“Một trong những hình ảnh được Leonardo yêu thích là hình ảnh mặt nước lăn tăn cùng những gợn sóng tròn đồng tâm tiếp nối nhau mãi, từ nơi viên đá được ném xuống mặt hồ. Tôi thấy cuộc đời của chính Leonardo cũng như viên đá quý tung vào các hồ thời gian thời Phục hưng và tài năng bẩm sinh của ông cứ lay động mãi tới vĩnh hằng.” – Michael J. Gelb.

Leonardo Da Vinci, thiên tài toàn năng người Ý, là người hùng của Michael J.Gelb từ khi ông còn nhỏ. Thời gian qua đi, niềm ngưỡng mộ ấy không những không phai nhạt mà còn thêm sâu sắc. Ông được Leonardo truyền cảm hứng, ông nhìn nhận “Leonardo như một hình mẫu lý tưởng về tiềm năng con người và bị hấp dẫn bởi khả năng tạo dựng mối liên hệ gần gũi hơn với ông.”

Gelb bắt tay vào viết Tư Duy Như Leonardo Da Vinci với ý tưởng tìm ra những nguyên tắc làm nền tảng cho khả năng sáng tạo của vị thiên tài đáng kính. Ông cho rằng con người vẫn chưa tận dụng được hết khả năng trí não của mình do chưa hiểu đúng về nó. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trí thông minh không phải hoàn toàn là bẩm sinh và bất biến. Bạn có thể ôn luyện để đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra IQ. “Trong một báo cáo thống kê từ hơn 200 bài nghiên cứu IQ công bố trên tạp chí Nature, Bernard Devlin kết luận: gen góp phần hình thành nên 48% IQ; hơn 52% còn lại là nhờ quá trình chăm sóc tiền sản, môi trường và giáo dục.”

Một quan điểm sai lầm khác là chỉ có khả năng ngôn ngữ và toán học mới phản ánh được trí thông minh. Thực tế là, mỗi con người đều sở hữu ít nhất bảy loại trí thông minh có thể đo đếm được (sau này có nghiên cứu đã đưa ra 25 tiểu hình trí thông minh). Bảy loại trí thông minh này bao gồm: logic – toán học, từ vựng – ngôn ngữ, không gian – cơ học, âm nhạc, cơ bắp, tương tác – xã hội và nội tâm.

Bên cạnh đó, bộ não của chúng ta thực ra linh hoạt, đa chiều hơn bất cứ siêu máy tính nào, có thể nắm được bảy dữ liệu mỗi giây đến hết đời, tích lũy theo tuổi tác và có thể tạo ra một lượng gần như vô hạn liên kết tiếp hợp hay những kiểu tư duy tiềm năng.

Khi đã hiểu đúng não bộ (hay ít ra tự tin về nó), bạn hoàn toàn có thể áp dụng bảy nguyên tắc “tư duy như Leonardo” để khám phá tiềm năng bên trong mình. Xin hãy chú ý rằng những nguyên tắc trong cuốn sách chưa bao giờ được Leonardo Da Vinci ghi chép lại, đây chỉ là “hệ thống hóa những nguyên tắc ẩn chứa trong tác phẩm của Leonardo để người khác cũng có thể hình dung được.” Và tuy chúng không giúp bạn trở thành Leonardo thứ hai (chuyện này gần như là không thể) nhưng chúng sẽ giúp bạn phát triển bản thân theo cách có thể bạn chưa bao giờ nghĩ đến.

(…) Tôi hy vọng những nguyên tắc này sẽ tạo ra những gợn sóng trong tâm trí và trái tim bạn, tạo ra làn sóng cảm hứng bất tận như làn sóng được tạo nên từ một viên đá rơi xuống mặt hồ, và hy vọng bạn sẽ tìm thấy trong bảy nguyên tắc này một lời chỉ dẫn để thể hiện cái đẹp trong con người mình.

 

Bảy nguyên tắc giúp tư duy như Leonardo Da Vinci

Để chắc chắn không tiết lộ toàn bộ nội dung cuốn sách, tôi sẽ chỉ điểm qua những ý chính giúp các bạn hình dung được cơ bản bảy nguyên tắc này. Gelb đã đặt tên các nguyên tắc theo tiếng Ý, và chúng được rút ra từ một nghiên cứu chuyên sâu về Leonardo và các phương pháp của ông.

Nguyên tắc thứ nhất, Curiosità (Trí tò mò) là bản năng tự nhiên của con người. Nhưng chẳng mấy ai có can đảm đưa ra câu hỏi, hoặc thậm chí là chẳng buồn hỏi nữa. Tính tò mò giúp bạn tiếp cận cuộc sống với tinh thần và nỗ lực học tập tốt hơn rất nhiều so với chỉ thụ động tiếp thu kiến thức.

Trí tuệ vĩ đại thường đặt câu hỏi vĩ đại. Những câu hỏi hàng ngày cứ “bám riết lấy suy nghĩ của chúng ta” phản ánh mục đích sống và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Bằng việc tạo ra một khung trí tuệ luôn tìm kiếm và cởi mở giống Da Vinci, chúng ta sẽ mở rộng vũ trụ quan và cải thiện khả năng được chu du trong vũ trụ đó.

Dimostrazione (Chứng minh) là nguyên tắc khẳng định kiểm tra kiến thức thông qua kinh nghiệm, sự kiên trì và sẵn sàng học hỏi từ những lỗi lầm. Dù được công nhận là thiên tài nhưng Leonardo cũng từng phạm phải nhiều sai lầm. Tuy nhiên, ông không bao giờ ngừng học hỏi, tìm tòi và thử nghiệm. Như vậy, học cách tư duy như Leonardo yêu cầu chúng ta phải luôn đặt câu hỏi cho những ý kiến, giả thuyết và niềm tin của mình.

Sensazione (Cảm xúc) là không ngừng hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là thị giác, để chúng trở thành phương tiện làm giàu kinh nghiệm.

Thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác – nếu suy nghĩ giống Leonardo, bạn sẽ nhận ra các giác quan này đều là chìa khóa mở ra cánh cửa kinh nghiệm. Da Vinci tin rằng những bí mật của quy tắc chứng minh sẽ được tiết lộ thông qua các giác quan, đặc biệt là thị giác.

Sfumato (Di mờ) là sẵn sàng chấp nhận mơ hồ, nghịch lý và điều không chắc chắn. Giữ thái độ cởi mở khi phải đối mặt với sự mơ hồ, không chắc chắn là bí quyết quyền năng nhất để giải phóng tiềm năng sáng tạo của bạn.

Arte/Scienza (Nghệ thuật/Khoa học) là sự phát triển cân đối giữa khoa học và nghệ thuật, logic và trí tưởng tượng; là tư duy toàn bộ não.

Corpolarita (Cơ thể) là tạo sự tao nhã, khả năng thuận cả hai tay, sức khỏe và tư thế thăng bằng. Thực tế là, đa số các thiên tài vĩ đại trong lịch sử đều có thể chất khỏe mạnh và sung sức.

Connessione (Kết nối) là nhận ra, đánh giá đúng tính chất liên kết của sự vật, hiện tượng; là tư duy hệ thống.

 

Vì sao là cuốn sách này?

Giống như đa số các cuốn sách hướng dẫn bạn cách tư duy hay thay đổi bản thân, Tư Duy Như Leonardo Da Vinci cũng chứa đựng những bài luyện tập gần gũi và khá dễ áp dụng. Nhưng điều khác biệt của cuốn sách này là các nguyên tắc đều cân bằng hài hòa giữa luyện tập trí não, phát triển giác quan và rèn luyện cơ thể. Bạn sẽ tìm thấy trong những trang sách này một vài công thức nấu ăn ngon miệng, hay hướng dẫn bạn cách thử rượu vang. Những điều bạn khó có thể tìm ở các cuốn sách khác. Ngoài nội dung chính về bảy nguyên tắc tư duy giúp bạn giỏi giang hơn, điều tôi thật sự thích ở cuốn sách này là những thông tin và kiến thức về Leonardo Da Vinci lẫn thời kì Phục hưng mà Michael Gelb đã cung cấp cho người đọc.

Từ Phục hưng (Renaissance) là sự kết hợp động từ hồi sinh (renaitre) và danh từ sự ra đời (naissance) trong tiếng Pháp. Từ này trong tiếng Italia là Rinascimento. Sau nhiều thế kỷ của chế độ nông nô thời Trung cổ đầy mê tín, ý tưởng về sức mạnh và tiềm năng của con người xuất hiện trở lại. Sự hồi sinh ý tưởng cổ điển này đã được Giotto dự báo, được Brunelleschi, Allberti, Masaccio đề xướng và được Leonardo, Michelangelo, Raphael phát triển hoàn chỉnh. Sự chuyển biến nhanh chóng thế giới quan từ thời Trung cổ này diễn ra đồng thời với một loạt khám phá, cải tiến và phát minh.

Những thông tin này cung cấp thêm cho người đọc bối cảnh về bản thân Leonardo Da Vinci lẫn tài năng của ông, bên cạnh đó còn là về cơ sở xây dựng các nguyên tắc trong cuốn sách. Chúng giúp cuốn sách bớt buồn chán hơn nếu chỉ nói mỗi về phương pháp luyện tập tư duy, bởi cá nhân tôi sau khi đọc Tư Duy Như Leonardo Da Vinci cảm thấy rất hứng thú về văn hóa và nghệ thuật thời Phục hưng, cũng như các thành tựu và tác phẩm của Leonardo. Có thể Gelb chưa khiến tôi muốn áp dụng ngay các nguyên tắc ông đưa ra, nhưng ông đã thành công trong việc khiến tôi hứng thú với người hùng của ông bằng cách viết lồng ghép phân tích tác phẩm, kể về công việc của Leonardo Da Vinci.

Bên cạnh đó, một điều thú vị khác của cuốn sách này là chuyên mục các bậc phụ huynh nên dạy con cái như thế nào. Vẫn áp dụng theo bảy nguyên tắc đã đề cập, Gelb đưa ra các gợi ý và khuyến khích các bậc cha mẹ nên dạy con theo hướng cởi mở, kiên nhẫn và giúp con cảm nhận tình yêu thương trực tiếp nhiều hơn.

Cuối cùng, điều tôi nghĩ rằng khiến bạn khó có thể bỏ qua cuốn sách của Michael Gelb là khóa học vẽ cho người mới bắt đầu. “Bạn có thể vẽ,” Gelb viết. Vẽ là một cách giúp bạn nhìn nhận và khám phá các sự vật xung quanh. Khóa học này hướng dẫn bạn mọi thứ từ vẽ những hình đơn giản đến vẽ hình ở khoảng cách xa và tập đổ bóng. Nếu bạn có hứng thú với việc vẽ, vậy tại sao không cầm giấy bút lên và thử khóa học này nhỉ?

 

Kết

Tôi phải thừa nhận rằng, Michael Gelb rất có khả năng truyền cảm hứng cho người khác. Cách ông lên ý tưởng cuốn sách, cách ông viết và sắp xếp thông tin khiến tổng thể Tư Duy Như Leonardo Da Vinci là một cuốn sách nên đọc và đáng đọc. Bởi mọi thông tin trong cuốn sách này đều có ích đối với cuộc sống của bạn, dù là bảy nguyên tắc tư duy hay những kiến thức về Leonardo và thời kì Phục hưng huy hoàng đầy tính nghệ thuật.

“Trong Tư Duy Như Leonardo Da Vinci, Michael Gelb đã lập ra phương pháp thực hành từ bộ óc vĩ đại nhất thế giới. Hãy đọc! Hãy mua! Hãy sống với nó!” – Tony Buzan, tác giả cuốn Lập Bản Đồ Tư Duy.

 

 

Review chi tiết bởi Thu Trang – Bookademy

Ảnh: Thu Thảo - Bookademy


Deal mua sách giá tốt hiện có: https://goo.gl/TezKm4

--------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

Xem thêm

Giống như đa số các cuốn sách hướng dẫn bạn cách tư duy hay thay đổi bản thân, “Tư Duy Như Leonardo Da Vinci” cũng chứa đựng những bài luyện tập gần gũi và khá dễ áp dụng. Nhưng điều khác biệt của cuốn sách này là các nguyên tắc đều cân bằng hài hòa giữa luyện tập trí não, phát triển giác quan và rèn luyện cơ thể. Bạn sẽ tìm thấy trong những trang sách này một vài công thức nấu ăn ngon miệng, hay hướng dẫn bạn cách thử rượu vang. Những điều bạn khó có thể tìm ở các cuốn sách khác. Ngoài nội dung chính về bảy nguyên tắc tư duy giúp bạn giỏi giang hơn, điều tôi thật sự thích ở cuốn sách này là những thông tin và kiến thức về Leonardo Da Vinci lẫn thời kì Phục hưng mà Michael Gelb đã cung cấp cho người đọc.

Từ Phục hưng (Renaissance) là sự kết hợp động từ hồi sinh (renaitre) và danh từ sự ra đời (naissance) trong tiếng Pháp. Từ này trong tiếng Italia là Rinascimento. Sau nhiều thế kỷ của chế độ nông nô thời Trung cổ đầy mê tín, ý tưởng về sức mạnh và tiềm năng của con người xuất hiện trở lại. Sự hồi sinh ý tưởng cổ điển này đã được Giotto dự báo, được Brunelleschi, Allberti, Masaccio đề xướng và được Leonardo, Michelangelo, Raphael phát triển hoàn chỉnh. Sự chuyển biến nhanh chóng thế giới quan từ thời Trung cổ này diễn ra đồng thời với một loạt khám phá, cải tiến và phát minh.

Những thông tin này cung cấp thêm cho người đọc bối cảnh về bản thân Leonardo Da Vinci lẫn tài năng của ông, bên cạnh đó còn là về cơ sở xây dựng các nguyên tắc trong cuốn sách. Chúng giúp cuốn sách bớt buồn chán hơn nếu chỉ nói mỗi về phương pháp luyện tập tư duy, bởi cá nhân tôi sau khi đọc “Tư Duy Như Leonardo Da Vinci” cảm thấy rất hứng thú về văn hóa và nghệ thuật thời Phục hưng, cũng như các thành tựu và tác phẩm của Leonardo. Có thể Gelb chưa khiến tôi muốn áp dụng ngay các nguyên tắc ông đưa ra, nhưng ông đã thành công trong việc khiến tôi hứng thú với người hùng của ông bằng cách viết lồng ghép phân tích tác phẩm, kể về công việc của Leonardo Da Vinci.

Bên cạnh đó, một điều thú vị khác của cuốn sách này là chuyên mục các bậc phụ huynh nên dạy con cái như thế nào. Vẫn áp dụng theo bảy nguyên tắc đã đề cập, Gelb đưa ra các gợi ý và khuyến khích các bậc cha mẹ nên dạy con theo hướng cởi mở, kiên nhẫn và giúp con cảm nhận tình yêu thương trực tiếp nhiều hơn.

Cuối cùng, điều tôi nghĩ rằng khiến bạn khó có thể bỏ qua cuốn sách của Michael Gelb là khóa học vẽ cho người mới bắt đầu. “Bạn có thể vẽ,” Gelb viết. Vẽ là một cách giúp bạn nhìn nhận và khám phá các sự vật xung quanh. Khóa học này hướng dẫn bạn mọi thứ từ vẽ những hình đơn giản đến vẽ hình ở khoảng cách xa và tập đổ bóng. Nếu bạn có hứng thú với việc vẽ, vậy tại sao không cầm giấy bút lên và thử khóa học này nhỉ?

Để chắc chắn không tiết lộ toàn bộ nội dung cuốn sách, tôi sẽ chỉ điểm qua những ý chính giúp các bạn hình dung được cơ bản bảy nguyên tắc này. Gelb đã đặt tên các nguyên tắc theo tiếng Ý, và chúng được rút ra từ một nghiên cứu chuyên sâu về Leonardo và các phương pháp của ông.

Nguyên tắc thứ nhất, Curiosità (Trí tò mò) là bản năng tự nhiên của con người. Nhưng chẳng mấy ai có can đảm đưa ra câu hỏi, hoặc thậm chí là chẳng buồn hỏi nữa. Tính tò mò giúp bạn tiếp cận cuộc sống với tinh thần và nỗ lực học tập tốt hơn rất nhiều so với chỉ thụ động tiếp thu kiến thức.

Trí tuệ vĩ đại thường đặt câu hỏi vĩ đại. Những câu hỏi hàng ngày cứ “bám riết lấy suy nghĩ của chúng ta” phản ánh mục đích sống và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Bằng việc tạo ra một khung trí tuệ luôn tìm kiếm và cởi mở giống Da Vinci, chúng ta sẽ mở rộng vũ trụ quan và cải thiện khả năng được chu du trong vũ trụ đó.

Dimostrazione (Chứng minh) là nguyên tắc khẳng định kiểm tra kiến thức thông qua kinh nghiệm, sự kiên trì và sẵn sàng học hỏi từ những lỗi lầm. Dù được công nhận là thiên tài nhưng Leonardo cũng từng phạm phải nhiều sai lầm. Tuy nhiên, ông không bao giờ ngừng học hỏi, tìm tòi và thử nghiệm. Như vậy, học cách tư duy như Leonardo yêu cầu chúng ta phải luôn đặt câu hỏi cho những ý kiến, giả thuyết và niềm tin của mình.

Sensazione (Cảm xúc) là không ngừng hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là thị giác, để chúng trở thành phương tiện làm giàu kinh nghiệm.

Thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác – nếu suy nghĩ giống Leonardo, bạn sẽ nhận ra các giác quan này đều là chìa khóa mở ra cánh cửa kinh nghiệm. Da Vinci tin rằng những bí mật của quy tắc chứng minh sẽ được tiết lộ thông qua các giác quan, đặc biệt là thị giác.

Sfumato (Di mờ) là sẵn sàng chấp nhận mơ hồ, nghịch lý và điều không chắc chắn. Giữ thái độ cởi mở khi phải đối mặt với sự mơ hồ, không chắc chắn là bí quyết quyền năng nhất để giải phóng tiềm năng sáng tạo của bạn.

Arte/Scienza (Nghệ thuật/Khoa học) là sự phát triển cân đối giữa khoa học và nghệ thuật, logic và trí tưởng tượng; là tư duy toàn bộ não.

Corpolarita (Cơ thể) là tạo sự tao nhã, khả năng thuận cả hai tay, sức khỏe và tư thế thăng bằng. Thực tế là, đa số các thiên tài vĩ đại trong lịch sử đều có thể chất khỏe mạnh và sung sức.

Connessione (Kết nối) là nhận ra, đánh giá đúng tính chất liên kết của sự vật, hiện tượng; là tư duy hệ thống.

Một quan điểm sai lầm khác là chỉ có khả năng ngôn ngữ và toán học mới phản ánh được trí thông minh. Thực tế là, mỗi con người đều sở hữu ít nhất bảy loại trí thông minh có thể đo đếm được (sau này có nghiên cứu đã đưa ra 25 tiểu hình trí thông minh). Bảy loại trí thông minh này bao gồm: logic – toán học, từ vựng – ngôn ngữ, không gian – cơ học, âm nhạc, cơ bắp, tương tác – xã hội và nội tâm.

Bên cạnh đó, bộ não của chúng ta thực ra linh hoạt, đa chiều hơn bất cứ siêu máy tính nào, có thể nắm được bảy dữ liệu mỗi giây đến hết đời, tích lũy theo tuổi tác và có thể tạo ra một lượng gần như vô hạn liên kết tiếp hợp hay những kiểu tư duy tiềm năng.

Khi đã hiểu đúng não bộ (hay ít ra tự tin về nó), bạn hoàn toàn có thể áp dụng bảy nguyên tắc “Tư duy như Leonardo Da Vinci” để khám phá tiềm năng bên trong mình. Xin hãy chú ý rằng những nguyên tắc trong cuốn sách chưa bao giờ được Leonardo Da Vinci ghi chép lại, đây chỉ là “hệ thống hóa những nguyên tắc ẩn chứa trong tác phẩm của Leonardo để người khác cũng có thể hình dung được.” Và tuy chúng không giúp bạn trở thành Leonardo thứ hai (chuyện này gần như là không thể) nhưng chúng sẽ giúp bạn phát triển bản thân theo cách có thể bạn chưa bao giờ nghĩ đến.

“Một trong những hình ảnh được Leonardo yêu thích là hình ảnh mặt nước lăn tăn cùng những gợn sóng tròn đồng tâm tiếp nối nhau mãi, từ nơi viên đá được ném xuống mặt hồ. Tôi thấy cuộc đời của chính Leonardo cũng như viên đá quý tung vào các hồ thời gian thời Phục hưng và tài năng bẩm sinh của ông cứ lay động mãi tới vĩnh hằng.” – Michael J. Gelb.

Leonardo Da Vinci, thiên tài toàn năng người Ý, là người hùng của Michael J.Gelb từ khi ông còn nhỏ. Thời gian qua đi, niềm ngưỡng mộ ấy không những không phai nhạt mà còn thêm sâu sắc. Ông được Leonardo truyền cảm hứng, ông nhìn nhận “Leonardo như một hình mẫu lý tưởng về tiềm năng con người và bị hấp dẫn bởi khả năng tạo dựng mối liên hệ gần gũi hơn với ông.”

Gelb bắt tay vào viết “Tư Duy Như Leonardo Da Vinci” với ý tưởng tìm ra những nguyên tắc làm nền tảng cho khả năng sáng tạo của vị thiên tài đáng kính. Ông cho rằng con người vẫn chưa tận dụng được hết khả năng trí não của mình do chưa hiểu đúng về nó. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trí thông minh không phải hoàn toàn là bẩm sinh và bất biến. Bạn có thể ôn luyện để đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra IQ. “Trong một báo cáo thống kê từ hơn 200 bài nghiên cứu IQ công bố trên tạp chí Nature, Bernard Devlin kết luận: gen góp phần hình thành nên 48% IQ; hơn 52% còn lại là nhờ quá trình chăm sóc tiền sản, môi trường và giáo dục.”

“Tư duy như Leonardo da Vinci” là cuốn sách kỹ năng giúp bạn có thể khám phá khả năng tiềm ẩn của mình, mài sắc nó và giải phóng trí thông minh bằng cách thực hiện theo những cách mà thiên tài lớn nhất mọi thời đại Leonardo da Vinci đã làm.

Năng lực tư duy sáng tạo là tốc độ tư duy, khả năng chuyển hóa thông tin thành kiến thức, và từ kiến thức tạo ra giá trị, tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Với thế hệ trẻ nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn, hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới. Do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người đều đã phải tự chuẩn bị và tạo dựng cho mình năng lực tư duy sáng tạo, coi nó như là hành trang để bước vào đời.

Leonardo da Vinci (1452 - 1519) là một thiên tài toàn năng người Italia: là họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, nhà khảo luận mỹ thuật, thiên tài của nền văn hóa và chủ nghĩa nhân đạo thời Phục hưng, xuất chúng trong mọi hình thái nghệ thuật, hơn nữa, còn là nhạc sĩ, nhà toán học kiêm kỹ sư cơ khí, triết gia, bác sĩ, nhà giải phẫu, người đi đầu trong rất nhiều lĩnh vực phát minh khoa học sau này. Leonardo da Vinci là một thiên tài lớn. Ông có năng lực tư duy sáng tạo vô hạn. Tuy nhiên, thiên tài là do học tập chứ không phải tự nhiên mà có. Loài người đã được trao tặng nhiều tiềm năng vô hạn để học tập và sáng tạo. Bạn có thể khám phá khả năng tiềm ẩn của mình, mài sắc nó và giải phóng trí thông minh bằng cách thực hiện theo những cách mà thiên tài lớn nhất mọi thời đại Leonardo da Vinci đã làm.