"Cứ mãi ở ao làng, rồi
ao sẽ cạn
Sao không ra sông biển
để vẫy vùng?
Sao cứ tự trói mình
trong nếp nghĩ bùng nhùng?
Sao cứ mãi online và
thở dài ngao ngán?
Sao cứ để tuổi trẻ trôi
qua thật chán?
....
Trên đường băng sân
bay mỗi đời người
Có những kẻ đang chạy
đà và cất cánh.”
Chúng ta đang đứng trước một thời đại công nghệ số, thế giới đang chuyển
mình không ngừng, cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra, là những người trẻ tuổi
chúng ta có thẻ cảm nhận rõ nét nhịp đập của sự hội nhập đang ngày một nhanh và
dồn dập.
Vẫn cách viết bằng lời văn tâm tình đầy cảm xúc, nhưng cũng
không kém phần hóm hỉnh, Tony Buổi Sáng tiếp tục ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc
với tác phẩm kĩ năng sống tiếp theo của mình sau Cà phê cùng Tony. Vẫn là những
bài đăng được lấy từ trên trang fanpage của Tony Buổi Sáng nhưng nội dung cuốn
sách vẫn vô cùng mới mẻ và hấp dẫn người đọc. Đọc cuốn sách, tôi luôn có cảm giác
đi từ cung bậc cảm xúc này sang cung bậc cảm xúc khác. Và tất nhiên, tôi đã muốn
gia nhập hội con dượng tự lúc nào không hay.
Đó là câu chuyện về
chuẩn bị hành trang...
Đương nhiên muốn hội nhập thì đương nhiên việc trau dồi kiến
thức là không thể thiếu với bất kì một ai. Xu hướng xuất ngoại để đi đến những
nước phát triển và học hỏi kinh nghiệm của họ chẳng còn xa lạ. Và việc đầu tư
cho việc học hay đơn giản chỉ là phát triển trí lực luôn cần được phổ biến rộng
rãi. Bởi lẽ những tài sản lớn nhất của một đời người chỉ có thể là vốn sống,
nhân cách, thể lực và trí lực và đương nhiên những thứ còn lại chỉ là những
“phương tiện” trong cuộc sống, nó là bằng chứng cho việc anh đã vượt qua một kì
thi như thế nào, sức khỏe anh có đủ điều kiện hay không, vân vân và vân vân.
Một nhà tuyển dụng thông minh sẽ chẳng hỏi về điểm rèn luyện
ở trường đại học của mình cao hay thấp, cũng chẳng hỏi mình đi học có đầy đủ không,
mà cái họ cần, chính là mình có cái gì trong đầu. Trong bất kì một cuộc phỏng vấn
nào, điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất chính là năng lực của ứng viên liệu có
phù hợp với công việc với vị trí mà họ đang tìm kiếm hay không mà thôi.
Điều tiếp theo cần chú ý để có thể có một hành trang thật tốt
chính là hãy trang bị cho mình một ngoại ngữ để sau có đi Tây đi Tàu làm ăn còn
không bị ngượng. Điểm này, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi lối viết chân thực
của dượng Tony. Vì sao? Bởi lẽ nếu trong đầu bạn đã đủ cái được gọi là “cái gì”
theo như mong muốn của một công ty nào đó thì bạn sẽ mãi vẫn cứ quanh quẩn nơi
góc bếp, chẳng thể nào có thêm nhiều cơ hội để vươn ra biển lớn.
Ấy thể nhưng “Có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng khó”,
vậy nên đã giỏi ngoại ngữ rồi, thì đương nhiên mình phải cố gắng tu tâm, rèn đức
làm sao cho xứng đáng với vị trị mình đang có và phải sống sao cho được mọi người
coi trọng. Đương nhiên, người xưa đã có câu “mọt lần mất tín, vạn lần mất tin”,
chẳng chỉ riêng trong kinh doanh, mà trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống, điểm
duy nhất khiến con người ta coi trong những mối quan hệ chính là chữ tín. Khi đã
bắt tay vào làm việc hay chỉ đơn giản là cách đối nhân xử thế trong cuộc sống hằng
ngày mà chẳng thể làm được thì mọi sự coi như trở về con số 0. Thế nên “thật thà”
hay “trung thực” là đức tính mà mỗi người chúng ta cần phải có.
Trong thời kì công nghệ số, mọi thứ đều được mã hóa bằng những
văn bản, giấy tờ trên máy tính, vậy nên mỗi người trẻ nhất thiết phải có trong
tay những kiến thức về việc sự dụng, sao cho nó tương xứng với trình độ hiện tại
của mình. Việc trình bày một văn bản, hay việc quan hệ với đối tác ra sao nó cũng
phản ảnh chính xác phần nào năng lực của người làm việc. Vậy nên việc chuẩn bị
kĩ lưỡng những kĩ năng căn bản trong cuộc sống cũng chính là bạn gần hoàn thành
được nhiệm vụ chuẩn bị hành trang!
Nhưng để tiến đến được những bước nói trên thì trước hết phải biết mình là ai, mình cần gì và mình muốn mình trở thành ai trong tương lai. Vấn đề của việc chọn trường, chọn nghề được Tony đưa đến người đọc thông qua câu chuyện về những cu cậu đang đứng trước quá nhiều ngã rẽ, và lựa chọn. Vẫn là thông điệp về việc kiến thức của bạn đang đạt đến trình độ nào, liệu có phù hợp với ước muốn của mình không? Và đương nhiên chỉ khi xác định rõ ràng mọi việc như thế thì bạn hoàn tooàn có thể tự thiết kế cuộc đời mình theo đúng khả năng của mình rồi đấy.
Có một phần mà tôi khá ấn tượng trong chương Chuẩn bị hành
trang chính là bài Thành đạt, thành công và thành gì nữa? Câu hỏi này chẳng
phải ai cũng có thể trả lời một cách nhanh lẹ. Bạn biết sao không? Rõ ràng trên
thế giới này, chẳng ai là không cố gắng, mọi người đều cuốn vào vòng xoáy của
việc làm sao để kiếm ra thật nhiều tiền, nhiều của cải để có thể tự tin mà ngẩng
cao đầu với những người xung quanh. Thế nhưng đọc đến đây, một vài độc giả lại
cho rằng, Tony đang tự phản biện lại mục đích của việc truyền tải thông điệp
nhanh chóng hội nhập sao cho kịp với xu thế thời đại. Nhưng không, rõ ràng bài
viết này chính là một liều vitamin, đó là vitamin trở thành người tốt, để cho
những người trẻ chúng ta thêm năng lượng để tiếp tục chiến đấu. Dù cuộc đời ta
có thành đạt và thành công đến bao nhiêu đi chăng nữa thì cuối cùng, việc ta có
thành nhân hay không mới thực sự là điều đáng quan tâm hơn cả. Rõ ràng chẳng có
bất kì quy chuẩn nào định nghĩa cho việc thành công là như thế nào hay kiếm được
bao nhiêu đô la hay bạn đã đi bao nhiêu nước là người thành đạt. Vậy nên kể cả
bạn chỉ là một người làm công nhân quá đỗi bình thường nhưng mọi thử với bạn từ
gia đình, nhà cửa, phương tiện đi lại đều thỏa mãn bạn, và bạn được mọi người tôn
trọng thì đó cũng là một kiểu thành công. Học để kiếm ra nhiều tiền thì dễ, nhưng
học để làm người thì mất cả một đời, thậm chí hết cả một đời vẫn chẳng thế học
được. Vậy nên việc học chẳng bao giờ là hết.
Đó là câu chuyện về
trong phòng chờ sân bay...
Kinh nghiệm – đó là điều chỉ khi dấn thân vào rồi bản thân mình
mới tự nhận ra nhiều điều, nhưng để có được điều này cũng chẳng phải dễ dàng gì.
Trước hết với mọi lĩnh vực, cái tầm nhìn xa trông rộng luôn
giữ được cái nhiệt bởi lẽ ai cũng cẫn phải có. Muốn biết tương lai mình sẽ trở
thành một người giám đốc hay một người làm thuê, tất cả đều cần phải cập nhật
kiến thức, cái nhìn tổng quát về tương lai. Nhưng đương nhiên, cũng cần phải có
sự khôn khéo trong khi làm việc. Khôn khéo ở đây không có nghĩa là mình đi lừa
lọc đối tác, khôn khéo ở đây là phải biết từ chối và đồng ý khi cần thiết.
Tiếp đến là chuyện về việc mình phải ăn uống, cư xử với mọi người ra sao cho phải phép, thể hiện được mình là người văn minh, lịch sự. Vẫn là việc mình có kiến thức thôi chưa đủ, quan trọng là phải có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, còn hội nhập nửa vời thì sao cho đủ. Và đương nhiên, nếu nói hội nhập sao cho đủ thì tất thảy không thể bỏ qua sức khỏe. Càng khi có tuổi, chính chúng ta mới nhận thấy sức khỏe quan trọng đến nhường nào. Còn trẻ thì cần phải tự lên cho mình chế độ ăn uống sao cho phù hợp, chẳng thế nào mà ăn uống bừa phứa, vô tổ chức, vừa tốn kém tiền của lại vừa mang bệnh vào người. Hiện nay, tỉ lệ ung thư ở Việt Nam vô cùng cao, mà những người trẻ lại chiếm khác cao trong danh sách đó. Vậy nên, để có lối sống lành mạnh, thì mỗi người cần phải tự ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe trong cuộc sống hiện đại.
Ở phần này, Tony cũng chẳng quên đề cập đến những tật xấu mà
hầu hết giới trẻ đều vập phải đôi lần. Cách tốt nhất đó vẫn là cần phải xem xét,
nhìn mọi chuyện từ nhiều khía cạnh, chớ có cái nhìn phiến diện để rồi đánh giá
sai sự việc, có những cái nhìn tiêu cực về mọi người trong cuộc sống.
Cuối cùng, là câu chuyện về anh bạn thân Khổm trên đất Thái
của Tony. Câu chuyện về những đứa con của anh Khổm và bài học về việc chọn ngành
sao cho hợp xu thế và thời đại. Chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời. Của cải,
tiền bạc chỉ có thể nhân lên gấp bội theo cấp số nhân chỉ khi mỗi người biết cách
làm chủ chính cái nghề của mình, biết vươn ra thế giới mà làm việc, và lời nhắn
nhủ về câu chuyện thoát khỏi cái “ao làng” vẫn được dượng Tony nhấn mạnh rõ hơn
trong phần thứ 2 của cuốn sách.
Đó là câu chuyện về việc
lên máy bay...
Khi các thủ tục như chuẩn bị hành trang, ngồi chờ để làm thủ tục ở sân bay đã gần như tương đối đã xong, thì một chuyến bay đến một chân trời tri thức mới đã mở ra ngay trước mắt. Phần ba, cũng là phần cuối cùng của cuốn sách chính là những lời nhắn nhủ, lời tâm tình đầy chân thành mà Tony Buổi Sáng gửi đến những bạn trẻ đang mang trong mình mong muốn được ghi danh trên bản đồ nhân tài đất Việt – những start up trẻ tuổi.
Điều đầu tiên trong phần cuối cùng mà tác giả muốn gửi đến bạn
đọc, chính là dù có đi đâu làm gì thì việc để tiếng thơm về quê hương được bay
xa trên trường quốc tế vẫn thật sự quan trọng. Mình vừa làm kinh doanh, mình vừa
khởi nghiệp, lấy được ngoại tệ về túi của mình, mà vẫn để cho đối tác nhớ về mình
với những ấn tượng sâu sắc thì quả thật không ít người có thể làm được. Cũng giống
như việc trước đó Tony đã nói đến việc thành nhân là mục đích tối thượng của
con người nhưng để thành nhân thì đâu phải chuyện một sớm một chiều? Nói đến đây,
tôi vô tình nhớ đến những bạn trẻ đã đi du học nhưng chỉ một số ít bọn họ quay
trở về Việt Nam. Về vấn đề này thì khoan chưa bàn đến lí do khiến họ đưa ra những
quyết định như vậy, nhưng quan trọng hơn hết là dù ở đâu, làm gì, thì đến sau cùng,
họ vẫn không quên quê cha đất tổ của mình, đó mới là điều đáng quý.
Và người đang nuôi ý định xây dựng bất kì một thương hiệu
hay một công ti nào đó thì điều kiện tiên quyết đầu tiên chính là bạn cần phải
hào sảng, lại là việc học để trở thành người tốt. Nếu để ý kĩ, xuyên suốt cả tác
phẩm, Tony luôn để đức và tài song hành để các bạn trẻ không bị quá thiên về một
khía cạnh nào cả. Lại nói về hào sáng, tôi có đôi dòng muốn nói về hào sảng. Hào
sảng như Tony viết: “Hào sảng đơn giản là sự cho đi mà không tính toán, là sự
buông bỏ để làm lại từ đầu.” Đúng vậy, nếu đã là người có chí lớn, thì chẳng hề
nên câu nệ tiểu tiết, tiếc dăm xu một hào,
như thế thì chẳng thể bỏ một số tiền lớn ra để đầu tư vào những dự án tỉ đô.
Hay không nói đến việc kinh doanh, ngay trong cuộc sống hằng ngày, nếu ai cũng
đặt quá cao cái tôi, không ai chịu nhường ai, thì chẳng thể hoàn thành được bất
kì một công việc gì khác trong cuộc sống. Đôi khi mình phải lùi một bước để tiến
hai bước. Nhưng nói thế không có nghĩa là mình có thể phung phí, dễ dãi, ở đây,
tác giả muốn nhấn mạnh vào ý dám buông bỏ để thực hiện những việc lớn hơn như
thế.
Đã là người có ý muốn khởi nghiệp thì đừng nề hà bất cứ lĩnh vực nào. Cứ thử sức thì mới biết liệu có thành công hay không chứ. Nếu chỉ mãi quanh quẩn trong 4 bức tường, ngồi buôn chuyện chém gió bạt mạng cùng mấy anh chị nhân viên cùng phòng, chán thì lại ngồi lướt facebook, làm bạn với anh Mark hay Google thì đến bao giờ ý tưởng mới nảy ra. Có chí làm quan, có gan làm giàu, phải ham học hỏi, ham đi ra ngoài tìm hiểu thực địa thì mới có thể làm việc lớn. Những doanh nhân thành đạt đều đi lên từ con số 0 và họ cũng đều phải thực hành thật nhiều, tích lũy đủ kinh nghiệm thì họ mới khởi nghiệp và có được kết quả như ngày hôm nay.
Là một người trẻ, mang trong mình sứ mệnh và trọng trách nặng
nề trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hãy luôn giữ trong đầu suy nghĩ
người Tây họ làm được thì cớ gì mà mình lại không thế? Suy nghĩ tích cực về tương
lai, về việc tạo ra nhiều nguồn hàng để xuất khẩu, thu về ngoại tệ chính là xu
thế của toàn nhân loại. Phải tạo cho mình thật nhiều cái gọi là “vốn” thì khi ấy
khởi nghiệp mới có thể bắt đầu. Đừng bao giờ hỏi “tiền đâu”, hay ngửa tay xin
tiền bố mẹ, điều đó chẳng thể khiến bạn thành công đâu.
Thế hệ của chúng ta chính là thế hệ của những con người
trong thời đại công nghệ, từng giây từng phút cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang
diễn ra, chỉ có mọt con đường duy nhất chính là tiến về phía trước, biết hội nhập.
Và điều đó phải thể hiện thật rõ ràng ở những việc: nơi ở, ăn uống, chơi bời, học
hành, thư giãn (đi du lịch) và đương nhiên phải có của ăn của để.
Kết
Đọc hết cuốn “Trên đường băng”, tâm thế sẵn sàng cho một chuyến bay dài hẳn sẽ dần có ở bạn thôi. Tony Buổi Sáng đã gần như hoàn thành tâm niệm truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo của Việt Nam xinh đẹp.
Tác giả: Nguyễn Minh Nguyệt - Bookademy
-------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/
Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]
Mỗi thế hệ trẻ đều mang trong mình những khát khao, hoài bão và tư tưởng tiến bộ. Chúng ta khao khát thể hiện bản thân mình, thoát ra khỏi "ao làng" để bay cao, bay xa, vươn ra thế giới. Tuy nhiên, để thành công, chúng ta cần không ngừng học hỏi và thay đổi. Tất cả những bài học đó đều được đúc kết trong cuốn sách "Trên đường băng".
Cuốn sách "Trên Đường Băng" của tác giả Tony Buổi Sáng là một cuốn sách self-help nổi tiếng, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và bán chạy trên toàn thế giới. "Trên Đường Băng" kể về câu chuyện của chính tác giả, người đã từng trải qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống nhưng đã vượt qua và đạt được những thành công rực rỡ. Phần 1 và phần 2 của cuốn sách "Trên đường băng" của Tony Buổi Sáng được coi là hai phần quan trọng nhất, là tiền đề cho hành trình của người trẻ. Ở phần 1, tác giả chia sẻ những bài học về cách học tập, cách rèn luyện bản thân và cách xây dựng mục tiêu của người trẻ. Ở phần 2, tác giả chia sẻ những bài học về cách ứng xử trong cuộc sống, cách đối mặt với khó khăn và cách xây dựng mối quan hệ của người trẻ. Những bài viết trong hai phần này thường có tên gọi rất lạ và khó hiểu, chẳng hạn như "Chuyện thằng Quân", "Chuyện thằng Kiên", "Chuyện củ trấu", "Chị lái đò". Tuy nhiên, khi đọc xong, người đọc sẽ cảm thấy những cái tên này rất phù hợp với nội dung bài viết. Chẳng hạn như bài viết "Chuyện thằng Quân" kể về một người trưởng phòng trẻ tuổi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, sau khi đọc xong bài viết, người đọc sẽ nhận ra rằng, cái kết bất ngờ của bài viết chính là câu hỏi "Thế rốt cuộc the mission of life (sứ mạng của cuộc đời) của bạn là gì?". Câu hỏi này khiến người đọc phải suy ngẫm về mục đích sống của bản thân.
Phần 1 của cuốn sách có tên là "Chuẩn bị hành trang". Phần này tác giả đề cập đến những vấn đề cần thiết mà mỗi người cần chuẩn bị trước khi bước vào cuộc sống và công việc, chia sẻ những kinh nghiệm của mình về việc chuẩn bị hành trang cho cuộc sống từ những kinh nghiệm và bài học quý giá của mình về học tập, ngoại ngữ, trải nghiệm và quan hệ. Tôi thấy, thông qua phần 1 của cuốn sách, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi, phát triển bản thân và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Học hỏi là quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để phát triển bản thân. Để học hỏi và phát triển bản thân hiệu quả chúng ta cần có kế hoạch, phương pháp và sự kiên trì. Bên cạnh đó việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người cũng vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta có được sự hỗ trợ và giúp đỡ trong cuộc sống. Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người chúng ta cần có sự chân thành, tin tưởng và tôn trọng. Từ đó ta có thể rút ra bài học cho bản thân: thứ nhất, học tập là quá trình lâu dài và cần thiết để phát triển bản thân. Học để hiểu, chứ không phải học chỉ để thi. Học để phát triển bản thân, chứ không phải học chỉ để lấy bằng cấp. Thứ hai, ngoại ngữ là chìa khóa để mở ra thế giới. Học ngoại ngữ sẽ giúp ta tiếp cận với nhiều nguồn tri thức và cơ hội mới. Thứ ba, trải nghiệm thực tế là cách tốt nhất để học hỏi. Hãy ra ngoài và trải nghiệm cuộc sống để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Thứ tư, mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp ta thành công hơn trong cuộc sống. Hãy biết cách xây dựng và gìn giữ các mối quan hệ tốt đẹp. Có thể nói, phần 1 của cuốn sách là một hành trang cần thiết cho những người trẻ tuổi đang tìm kiếm định hướng cho cuộc đời, nó cung cấp cho người đọc những bài học quý giá giúp chúng ta có được nền tảng vững chắc để bước vào cuộc sống và đạt được thành công. Tôi đánh giá cao phần 1 của cuốn sách vì những bài học quý giá mà tác giả Tony Buổi Sáng đã chia sẻ. Những bài học này không chỉ mang tính thực tế mà còn rất dễ hiểu và dễ áp dụng, trong đó tôi đặc biệt tâm đắc với bài học về học tập. Tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập để phát triển bản thân, không chỉ để lấy bằng cấp. Đây là một bài học rất đúng đắn và cần thiết cho những người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, tôi cũng rất thích cách tác giả kể chuyện và truyền đạt những bài học của mình. Những câu chuyện của tác giả rất gần gũi và thực tế, giúp người đọc dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ.
Nếu như ở phần 1 tác giả đề cập đến những vấn đề cần thiết mà mỗi người cần chuẩn bị trước khi bước vào cuộc sống và công việc thì phần 2 của cuốn sách Trên Đường Băng đề cập đến những bài học về cách sống và làm việc. Tác giả Tony Buổi Sáng đã chia sẻ những kinh nghiệm và bài học quý giá của mình về đam mê, lối sống, công việc, tiền bạc và quan hệ, kể về những khó khăn, thử thách mà anh đã từng trải qua trong cuộc sống. Tác giả đã phải đối mặt với những thất bại, những lời chê bai, những áp lực từ gia đình và xã hội. Tuy nhiên, bằng nghị lực và quyết tâm, anh đã vượt qua tất cả và đạt được những thành công rực rỡ. Bắt đầu với bài học về đam mê, là động lực thúc đẩy ta đi đến thành công, nó là thứ sẽ giúp ta vượt qua khó khăn và thử thách để đạt được mục tiêu của mình. Khi ta đam mê một điều gì đó, ta sẽ có động lực để học hỏi, trau dồi và phát triển bản thân. Bởi vậy hãy tìm kiếm và theo đuổi đam mê của mình, hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa, tận hưởng cuộc sống và làm những điều có ích cho bản thân và xã hội. Bên cạnh đó hãy tìm công việc phù hợp với đam mê và năng lực của mình. Đây là một bài học rất quan trọng bởi khi ta làm công việc mình yêu thích, ta sẽ có động lực để làm việc và cống hiến hết mình, phát huy tối đa khả năng và đạt được thành công. Tiền bạc chỉ là phương tiện, không phải mục đích. Tiền bạc là thứ cần thiết để duy trì cuộc sống, nhưng nó không phải là mục đích cuối cùng của cuộc sống. Chúng ta nên sống một cuộc sống có ý nghĩa và làm những điều có ích cho bản thân và xã hội, chứ không nên chỉ chạy theo đồng tiền. Hãy sử dụng tiền bạc một cách hợp lý và có trách nhiệm. Và đừng quên biết ơn những người đã giúp đỡ ta. Có thể nói, phần 2 của cuốn sách là một cẩm nang sống và làm việc hữu ích cho những người trẻ tuổi. Tôi đánh giá cao phần 2 của cuốn sách vì những bài học quý giá mà tác giả Tony Buổi Sáng đã chia sẻ. Những bài học này không chỉ mang tính thực tế mà còn rất sâu sắc và ý nghĩa. Bài học mà tôi tâm đắc nhất ở phần 2 này là bài học về đam mê. Tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm và theo đuổi đam mê. Đây là một bài học rất đúng đắn và cần thiết cho những người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, tôi cũng rất thích cách tác giả kể chuyện và truyền đạt những bài học của mình. Những câu chuyện của tác giả rất gần gũi và thực tế, giúp người đọc dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ.
Phần 3 của cuốn sách "Trên đường băng" của tác giả Tony Buổi Sáng có tên là "Lên máy bay", là giai đoạn thứ ba trong hành trình của người trẻ, khi họ đã có một nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng, sẵn sàng bước vào cuộc sống và thực hiện ước mơ của mình. Phần này của cuốn sách tập trung vào những bài học về cách làm việc, cách sống và cách suy nghĩ của một người trẻ. Tác giả đã chia sẻ những kinh nghiệm và bài học quý báu của mình trong suốt quá trình làm việc và kinh doanh, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và công việc. Tony đã đề cập đến vấn đề chi tiêu - một vấn đề thiết thực trong cuộc sống. Dượng Tony chia sẻ rằng có những người tổng thu nhập 6 triệu một tháng vẫn đủ dùng, trong khi đó có người thu nhập trên tháng 20 triệu nhưng vẫn phải đi vay mượn. Từ đó, Tony kets luận rằng nếu không biết chi tiêu hợp lý thì bạn sẽ mãi không thể làm được việc lớn. Phần 3 này, ông muốn cho những bạn trẻ thấy rằng nếu có chi tiêu hợp lý thì thu nhập 6 triệu/tháng vẫn đủ để sống thoải mái: Về ăn uống, nên tự nấu ăn tại nhà thay vì ăn hàng thường xuyên. Điều này vừa giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa giúp tiết kiệm chi phí, và hạn chế ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe. Về chỗ ở, nên chọn những khu trọ xa trung tâm và đi lại bằng phương tiện công cộng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Về vui chơi, nên dành ra 2 lần/tháng để vui chơi cùng bạn bè. Tuy nhiên, cần chọn những người bạn có chí tiến thủ để có thể học hỏi và phát triển bản thân. Về học tập, nên dành ra 200.000 đồng/tháng để học những môn năng khiếu hoặc mua sách bổ ích. Điều này sẽ giúp phát triển bản thân và nâng cao kiến thức. Đi du lịch: nên dành ra mỗi tháng 1 triệu đồng để có thể đi du lịch xả stress sau một năm làm việc chăm chỉ. Đây là một khoản chi phí hợp lý để bạn có thể tận hưởng những phút giây thư giãn và nạp lại năng lượng sau một năm làm việc vất vả. Tích lũy: nên dành ra mỗi tháng 1 triệu đồng và coi như khoản này không tồn tại. Điều này sẽ giúp bạn có một khoản tiền tiết kiệm để thực hiện những dự định trong tương lai. Ngoài ra, một trong những bài học nổi bật nhất trong phần này là bài học về tầm quan trọng của việc tập trung. Tony cho rằng, trong thời đại hiện nay, khi con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc và cuộc sống, việc tập trung là vô cùng quan trọng. Chỉ khi tập trung, chúng ta mới có thể hoàn thành tốt công việc, đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống. Bài học thứ hai là bài học về sự kiên trì. Tác giả khẳng định rằng, thành công không đến một sớm một chiều, mà là sự tích lũy của thời gian và nỗ lực. Chỉ khi kiên trì theo đuổi mục tiêu, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn và đạt được thành công. Bên cạnh đó, tác giả cũng chia sẻ những bài học về cách sống và cách suy nghĩ của một người trẻ. Tác giả khuyên người trẻ nên sống tích cực, lạc quan và có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Những câu chuyện rất gần gũi và thực tế được đúc kết từ chính cuộc sống và kinh nghiệm của bản thân tác giả, vì vậy rất đáng tin cậy và hữu ích giúp người đọc có thể dễ dàng liên hệ và ứng dụng vào cuộc sống của mình từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống và công việc, có thêm quyết tâm để vượt qua khó khăn và đạt được thành công.
Đánh giá ưu nhược điểm của cuốn sách.
Mỗi người đều có những mục tiêu và ước mơ của riêng mình. Để đạt được những điều đó, chúng ta cần chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc, không chỉ là kiến thức mà còn là những phẩm chất và kỹ năng cần thiết. Hãy cùng đọc cuốn sách "Trên đường băng" để khám phá những điều thú vị và bổ ích mà cuốn sách này mang lại. Còn đối với tôi, cuốn sách chứa đựng nhiều bài học thực tế và hữu ích, được đúc kết từ kinh nghiệm của tác giả trong suốt quá trình học tập, làm việc và kinh doanh. Những bài học này sẽ giúp người trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và công việc, từ đó có động lực và quyết tâm để thực hiện ước mơ của mình. Với phong cách viết gần gũi và dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng tiếp thu và ứng dụng những bài học trong cuốn sách vào cuộc sống của mình. Từ đó tác giả thông qua cuốn sách đã truyền cảm hứng và động lực cho nhiều bạn trẻ trên hành trình thực hiện ước mơ của mình. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó thì cuốn sách vẫn tồn tại một số nhước điểm chẳng hạn như có một số bài học mang tính chủ quan, có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Và cuốn sách có thể hơi dài và lê thê với 3 phần, mỗi phần có khoảng 10 chương, tổng cộng hơn 300 trang. Đối với một số người, cuốn sách có thể hơi dài. Anyway, mỗi người sẽ có một cái nhìn và cảm nhận riêng. Theo quan điểm của tôi thì cuốn sách "Trên đường băng" là một cuốn sách self-help hữu ích và đáng đọc cho những người trẻ đang tìm kiếm động lực và quyết tâm để thực hiện ước mơ của mình. Cuộc sống là một hành trình, không phải đích đến. Chúng ta cần tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống, chứ không chỉ tập trung vào mục tiêu cuối cùng. Mỗi một người đều sẽ có chuyến bay của riêng cuộc đời mình. Và để có thể cất cánh bay cao bay xa được thì hành trang mà mỗi một người trong chúng ta cần phải chuẩn bị ngoài kiến thức đó là gì? Hãy cùng tìm đọc cuốn sách và quay lại đây thảo luận cùng tôi nhé.
Cứ ở mãi ao làng, ao rồi sẽ cạn
Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng
Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán….
Trên đường băng sân bay mỗi đời người
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh!