Có được hạnh phúc không khó, quan trọng là bạn có thực sự muốn hạnh phúc hay không? Nhưng có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi quá trình quyết định tác động đến hạnh phúc? “Tình cờ gặp hạnh phúc” của Daniel Galbert sẽ giải đáp điều đó.
Chúng ta thường bắt gặp những quyển sách viết về hạnh phúc sẽ hướng dẫn cho con người ta biết cách có được hạnh phúc. Nhưng ở quyển sách này sẽ không đáp ứng cho bạn điều đó, thay vì thế, nó sẽ cho ta biết trí não con người có thể tưởng tượng về tương lai của mình như thế nào và ra sao? Nó sẽ giúp ta hiểu hơn về trái tim và trí não của người mà ta sẽ trở thành…
Với nhiều năm nghiên cứu, Daniel Galbert cùng những cộng sự đắc lực của mình đề tạo nên quyển sách này. Và tất nhiên không ai có thể nói rằng bạn sẽ cảm nhận như thế nào khi bạn đọc đến trang cuối của cuốn sách, kể cả bạn. Nhưng nếu con người tương lai của bạn không hài lòng khi đã đọc đến trang cuối cùng, thì ít nhất nó cũng hiểu tại sao bạn lại lầm tưởng rằng nó sẽ hài lòng với cuốn sách. "Tình cờ gặp hạnh phúc" đã được dịch sang 30 thứ tiếng và đoạt được giải thưởng The Royal Society Science Books năm 2007, dành cho sách phổ biến khoa học xuất sắc theo dạng thường thức, trở thành cuốn sách bestseller trên toàn thế giới.
PHẦN I: THĂM DÒ
Hành trình tới khi-nào-khác
“Con người là loài động vật duy nhất nghĩ đến tương lai” và thành tựu vĩ đại nhất của trí óc loài người đó chính là trải nghiệm có ý thức. Nếu nhìn là một trải nghiệm thế giới như nó vốn có, nhớ là trải nghiệm thế giới như nó đã từng thì tưởng tượng lài trải nghiệm thế giới như nó không phải thế và chưa từng thế nhưng có thể là như thế. Bộ não người có khả năng hình dung, tưởng tượng ra những các đồ vật, những sự việc không có thực ở hiện tại. Chính điều đó cho phép con người nghĩ đến tương lai.
Trước hết là khả năng dự đoán. Việc bạn đưa ra một lời dự đoán cho một sự việc không khó, và trên thực tế, có đôi lúc bạn cũng không cần dùng đến bộ não của mình và nó chỉ phản xạ một cách không ý thức, một dự đoán đơn giản cũng có thể phát ra. Nhưng những dự đoán này chỉ mang tính chất xác định tại một thời điểm, chứ không phải về một tương lai xa vời. Khi mở một quyển sách, não bạn sẽ chuẩn bị sẵn sang để dự đoán nội dung của nó, đọc hết dòng này, não bạn sẽ dự đoán nội dung của dòng tiếp theo, và mọi thứ cứ diễn ra một cách suôn sẻ và “chỉ khi não bạn dự đoán sai thì bạn mới ngay lập tức cảm thấy quả bơ” (???). Thật buồn cười ! Sự ngạc nhiên sẽ lộ rõ trên gương mặt bạn trong khi não bộ bạn thì dự đoán một đằng còn sự thật lại xảy ra một nẻo. Bộ não của con người được tạo ra để dịch, đầu tiên là từ những gì đã biết ở quá khứ, sau đó là những gì ta nhìn thấ ở hiện tại, cả hai kết hợp và não bộ tiến hành dự đoàn những việc sẽ tiếp tục xảy ra. Vì thế có vô vàn những tương lai do chính con người tạo ra hằng ngày, hằng giờ.
Nghe có vẻ thật diệu kỳ phải không? Làm sao con người có thể nhìn trước những chuỗi sự kiện mà chỉ là những hình dung, chưa từng xảy ra? Từ việc dự đoán những hiện tượng thời tiết đến những phát minh để đời cho nhân loại. Não của chúng ta luôn không ngừng nghĩ đến tương lai, đó là khả năng bẩm sinh của não. Thế nhưng, nhiều người đang dành thời gian, tiền bạc chỉ để học cách thôi nghĩ về tương lai. Quả thực rất khó vì hoạt động này như kiểu “không rủ cũng đến”, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta.
Tại sao chúng ta không thể chỉ ở đây ngay bây giờ? Tại sao chúng ta không thể làm cái việc mà con cá vàng cảm thấy quá đơn giản? Tại sao bộ não của chúng ta lại bướng bỉnh, kiên quyết lèo lái chúng ta bước vào vùng đất tương lai đến như vậy khi còn có quá nhiều thứ phải nghĩ về cái ngay đây ngay lúc này?
Hạnh phúc là mưu cầu của mọi người, đặc biệt khi bạn nghĩ về tương lai thì tôi dám khẳng định bạn rằng rất ít khi bạn nghĩ đến chuyện buồn. Vì ai cũng muốn đắm chìm trên con thuyền hạnh phúc, được vui đùa trong những ảo ảnh tuyệt vời do chính bạn nghĩ ra. Tương lai hạnh phúc quả thực sẽ khiến bạn hạnh phúc nhưng có thể mang lại những cái kết mà thậm chí bạn chẳng ngờ tới. Vì một khi bạn tưởng tượng ra một khoảng trời tràn ngập màu hồng thì bạn có xu hướng kỳ vọng rất nhiều, khát khao kiểm soát được nó và mọi thứ. Nhưng đôi lúc hành vi đó đã đi quá đà, mất kiểm sát khiến ta ảo tưởng sức mạnh rằng ta có thể làm được mọi thứ. Bạn ơi ! Hãy nhớ rằng : “chúng ta là loài linh trưởng học được cách nhìn về phía trước, vì như thế chúng ta có thể lượn lờ ngắm nghía nhiều số phận có thể rơi vào chúng ta và chọn cái tốt nhất.”
PHẦN II: TÍNH CHỦ QUAN
Góc nhìn từ trong đây
Hạnh phúc là gì? Tôi thật sự cũng không thể định nghĩa chính xác hạnh phúc là gì. Nhưng với tôi hạnh phúc là được sống cuộc đời của mình chứ không phải cố gắng sống vì cuộc đời của người khác. Đừng cố nhúng tay vào cuộc đời của người khác, đưa ra những kết luận, phán xét mà ngay cả chính mình vẫn chưa thực sự hạnh phúc. Con đường tìm đến hạnh phúc không đơn giản, nó là một trải nghiệm đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm túc, và dành nhiều thời gian cho nó. Vì thế hãy thực sự công bằng với nó, vì nó sẽ theo bạn trong suốt hành trình ở tương lai.
“Mùi hương hoa hồng không thể phục hồi lại được, nhưng nếu chúng ta biết nó thơm và ngọt ngào thì chúng ta biết dừng lại để ngửi bông hoa tiếp theo”.
Quả thực, mỗi người sẽ có một khái niệm hạnh phúc riêng. Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì mỗi người sẽ có một trải nghiệm riêng, ở cùng một khía cạnh thì người này cho rằng mình được hạnh phúc nhưng người kia lại không đồng tình. Nhưng hạnh phúc không vĩnh hằng mà nó sự tự mất đi hoặc cường độ sẽ giảm xuống theo thời gian nếu điều kiện và môi trường xung quanh thay đổi. Chẳng hạn: khi trời lạnh, được nhăm nhi một tách trà nóng bên khung cửa sổ là một điều hạnh phúc nhưng nếu khí hậu thay đổi thì mức độ hạnh phúc của bạn sẽ ở thang điểm mấy?
Mỗi ngày hôm nay sẽ là một sự phủ nhận của ngày hôm qua, vì chúng ta trải nghiệm những hạnh phúc ngày càng to lớn và nhận ra chúng ta đã bị lừa dối một cách ngoạn mục làm sao cho đến tận khi, đủ điều kiện vào lúc này.
Từ ngoài nhìn vào
Qua các thí nghiệm, ta có thể thấy khoảnh khắc chúng ta chạm trán với một đối tượng, bộ não ta tiếp nhận và nhanh chóng phân tích những dặc điểm quan trọng rồi đưa ra kết luận trong tích tắc. Nhưng đó là cơ chế hoạt động, cho đến tận bay giờ, vẫn chưa có một công cụ nào có thể đo lường chính xác mức độ hạnh phúc cả, tất cả chỉ mang tính tương đối, ước chừng mà thôi ! Nếu đo lường đúng, nếu ta cứ mãi bám theo sự hoàn mỹ thì cuối cùng thứ ta còn lại sẽ là không có gì. Hãy học cách chấp nhận và thôi phàn nàn.
Tại sao chúng ta lại quá thường xuyên không biết cái gì sẽ khiến chúng ta hạnh phúc trong tương lai?
PHẦN III: CHỦ NGHĨA DUY THỰC
Ở điểm mù của tâm nhãn
Trí tưởng tượng là một công cụ cho phép chúng ta lừa dối những hình ảnh từ “cái hư không”. Nhưng cũng giống như những công cụ khác, trí tưởng tượng cũng có những thiếu sót nhất định. Cách tốt nhất để khắc phục điều này là hãy nhìn lại quá khứ, chú tâm ở hiện tại.
Thiếu sót khiến chúng ta nhớ nhầm quá khứ và hiểu sai hiện tại chính là thiếu sót khiến chúng ta hình dung không đúng về tương lai.
Khi não bộ hoạt động và hình thành ý niệm, não của chúng ta sẽ hình thành những ý tưởng phác thảo, những ý nghĩ có thể không liên quan, những khoảng trống bám theo bạn bất cứ lúc nào. Không ngừng hoạt động, luôn giở trò lấp đầy, vì thế ta không thể không làm gì được.
Âm thanh của sự tĩnh lặng
Con người có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của một vật gì đó, nhưng lại chẳng mấy khi để tâm đến sự vắng mặt của nó. Chính điều này là nguyên nhân của những sai lầm quan trọng trong cuộc sống, ảnh hưởng đến cách nghĩ của chúng ta đến tương lai. Thật khó, thậm chí là không thể xem xét được trí tưởng tượng đã lấp đầy được bao nhiêu, cũng như đã bỏ quên những gì. Nhưng suy cho cùng, làm sao có thể kiểm soát trí tưởng tượng được, chúng quá tự do, quá bảo thủ và đó cũng là một câu cuyên dài mà chỉ riêng nó hiểu.
PHẦN IV: CHỦ NGHĨA HIỆN TẠI
Tương lai là bây giờ
Nếu quá khứ là một bức tường lỗ chỗ các lỗ, thì tương lai là một cái lỗ không có các bức tường.
Trí tò mò luôn là nguồn thôi thúc mạnh mẽ khiến bạn nghĩ về tương lai, nhưng nếu không đúng trung tâm cảm xúc, sẽ khó để đưa trí tưởng tượng đi xa và nhanh được. Vì thế, hãy để trí tưởng tượng được hình thành và phát triển một cách tự nhiên, đừng quá cố tưởng tượng về tương lai trong khi hiện tại của bạn chẳng ra làm sao. Song hành cùng quá trình tưởng tượng về tương lai thì não bộ cũng đang tiến hành xử lý những vấn đề ở hiện tại, vì thế đừng cố kết luận vội vàng vì những gì ta cảm nhận khi tưởng tượng về tương lai thường là một phần của những gì xảy ra ở hiện tại. Hãy sắp xếp lịch trình một cách hợp lý để quá trình nhận thực và tưởng tượng có thể phát huy hết khả năng của bản thân. Đừng lo sợ hay ngần ngại, sẵn sàng và tiến lên thôi nào !
Những quả bom thời gian
Thời gian không phải là một món hàng, một món đồ chơi, nên bạn không thể vay mượn để tưởng tượng. Thế nhưng ta vẫn có quyền tưởng tượng và tạo ra một hình ảnh tinh thần của thời gian, đúng không ?
Quá khứ ở sau
Tương lai ở trước
Chúng ta đi đến tuổi già
Và nhìn lại tuổi thơ.
Mỗi chúng ta, ai cũng đều là một nhà tâm lý học và khuynh hướng hiện tại gây rắc rối cho chúng ta khi nhìn về phía trước lớn hơn là nhìn lại đằng sau. Vì những dự đoán ở tương lai được tạo ra ở hiện tại và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiện tại, ngày mai trong tưởng tượng của chúng ta chắc chắn trong giống với phiên bản hơi méo mó của ngày hôm nay. Thật tồi tệ khi chính bạn cũng không thể nhận thức được người mà cả cuộc đời còn lại của bạn sẽ trở thành.
PHẦN V: SỰ SUY LUẬN
Thiên đường được giải thích
Nếu bạn muốn hạnh phúc và khỏe mạnh, bạn nên thử một phương pháp có sức chuyển hóa để trở thành con người tương lai bạn mong đợi. Để đảm bảo tầm nhìn của bạn đáng tin, não bộ chấp nhận những gì mắt ta nhìn thấy. Đó sẽ là tầm nhìn tích cực khi mắt ta tìm kiếm những gì não ta mong muốn. Một tương lai đầy cảm xúc đang dần mở ra.
Miễn dịch với thực tế
Hệ miễn dịch tâm lý là một hệ thống phòng thủ và nó tuân theo một nguyên tắc. Khi các trải nghiệm khiến ta cảm thấy không vui, hệ miễn dịch này sẽ chế biến những dữ liệu và chuyển sang đổ lỗi để chúng ta có một cái nhìn tích cực hơn. Nhưng không phải lúc nào cơ chế này cũng được tiến hành. Nỗi đau đớn tột cùng khơi dậy những quy trình xoa dịu, trong khi những đau đớn tầm tầm thì không. Vì thế ta sẽ rất khó để dự đoán cảm xúc tương lai của mình.
Mắt và não là những kẻ âm mưu và giống như hầu hết những kẻ âm mưu khác, chúng thỏa thuận sau cánh cửa khép kín, trong phòng hậu, ngoài ý thức của chúng ta.
Con tàu khám phá thế giới tưởng tượng của chúng ta có nhiều cơ sở làm bệ đỡ: từ chủ nghĩa duy thực đến khuynh hướng hiện tại rồi sự duy lý, bởi vậy trước khi rời cảng cần phải xác định, định vị bản thân trên bản đồ rộng lớn.
PHẦN VI: KHẢ NĂNG KHẮC PHỤC
Đã từng đắng cay
Đời người hẳn không ít lần bạn nếm đắng cay, tâm hồn rồi sẽ tổn thương. Những tưởng rằng sẽ không thể vơi đi nhưng rồi năm tháng trôi qua, những ký ức đau buồn ấy xếp gọn vào quá khứ và sẽ mãi là quá khứ. Những ai cứ mãi chìm đắm trong quá khứ, nhớ lại những điều đắng cay sẽ thường phạm phải sai lầm. Đừng sống một cuộc đời như thế, tẻ nhạt và quá bình thường. Thay vì thế hãy nhớ về những ký ức đẹp đẽ, những trải nghiệm khiến bạn giàu có về hành trang vững bước vào đời.
Truyền hình trực tiếp từ ngày mai
Vì là loài linh trưởng có thể trình bày và kể lể, mỗi chúng ta đều có thể tiếp cận với thông tin về hầu hết bất cứ trải nghiệm nào mà chúng ta có thể tưởng tượng ra và xác định rằng tương lai nào thuộc về mình. Thế tại sao ta vẫn luôn đưa ra những quyết định ngu ngốc? Đó là nhận những lời khuyên ngu ngốc từ người khác và nghe theo một cách mù quáng hay nhận được một lời khuyên tốt nhưng bạn còn chả buồn nghe hoặc không đặt sự chăm chú vào đúng chỗ.
Tưởng tượng có ba thiếu sót:
Một là, nó có xu hướng lấp đầy và bỏ trống mà không có sự thông qua nào với chúng ta.
Hai là, nó có xu hướng phóng chiếu hiện tại vào tương lai.
Ba là, nó không nhận ra những thứ trông sẽ khác đi khi chúng xảy ra.
Vậy giải pháp là gì?
Hãy là bạn, tự tin vào chính mình, dù bạn là ai thì đó cũng là bạn. Ngay cả khi bạn không đặc biệt thì cách nhìn nhận bản thân phải đặc biệt. Tự tay xây dựng cho mình một cuộc đời hằng mong ước, một ước mơ với ngôi nhà nhỏ, sau nhà thì đào ao nuôi cá, trồng rau và sẽ tiếp túc để trí tưởng tượng được tự do vẫy vùng trong miền suy nghĩ của não bộ.
Đó là điều tôi suy nghĩ được ở hiện tại, vậy giải pháp của bạn như thế nào?
Sau một thời gian, các trải nghiệm ngoài đời thực có thể sẹ hạ bệ những tưởng tượng của ta, nhưng không phải lúc nào điều này cũng xảy ra. Bên cạnh đó, những trải nghiệm của người khác bạn đừng bỏ qua nhé ! Vì những bài học đó chưa hẳn bạn có cơ hội được trải nghiệm trong suốt quãng đời còn lại.
Hạnh phúc đâu dễ kiếm tìm, có duyên và nổ lực thì sẽ gặp. Cũng không có một công thức nào để tìm được hạnh phúc đâu cậu à ! Quyển sách này sẽ chỉ mở ra những lý giải lý thú với những bằng chứng khoa học và Daniel Gilbert cùng cộng sự của mình bỏ ra nhiều năm để nghiên cứu và giờ tất cả đang nằm trọn trên tay của bạn. Nếu sau khi bạn đọc quyển “Tình cờ gặp hạnh phúc” này mà bạn thấy không thỏa mãn với số tiền mình đã bỏ ra thì coi như bạn mất tiền nhưng chắc chắn không có chuyện đó đâu, đọc sách mà một chân trời mới được mở ra.
Nếu não bộ cực lớn của chúng ta không cho phép ta đi những bước chắc chắn vào trong tương lai của mình thì ít nhất nó cũng cho phép chúng ta hiểu được cái gì khiến chúng ta tình cờ gặp hạnh phúc.
Tác giả: Anh Thi - Bookademy
------------
Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn
Một trong những điểm mạnh của "Tình Cờ Gặp Hạnh Phúc" chính là ngôn ngữ hài hước, gần gũi của Nguyễn Nhật Ánh. Tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ dí dỏm, tạo nên những tình huống dở khóc dở cười, khiến người đọc không khỏi thích thú. Những câu thoại của nhân vật được viết rất tự nhiên, chân thật, gần gũi với cuộc sống hàng ngày.
Điều này giúp người đọc dễ dàng đồng cảm và nhập tâm vào câu chuyện. Cuốn sách như một người bạn tâm giao, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và những bài học quý giá trong cuộc sống