"Chúng là những giấc mơ? Hay sự hoang tưởng về bản thân? Hay là một hiện thực bị giết chết từ trong trứng, bị giết bởi những tình cảm mòn mỏi không tên - sự sợ hãi - sự cần đến - sự phụ thuộc - sự căm thù? Và mỗi người trong họ tự hỏi: liệu ta có cần phải được bất cứ ai chấp nhận? - điều đó có quan trọng không? Ta có bắt buộc phải thế không?"

Đó là nỗi trăn trở xuyên suốt Suối nguồn - The Fountainhead, một trong những tiểu thuyết kinh điểm trong thế kỷ 20 của nữ văn sĩ Ayn Rand. Với hơn 6,5 triệu bản được bán ra trên khắp thế giới, Suối nguồn là cuộc hành trình của một kiến trúc sư trẻ theo chủ nghĩa cá nhân, mang trong mình nỗi sục sôi đam mê thiết kế những tòa nhà với kiến trúc sống cùng lịch sử. Hơn thế, chàng kiến trúc sư ấy còn là đại diện đấu tranh cho quan điểm “tôn vinh con người” trong xã hội hiện thực phũ phàng “hàng ngàn năm trước đây, có một người lần đầu tiên tìm được cách tạo ra lửa, người đó có lẽ đã bị thiêu sống bằng chính ngọn lửa mà anh ta đã dạy những người anh em của mình cách thắp lên.”

 

Chuyện một sinh viên bị đuổi khỏi giảng đường…

Mùa xuân năm 1922, sau khi bị đuổi khỏi trường kiến trúc Staton vì thiếu tôn trọng quy định nhà trường và kiến thức của các giảng viên, Howard Roark đến New York làm việc cho thần tượng Henry Cameron - một kiến trúc sư tài năng nhưng thất thời do không muốn chạy theo thị hiếu và xu thế thị trường. Cùng là sinh viên trường kiến trúc Staton, đôi khi nhờ Roark trợ giúp các dự án, Peter Keating sau khi tốt nghiệp thủ khoa cũng đến New York làm việc cho công ty kiến trúc lớn Francon & Heyer. Trong khi Roark và Cameron thiết kế các công trình sáng tạo nhưng hiếm khi nhận được sự công nhận thì Peter Keating thành công nhanh chóng nhờ sự hoạt ngôn và các mối quan hệ, anh loại bỏ các đối thủ trong chính công ty mình và trở thành một đối tác của Guy Francon. Công ty Francon & Heyer đổi tên thành Francon & Keating. Sau khi Cameron nghỉ hưu, Keating thuê Roark nhưng lẽ tất nhiên là Roark sớm bị sa thải vì không nghe theo hướng đi của Francon.

Roark làm việc một thời gian ngắn tại công ty khác rồi mở văn phòng riêng, chật vật tìm kiếm khách hàng và cuối cùng phải đóng cửa văn phòng. Anh nhận công việc thợ khai thác tại mỏ đá granit của Francon, sau đó anh gặp con gái của Francon là Dominique Francon - một người viết chuyên mục trang trí nội thất cho tờ Ngọn Cờ New York, ngay tại đây, có một sức hút bí ẩn mãnh liệt dẫn đến một đêm ân ái giữa hai người. Ngay sau đó, Roark trở về New York tiếp tục công việc và gặp phải sự quấy rối của Ellsworth M. Toohey - tác giả của mục kiến trúc trong tờ Ngọn cờ New York, khiến một trong những khách hàng kiện Roark ra toà. Dù đứng ra bảo vệ quan điểm của Roark nhưng anh vẫn thua kiện, Dominique thất vọng trước thế giới mà những người đàn ông như Roark không được ghi nhận cho sự vĩ đại, cô quyết định sống với thế giới thật, kết hôn cùng Keating, nói và làm bất cứ điều gì Keating muốn, thuyết phục khách hàng đến với Keating thay vì Roark. Thậm chí, để Keating nhận được hợp đồng Stoneridge - một công trình rất lớn của Gail Wynand (chủ sở hữu và chủ bút của tờ Ngọn cờ New York), Dominique đồng ý ngủ với Wynand. Và với sự thu hút mạnh mẽ từ sắc đẹp say lòng của một người phụ nữ trẻ ẩn giấu nỗi niềm khát khao yêu thương và ngưỡng vọng tài năng chân chính, Wyand yêu cầu Keating ly dị và cưới Dominique.

Muốn xây nhà cho mình và người vợ xinh đẹp, Gail Wyand phát hiện ra rằng mọi ngôi nhà ông thích đều được thiết kế bởi Roark, vì vậy ông tuyển mộ Roark để xây nhà. Roark và Wynand trở thành bạn thân và Wynand không biết về mối quan hệ trong quá khứ của Roark với Dominique. Guy Francon đã về hưu, chỉ còn Keating và công ty đang lao dốc, Keating cầu xin Toohey giúp có được dự án nhà ở Cortlandt và yêu cầu Roark giúp thiết kế. Roark đồng ý thiết kế Cortlandt dưới tên Keating với điều kiện rằng toà nhà sẽ được xây dựng chính xác như thiết kế. Khi Roark trả về từ một chuyến đi dài với Wynand, phát hiện thiết kế Cortlandt đã bị thay đổi, Roark đã cho nổ toà nhà.

Roark bị bắt giữ, Wynand ra sức bảo vệ Roark bằng mọi giá nhưng đứng trước sức ép công chúng và nhân viên, Wynand đã đưa vào bản tố cáo Roark để tờ Ngọn cờ được như trước. Tại phiên toà, Roark phát biểu về giá trị của cái tôi và phải duy trì cái tôi đó với chính bản thân mình. Các thẩm phán đã quyết định cho Roark vô tội. Dominique rời bỏ Wynand và kết hôn với Roark. Wynand quyết định đóng cửa tờ ngọn cờ New York và yêu cầu Roark thiết kế một toà nhà minh chứng cho dấu ấn và uy quyền của mình.

 

… người sáng tạo với “Chân lý Ngược dòng”…

Bằng lối viết đơn giản, gãy gọn súc tích và trực quan, tác phẩm tuy chỉ xoay quanh một cơ số ít các nhân vật Peter Keating, Ellsworth M.Toohey, Gail Wynand và Howard Roark nhưng lại tạo nên một sức hấp dẫn vô hình, lôi cuốn độc giả mạnh mẽ qua cấu trúc xây dựng cốt truyện tập trung vào các nhân vật điểm hình trong một thế giới điển hình giữa các mối tương quan. Đó phải chăng là thành công của nữ tác gia kiêm nhà tâm lý học Ayn Rand hay đơn thuần là sự thuần khiết tinh tế của một câu chuyện đánh trúng vào “cái tôi” của đối tượng tiếp nhận?

Theo dấu hành trình của Roark trên con đường hoạt động kiến trúc theo trường phái hiện đại, trường phái mà anh cho là ưu việt hơn so với lối kiến trúc truyền thống mà hầu hết tất cả mọi người tôn thờ, ta có thể cảm nhận ngọn lừa đam mê công việc luôn sục sôi bùng cháy bên trong cái dáng vẻ lạnh lùng bất cần của một người sáng tạo chỉ quan tâm đến công việc sáng tạo và hững hờ với thế giới xung quanh, theo đúng như triết lý của Roark khi đứng trước quan tòa:

"Những người sáng tạo luôn là những người có cái tôi. Người sáng tạo không phục vụ cái gì và không phục vụ bất cứ ai khác. Anh ta sống vì chính bản thân mình. Và chỉ có bằng cách sống vì bản thân, anh ta mới có thể đạt được những thành tựu vinh quang của loài người. Đó chính là bản chất của sự thành công..."

Lời biện chứng đó là chân lý cho cuộc đời của Roark – một người sáng tạo và xem công việc đó là lý tưởng, là lẽ sống cuộc đời. Và cũng chính vì phương châm sống đó mà Roark, ngay từ đầu câu chuyện, đã xuất hiện với những đường nét rất riêng biệt, độc đáo với khung xương, sự gầy gò mài mòn của tư duy hay những nét xộc xệch của vẻ ngoài không chăm chút. Dường như tất cả tinh thần, trí lực, sức lực và tâm lực của anh đều đã cống hiến và dâng hiến hết mình cho sáng tạo nghệ thuật, đến mức vẻ ngoài không còn quan trọng nữa, cơ thể chỉ là một cỗ máy vận hành và thực hiện các chức năng của tư duy.

Từ những lời của Roark và chính con người anh, ta nghĩ đến Peter Keating, một con người hào hoa phong nhã, một sinh viên thủ khoa toàn diện, một ứng viên sáng giá cho các vị trí cao trong bảng xếp hạng xã hội. Thế nhưng, những vầng hào quang xoay quanh Keating sớm lụi tàn hay nhạt nhòa mặc dù anh vẫn lịch thiệp vẫn có sức hút giao tiếp và biết tận dụng triệt để những mối quan hệ xung quanh mình, chỉ vì một lý do duy nhất: tài năng thực cốt lõi. Keating thiếu năng lực sáng tạo, hay chính xác hơn, anh là một “sản phẩm hoàn hảo” của hệ thống giáo dục và xã hội đương thời, hoàn hảo đến mức anh chẳng còn biết đến “cái tôi” bản ngã của riêng mình. Những công trình của anh vẫn có đấy, vẫn hiện hữu, bản vẽ vẫn tồn tại và được tạo ra nhưng chúng chỉ đơn thuần là những sự tổng hợp, chắp vá, kế thừa vô hồn chứ không bao hàm, ẩn chứa những “chủ ý” của một người sáng tạo đang sản sinh đứa con tinh thần độc đáo và khác biệt. Chưa bao giờ, chưa bao giờ Peter Keating tạo được một dấu ấn riêng của chính bản thân mình.

Cũng phải thôi, bởi lẽ khi mà

mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người. Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác.

Peter Keating hay những những nhân vật khác có mối quan hệ xung quanh Howard Roark, phản diện hoặc chính diện, thậm chí cả hai, không chỉ làm cho tác phẩm rất giàu kịch tính và đậm tính triết lý mà còn giúp người độc nhận ra được những biểu hiện của hai thái cực: người sáng tạo và người thứ sinh – “ăn bám”. Song, thế hệ những kẻ “ăn bám” sống bào mòn vào sức sáng tạo của người khác lại đang chiếm một phần lớn trong xã hội và được tung hô, ca ngợi với vỏ bọc những người có “ý thức cộng đồng”. Từ khi nào thước đo thành công được tính bằng những mối quan hệ khả dụng và mức độ “được yêu thích”? Từ khi nào mà một thiên tài nhưng có ngoại hình “khó ưa” bị vùi dập và xem là “tài năng dị hợm”? Từ khi nào mà những người chỉ cần “làm được việc” và có “tinh thần thái độ tốt” với những người xung quanh lại được đánh giá là “vốn quý của tổ chức”? Vâng, “thái độ là một yếu tố nhỏ có thể mang đến sự thay đổi lớn” nhưng nếu chỉ có thái độ mà thiếu mất thực tài thì thế giới sẽ không thể phát triển, những công trình và phát minh mới sẽ không còn khi mà hầu hết các nhà khoa học đại tài đều có xu hướng xa lìa thực tế và trốn tránh cộng động. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần xem lại tiêu chuẩn và thước đo về thành công và tài năng thực sự.

 

…“cái tôi vị kỷ” khát khao độc lập trước “số đông tập thể”!

Là một tiểu thuyết mang hơi thở triết học, tựa hồ một tuyên ngôn của những nhà sáng tạo đang cố gắng vươn lên trong những nỗ lực tự khẳng định bản thân và mang đến những giá trị giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn, Suối nguồn không dạy chúng ta về triết lý sống và đam mê hay sáng tạo. Trái lại, Suối nguồn là một chất bán dẫn để tự mỗi bản ngã cảm nhận và tìm ra hướng đi của riêng mình. Sống và sáng tạo trong cô đơn như Howard Roark hay tận hưởng những mối quan hệ và danh vọng như Peter Keating, đó là một lựa chọn.

Nếu lựa chọn Roark, thì ta cần chuẩn bị đối mặt với nỗi cô đơn vì

Người vị kỷ theo nghĩa tuyệt đối không bao giờ bắt người khác hy sinh cho mình. Anh ta sống vượt ra ngoài nhu cầu sử dụng những người khác, dù dưới bất cứ hình thức nào - anh ta không quan tâm tới người khác. Anh ta không sống vì bất cứ ai – và anh ta không yêu cầu ai phải sống vì anh ta.

Nếu lựa chọn Keating, thì ta cần trau dồi thêm năng lực nếu không muốn một ngày phải chạy đến van nài những người sáng tạo hỗ trợ khi không đủ thực tài vì lẽ thường sẽ rất khó để những người sáng tạo gò bó và ép buộc tư duy theo hướng đạt được thành công và mục đích chiều lòng cả cộng đồng, xã hội.

Bên cạnh đam mê sáng tạo cống hiến cho công việc, Suối nguồn còn là bài học day dứt về tình yêu thương, mà ở đó, yêu thương cũng vấn vương sai lầm bởi những định kiến, những tiêu cực, những vụng dại nên thay đổi bản thân hay nên từ bỏ, níu kéo, có nên chăng ngả theo hiện thực hay hết mình ôm ấp một mảnh tình con con, một bóng hình lý tưởng? Tình yêu, có đôi khi là những khát khao, là những mưu cầu chiếm hữu, cũng có khi là những sực bất lực buông thả và “lạc trôi” đôi lúc như những khi Dominique rời bỏ những gã si mê nàng. Nhưng cũng lắm rối ren và ray rứt, có chút tiếc nuối những phút giây hoang dại cuồng si, những lựa chọn sai lầm và lựa chọn sai người hoặc đúng người nhưng lại sai thời điểm. Đến cuối cùng, yêu thương cũng nên có điểm dừng và những khi từ bỏ, như khi người đàn ông quyền lực như Wynand phải ngồi đó nghe phiên toà kể về chuyện ngoại tình của vợ khi hai người ly dị, giải thoát Dominique đến với tình yêu đích thực nhưng cũng chính là bản án cô đơn cho suốt phần đời còn lại của Wynand.

Những nhân vật trong Suối nguồn có một câu chuyện riêng và dường như khi trang sách khép lại thì họ vẫn đang sống và sống rất thật với cái bản năng và đức tin nguyên thủy từ lúc được sinh ra của mình. Yêu ghét, thương rồi lại xa, hận thù rồi chối bỏ, đam mê và thức tỉnh,... tất cả những cung bậc xúc cảm tuôn trào có khi được đẩy lên đến tột cùng đỉnh điểm nhưng cũng có đôi lúc cảm tưởng như vô cảm, tầm thường. Những nỗi đau không quá sâu, yêu đương không kéo dài quá lâu, duy chỉ có những công trình – đứa con của sáng tạo là vẫn luôn còn mãi, trường tồn với thời gian. Có thể Roark đã đúng khi tuyên bố rằng “Điều đức hạnh duy nhất mà con người có thể làm cho nhau và cái thỏa thuận duy nhất cho mối quan hệ hợp lý giữa người với người là - Buông nhau ra! “Văn minh hóa là một quá trình giải phóng mỗi người khỏi mọi người.” Phải, chỉ có buông nhau ra và sống như những thực thể độc lập, duy nhất, sống vì và cho chính bàn thân mình thì con người mới thoát cảnh khổ đau khốn cùng. Chung quy buồn bực cũng xuất phát từ những “mối quan tâm” và suy nghĩ thái quá đến tâm tư, nét mặt và suy nghĩ của người khác, về mình hoặc về một ai đó xung quanh. Thiết nghĩ, nếu con người chỉ quan tâm vừa đủ và thật sự tập trung cho “cái tôi” riêng của mình, có thể thế giới sẽ bớt đi rối rắm và bản thân chủ thể chính con người có lẽ sẽ thấy hạnh phúc hơn!

Khi giở ra những trang đầu của danh tác Suối nguồn, cứ ngỡ như lạc bước vào một thế giới lý tưởng dành cho những những trái tim quyết liệt, đầy ắp tham vọng, đam mê với niềm tin và tình yêu mãnh liệt, luôn sẵn sàng nếm trải cho dù phải trả bằng bất cứ giá nào. Thế nhưng, khi đóng lại tác phẩm, ta bỗng thấy vỡ òa, thỏa thê và ngây ngất nhưng đâu đó vẫn phảng phất thoang thoảng ưu tư và có đôi chút hụt hẫng, chút luyến tiếc, chút gợn sóng lăn tăn về khái niệm được mang danh “cái tôi vị kỷ”, về vai trò của những người sáng tạo cô đơn cũng như giá trị cuối cùng của chân lý sáng tạo toàn năng. Một người, nếu như chỉ có thể có một chân lý trong cuộc đời, một cơ hội để tỏa sáng và chứng minh cho giá trị tồn tại, thì liệu người đó có nên chăm chút cho vẻ đẹp bên ngoài để mưu cầu thành công, danh tiếng và sự ngưỡng vọng hay chỉ đơn thuần theo một lẽ rất đỗi tự nhiên của bản ngã, sống đúng nghĩa đời sống của kiếp người sáng tạo giống như "những tòa nhà – sẽ được xây bằng bê tông – là một khối mô phỏng phức tạp bao gồm những kết cấu đơn giản; nó không có các họa tiết trang trí; không cần phải trang trí; vì bản thân những hình khối đã có được vẻ đẹp điêu khắc rồi."

 

Tác giả: Kim Thơ - Bookademy

------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Xem thêm

Cuốn sách này là một sự giác ngộ lớn đối với học sinh trung học và đại học ở Mỹ. Nó thể hiện chủ đề về sự cống hiến trong sáng, quyết liệt để mài giũa bản thân thành một lưỡi kiếm cứng rắn của năng lực và thành tựu, không chấp nhận sự thỏa hiệp, phớt lờ và gạt bỏ những kẻ yếu đuối, bất tài và những kẻ hay phản đối khi bạn lao lên nắm lấy vận mệnh của mình. Bạn là một "Đội quân một người". Không thể phủ nhận sức hấp dẫn thứ hai của sân khấu này. Nó làm tôi nhớ đến tất cả những thanh thiếu niên say mê đồ ninja và wu shu và những thứ tào lao thần bí phương Đông khác (được hỗ trợ bởi một ngành công nghiệp tiểu thủ gồm các tạp chí và danh mục hướng dẫn ngớ ngẩn về ném sao và những thứ tương tự). "Tôi sẽ rèn luyện bản thân trên chiếc đe nóng bỏng của trải nghiệm gian khổ để trở thành một chiến binh dũng mãnh..." hoặc đại loại như vậy.

Tôi đã đọc "Suối nguồn" ở trường đại học và rất nhiều bạn cùng lớp cũng vậy. Tôi phát hiện ra rằng những người *thực sự* bị cuốn hút bởi nó có xu hướng là những kẻ ngu ngốc kiêu ngạo, có tài năng vừa phải trong một lĩnh vực nào đó -- nghệ thuật hoặc âm nhạc chẳng hạn -- và nghĩ rằng Ayn Rand vừa cho phép họ mở nút chai tuyệt vời của mình. 

"Gen Z là thế hệ vượt sướng". Vượt qua những gì sẵn có của thế hệ cũ đã tạo ra kể cả những thành quả công nghê, nghệ thuật và kiến trúc. Điều gì còn có thể thúc đẩy thế hệ này bước tiếp trên những con đường hoàn toàn mới khi mà chúng có đủ những gì chúng cần.

Cái tôi và sự sáng tạo trong cuốn sách này là những gì mà tác Ayn Rand có nơi mà những người trẻ bỏ đi chủ nghĩa cá nhân để trôi đi theo dòng người. Chúng chẳng có gì để sáng tạo? Hay là không dám? 

Để hiểu hơn hình ảnh tác phẩm Suối Nguồn, tôi hóa thân vào nhân vật Howard Roark: "Với một tầm nhìn không vay mượn, kẻ sáng tạo không bao giờ bị thôi thúc với khát vọng và sứ mệnh phục vụ cho nhân loài, tôi và những người đó sẽ dùng chân lý để tiến lên, đầy bất chấp và không ngừng nghỉ. Mục đích sống của tôi là một bản vẽ và chiếc bút chì, sự sáng tạo bên trong tôi đang bất chấp tất cả để hít thở và tồn tại một cách mãnh liệt. Sự sáng tạo không phải là sự kế thừa của người đi trước, tòa kiến trúc hiện đại không thể là thành phục hưng. Tầm nhìn rộng mở, sức mạnh và trái tim dũng cảm bắt nguồn từ cái tôi, một thực thể làm công việc tư duy, cảm giác và đánh giá cùng hành động. Đó là bản chất của sự thành công mà việc nhận thức không thể bị chia sẻ hoặc chuyển giao cho người khác. Bạn sợ rằng điều đó sẽ không kiếm được ra tiền sao? Tôi không đặt lao động của mình xuống dưới nhu cầu khách hang, bởi vì điều khách hàng cần là một “ngôi nhà” chứ không phải người chỉ nhận tiền rồi trao cho họ một “chiếc hang”.

Chúng ta là thế hệ mới, một thế hệ tiếp nhận và phát huy, tuy nhiên, ta sẽ sống và không ngừng sáng tạo. Đối với nhiều người đây chỉ là một lời huênh hoang, nhưng đối với tôi, đây là điều tôi sẽ theo đuổi suốt cuộc đời này, những tác phẩm của tôi sẽ không nhuốm bản thể của người khác.

6 điểm

Suối nguồn là một câu chuyện về cả thất bại và chiến thắng. Nó chán nản và phấn khích, mời gọi và gay gắt. Và triết lý của nó, giống như tất cả những lời nói dối vĩ đại, có hơn 3/4 là sự thật.

Trong cuốn tiểu thuyết dài này, Ayn Rand trình bày về người đàn ông lý tưởng và triết lý về chủ nghĩa khách quan của cô. Triết lý này bác bỏ lòng thương xót, lòng vị tha, lòng bác ái, sự hy sinh và sự phục vụ. Những đức tính được tuyên bố này được miêu tả là điểm yếu hoặc là công cụ để khuất phục. Triết lý của cô là một loại chủ nghĩa tư bản cực đoan được áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc sống; Giống như bàn tay vô hình của Adam Smith, nếu con người theo đuổi những lợi ích ích kỷ của bản thân thì cuối cùng nhân loại sẽ được hưởng lợi. Rand lập luận rằng chủ nghĩa vị tha buộc đàn ông phải bắt người khác phải phục tùng, để họ có thể tự coi mình là công bình; nó là căn nguyên của những tệ nạn lớn nhất trên thế giới (Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa Quốc xã, v.v.); nhưng chủ nghĩa ích kỷ đã dẫn đến những sáng tạo giúp giảm bớt đau khổ của con người trong nhiều thế hệ sau.

Triết lý của cô được thể hiện ngắn gọn nhất bởi anh hùng kiến trúc sư Howard Roark, người nói: “Tất cả những gì hình thành nên cái tôi độc lập của con người đều tốt. Tất cả những gì thu được từ sự phụ thuộc của con người vào đàn ông đều là xấu xa.” Triết lý của Rand hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa tập thể lúc đó đang càn quét thế giới trong biển máu. Chủ nghĩa tập thể "đã đạt tới," Roark nói, "một quy mô kinh hoàng chưa từng có. Nó đã đầu độc mọi tâm trí. Nó đã nuốt chửng hầu hết châu Âu.

Roark lập luận rằng “chỉ bằng cách sống cho chính mình” con người mới có thể “đạt được những điều vinh quang của nhân loại” và “không ai có thể sống thay người khác . . . Người cố gắng sống vì người khác là người phụ thuộc. Anh ta là kẻ ăn bám trong động cơ và ăn bám những người anh ta phục vụ.” Tuy nhiên, bản thân Roark lại là một trí thức tinh túy, người có cùng nhược điểm với những trí thức đã tạo ra Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa Quốc xã và những “tệ nạn vị tha” khác; nghĩa là, anh ta có khả năng yêu con người một cách trừu tượng nhưng không có khả năng yêu con người một cách cụ thể: “Người ta không thể yêu con người mà không ghét hầu hết những sinh vật giả vờ mang tên anh ta”.

The Fountainhead thể hiện một chủ nghĩa cá nhân đặc trưng của Mỹ, và do đó thật ngạc nhiên khi The Fountainhead, theo như tôi biết, chưa bao giờ được tranh cử cho danh hiệu “Tiểu thuyết vĩ đại của nước Mỹ”. Tất nhiên, mặc dù nó nhấn mạnh rằng chủ nghĩa cá nhân đã làm cho đất nước chúng ta trở nên vĩ đại, nhưng nó có nhất thiết phải bỏ qua và bác bỏ một lực lượng tiến bộ khác trong lịch sử đất nước: Cơ đốc giáo Hoa Kỳ.

Vậy còn câu chuyện thì sao? Bất chấp cuộc đối thoại triết học phong phú, câu chuyện không bị hy sinh để tạo ra một chuyên luận về đạo đức. Các nhân vật hấp dẫn, phát triển rất tốt và câu chuyện đôi khi rất hấp dẫn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa anh hùng và nữ anh hùng của chúng ta chưa bao giờ hoàn toàn thuyết phục được tôi, và tôi cảm thấy vô cùng lo lắng khi Rand cảm thấy cần phải coi cưỡng hiếp là một yếu tố thiết yếu và thậm chí tích cực trong sự kết hợp của họ. Ban đầu, câu chuyện đã thu hút tôi, nhưng sau đó bắt đầu khiến tôi mất hứng thú trong vài chương, khi Rand phá vỡ một trong những quy tắc về cấu trúc tốt và không bắt đầu phát triển nhân vật chính cho đến khi đi được nửa cuốn tiểu thuyết.

Tôi đánh giá nó cao như vậy bởi vì tôi thích những cuốn tiểu thuyết thực sự khiến tôi phải suy nghĩ và xem xét lại các giả định của mình, cho dù tôi duy trì hay bác bỏ chúng như một hệ quả. Tôi rất vui vì đã không đọc Rand khi tôi còn là một thiếu niên và chưa theo đạo Cơ đốc, vì tôi sợ Chủ nghĩa Khách quan của cô ấy có thể đã ảnh hưởng đến tôi; cô ấy có cách nói chuyện với (và có lẽ là thu hút?) học sinh có tư tưởng độc lập, người cảm thấy áp lực về sự tuân thủ trí tuệ. Tôi cũng cho nó bốn sao vì tôi đọc nó vào thời điểm tôi thấy khó đọc tiểu thuyết và nó đã khơi dậy niềm yêu thích đọc sách trong tôi.

Tất nhiên cuốn sách này 5 sao đối với tôi, tại sao? Bởi vì bất cứ khi nào tôi nghĩ lại về cuốn sách này, tôi đều không nói nên lời.

Những bài học nó dạy tôi và cuộc sống nó cho tôi thấy là vô giá. Vì vậy, bất cứ điều gì bạn có thể tìm thấy dưới đây là những cảm xúc lẫn lộn mà tôi có thể rút ra khỏi đó.

Cuốn sách này giúp bạn nhận ra nỗi đau, sự thống khổ của một người luôn đứng trên niềm tin của chính mình, bất chấp các quy tắc xã hội và cái gọi là văn hóa thế giới hiện đại. Vì vậy, hôm nay bất cứ khi nào tôi thấy một người chiến đấu với thế giới vì niềm tin và giá trị của riêng mình, tôi luôn có thể thấy một chút đồng cảm trong nhân vật.

Điều quan trọng nhất trong tính cách của một người đàn ông là Sự chính trực, đó là điều khiến nhân vật luôn sống thật với chính mình và mang lại cho nhân vật lòng dũng cảm để chiến đấu với mọi thứ khác trên thế giới này.

Xã hội và những người thứ hai luôn cố gắng biến người khác thành kẻ thứ hai và họ sẽ không bao giờ để họ làm điều gì đó mà họ không thể làm được. Chính cái tôi của con người đã giúp nhân vật vượt qua. Chính tình yêu công việc khiến nhân vật hạnh phúc.

Nhưng xã hội dạy anh rằng mọi thứ khiến anh hạnh phúc đều là tội lỗi và anh sẽ không bao giờ là người hạnh phúc. Nhưng đó là quyền cơ bản của con người để được hạnh phúc và thế giới nói chung gọi đó là sự ích kỷ của nhân vật. 

"Suối nguồn" của Ayn Rand là một trong những tác phẩm vĩ đại của thế kỷ 20. Cuốn tiểu thuyết này kể về cuộc hành trình của một kiến trúc sư tên là Howard Roark, một người đàn ông đầy quyết tâm và độc lập, trong việc theo đuổi đam mê nghệ thuật kiến trúc của mình. Đây là một tác phẩm nổi tiếng của triết học đối lập của Ayn Rand, gồm cái gọi là "đối diện cái truyền thống" và tôn vinh sự độc lập cá nhân.

Một điểm đặc biệt của cuốn sách là cách Ayn Rand xây dựng những nhân vật sống động và phức tạp. Howard Roark, như một biểu tượng của sự độc lập và tư duy sáng tạo, đối mặt với nhiều khó khăn trong việc bảo vệ tài năng và tôn trọng bản thân mình trong một thế giới nơi sự bảo thủ và đồng thuận là quyền lực. Cuốn tiểu thuyết khám phá những cung bậc cảm xúc, đấu tranh và khao khát của Roark trong việc xây dựng những kiến trúc tác phẩm đầy tính nghệ thuật.

Ngoài việc tạo ra những nhân vật đáng nhớ, cuốn sách còn đưa ra các triết lý về tầm quan trọng của sự độc lập cá nhân và sự sáng tạo trong xây dựng một xã hội phồn thịnh và tiến bộ. Ayn Rand thể hiện tình yêu và tôn vinh cho sự tự do và khả năng lựa chọn của con người thông qua những tư tưởng rõ ràng và rất phản đối sự giả dối.

Suối nguồn là một cuốn tiểu thuyết triết học được xuất bản năm 1943, kể về cuộc đấu tranh của một kiến trúc sư tài năng, Howard Roark, để theo đuổi lý tưởng của mình trong một thế giới bị chi phối bởi chủ nghĩa tập thể.

Cuốn tiểu thuyết có nhiều điểm hấp dẫn. Nhân vật chính, Howard Roark, là một nhân vật phức tạp và đầy lôi cuốn. Anh ta là một người có tài năng và đam mê, nhưng cũng là một người cứng rắn và độc đoán. Nhân vật nữ chính, Dominique Francon, là một người phụ nữ mạnh mẽ và độc lập, nhưng cũng là một người đầy mâu thuẫn. Cốt truyện của cuốn tiểu thuyết cũng rất hấp dẫn, với nhiều tình huống cao trào và kịch tính.

Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết cũng có một số hạn chế. Cuốn sách dài và có thể khiến người đọc cảm thấy mệt mỏi ở một số đoạn. Ngoài ra, các nhân vật của Rand thường được miêu tả một cách đơn giản và phiến diện, khiến họ trở nên thiếu thuyết phục.

Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết có một số quan điểm triết học gây tranh cãi. Rand là một người theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan, và các quan điểm của bà được thể hiện rõ nét trong cuốn tiểu thuyết. Rand tin rằng con người nên sống vì chính mình, và không nên giúp đỡ người khác. Bà cũng tin rằng chủ nghĩa tập thể là một mối đe dọa đối với tự do cá nhân.

Những quan điểm này đã bị nhiều người chỉ trích là ích kỷ và độc đoán. Tuy nhiên, chúng cũng đã thu hút được sự ủng hộ của nhiều người, bao gồm cả tác giả của đoạn văn này.

Nhìn chung, "Suối nguồn" là một cuốn tiểu thuyết triết học đầy suy ngẫm, nhưng không dành cho tất cả mọi người. Cuốn sách sẽ phù hợp với những người quan tâm đến các chủ đề triết học, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể.

"Suối nguồn" là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ayn Rand, được xuất bản năm 1943. Cuốn sách được biết đến là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng chính trị nhất thế kỷ XX, làm nảy sinh các phong trào tự do và bảo thủ.

Về mặt câu chuyện, Suối nguồn có một số điểm hấp dẫn. Nhân vật chính, Howard Roark, là một kiến trúc sư tài năng nhưng cứng rắn, luôn sống đúng với lý tưởng của mình. Nhân vật nữ chính, Dominique Francon, là một người phụ nữ mạnh mẽ và độc lập. Nhà xuất bản Gail Wynand là một nhân vật phức tạp, vừa là người ngưỡng mộ Roark, vừa là đối thủ của anh. Các nhân vật phụ trong cuốn sách cũng được xây dựng khá đa dạng và thú vị.

Tuy nhiên, cuốn sách cũng có một số hạn chế. Cuốn sách dài hơn gấp đôi những cuốn tiểu thuyết thông thường, khiến nó trở nên lê thê ở một số đoạn. Ngoài ra, Rand thường miêu tả các nhân vật với gang  màu đen trắng, không có sắc thái.

Nhưng điều đáng lo ngại nhất của "Suối nguồn" là tư tưởng của nó. Rand là một nhà tư tưởng theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan, và các quan điểm của bà được thể hiện rõ nét trong cuốn sách. Rand tin rằng con người nên sống vì chính mình, và không nên giúp đỡ người khác. Bà cũng tin rằng chủ nghĩa tập thể là một mối đe dọa đối với tự do cá nhân.