"Tội ác và trừng phạt" là một tiểu thuyết của nhà văn Nga Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky. Tiểu thuyết này cùng với Anh em nhà Karamazov là hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Dostoevsky. Tạp chí Time đã bình chọn Tội ác và hình phạt là một trong số những cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại .

Nội dung tóm tắt của tác phẩm là  tập trung vào nhân vật trung tâm Rodion Romanovich Raskolnikov, một sinh viên trường luật ở Petecbua. Raskolnikov xuất thân từ một gia đình nghèo ở nông thôn, bà mẹ không đủ điều kiện nuôi anh ăn học đến ngày thành đạt, cô em gái Dunhia giàu lòng hy sinh phải làm gia sư cho gia đình lão địa chủ quý tộc dâm dục Arkady Ivanovich Svidrigailov để nuôi anh. Nhưng vốn là một cô gái thông minh, giàu tự trọng, Dunhia bỏ việc dạy học vì bị lão địa chủ Svidrigailov ve vãn hòng chiếm đoạt, mặc dù lão đã có vợ con. Đời sống gia đình ngày càng khó khăn khiến Raskolnikov phải bỏ học giữa chừng. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, một người mối lái đưa Pyotr Petrovich Luzhin (Luzhin), một viên quan cao cấp ngành Toà án ở Thủ đô đến gặp Dunhia hỏi vợ.



Đời sống thiếu thốn dồn con người vào chân tường:

Do đời sống thiếu thốn, hàng ngày chứng kiến nơi cái xóm trọ toàn dân nghèo với bao cảnh đời lầm than, cùng quẫn, lại bị tiêm nhiễm bởi triết lý người hùng khi mơ tưởng một ngày sẽ được như Napoléon Bonaparte, Raskolnikov tự coi mình là phi thường, thường xuyên khép kín lòng mình, bơi mải miết trong những suy tư đơn độc, nung nấu những căm uất về tình trạng bất công, phi nghĩa của xã hội và tìm kiếm lối thoát bằng sức lực của cá nhân mình. Những lý do đó đã khiến chàng, trong một lần nọ, đã quyết định đến nhà mụ cầm đồ Alyona Ivanovna giàu nứt đố đổ vách, lạnh lùng lấy búa bổ vỡ đầu mụ và cướp tiền bạc, châu báu. Sau khi mở được két tiền, quay ra chàng gặp ngay em gái mụ cầm đồ, Elizabet. Vì quá hốt hoảng Raskolnikov vung búa đập chết luôn ả. Trốn khỏi căn nhà mụ cầm đồ, chàng giấu kín gói đồ cướp được dưới một tảng đá và không dám tiêu một đồng mặc dù không còn một xu dính túi. Sau vụ giết người khủng khiếp đó, dù chưa bị phát hiện, lương tâm của Raskolnikov vẫn bị dày vò triền miên. Chàng như người mất hồn tâm thần hoảng loạn, đêm nằm mê sảng vật vã, ngày đi lang thang vơ vẩn. Về sau của câu chuyện là những tình tiết vô cùng hấp dẫn mà mỗi người đọc phải tự mình khám phá mới biết được sự đắng cay mà mỗi nhân vật trong truyện chịu đựng để từ đó có cái nhìn cảm thông hơn.

Trong “Tội ác và trừng phạt”, không ít lần Dostoevsky vạch mặt bọn địa chủ tư sản dùng tiền để chôn vùi nhân phẩm và danh dự của người khác đồng thời che đậy bản chất xấu xa bỉ ổi của mình. Lão địa chủ Svidrigailov đã đối xử rất thô bạo, vô lễ và nhạo báng Dunhia khi cô đến làm gia sư nhà lão nhằm che mắt thiên hạ để rồi ve vãn Dunhia và dùng tiền âm mưu chiếm đoạt cô, hứa hẹn đủ điều thậm chí còn rủ cô bỏ trốn với ông ta nhằm thỏa mãn dục vọng của mình. Cuối cùng vợ lão phát hiện khi lão khẩn khoản vai nài Dunhia, ả đã nhục mạ cô và đẩy cô ra đường. Chuyện này đồn khắp thành phố đến nỗi hai mẹ con Dunhia không thể đi lễ nhà thờ được nữa vì sự bàn tán và khinh bỉ của mọi người. Dunhia xuất thân nghèo khổ và đi làm thuê trong khi gia đình lão địa chủ Svidrigailov giàu có và quyền thế nên mọi người cứ nhằm vào Dunhia mà bàn tán, một người nghèo không địa vị sẽ không bao giờ có tiếng nói trong một xã hội chỉ biết tôn vinh đồng tiền và địa vị, lúc này giá trị tuyệt đối của xã hội là đồng tiền và Dunhia tội nghiệp đã trở thành nạn nhân như thế. Và cứ như vậy, xuyên suốt tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” giá trị đạo đức không còn mà mọi cán cân của xã hội đều cân đo đong đếm qua đồng tiền.

Dostoevsky đã khắc họa một cách chân thật đến đáng sợ xã hội tư sản Nga lúc bấy giờ trong “Tội ác và hình phạt”, một xã hội bị đồng tiền tàn phá về đạo đức con người và thống trị xã hội ở mọi phương diện. Khi đồng tiền không còn là phương tiện trao đổi hàng hóa thông thường mà nó trở nên thống lĩnh mọi mặt cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần thì con người không còn giữ được thiên lương nữa, họ lừa dối nhau, chà đạp lẫn nhau để có được nó. Việc làm ấy nhằm vạch rõ bản chất của tầng lớp tư sản hãnh tiến, chà đạp lên danh dự và nhân phẩm của người nghèo từ đó mà giá trị nhân văn của tác phẩm trở nên cao cả hơn bao giờ hết.

“Tội ác và trừng phạt”, Dostoevsky phác họa chân thật một xã hội nước Nga thế kỉ XIX đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và hỗn loạn nhưng chưa đánh mất tất cả vì nó vẫn còn được gìn giữ bởi những con người mang vẻ đẹp cao quý về nhân cách và tâm hồn. Vẻ đẹp nhân cách ấy bộc lộ rõ nét qua hai nhân vật là Sonya và Dunhia.



Hoàn cảnh xô đẩy khiến mọi người cùng quẫn

Hoàn cảnh của nhân vật Sonya có thể coi là hoàn cảnh điển hình của những con người bé nhỏ trong xã hội tư sản. Sonya là hình tượng nhân vật lớn xuyên suốt trong các sáng tác của Dostoievski, là nhân vật điển hình cho tinh thần vị tha và tình yêu thương con người. Những phẩm chất này được nâng lên thành giáo lý tôn giáo trong kinh Phúc âm mà theo Dostoievski đây chính là phẩm chất đạo đức sẽ thay đổi thế giới.

Những phẩm chất cao đẹp ấy trong Sonya thể hiện qua việc cô chấp nhận hi sinh sắc đẹp, tuổi trẻ, danh dự và cả tâm hồn trong trắng của mình để làm gái điếm.Cô chấp nhận bị xã hội khinh miệt mà chỉ đủ sức mang lại cho người thân của mình một cuộc sống mấp mé bờ vực chết đói.Sự bác ái của Sonya cũng được thể hiện qua cách cô đối xử và truyền cho Raskolnikov niềm tin vào tôn giáo.Cô đọc Kinh Thánh cho anh nghe, đeo cho anh thánh giá… và kết quả là hình ảnh cuốn Kinh Thánh dưới gối Raskolnikov sau khi đầu thú và nhận hình phạt.Sonya càng đáng quý với quyết định tự nguyện gắn bó với Raskolnikov trong chuyến đi đày tám năm ở vùng đất Sibiria khắc nghiệt.

Những đoạn độc thoại trước và sau khi xảy ra vụ án phản ánh được sự mâu thuẫn và tâm lý phức tạp của nhân vật. Những mẫu độc thoại này được nhà văn lồng ghép tài tình vào tình huống và mạch kể của câu truyện. Ngoài thủ pháp độc thoại và độc thoại nội tâm, Dostoevsky còn khắc họa tính cách, tâm lý nhân vật qua lời đối thoại.Qua lời nói, cử chỉ của các nhân vật trong giao tiếp, tính cách và tâm lý dần được khẳng định. nghệ thuật trong “Tội ác và hình phạt” cũng là không gian và thời gian tâm lý.Dostoevsky thường chú trọng đến những không gian nhỏ hẹp, tù túng như không gian phòng trọ, nhà ở của các nhân vật trong tác phẩm. Hầu hết các căn phòng đều chật hẹp, dơ bẩn và thiếu ánh sáng. Từ những không gian như thế, cuộc sống nhân vật hiện ra vô cùng bế tắc, u uất. Thời gian trong tác phẩm không cụ thể ngày tháng, không theo một trình tự logic nào, nó khi được kéo dài ra, khi lại là thời gian hiện tại xen lẫn quá khứ rồi tương lai.

Giá trị của cuốn tiểu thuyết nằm ở việc mô tả trạng thái tâm lý của nhân vật chính Rodion Romanovich Raskolnikov. Tội ác mà Raxkolnikov gây ra không phải chỉ là một hành động bộc phát mà đã được nhen nhóm ấp ủ trong tiềm thức để rồi khi các điều kiện tụ hội đầy đủ thì tội ác được thực hiện. Con người nhân vật chính đầy những mâu thuẫn nội tâm, tàn nhẫn và lạnh lùng khi phạm tội nhưng cũng có sự cảm thông, yêu thương đối với những thân phận bất hạnh như Sonya. Cách diễn tả tâm lý nhân vật sâu sắc, lời thoại tuyệt vời. Tuy nhiên về bản in, tôi thấy sách có bìa đẹp, giấy trắng chất lượng giấy tốt, nhưng bên cạnh đó, sách in còn hơi mờ đặc biệt là những dòng đầu của trang và những phần chữ in nghiêng. Ngoài ra sách vẫn còn đôi chỗ sai lỗi chính tả làm cho người đọc có cảm giác khó chịu.

Đó là một tiểu thuyết về những con người bị cuộc đời giam hãm trong không gian tăm tối, vì vậy các cảnh phim đều được quay trong các ngõ phố, sân sau chật hẹp. Khi gập cuốn sách lại, điều đọng lại trong tôi là sự cảm phục đối với tình cảm mà tác giả Dostoevsky dành cho phận người nghèo khổ trong xã hội và sự ngưỡng mộ đối với tài năng phân tích tâm lý con người sâu sắc tinh tế đến kỳ diệu của ông . Có lẽ ta nên gọi ông là một nhà triết học, một nhà tâm lý học đại tài. Bằng tài năng nghệ thuật khéo léo, ông đã xây dựng được con người “nhị nguyên” thông qua nhân vật Raxcolnicov. Một mặt Raxcolnicov là một thanh niên vô cùng khảng khái tốt bụng, yêu thương con người vô bờ bến, và nhạy cảm với mọi nỗi đau của con người trong xã hội. Nghèo là vậy mà anh sẵn sàng đem những đồng tiền cuối cùng để giúp một người bạn học nghèo túng và ho lao, thậm chí còn nuôi bạn 1 học kỳ. Raxconilcov còn không ngần ngại bỏ những đồng tiền cuối cùng để lo ma chay cho bác công nhân nghèo Marmeladov. Trái tim nhận hậu còn giúp anh nhìn ra được phẩm giá của Xonia- một cô gái phải bán mình để nuôi gia đình. Anh ngưỡng mộ chân thành trước sự hi sinh của cô. Anh khóc thương không ngừng trước hình ảnh 1 chú ngựa già yếu bị hành hạ đến chết bởi lũ người man rợ và ác ôn. Mặt khác anh lại sẵn sàng thực hiện một hành vi giết người hết sức man rợ.



Nỗi thống khổ và sự giản dị của tình người

Tác phẩm đầy những nỗi thống khổ, tôi lại thấy mình đã nhận ra chính bản thân cũng đang đầy sự hoài nghi dành cho người khác . Tác giả đã cho tôi thấy rằng tuổi trẻ dù ở thời đại nào cũng luôn tràn đấy những ước vọng, hoài bão và lý tưởng. Để rồi tôi thấy rằng mình thật may mắn khi được sinh ra trong một thời đại văn minh hơn, tiến bộ hơn. Tác phẩm như tiếp thêm sức mạnh cho tôi theo đuổi ước mơ của mình. Tội ác và Trừng phạt còn dạy tôi rằng hãy luôn nhìn vào những mặt tốt của con người, và hãy bớt hoài nghi. Hãy tin vào những người xung quanh đừng vì xã hội quá thực dụng hay một vài vết xước mà để tâm hồn mình mất đi sự tin tưởng.

Cốt truyện giản dị nhưng lại khai thác tối đa tâm lý nhân vật: giằng xé, ân hận, đau đớn, lo lắng, hổ thẹn….”Tội ác và trừng phạt” phản ánh khá rõ nét hiện thực xã hội lúc bấy giờ, những đen tối, xấu xa, bất công đã khiến con người ta có những hành động sai lầm. Những triết lý trong truyện khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Một tác phẩm kinh điển mà cho đến tận ngày nay, vẫn còn nguyên giá trị của nó. “Tội ác và hình phạt” có thể nói là một cuốn sách “không bao giờ cũ” bơi những triết lý của Dostoyevsky dường như luôn đi trước thời đại và luôn có tính sắc bén không thể chối cãi.

Chỉ với một cốt truyện không quá phức tạp, những triết lý dễ hiểu nhưng vô cùng sâu sắc, Dostoyevsky đã tạo nên một mê cung của những cảm xúc, những suy ngẫm, khiến bạn đọc không khỏi bàng hoàng trước thực tại đen trắng lẫn lộn trong xã hội thời đó, và cả hiện nay.

Tình yêu sâu sắc, sự hy sinh cao cả và tấm lòng nhân hậu của cô gái Xônya cùng sự quan tâm, yêu thương giúp đỡ của mọi người đã thức tỉnh Raxkônnikốp. Chấm dứt những giằng xé nội tâm, anh đưa ra quyết định: thà bị giam cầm về thể xác còn hơn bị tù đày về tâm hồn. Với nội dung tư tưởng sâu sắc, “Tội ác và trừng phạt” đã được đánh giá là một kiệt tác chứa chan tình yêu thương giữa con người với con người. Cuốn tiểu thuyết là một trong những tác phẩm có nội dung bi thảm nhất của nền văn học nhân loại. Với tấm lòng nhân đạo vô bờ bến, tác giả đã dựng lên một bức tranh ảm đạm về số phận bế tắc của tầng lớp người dưới đáy xã hội Nga. 

"Tội ác và trừng phạt" còn là lời tố cáo mãnh liệt tầng lớp tư sản hãnh tiến, giẫm đạp lên đạo đức, nhân phẩm, tài năng. Nội dung sâu sắc như trên được chuyển tải bằng nghệ thuật phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế đến mức kì diệu đào đến tận đáy sâu tâm hồn nhân vật, tới cả đường gân thớ thịt dưới làn da con người; bằng sự đan xen giữa tuyến cốt truyện trung tâm “Tội ác và trừng phạt” với một số tuyến độc lập khác, như tuyến cốt truyện gia đình Marmeladov, tuyến cốt truyện Dunhia… Chính trong quan hệ đối chiếu đó mà chiều sâu xã hội cùng những tâm tư phức tạp của con người có điều kiện được bộc lộ một cách chân thật.

Review chi tiết bởi Đình Tú - Bookademy

Ảnh: Bích Ngọc - Bookademy

----------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn



Tham gia Bookademy Team để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: 
https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

Xem thêm

"Tội ác và trừng phạt". Hai từ. Nguyên nhân & kết quả. Cao thấp. Cái ác & Công lý. Hai từ đan xen vào nhau, đan vào nhau và luôn gắn liền với từ kia. Hai từ gần gũi nhưng xa nhất có thể. Hai từ của tiêu đề phản ánh chính kiệt tác vĩ đại của Dostoyevsky. Tất nhiên, đó chắc chắn là về tâm lý của tội phạm và hình phạt mà nó đo lường. Nhưng hơn thế nữa, cuốn tiểu thuyết còn có những quan điểm cực kỳ tương phản. Những quan điểm này, tương phản và thậm chí nghịch lý, có thể khiến một người đàn ông thực sự bối rối. Tuy nhiên, những quan điểm tưởng chừng như trái ngược nhau này khi xem xét kỹ lưỡng thực ra chỉ là sản phẩm của sự đấu tranh nội tâm của một người đàn ông. Cuộc đấu tranh cuối cùng của một người đàn ông về việc liệu cuối cùng có nên tách mình ra khỏi xã hội, khỏi cuộc sống, khỏi nhân tính của mình hay cuối cùng khuất phục trước nó. Những cuộc đấu tranh hoặc những ý tưởng trái ngược nhau này có thể được ghi lại nhiều lần trong cuốn sách. Chúng ta có niềm tin kiểu Napoléon của Raskolnikov rằng ông thuộc tầng lớp ưu tú và nên vượt qua chướng ngại vật mà không bị ảnh hưởng ngay cả khi có liên quan đến máu mủ, như đã được ám chỉ trong bài báo của ông. Sau đó, sau này anh ấy sẽ thừa nhận với Sonya rằng anh ấy không thuộc tầng lớp thượng lưu vì anh ấy bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng một lần nữa, khi ở trong tù, anh ta tuyên bố rằng anh ta không ở đó vì anh ta có tội gì mà chỉ vì anh ta yếu đuối và thú nhận. Ngoài ra, chúng ta còn có tấm lòng quảng đại và bác ái của Ngài. Anh ta sẽ đưa cho vợ góa của Marmaladov, Katarina Ivanovna, tất cả 25 rúp còn lại mà mẹ anh ta đã gửi cho anh ta. Sau đó là sự giúp đỡ của người bạn cùng trường và người cha tàn tật, cũng như việc cứu hai đứa trẻ trong đám cháy. Đây là một người đàn ông đóng vai trò cứu tinh cho người lạ nhưng thậm chí không dám nhìn và nói chuyện với mẹ và em gái mình. Đây là một người đàn ông tin rằng bất cứ điều gì có thể hy sinh cho sự thành công trong sự nghiệp của mình, người đã giết hai người phụ nữ nhưng lại từ chối việc em gái cô kết hôn với một người đàn ông giàu có vì lợi ích của anh ta. Đây là một người coi tôn giáo là vô nghĩa nhưng vẫn đọc phúc âm và yêu cầu mọi người cầu nguyện cho mình. Đây là một người đàn ông không quan tâm đến việc mình có chết, không ăn, không quan tâm đến bệnh tật của mình nhưng lại không chịu tự tử. Đây là một người đàn ông đang đau khổ. Một người đàn ông vì tội ác của mình mà phải chịu hình phạt điên loạn, tội lỗi, lo lắng và bất an không bao giờ nguôi. Tôi cho rằng Dostoyevsky nhắc lại rằng hình phạt diễn ra trong tâm trí tội phạm này có tác dụng mạnh hơn nhiều so với hình phạt nhốt trong bốn bức tường. Như ông đã chỉ ra ở phần kết, rằng trong tù, những người bị kết án coi trọng mạng sống hơn nhiều. Đang ở trong trạng thái điên cuồng, ngây ngất điên cuồng này. Một người sẽ phải chịu đau khổ cùng cực và mất đi cả tâm lẫn vật chất. Theo lời của Sonya, "Ôi, thật là đau khổ! Thật là đau khổ!"

Tôi không biết phải bắt đầu như thế nào, tôi hoàn toàn bối rối. Phải làm gì? Phải nói gì? Theo tôi, viết một bài phê bình kiệt tác vĩ đại của Dostoyevsky là một công việc rất khó khăn. Để viết được một bài tử tế, thậm chí còn khó hơn. Một tuần trước, nếu bạn hỏi tôi cuốn tiểu thuyết yêu thích nhất của tôi là gì, tôi sẽ rất khó khăn để đọc nó. Tôi có thể cân nhắc cuốn Chân dung chàng nghệ sĩ khi còn trẻ của Joyce, cuốn Gothic của Nabokov, hoặc thậm chí có lẽ là cuốn Catch 22 của Heller. Tôi có thể đưa ra những câu trả lời khác nhau. Nó có lẽ sẽ phụ thuộc vào tâm trạng của tôi hoặc sự tập trung hiện tại của dòng suy nghĩ của tôi. Nhưng than ôi! Bây giờ, bây giờ tôi đã tìm thấy nó! Một cuốn sách, không thể nghi ngờ, đủ để trở thành cuốn tiểu thuyết và tác phẩm hư cấu hay nhất mà tôi từng đọc. Khi tôi nói điều này, xin hãy nhớ rằng tôi đã khiêm tốn đọc rất ít cuốn tiểu thuyết mà tôi định đọc. Hãy để chúng tôi nói rằng tôi vẫn là một người mới làm quen với những tác phẩm vĩ đại về cổ điển. Hãy gọi tôi là một kẻ ngốc cổ điển, nếu bạn phải làm vậy. Tôi hiếm khi đọc qua bề mặt của những tác phẩm văn học vĩ đại nhất. Hiếm lắm. Vì vậy, hãy tha thứ cho tôi nếu bạn nghĩ rằng tôi đánh giá quá cao điều này. Chịu đựng tôi. Hãy đối xử với tôi như một người lớn khôn ngoan và hiểu biết sẽ đối xử với một đứa trẻ tò mò. Điều tôi yêu cầu là sự khoan dung của bạn, nếu bạn có thể trao nó cho tôi.

Đây là tác phẩm kinh điển Nga thứ hai mà tôi đọc. Tôi đã đọc Anna Karenina năm ngoái và rất thích nó. Tôi biết câu chuyện chung của khóa C và P, một sinh viên giết một bà già để lấy tiền của bà, bởi vì anh ta cảm thấy là một tầng lớp cao hơn, anh ta không nên bị giới hạn bởi các quy tắc của xã hội. Nó còn nhiều, nhiều hơn thế nữa. Có những câu chuyện khác trong câu chuyện chính và chúng cũng thú vị như câu chuyện của anh ấy.

Khoảng 10 năm trước, tôi đã cố đọc Anh em nhà Karamazov nhưng không thể đọc hết. Tôi tin rằng việc tôi không thể làm được điều đó là một phần do tôi thiếu tinh tế trong một việc gì đó; Tôi chưa đọc đủ để có thể tiếp thu nó và đó cũng là một điều khó bắt đầu. Tội ác và trừng phạt dễ tiếp cận hơn nhiều. Có một điều, bạn hầu như đang ở trong đầu của nhân vật chính, Raskolnikov. Tôi thích cái tên này vì anh ấy là một kẻ bất lương nhưng không hề dễ thương. Anh ta là một kẻ thoái hóa. Trớ trêu thay, anh ta nhanh chóng nhận ra sự suy thoái đạo đức ở người khác, nhưng không phải ở bản thân anh ta, ngay cả sau khi anh ta trở thành một kẻ sát nhân. Vụ giết người xảy ra rất sớm trong cuốn sách, vì vậy nó không phải là một phần tiết lộ nội dung.

Toàn bộ cuốn sách nói về phản ứng của anh ấy với những gì anh ấy đã làm. Anh ấy bị choáng ngợp và anh ấy tin rằng đó là vì anh ấy không phải là người đàn ông vĩ đại của số phận như anh ấy nghĩ. Không phải vậy, sự đau buồn và hối hận đang hủy hoại anh, nhưng anh không thể hiểu được. Anh ấy phải trải qua một cuộc hành trình dài bên trong chính mình và với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, cuối cùng anh ấy đã trở thành một người đàn ông tốt hơn. Sự trừng phạt được đưa ra thông qua nhà nước, nhưng Dostoyevsky nói rằng hình phạt tồi tệ nhất đến từ bên trong chúng ta.

Một chuyên luận về đạo đức và tâm lý con người. Ý nghĩa thực sự của các từ thiện, ác, nghĩa vụ là gì? Raskolnikov, một người đàn ông bị thương, chịu đựng sự hỗn loạn về mặt đạo đức: một nhân cách chia rẽ với một nỗi thống khổ ẩn giấu đầy đau đớn - một sự dày vò không thể tránh khỏi đã bị hành hạ đến mức điên loạn. Hai vụ giết người - hai khía cạnh trong tâm hồn của Raskolnikov. Một cuộc sống giữa ý thức và mê sảng, một cơn ác mộng ngột ngạt vĩnh viễn, nơi chấp nhận “đau khổ” là lối thoát duy nhất. Übermensch phải đứng một mình và tách biệt khỏi tất cả những người khác! Qua đau khổ, tội lỗi của con người được tẩy sạch, qua đau khổ mang đến sự cứu chuộc: “Hãy chấp nhận đau khổ và nhờ đó mà được chuộc tội”. Đây là một cuộc chiến không ngừng giữa lý trí và cảm xúc: nhưng liệu cảm xúc có quá sai lầm để giành chiến thắng? Cuối cùng thì có sự thanh tẩy bằng tình yêu; vì chỉ có tình yêu mới có thể khôi phục lại cuộc sống cho Raskolnikov… “Thực ra, bây giờ anh ấy không quyết định bất cứ điều gì một cách có ý thức mà anh ấy chỉ cảm thấy… thay vì biện chứng, chính cuộc sống đã đến…”

“Nỗi đau và sự thống khổ luôn là điều không thể tránh khỏi đối với một trí tuệ rộng lớn và một trái tim sâu sắc. Tôi nghĩ, những con người thực sự vĩ đại trên trái đất này phải có nỗi buồn lớn lao”. Và không có nỗi đau buồn nào lớn hơn việc trở thành tế bào tra tấn của chính suy nghĩ của mình, không đau đớn hơn là bùng cháy trong sự không chắc chắn đến mức điên loạn, sự trừng phạt của Raskolnikov bắt đầu từ ngày anh ta thấm nhuần ý tưởng tội ác, đau khổ không bao giờ mang lại sự chuộc tội, như Dostoevsky đã cố gắng thuyết giảng, mà còn đau khổ hơn.

Các chủ đề cốt truyện khác dệt nên toàn bộ bức tranh nước Nga thời đó, khi người ta cắn ba miếng bánh mì được coi là may mắn, thời mà phụ nữ hoặc là mụ nội trợ hoặc gái điếm, thời mà mọi người đều nói quá nhiều, kéo dài hàng trăm trang. cuộc nói chuyện không có hậu quả, thời mà nước Nga có những sĩ quan cảnh sát hóm hỉnh, những người từng săn lùng tội phạm như một con hổ nhưng vẫn chờ hắn đầu hàng, và thời mà người ta giết người chỉ để xem liệu lý thuyết của họ có phù hợp với thực tế hay không. Dostoevsky đã chứng kiến ​​cái chết bằng đôi mắt trần của mình, khi ông đối mặt với đội xử bắn ở St.Petersburg và được tha vào giây phút cuối cùng, và cách ông xé toạc các lớp tâm trí con người, khiến chúng ta trần trụi trước mắt chúng ta và cả thế giới không có gì ngạc nhiên cả!!"

Nghèo đói và kiên quyết thay đổi số phận của mình, Raskolnikov coi ý tưởng cướp một người môi giới cầm đồ cũ trên đường trở về căn hộ tủ quần áo mà anh ta ở như một vị khách trả tiền. Chủ đề rất đơn giản. Một người nảy ra ý định phạm tội; anh ta trưởng thành, thực hiện hành vi, và thế là sự trừng phạt bắt đầu, cảnh quay lại hiện lên trong màn hình tâm trí anh ta, anh ta bị chính bản thân mình hành hạ, anh ta muốn nó kết thúc, cân nhắc việc thú nhận tội ác của mình trước chính quyền, nhưng không đủ can đảm để làm điều đó, cuối cùng anh ta đến gặp cảnh sát, khai báo tội ác của mình và bị đưa đến Siberia. Nếu nó chỉ có thể đơn giản như vậy! Raskolnikov là sinh viên luật và là một nhà cách mạng tự xưng, một người theo chủ nghĩa hư vô, thông minh, vô nguyên tắc, vô đạo đức, rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực, quyết định một lần nắm lấy mọi vấn đề, đối với anh, thế giới có rất nhiều loại người. , người hành động và có tên trong lịch sử, giống như Napoléon, người mà tội ác nhỏ hơn được thực hiện để đạt được mục tiêu lớn hơn là có thể bào chữa được và thậm chí là cần thiết, Raskolnikov cố gắng trở thành người đó.

Nếu tôi không phải là một độc giả, sẽ không biết đến những nơi tôi chưa từng đến, cũng như những người tôi chưa từng gặp, chỉ khi đồng cảm với một tâm hồn khác, chúng ta mới biết được tâm hồn của chính mình, tâm hồn của chúng ta. những sinh vật bị nhốt trong lồng có lông vũ và bộ não nhỏ bé của chúng ta mở rộng khi chúng ta lướt qua vô số thế giới khác rất khác với thế giới của chúng ta nhưng lại giống nhau. Tôi đã ngủ với một kẻ sát nhân suốt hai tuần qua, trong những giờ phút dài tăm tối, tôi là một người lắng nghe chăm chú và một người yêu nồng nàn, nghĩ đến một kẻ sát nhân không phải là bến đỗ an toàn cho lắm, Dostoevsky khiến độc giả của mình đau khổ vì nỗi đau tột cùng mà các nhân vật của anh ấy trải qua trong trạng thái cam chịu của họ, cuộc chiến không hồi kết giữa đúng và sai, thực tế với ảo tưởng, sự ổn định tinh thần từ sự nhầm lẫn và tội ác từ lời thú tội khiến chúng ta bực tức và kinh ngạc trước câu chuyện đau thần kinh như vậy mà mỗi lượt quay của trang để lại chúng ta giữa chừng vào khoảnh khắc chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã có tất cả, trong chúng ta. Khi cuộc đời mách bảo chúng ta rằng anh ta đã làm như vậy, chỉ qua một cuốn sách, chúng ta mới nhận ra “lý do” của điều đó, và đó là lúc chúng ta trở thành người tình của những kẻ sát nhân.

Được coi là một trong những thành tựu đỉnh cao của văn học, "Tội ác và trừng phạt" không phải về tội ác, cũng không phải về sự trừng phạt, mà là về tâm lý của một tên tội phạm.

Nhân vật chính cố tình thực hiện một vụ giết người ngoài ý muốn mà không có bất kỳ sự hành xác nào. Anh ta say mê với hình ảnh uy nghi của một nhân cách Napoléon, người vì lợi ích xã hội lớn hơn, tin rằng anh ta có quyền giết người về mặt đạo đức. Đồng thời, anh cũng cảm thấy tội lỗi và bị dày vò bởi chính hành động của mình. Và hãy nhớ rằng, việc ăn năn không phải là điều dễ dàng đối với anh ta! Anh ta thường xuyên xấu hổ về hành vi không đứng đắn của mình và vẫn mê sảng. Lương tâm của anh luôn buộc anh phải chấp nhận thực tế về sự tầm thường của mình, nhưng anh quyết định gác lại các sự kiện và trốn tránh chính quyền. Một trong những quan chức cảnh sát thậm chí còn nghi ngờ anh ta và thuyết phục anh ta nhận tội đồng thời hứa hẹn sẽ được khoan hồng, nhưng anh ta từ chối thừa nhận và từ chối bất kỳ sự khoan hồng nào mà chính quyền đưa ra.

Chỉ có một cô gái điếm bị áp bức và chán nản mới có thể đưa ra sự cứu rỗi (sự cứu rỗi chỉ có thể tìm thấy trong tình yêu), khiến anh ta thoát khỏi vòng vây.

Ôi bi quan đẹp đẽ quá. Tôi tìm thấy niềm an ủi ở người Nga, họ coi cái chết như một sự xáo trộn nhẹ nhàng trong vẻ đẹp của cuộc sống. Ngoài ra khó khăn của họ chỉ là trò chơi codswallop, điều khó khăn duy nhất về văn học Nga là những cái tên. Đó là nó.

"Tội ác và trừng phạt" là câu chuyện về một tội ác và hình phạt cuối cùng của nó. Đó là nó. Kết thúc xem xét. Hay không. Đó thực sự là câu chuyện về một tội ác, tiếp theo là nhiều tội ác hơn, với một chút tội ác, và sau đó kết thúc bằng một chút hình phạt. Nhân vật chính (tôi thực sự quá lười để gõ tên anh ấy) là một nhân vật thực sự hấp dẫn để nghiên cứu. Ý tôi là, vâng, anh ấy bị biến dạng tâm lý và hơi "Ồ, tôi đã giết ai đó nhưng dù sao thì bạn cũng nên cảm thấy tiếc cho tôi", tuy nhiên, tôi dường như luôn tìm thấy những đặc điểm đáng yêu ở ngay cả những nhân vật quái dị nhất (cho đến ngày nay tôi vẫn ủng hộ Humbert Humbert). Tôi chỉ cảm thấy rằng tôi muốn tìm một người khác đọc nó và ngồi xuống nói chuyện hàng giờ về nhân vật chính. Để sử dụng mô-típ Nga, anh ấy là một nhân vật búp bê matryoshka. Giống như tôi cảm thấy với Emma Bovary trong Madame Bovary, Raskolnikov (tôi thực sự đã gõ tên anh ấy ở đó) thú vị hơn chính cuốn tiểu thuyết. Đừng hiểu sai ý tôi, cuốn tiểu thuyết này rất hay nhưng tôi chỉ yêu Raskolnikov.

Tôi có thể hiểu tất cả các chủ đề và cốt truyện trong cuốn tiểu thuyết rộng lớn này nhưng tôi thích viết ngắn gọn các bài đánh giá trên Goodreads của mình. Về cơ bản, tôi nghĩ cuốn sách này rất hay và tôi thực sự cần đọc thêm Dostoyevsky. Tôi cũng đánh giá cao cuốn tiểu thuyết này, vì vậy hãy đọc nó nhé các bạn! Đừng sợ hãi. Tất nhiên trừ khi bạn đã từng giết một người cầm đồ trong đời. Sau đó tôi đề nghị tránh xa điều này.