“Thế giới của Sophie” là khởi đầu của một hành trình sửng sốt ngược dòng sông lịch sử, thỉnh vấn những “triết gia hàng hiên”, “triết gia thùng gỗ” … mong muốn giải đáp một nỗi băn khoăn đã ba ngàn năm tuổi song cũng nhanh chóng quyện vào điều bí ẩn về chính sự tồn tại của Sophie.


Sophie - một cô gái bình thường như bao cô gái khác, bỗng một ngày trở về nhà và nhận được bì thư mang tên mình. Phía trong bì thư, cô bé thấy hai câu hỏi:

Bạn là ai?

Thế giới bắt nguồn từ đâu?

Hai câu hỏi ấy rõ là ngớ ngẩn, ai chẳng biết cơ chứ, Sophie lúc đầu đã nghĩ vậy cho đến khi cô ngồi lại thật sự ngẫm nghĩ và lần đầu tiên, cô tự hỏi bản thân mình là ai, cô biết cô là Sophie nhưng nếu như ngay từ đầu ba mẹ đặt tên cô thành một cái tên khác thì liệu cô có còn là Sophie nữa không, và tại sao cô không được lựa chọn bề ngoài của mình hay việc mình sẽ trở thành gì, Sophie thậm chí còn không lựa chọn việc bản thân mình trở thành con người.


Còn thế giới bắt nguồn từ đâu? Sophie luôn biết trái đất chỉ là 1 hành tinh nhỏ bé trên vũ trụ, nhưng cái gì tạo ra vũ trụ. Nếu cho vũ trụ luôn luôn hiện hữu thì đồng nghĩa với việc vũ trụ sinh ra từ hư vô nhưng liệu có điều gì sinh ra từ hư vô không? Và nếu như vũ trụ được tạo thành từ cái khác thì cái khác đó cũng phải được tạo thành từ những cái khác nữa, và những cái khác nữa lẽ nào cũng bắt nguồn từ hư vô?

Lần thứ hai đến hp thư cô bé Sophie lại nhận được 1 lá thư gửi cho Hiddle Moller Knag, nhờ Sophie chuyển hộ? Nhưng tại sao lại nhờ Sophie? Cô bé còn không biết Hiddle là ai, tại sao hôm nay lại có quá nhiều chuyện kì lạ xảy ra như vậy?

Ngày hôm sau, Sophie trở về nhà và lại nhận được 1 phong bì, lần này là chứa những bài học triết học dành riêng cho Sophie .Và thế là khởi đầu một hành trình sửng sốt ngược dòng sông lịch sử, thỉnh vấn những “triết gia hàng hiên”, “triết gia thùng gỗ” … hòng giải đáp một nỗi băn khoăn đã ba ngàn năm tuổi song cũng nhanh chóng quyện vào điều bí ẩn về chính sự tồn tại của Sophie.


1. Tại sao lại có triết học? Điều gì khiến ta trở thành một triết gia?



Nếu xem mỗi con người là một cá nhân độc lập với mỗi sở thích và quan niệm sống riêng thì liệu có điều gì đó chạm đến mỗi người, liệu có điều gì liên quan đến toàn nhân loại? Dù là bất cứ ai thì câu hỏi chúng ta là ai và tại sao chúng ta sống luôn là những câu hỏi mật thiết. Và còn thế giới được tạo ra cách nào? Có chăng một ý chí đằng sau những gì đang xảy ra? Có chăng tồn tại sự sống sau cái chết? Và rốt cuộc, ta nên sống như thế nào?


Một triết gia cao tuổi người Hy Lạp sống cách đây 2000 năm nghĩ rằng triết học ra đời nhờ sự ngạc nhiên của con người. Ông nói rằng con người thấy sự sống của mình kì lạ đến nỗi những vấn đề triết học tự chúng xuất hiện.


Như vậy, ta có thể biết rằng PHẦM CHẤT CẦN THIẾT DUY NHẤT ĐỂ TRỞ THÀNH 1 TRIẾT GIA GIỎI LÀ NGẠC NHIÊN. Tại sao ư? Khi ta còn là 1 đứa trẻ, mọi thứ xung quanh ta đều thật đáng kinh ngạc, trẻ em ngạc nhiên trước tất cả mọi sự vật. Nhưng khi ta lớn lên, ta quen dần và dường như không còn điều gì làm ta bất ngờ nữa, ta không còn dành thời gian để nghĩ về thế giới hay tại sao chúng ta chúng lại sống? Tại sao vũ trụ lại bay bổng? Ta nhìn thế giới như thể nó vốn vậy. Thật đáng buồn làm sao! Và đó chính là điều triết gia cố gắng khơi dậy ở chúng ta, bởi vì từ trong sâu thẳm luôn có tiếng nói trong ta rằng thế giới này mới bí ấn làm sao.


2. Triết học tự nhiên



Thuật ngữ Triết học ra đời tại Hy Lạp vào 600 năm trước Công Nguyên (TCN), trước đó, nhiều tôn giáo đã cố gắng tìm cách giải thích các câu hỏi do con người đặt ra, lưu truyền dưới hình thức gọi là Thần Thoại. Chúng ta có thần thoại Bắc Âu với các vị thần như thần Odin, Thor hay thần thoại Hy Lạp với vị thần Zeus. Đến khoảng năm 570 TCN, những phê phán và nghi ngờ về sự chính xác của Thần Thoại bắt đầu xuất hiện, người ta nghi ngờ rằng con người đã tạo nên thần linh theo hình ảnh của họ. Cũng trong thời kì đó, các tiểu quốc ở Hy Lạp thành lập và nhiều cá nhân đơn lẻ có quyền chất vấn về hình thức tổ chức xã hội. Cũng từ đó, những câu hỏi triết học ra đời. Triết gia tại thời điểm này cố gắng giải thích các hiện tượng tự nhiên mà không viện đến cách lí giải của thần thoại.


Vậy nên những triết gia Hy Lạp vào thời kì này được gọi là những nhà triết học tự nhiên. Nói về nguồn gốc thế giới, nhiều người cho rằng thế giới bắt nguồn từ hư vô. Nhưng quan niệm đó không phổ biến ở Hy Lạp. Ngược lại, mọi triết gia Hy Lạp tin rằng có một thứ gì đó là nguồn gốc của mọi thứ và mọi thứ rồi cũng sẽ trở lại đó.


Nói về triết gia tự nhiên, nhà triết học đầu tiên mà ta nhắc tới là Thales, ông cho rằng nước là bản nguyên của tất cả. Còn với Anaximadros cho rằng chất liệu cấu tạo nên thế giới phải là một cái gì đó vô hạn tức không có giới hạn. Nhà triết học thứ ba Anaximenes, cho rằng không khí hoặc sương mù là bản nguyên của tất cả. Ông cho rằng nước được tạo ra từ không khí, rớt xuống cô đặc lại thành đất còn lửa cũng chỉ là không khí loãng ra.


Nếu ba nhà triết học này cho rằng chỉ có một chất tạo ra tất cả mọi vật thì làm cách nào mà các chất này biến đổi được?


Điều này được Parmenides giải thích khi ông cho rằng không có gì bắt nguồn từ hư vô, mọi thứ đã hiện hữu thì sẽ luôn hiện hữu. Nhưng ông còn đi xa hơn thế khi cho rằng không có gì thật sự biến đổi, chỉ là giác quan đánh lừa chúng ta. Người chỉ nghe theo lý tính và không tin tưởng vào giác quan như vậy ta gọi là người theo chủ nghĩa duy lý. Trái ngược với Parmenides, nhà triết gia khác - Herakleitos tin rằng mọi thứ đều không ngừng biến đổi. Ông cho rằng “mọi thứ đều trôi đi”, vi vậy “ta không thể tắm hai lần trên cùng 1 dòng sông”, không có gì vĩnh hằng cả. Vậy rốt cuộc ai mới là người có lý?


Tới Empedokles, ông đồng ý với Parmenides rằng không gì có thể biến đổi và với Herakleitos rằng ta phải tin vào giác quan. Vì vậy ông bác bỏ suy nghĩ cho rằng chỉ có một chất duy nhất cấu tạo nên thế giới, ông cho rằng tự nhiên được cấu tạo từ 4 rể: Lửa, đất, nước và không khí. sự kết hợp và chia tách của 4 rễ này tạo nên mọi vật và còn chịu tác dụng của 2 lực: tình yêu và thù hận. Tình yêu kết hợp mọi vật còn thù hận phân tán chúng.


Đến Anaxagoras, ông cho rằng tự nhiên được tạo thành từ các hạt nhỏ li ti ti. Cuối cùng, ở nhà triết học tự nhiên Demokristos, ông giả định tất cả mọi vật đều được cấu tạo từ các hạt gọi là nguyên tử. Các hạt này phải có tính vĩnh cửu và không giống nhau thì chúng mới có thể kết hợp được với nhau để tạo ra các vật thể được. Và khi các vật này xói mòn thì nguyên tử cũng sẽ tách ra để tạo thành các vật mới. Ngày nay với khoa học chúng ta có thể nhìn nhận những phát hiện của Demokristos là đúng. Tuy nhiên ông không nói lực nào kết hợp các nguyên tử vì ông chỉ tin vào những gì thuộc vật chất, ta gọi ông là nhà duy vật. Vậy còn linh hồn thì sao, Demokristos cũng tin rằng nguyên tử cấu tạo nên linh hồn và khi người chết đi thì các nguyên tử cũng bay đi và kết hợp tạo thành linh hồn mới.

3. Triết học cổ đại

Tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu về ba nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ đại. Đầu tiên là Sokrates. Sokrates là một triết gia khác biệt ở chỗ ông không đi rao dạy hay giảng dạy cho người khác, trái lại ông học hỏi từ những người xung quanh, ông tranh luận. Ông luôn đặt ra câu hỏi, giả vờ mình không biết gì sau đó hướng người đối diện đến những kẽ hở trong lập luận của mình, từ đó rút ra cái đúng và cái sai. Sokrates cho rằng tri thức chỉ có thể đến từ bên trong, không ai có thể dạy được. Ông cũng có 1 câu nói nổi tiếng rằng “Tôi chỉ biết 1 điều là tôi không biết gì cả”, Sokrates luôn cho rằng bản thân mình dốt nát và ông khao khát tìm cách đạt đến tri thức đích thực. Nhưng quan niệm triết học của ông là gì? Sokrates cho rằng quan điệm đúng sai về đạo đức có sẵn trong lý tính chứ không phải là từ xã hội. Một kẻ biết sống hạnh phúc thì có thể làm được bất cứ điều gì. Cứ tưởng tượng liệu bạn có hạnh phúc không khi bạn ăn cắp, cướp bóc, khi bạn biết rõ đó là những việc làm sai trái, riêng Sokrates thì không tin như vậy.



Người thứ hai chính là học trò của Sokrates - Platon. Sau thời đại của Sokrates, các nhà triết học cố gắng tìm hiểu về tính vĩnh hằng và bất biến trong cuộc sống. Plato cho rằng tất cả những gì thuộc về thế giới cảm tính, tức được nhìn nhận qua giác quan đều trôi đi nhưng có những thứ thuộc về thế giới khái niệm, tức lý tính là vĩnh cửu. Platon cho rằng sở dĩ chúng ta có ý niệm về hình dáng con ngựa là do hình ảnh con ngựa đã xuất hiện trong thế giới lý tính của chúng ta từ trước, nếu so sánh như cái khuôn của người làm bánh thì chúng ta đã có khuôn mẫu hình ảnh những con vật có sẵn trong thế giới ý niệm, vì vậy dù ở ngoài đời có thể những con ngựa không giống nhau về màu da hay hình thái thì chúng ta vẫn có thể nhận ra đó là con ngựa. Platon cũng cho rằng điều đó đúng với con người, ông cho rằng thể xác thuộc về thế giới cảm tính, là thứ trôi đi, sẽ biến mất, còn linh hồn thuộc về thế giới ý niệm. Ông cho rằng linh hồn lúc trước khi ở thế giới ý niệm đã nhìn thấy hình ảnh là các khuôn mẫu về các loại vật, nhưng khi bị trói buộc về thân xác, linh hồn quên đi những ý niệm lúc trước. Nhưng chỉ cần nhìn thấy hình ảnh con ngựa không hoàn hảo ngoài đời thực thì những ý niệm xưa cũ sẽ trỗi dậy.


Ngoài ra Platon còn lập ra cộng hòa Triết học của mình, chúng ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Cơ thể                  Linh hồn  Phẩm chất Nhà nước

Đầu                      Lý tính   Trí tuệ  Cai trị

Tim                      Ý chí    Dũng cảm Chiến binh

Bụng                    Ham muốn Điều độ                     Cần lao


Điều đặc biệt ở Platon là ông cho rằng cả phụ nữ lẫn đàn ông đều có thể leo lên vị trí lãnh đạo, vì lãnh đạo thì cần sử dụng lý tính mà phụ nữ theo ông thì khả năng lí luận cũng không hề kém nam giới miễn là phụ nữ được giáo dục đầy đủ chứ không chỉ phải ở nhà trông con.


Nhà triết học cuối cùng trong kì cổ đại mà chúng ta nhắc đến sẽ là Aristoteles. Ông cũng là học trò của Plato nhưng ông không thật sự tin tưởng vào lý thuyết của Plato. Nếu Plato cho rằng thế giới ý niệm quan trọng hơn tất cả thì Aristoteles lại hoài nghi, ông cho rằng chính thế giới giác quan mới tri nhận mọi sự vật đúng nhất. Chúng ta không có ý niệm về con ngựa từ trước mà chính hình ảnh con ngựa trong tự nhiên đã được chúng ta ghi nhớ và nhờ vậy những khái niệm như đá, hoa mới hình thành. Ông không phản đối việc lý tính đã có sẵn từ khi con người sinh ra, nhưng ông nhận thấy lý tính chúng ta hoàn toàn trống rỗng trước khi giác quan thu nhận được gì. Còn đối với quan niệm về hạnh phúc, Aristoteles cho rằng có 3 dạng hạnh phúc: Dạng thứ nhất là khoái lạc và tiêu khiển. Dạng thứ 2 là sống công dân tự do và trách nhiệm. Dạng thứ 3 là đời sống thông thái và triết học. Chỉ khi cân bằng được cả 3 dạng sống này thì con người mới đạt đến hạnh phúc thực sự. Còn chính trị thì sao? Aristoteles cho rằng có 3 dạng chính trị: Chính thể quân chủ, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Tiếc thay quan niệm về phụ nữ của Aristoteles lại cho rằng phụ nữ là một người “nam không hoàn hảo” và sẽ không thể đóng vai trò như 1 người đàn ông.


4. Triết học thời trung cổ

Nhà triết học trung cổ vĩ đại đầu tiên cần nhắc đến là thánh Agustinus. Ông là một giáo đồ Cơ đốc và cũng bị ảnh hưởng bởi học thuyết Platon, hay nói chính xác hơn ông đã cơ đốc hóa Platon. Agustinus cho rằng Thượng đế đã cấu tạo nên thế giới, và thế giới này bắt nguồn từ ý niệm ở thượng đế. Ông cũng cho rằng Thượng đế quyết định cuộc đời chúng ta, và số phận loài người rồi cũng sẽ bị sa ngã, nhưng Thượng đế có thể chọn để cứu rỗi vài người.


Nhà triết học thứ hai là thánh Thomas Aquinas, gần giống với Agustinus, ông cơ đốc hóa Aritoteles. Thomas theo học thuyết Aristoiteles rằng lý tính và giác quan cho ta thấy chân lý nhưng chỉ một phần và chính nhờ kinh thánh đã vén mở phần còn lại của thế giới. Aristoteles cho rằng có một nguyên nhân hình thành nên thế giới và xét ở điều này, thánh Thomas đã đi xa hơn và cho rằng chính Thượng đế chính là nguyên nhân tạo nên thế giới. Đáng buồn thay là ông cũng theo học thuyết Aristoteles rằng phụ nữ là người đàn ông không hoàn hảo.


Nói đến thời kì trung cổ, chúng ta không thể không nhắc đến thời kì phục hưng. Ở giai đoạn này, tiền bắt đầu được vào in ấn, điều đó khiến việc có tiền có thể đáp ứng được các nhu cầu của con người và nhờ vậy thúc đẩy sự cố gắng và nỗ lực ở mỗi người. Ở thời kì phục hưng, con người cũng bắt đầu nghi ngờ những giáo lý của giáo hội rằng thượng đế là trung tâm và kiếp sống con người chỉ là kiếp tội lỗi cần được rửa tội, thay vào đó, con người trở thành trung tâm và cái tôi được đề cao. Vì vậy con người bắt đầu lao đầu vào làm việc và người ta nhìn thấy thành tựu ở mọi mặt của xã hội từ nghệ thuật, kinh tế, công nghệ,..


Đến thế kỉ 17, thời kì Maroc ra đời. Maroc trong Bồ Đào Nha là viên ngọc trai không đều, ở thời kì này ta nhìn thấy những mặt đối lập song song nhau. Niềm vui và buồn bã, hạnh phúc và đau khổ, sống và chết đan xen nhau trong mọi mặt của cuộc sống. Đây cũng là thời kì mà nghệ thuật kịch phát triển nhất, con người cho rằng cuộc đời của mỗi người cũng như một vở kịch, tất cả chất liệu tạo nên cuộc sống là chất thơ, con người không thể nào biết chắc được liệu cuộc đời mình có thật sự tồn tại hay không. Hay như câu nói nổi tiếng của Shakepears: "To be or not to be, that ‘s the question." Để giải thích về điều này có thể dẫn ra 1 ví dụ sau ở Trung Quốc là Trang Chu mộng hồ điệp. Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu. Triết học thời kì này cũng là mặt đối lập giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật.



5. Chủ nghĩa Marx và Học thuyết Darwin

Chủ nghĩa Marx ra đời vào thế kỉ 19, triết học của Marx bị ảnh hưởng mật thiết bởi triết học của Hegel rằng lao động là điều cần thiết đối với mỗi con người. Marx có câu nói nổi tiếng là: "Hãy nói tôi biết bạn lao động như thế nào và tôi sẽ nói bạn là ai." Đối với Marx, lao động là điều cần thiết và quan trọng. Nhưng Marx cho rằng ở thời điểm của ông thì lao động đã không còn đúng với ý nghĩa ban đầu của nó. Mâu thuẫn xảy ra ở thời đại ông là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, khi người công nhân bị bóc lột và làm việc nặng nề trong điều kiện tồi tệ. Điều đó khiến lao động mất đi ý nghĩa của nó, vì lao động ở đây khiến người công nhân chán ghét công việc của mình và cũng từ đó chán ghét chính mình. Vì vậy học thuyết của Marx là nhằm tạo ra chủ nghĩa cộng sản, là ở đó không có các giai cấp tồn tại, con người sẽ làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Dù sao khi nhìn lại ta có thể nhìn thấy những sai lầm của Marx nhưng không thể phủ nhận học thuyết của ông đã giúp xã hội phát triển tốt hơn.



Nói đến Darwin, ta hẳn không còn xa lạ với cái tên này khi ông là người đã khám phá ra nguồn gốc con người, đánh một nhát búa vào niềm tin Thượng Đế và việc con người là sinh vật tuyệt vời, là trung tâm của thế giới. Darwin đã xuất bản hai cuốn sách, cuốn đầu tiên nguồn gốc của các loài cho thấy được các loài xuất hiện như ngày nay là nhờ vào các cuộc đấu tranh sinh tồn xảy ra từ hàng tỉ năm trước, và sau đó cuốn thứ hai về nguồn gốc của loài người cho thấy con người được tiến hóa từ vượn người. Học thuyết Darwin cũng mở ra cánh cửa mới đối với khoa học và quá trình tiến hóa của loài người.


Lời kết:

Đó là những phần chính Sophie học được từ khóa học triết học nhưng vẫn còn lá thư của Hiddle, vẫn còn những nhà triết học nổi tiếng khác và những câu chuyện mà khóa triết học vẫn chưa được đề cập đến. Cuộc đời của Sophie rồi sẽ bị cuốn vào đâu, có thật sự là cô bé đang tồn tại? Điều gì chờ đợi Sophie ở cuối khóa học? Nếu bạn không muốn bỏ lỡ cuốn phiêu lưu triết học này thì hãy tìm đọc cuốn sách “Thế Giới Của Sophie” nhé!


Tác giả: Hoàng Phương - Bookademy

------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Xem thêm

Lời chỉ trích lớn khác của tôi đối với cuốn sách là nó đề cập hoàn toàn đến triết học phương Tây và chỉ đề cập đến những người da trắng đã chết trong triết học phương Tây. Gaarder cố gắng bù đắp cho điều này bằng cách để Sophie làm người phát ngôn cho nữ quyền, nhưng tôi không chỉ thấy rất khó có khả năng một cô gái 14 tuổi sẽ đứng lên đấu tranh cho quyền phụ nữ như cách cô ấy đã làm, mà tôi còn nhận thấy hầu hết những bình luận của cô ấy là những bình luận rập khuôn, rập khuôn mà một người đàn ông không biết nhiều về nữ quyền sẽ cho rằng một nhà nữ quyền sẽ nói.

Suy nghĩ cuối cùng của tôi là nếu bạn đọc cuốn sách này (và bạn chỉ nên đọc nó nếu bạn không có gì hay hơn trong tay), hãy chú ý đến vai trò của tình mẹ và tình cha trong câu chuyện. Mặc dù cuốn sách không nói về những người mẹ và những người cha, nhưng cha mẹ đóng một vai trò lớn trong cuộc sống của các nhân vật và cách Gaarder miêu tả những người mẹ là những người can thiệp, thiếu hiểu biết, không biết gì trong nhà và những người cha là những anh hùng thông minh, có quyền lực (và vắng mặt). Cuốn sách nói về chính cuộc sống của Gaarder nhiều hơn so với tôi nghĩ ông ấy sẽ dự định nói.

Lần đọc lại cuốn sách này đã gây khó chịu cho tôi vì bản thân tôi nhận thấy rằng mặc dù cuốn sách là một thực thể tĩnh lặng và trong tâm trí người đọc, nhưng tôi vẫn khao khát nhiều hơn nữa, tuy vậy, tôi cũng đã cân bằng được. Trong nhiều năm sau khi tôi đọc cuốn sách đã thay đổi cuộc đời tôi tốt đẹp hơn này, tôi nghĩ đây là cuốn sách hay nhất trên thế giới.

Hồi đó tôi cũng nghĩ rằng mình thật ngây thơ rằng tất cả sách triết học đều dễ hiểu như Thế Giới Của Sophie. Thật là một ảo tưởng! Cuốn sách bây giờ có tốc độ chậm và thô thiển, được cắt từ cùng một tấm vải với sự ngu xuẩn của Aristotle, lòng sùng đạo cố ý của Kant, và những quan điểm đau lòng và nhiệt tình của Spinoza.

Cuốn sách này giống như Triết Học Dành Cho Người Ngu. Đó là một khóa học cấp tốc. Sophie là một cô gái. Nhưng cô ấy có thật không? Cô ấy có thật không và liệu cô ấy có tiếp tục là thật không? Làm thế nào để cô ấy sống sót? Bạn có thể còn tệ hơn việc cố gắng tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó bằng cách đọc cuốn sách này. Cuối cùng tôi thừa nhận thất bại. Cuốn sách này là phù du. Tôi không thể nắm bắt được nó.

Sophie thân mến của tôi, sẽ đến lúc cô phải đối mặt với một số sự thật phũ phàng về thế giới độc ác này. Và tôi nghĩ rằng thời điểm đó là bây giờ. Một số người, và tôi đau đớn khi nói điều này, không phải trông như vẻ ngoài của họ. Tôi rất tiếc phải nói với bạn điều này, nhưng người hướng đạo sinh vui vẻ đó, giáo viên tiếng Anh trung thành đó, và kể cả giáo viên thể dục trẻ mạnh khỏe đó có thể không phải là những kẻ ấu dâm. Tôi biết! Đôi khi bạn phải để ý bầu không khí, và nắm bắt những lời ám chỉ trong như là những chủ ý vô tội.

Ví dụ, nếu giáo viên tiếng Anh, có thể trong khi cù tai bạn hoặc hí hửng với mùi hương như hoa mùa xuân của bạn, hãy thản nhiên tham gia vào cuộc trò chuyện, "Sophie, thốt ra một từ giống như đánh một nốt nhạc trên bàn phím của trí tưởng tượng." Bây giờ, đó là thứ sẽ làm cho các giác quan nữ tính của bạn tăng lên. Anh ấy không phải là một người bị thu hút bởi trẻ em - đó là Wittgenstein thuần túy. Ý định của anh ấy là đưa bạn vào nhà, nơi anh ấy sẽ đọc cho bạn nghe Tractato Logico-Philosophicus khi rảnh rỗi. Anh ấy là một triết gia! Và anh ấy biết rằng nếu cùng bạn triết lý, dù chỉ một lần, bạn sẽ xấu hổ đến mức bạn sẽ không muốn thừa nhận điều đó với bất cứ ai. Vì vậy, nếu cô nhận ra một gợi ý về những điều đó, cô phải nói với tôi, Sophie, cô phải nói với tôi, nói cho tôi biết. Chỉ có tôi. Mỗi trái tim hát một bài hát, không trọn vẹn, cho đến khi một trái tim khác thì thầm lại. Hãy hứa với tôi, Sophie.

**

Đánh giá thực sự : cuốn sách này giống như một trong những ý tưởng bạn nhận được trong quán rượu - ở đây, sẽ không RẤT TUYỆT nếu blah blah blah - Ồ vâng, và sau đó blah blah blah! Có! Tuyệt vời! Tôi nghĩ giống bạn! Rồi ngày hôm sau bạn nghĩ.... naaah. Nhưng ngày hôm sau ông Gaader vẫn nghĩ rằng nó thật tuyệt vời, và thành thật mà nói, nó giống như chú của bạn làm những thủ thuật ảo thuật không tốt lắm, nhưng ông ấy là một lão già tốt bụng, vì vậy bạn sẽ nương theo ủng hộ nó.


"Sophie's World" của Jostein Gaarder là một dự án đầy tham vọng nhưng thất bại - theo ý kiến của tôi, tất nhiên rồi.

Cuốn sách có một giới thiệu rất tốt về triết học châu Âu, với một vài tài liệu tham khảo ngẫu nhiên về tư tưởng phương Đông được đưa vào để so sánh. Bắt đầu với triết học tiền Socratics, nó cung cấp một cái nhìn khá đơn giản và toàn diện về triết học cổ điển. Ở giữa cuốn sách, tác giả đi đường vòng vào thần học Kitô giáo và thời Trung cổ trước khi nổi lên với tư tưởng Phục Hưng từ thời kỳ đen tối một cách đắc thắng.

Đến cuối, cuốn sách thảo luận chi tiết về chủ nghĩa Marx, và lý thuyết tiến hóa của Darwin và các kỹ thuật phân tâm học của Freud như thể chúng là "triết học" (trong khi nhiều khám phá khoa học đột phá khác chưa được đề cập) trước khi kết thúc với chủ nghĩa hiện sinh của Sarte. Cuốn sách dường như được nhắm vào độc giả trẻ, và có thể khuyến khích một số người thật sự nghiêm túc bắt đầu nghiên cứu triết học: nếu vậy, điều đó có lợi cho cuốn sách.

Về giá trị văn học của tác phẩm, tôi phải tiếc nuối khi đưa ra sự phản đối hoàn toàn của mình. Câu chuyện chủ yếu là đối thoại; Gaarder sử dụng kỹ thuật lâu đời của Plato để trình bày những ý tưởng triết học phức tạp thông qua các câu đơn giản. Trong khi mục đích rất đáng ngưỡng mộ, việc thực hiện để lại rất nhiều điều mong muốn. Sophie xuất hiện hầu hết thời gian như một đứa trẻ dại khờ, và giáo viên Alberto của cô ấy giống như một kẻ khốn hào hoa.

Tất nhiên, có một số biện minh cho sự không hoàn hảo của tính cách, vì Sophie và Alberto chỉ tồn tại trong đầu của Thiếu tá Albert Knag, người đang viết câu chuyện về họ: tuy nhiên, trách nhiệm chung với tư cách là tác giả thì phải buộc tội Gaarder.

Đến cuối, phong cách đối thoại trở nên lặp đi lặp lại đến mức trở nên khó chịu: ví dụ, câu: "chẳng qua là một vật vô giá trị, Sophie." được Alberto thốt ra như một bài thánh ca không ngớt (một cách hoàn toàn công bằng, nó có thể là vấn đề từ bản dịch, nhưng tôi không nghĩ vậy).

 Tôi rất thích cuốn sách. Tôi học triết học cơ bản ở trường đại học nên tôi sớm nhận ra rằng nhiều triết gia đã bị lãng quên và toàn bộ thời đại đã bị che đậy trong cuốn sách này. Bạn biết đấy, điều đó không sao. Một - Nó không phải là sách giáo khoa và hai - Nó KHÔNG phải là sách giáo khoa!

Các câu chuyện được viết tách biệt và cuối cùng được lắp ghép lại với nhau theo một cách khá dễ đoán. Nó hơi giống sách giáo khoa, nhưng hãy tưởng tượng bạn là một đứa trẻ 14, 15 hoặc 16 tuổi rất thông minh, tò mò, chu đáo và nhạy cảm đang vật lộn với những suy nghĩ và cảm giác thông thường của sự nặng nề, những cảm xúc do sự thay đổi của nội tiết tố và sự cô đơn và bạn tình cờ đọc cuốn sách này và tìm thấy mình trong nhân vật (hoặc ít nhất là giống cô ấy) và đột nhiên bạn không phải là người duy nhất có những suy nghĩ này hoặc mơ về những ý tưởng kia. 

Chúng không bị ép buộc bởi một giáo viên, nhưng chúng được chia sẻ thông qua một cuốn sách. Bạn không đơn độc, có toàn bộ trường phái tư tưởng viết về những suy nghĩ và cảm xúc này. Đối với đứa trẻ được viết trong cuốn sách này. Vì vậy, sau đó cậu ấy hoặc cô ấy có thể khám phá những gì họ tìm thấy trong các trang sách và xem nó đưa họ đến đâu. Nó không phải là sách giáo khoa, nó là lọ dược của Alice hoặc viên thuốc của Neo. Đối với tôi, điều đó xứng đáng được 5+ sao bất kỳ ngày nào trong tuần.