ta cần sự góp
sức của nhiều người bởi vì “nếu tôi có một quả táo, bạn có một quả táo, nếu
chúng ta trao đổi thì mỗi người cũng chỉ có một quả táo. Nếu tôi có một ý tưởng,
bạn có một ý tưởng, nếu đem trao đổi, mỗi người chúng ta sẽ có hai ý tưởng.”
Thành tựu do tập thể tạo ra lúc nào cũng hoành tráng hơn và ngọt ngào hơn thành
qủa của một cá nhân làm được. Hơn thế nữa, ý tưởng còn được sự đóng góp của những
copywriter không tên như cô bán trà đá, bác xe ôm. Những suy nghĩ của họ rất có
thể đãn được lượm nhặt bởi chuyên gia “lậm” và chuyển thành những sản phẩm “nuột
nà” như chúng ta vẫn thường thấy.
“Nói “ý tưởng này là của tôi là một thái độ không
chuyên nghiệp, hết sức trẻ con. Bạn không phải là nhà thơ, hay là điêu khắc
gia, những người một mình tác chiến làm nên một tác phẩm nghệ thuật. Một chiến
dịch quảng cáo được làm nên bởi công sức của hàng trăm người. Dưới vòm trời
này, thượng đế đã tạo nên tất cả, việc của người làm sáng tạo là kết nối, “râu ông nọ cắm cằm bà kia” để tạo nên ý tưởng
mới, phù hợp mà thôi.
Tất
cả những ý tưởng bạn nghĩ ra, đâu đó ở VN hay thế giới đã có cả trăm người nghĩ
đến rồi, thử google xem. Đa phần các ý tưởng bật ra khi brainstorm là do những
trải nghiệm cá nhân như đi du lịch, đọc sách, xem phim… Từ nguồn cảm hứng đó, từ
các sản phẩm sáng tạo tuyệt vời do người khác đã thực hiện, bạn mới
sinh ra ý tưởng cho bản brief đặt trên bàn.
Đó
không bao giờ là ý tưởng của bạn.
Vì
vậy lần sau nếu ai đó hỏi, cứ việc nói “Đó là ý tưởng của cả đội”. Chỉ đơn giản
vậy thôi, không thêm thắt gì hơn.”
Vì vậy lần sau hãy nói “Ý tưởng này là của chúng mình”
Tạm kết:
Sáng tạo chưa bao giờ là một quá trình đơn giản, nhưng cũng không phải quá khó khăn. Điều quan trọng là bạn có đủ tâm và ý chí đi theo nghề. Quyển sách bạn đọc đang cầm trên tay truyền cho bạn một động lực lớn để bước vào, duy trì, tồn tại trong ngành. Lời văn dí dỏm – những lời tự sự, tâm tình đã lột tả phần lớn những bề nổi và góc khuất của ngành công nghiệp sáng tạo. Để có một vị trí vững vàng, hãy thật tự tin và lý trí trên con đương “trải đầy nhựa… đường” – con đường sống, còn của tâm hồn bạn.
--------
"Ý Tưởng Này Là Của Chúng Mình" không chỉ là một cuốn sách về sáng tạo mà còn là hành trình tìm kiếm ý tưởng đầy thú vị và không ít khó khăn. Huỳnh Vĩnh Sơn chia sẻ những khoảnh khắc "eureka" và cả những giây phút bế tắc trong quá trình sáng tạo, giúp người đọc hiểu rằng ý tưởng không phải lúc nào cũng đến một cách dễ dàng. Cuốn sách khuyến khích người đọc kiên nhẫn và tin vào quá trình, đồng thời cung cấp những phương pháp để khai thác tối đa tiềm năng sáng tạo của bản thân. Đọc sách, bạn sẽ cảm thấy như mình đang đồng hành cùng tác giả trong từng bước đi tìm kiếm ý tưởng mới.