Tựa đề cuốn sách là một câu hỏi gợi rất nhiều tò mò cho người đọc? Cứ ví dài thì tiền sẽ to à? Ví và tiền có liên quan với nhau nhiều đến thế sao? Nếu bạn đang gặp những vấn đề tài chính, loay hoay với việc quản lí chi tiêu thì đây chính là cuốn cẩm nang dạy cách làm bạn với tiền. Hãy đọc bạn sẽ thấy, tiền trong khái niệm của nhà văn Kameda Junichiro là một sinh thể hữu tình chứ không hề bạc bẽo, vô tri. Tiền có nhân cách và chúng vẫn đang trong hành trình tìm đến những người xứng đáng để biến họ trở nên giàu có và hạnh phúc.

1.     Đổi ví đón tiền về:

Qua kinh nghiệm nhiều năm làm cố vấn thuế, thường xuyên tiếp xúc với những người lắm của nhiều tiền, Kameda đã nhận ra một điểm chung của họ đó là:

Những người liên tục làm ra tiền trong nhiều năm đều sử dụng những chiếc ví tuyệt vời


Có thể nhiều người cho rằng, ví gập hay ví dài cũng chỉ là hình thức, kẻ giàu ai chẳng chăm chút hình thức hơn, hay giàu nghèo là do khả năng kinh doanh chứ ví chẳng qua là vật đựng. Tuy nhiên, ở đây, Kameda đã nhìn thấy những khía cạnh khác của chiếc ví – ví ảnh hưởng đến tư duy và tâm lí, quyết định hành động của bạn.



Ví cũng có “ví tướng”, nhìn một chiếc ví căng phồng vì phải “ăn tạp” chỉ chứng minh một điều, bạn chẳng xác định được cái gì là quan trọng và đang đuổi hết tiền của bạn đi.

Triết lí của ông bắt nguồn từ quan điểm:


Hoạt động của tiền bạc mà bạn nắm trong tay phản ánh cách sống của bạn


Việc cho tiền một cái ví mới như một hình thức ám thị tâm lí giúp bạn tiêu tiền một cách thực sự ý thức hơn. Người lắm tiền và kẻ chật vật với từng xu từng cắc một khác nhau còn nằm ở tư duy. để tư duy thay đổi, hãy thử thay đổi chiếc ví của mình, bạn sẽ thấy sự khác biệt

Bằng những trải nghiệm mang đậm tính cá nhân, Kameda đã tự mình đúc kết một nguyên tắc:


Thu nhập của những vị giám đốc hầu như đều tương đương với khoảng 200 lần giá trị chiếc ví họ đang sử dụng


Hãy thử áp dụng với chiếc ví của bạn xem, bạn sẽ bất ngờ đấy. Nếu có thể hãy áp dụng nguyên tắc này ngay bây giờ, muốn đón tiền về chẳng phải bạn cần chuẩn bị cho chúng một nơi thoải mái trước hay sao?

Kameda sẽ chỉ cho bạn cách để mua sắm, chi tiêu, điều gì làm rò rỉ tiền của bạn và đặc biệt cách để dùng ví đúng cách nhất. Hãy đọc những mẹo nhỏ này nếu bạn vẫn đang chạy theo những đợt giảm giá, tích hàng trăm thẻ tích điểm trong túi và thường xuyên tự hỏi, tiền đâu hết rồi?


2.     Mười nguyên tắc sử dụng ví của những người làm ra tiền:


Ví là khách sạn bạn dùng để đón tiền, giữ cho chúng một nơi ở tử tế là cách để bạn được đón tiếp chúng nhiều hơn. Ở chương này Kameda tập trung vào 10 phương pháp bạn nên làm với túi tiền của mình. Có những hành động nhỏ nhưng thực sự thể hiện sự tôn trọng của ông với tiền. Bạn còn loay hoay chưa biết nên làm gì với cái ví mới, ví thì nhỏ mà bạn chỉ muốn nhét vào nó đủ các loại thẻ… thì chương này sẽ chỉ cho bạn cách dùng ví đúng điệu để chiếm được lòng yêu thích của tiền.



Điều đặc biệt nhất làm tôi ấn tượng, đó là không hề bị ám ảnh bởi việc giữ khư khư tiền cho bản thân mình, Kameda tin tưởng việc đóng góp cho cộng đồng là cách để tiền trở về bên bạn. Những người được tiền yêu thích thật tâm nói lời “Tạm biệt” với những đồng tiền của mình khi mua bán và đặc biệt là đóng thuế. Hãy hiểu rằng tiền chính là phần lợi ích mà xã hội đang dành cho bạn, bạn dành được chúng trong mối quan hệ mật thiết với những người xung quanh, vì vậy đừng chần chừ khi báo đáp. Nếu bạn cứ từ bỏ nghĩa vụ của mình chẳng mấy chốc xã hội sẽ từ bỏ quyền lợi của bạn mà thôi.



Những nguyên tắc mà ông rút ra này thực sự đều bắt nguồn từ thái độ ứng xử của bạn với tiền. Với tôi, nguyên tắc thú vị nhất là hãy đưa cho người khác những đồng tiền mới của bạn.


3.     Hãy chia chiếc ví làm 3 phần:


Bạn vẫn chật vật với cách quản lí tài chính thì đây chính là chương dành cho bạn. ông tin rằng tiền mà mỗi người tiêu có thể chia thành 3 loại:  Tiêu dùng, Đầu tư và Lãng phí. Với mỗi phần đều có tỉ lệ khác nhau và những cách ứng xử đặc biệt. Kameda tập trung nói về cách quản lí tiền bạc dưới con mắt khoa học, làm sao để bạn vừa thoải mái chi tiêu trong mức độ cho phép, vừa vẫn giữ được những khoản phòng thân. Cách để "Tiêu dùng" tốt nhất theo ông là cách biến nó thành những khoản "đầu tư". Đôi khi, một chiếc bút đắt tiền là tiền để cho sự nghiệp thăng hoa, tiêu dùng cho ăn uống lành mạnh là cách để bạn tiết kiệm được cả sức khỏe và tiền bạc của mình.



Thú vị nhất là ở chương này, bạn sẽ liên tục thu được những bí kíp tưởng chừng vô nghĩa nhưng có lẽ sẽ giúp bạn rất nhiều như: Đừng bao giờ rút tiền gần cửa hàng tiện lợi,  nhận lương tháng trong hai ngày..v..v Hẳn tôi hay bạn đều biết rõ điều này, tiền luôn rò rỉ theo những cách vô nghĩa và bắt nguồn từ chính những thói quen, thỏa hiệp dễ dãi của chúng ta. Những mẹ này tuy nhỏ nhưng đảm bảo bạn sẽ tránh được rất nhiều cám dỗ. Đặc biệt, có một câu hỏi ông đặt ra trong chương này làm tôi rất thích:


Rốt cuộc dành dụm tiền để làm gì?


Những mục tiêu như đến thời gian này mình phải tiết kiệm bao nhiêu đôi khi rất mệt mỏi và sáo rỗng và chúng ta cần những động lực cụ thể hơn để tiết kiệm tiền. Với tác giả, tiết kiệm tiền là:


Để thêm nhiều sự lựa chọn trong cuộc đời


Tiền đồng nghĩa với sự tự do và thoải mái, tự đẩy mình vào cảnh túng quẫn chính là bạn tự đẩy mình vào chỗ không có quyền chủ động trong cuộc đời mình. Đừng biến mình thành kẻ bủn xỉn và hành hạ bản thân vì những khoản tiết kiệm, bạn cần những khoản đề phòng cho tương lai cũng như tận hưởng trọn vẹn những giây phút hiện tại. Vì suy cho cùng, tiền là phương tiện để bạn tận hưởng cuộc sống.


4.     Triết lí của dùng ví của những người được tiền yêu thích


Đây là phần tôi ưa thích trong cuốn sách này. Đọc đến đây hẳn sẽ có những người khó chịu, nhưng Kameda muốn nói một điều quan niệm chỉ cần trở thành một người giàu có thì dù là sung sướng hay bất hạnh đều không cần quan tâm là sai lầm. Đó là suy nghĩ điển hình của những người nghèo và bất hạnh. Tiền sẽ đến với bạn bằng cách bạn thay đổi bản thân mình.



Đã từng tưởng những triết lí cuối cùng này sẽ chỉ xoay quanh việc tiền bạc nhưng chủ yếu, nó tập trung vào cách tư duy và cách bạn tạo nên con người của chính mình. Không tập trung vào những gì chỉ là thực dụng, trước mắt nếu bạn thực sự muốn một tương lai thoải mái, ngẩng cao đầu với tiền bạc trong tay hãy ngẫm chương này như một kim chỉ nam để bạn tìm ra hướng đi cho bản thân nhé.


Nếu bạn muốn những hạt giống sẽ nở hoa vào mười năm sau thì ngay từ bây giờ, hãy gieo trong mình thật nhiều hạt giống


Hãy chú ý đến đầu vào của bạn thân và đầu tư cho tri thức. Tri thức mở rộng tầm nhìn và cho bạn thêm nhiều sự lựa chọn kiếm tiền. Đừng chần chừ nữa hãy vạch ra một lộ trình phát triển, khai thác tiềm năng bạn đang có, tiền sẽ về với bạn.


Review chi tiết bởi Dương Phương Anh - Bookademy

Deal mua sách giá tốt hiện có: https://goo.gl/ynafC6

------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

                                                               

                                                                                                                                                                     

Xem thêm

“Trái tim là thứ mà một khi đã mở ra chúng ta có thể thấy được vô vàn điều thú vị bên trong. Chính xác thì bấy giờ, tôi đang nếm trải cay đắng. Nhưng nếu thử nghĩ xa hơn, nghĩ đến 10 năm sau hay thậm chí cả cuộc đời sau này, sẽ thấy “hiện tại” chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi mà thôi. Xa hơn, nếu so sánh với lịch sử của Trái đất, lịch sử của vũ trụ thì quãng thời gian “hiện tại” này chẳng có chút giá trị nào, chỉ như một mẩu giấy vụn bỏ đi mà thôi. So với sự vĩ đại của vũ trụ, những nỗi đau khổ “hiện tại” của bản thân chẳng phải chỉ như hạt cát nhỏ nhoi thôi sao. Cứ như vậy, khi cách nghĩ đó ngày một lan rộng, tôi đã nhận ra những khổ đau bấy giờ chỉ là những thứ quá đỗi tầm thường, có xảy ra chuyện gì đi nữa cũng không vấn đề gì. Và, tôi đã có thể tiếp tục bước đi. Đương nhiên, tôi không thể khống chế hoàn toàn suy nghĩ của mình và buộc nó luôn tích cực hướng về phía trước. Không phải lúc nào tôi cũng có thể cảm thấy nhẹ nhõm trước thực tại, thậm chí cảm xúc của tôi còn liên tục phập phù, lúc vui lúc buồn. Nhưng khi tìm được cho mình một công việc, bằng cách nào đó tôi lại có sức mạnh để tiến bước. Tuy có thể khác nhau ở một mức độ nào đó, nhưng khó khăn là thứ có thể xảy đến với cuộc đời bất kỳ ai. Vậy làm cách nào để vượt qua được những khó khăn đó, làm sao để chống chọi với hiện thực? Người ta nói điều này phụ thuộc vào cảm xúc của chính bạn đang mang, và những gì bạn trải qua trong khoảng thời gian này sẽ dạy cho bạn rất nhiều điều. Từ đó trở đi, mỗi khi cảm thấy cay đắng, khốn khổ, tôi sẽ dành ra 1 phút cho những “tưởng tượng hạnh phúc” mỗi ngày.”#kameda_junichiro #đồng_cảm_ghê

Ví dài ví ngắn nó chỉ là một phần nội dung của cuốn này thôi. 😅Quan trọng là tác giả hướng ngta đến việc hình thành mindset trân trọng đồng tiền, tránh lãng phí và có kỉ luật tiết kiệm đều đặn. Về mặt xác định mindset cho người đọc thì mình đánh giá cao cuốn này vì tinh thần và thái độ của tác giả đối với tiền bạc từ đầu đến cuối rất nhất quán.***Có mấy điểm mình thấy khá hay như sau:1. Thu nhập 1 năm có xu hướng đạt 200 lần giá trị chiếc ví. Tức là nếu cậu mua một chiếc ví đẹp đẽ tử tế xịn xò để nâng niu những đồng tiền cậu kiếm được thì tiền sẽ đến với cậu thường xuyên hơn. Quả ví dài Cole Haan đẹp long giời lở đất mình được một bạn Thún giấu tên tặng ko biết có giá bao nhiêu xiền 🤣 cơ mà mình luôn mặc định nó có giá khoảng 3 củ, tức là về lâu dài thu nhập 1 năm của mình sẽ tiệm cận 600 củ, tương đương với 50 củ 1 tháng. Quào 😆😆😆2. Tác giả tiết kiệm tất cả những đồng 500 yên mình có. 500 yên thì tương đương với 100,000 VNĐ cơ mà nó là đồng tiền xu có mệnh giá lớn nhất, vì thế để áp dụng cho bản thân thì mình thay đổi một chút thành bỏ ống tiết kiệm tất cả những đồng 5,000 mà mình có.3. Thay vì mua những đồ dùng rẻ tiền kém bền, hãy mua những sản phẩm có giá cao một chút nhưng bền tốt. Trong trường hợp mua những đồ ít có giá trị sử dụng, hãy cố gắng mua những thứ mà mình có thể bán lại với 70% giá trị, nhỡ nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh túng thiếu. Cái tiêu chí thứ 2 kia có vẻ khá hữu ích khi cần phải quyết định mua một cái gì đó nhiều tiền. Ví dụ mẹ mình ko bao giờ mua dăm ba cái vòng ngọc trai đắt tiền vì khi cần thì bán đi ko được giá.4. Cái này thì mang tính mình tự đúc kết cùng với nội dung trong sách:- Khi nhận lương, chia thành 3 phần. 1 phần cho vào tiết kiệm quyết ko đụng đến, 1 phần dự phòng cho “quan hôn tang tế” phát sinh trong tháng, phần còn lại mới dùng để tiêu.- Chia đôi phần tiền tiêu đó làm 2 lần rút. Cố gắng trong 2 tuần đầu ko phải rút tiền đến lần thứ 2. Ko rút tiền bừa bãi kiểu bạ đâu rút đấy. ***Còn những cái tư tưởng của tác giả trong cuốn này mình thấy rất hay cơ mà để mọi người tự đọc tự cảm tự ngấm thì sẽ hay hơn. Bìa sách có ghi “Cách tiêu tiền của đàn ông Nhật Bản”, nhưng mình nghĩ trong bối cảnh của Việt Nam thì nữ giới đọc cuốn này cũng khá phù hợp, ko sao hết. 😄À có 1 từ tiếng Nhật rất hay mà mình mới học được từ trong sách: 冠婚葬祭(かんこんそうさい) quan hôn tang tế. Đây là từ chỉ chung những việc hiếu hỉ lễ tết cần thăm hỏi, trong đấy “quan” là những mốc quan trọng trong đời, “hôn” là đám cưới, “tang” là đám tang, “tế” là các dịp lễ tết.