Nếu có ý định trở thành một Giảng viên đại học hay hiện đang là một Giảng viên luôn mong muốn những bài giảng của mình trở nên thật lý thú và hiệu quả thì bạn đọc không nên bỏ lỡ tác phẩm Niềm vui dạy học (Người dịch: Tô Diệu Lan – Trần Lữ Mai Thy; Hiệu đính: Hoàng Kháng) của tác giả Peter Filene, giáo sư lịch sử ở University of North Carolina – Chapel Hill, Hoa Kỳ, là người đã được trao tặng sáu giải thưởng về giảng dạy.

                                                                                            

Hiểu chính mình với vai trò giảng viên

Công việc của nhà giáo dục với vị trí là giảng viên đại học luôn đòi hỏi những nỗ lực vươn lên, sự suy nghĩ sáng tạo. Nếu đó là công việc được bạn lựa chọn thì bạn cần thấu hiểu bản thân trước khi bắt tay vào thực hiện nó. Dạy học là nghề cao quý, cũng bởi vậy bạn được trông đợi rất nhiều. Điều ấy có nghĩa bạn cần phải xác định nghiêm túc lý do tại sao bản thân lại muốn trở thành giảng viên và đâu là hình mẫu giảng viên mà bạn mong muốn trở thành. Công việc tưởng chừng đơn giản song thường bị bỏ qua này rất quan trọng bởi nếu dành toàn bộ thời gian cho nghiên cứu hay đầu tư vào các giáo án hoặc chấm các bài kiểm tra mà không mang trong mình lý tưởng nào đó, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và tồi tệ hơn, sinh viên sẽ cảm nhận điều đó từ bạn. Không chỉ cung cấp tri thức, bạn còn là người dẫn dắt cho những sinh viên đến với cuộc sống, giúp họ thoát ra khỏi vùng an toàn của chính họ để tự tin làm chủ cuộc đời mình. Dù là giảng viên, giáo viên hay bất kì một nhà giáo dục nào thì chính bản thân bạn là cuốn giáo trình sinh động nhất. Đó không nên là một cuốn giáo trình mang nội dung khô khan được đánh số nghiêm ngặt.

         

Giảng viên này có thể là “mẫu mực về tính khách quan” không thiên vị. Giảng viên kia có thể mong muốn sinh viên cảm nhận được vẻ đẹp và quyền năng của chủ đề môn học. Giảng viên nọ có thể cố gắng thay đổi tính tự mãn của sinh viên bằng cách thách thức sự khôn ngoan thường có của họ và thúc giục họ thách thức lại quan điểm của mình


Hàng ngàn nghiên cứu đã cho thấy những giảng viên giỏi thường thể hiện năm phẩm chất sau (những phẩm chất này phụ thuộc vào những kỹ năng cá nhân hơn là sự tinh thông về mặt học thuật):


Lòng nhiệt tình (enthusiasm) đứng đầu bảng

Cách một giảng viên truyền đạt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ trong buổi học thể hiện sự hứng thú của họ với bộ môn họ đang giảng dạy. Sự đam mê trong lĩnh vực để lại ấn tượng mạnh trong lòng sinh viên. Chính điều này lôi cuốn sinh viên tham gia tương tác với giảng viên và phần nào đó, ảnh hưởng sự nhiệt tình cũng như lòng yêu thích môn học. Giảng viên là nguồn cảm hứng để những sinh viên kiên nhẫn lắng nghe để rồi khám phá ra mong muốn tiềm ẩn của mình đối với từng lĩnh vực khác nhau trong học tập cũng như cuộc sống.


Sự rõ ràng (Clarity)

Đối thoại hay giảng bài cho sinh viên tức là đang hướng dẫn cho những con người mới đến với những lĩnh vực mới. Sự uyên bác được trình bày theo cách tinh gọn, dễ hiểu là điều những giảng viên giỏi thường làm. Đối với các nhà nghiên cứu hay các đồng nghiệp, đó có thể bị coi là vắn tắt thế nhưng đối với những sinh viên thì một buổi trình diễn các ngôn ngữ hàn lâm hay phô diễn các kiến thức cao siêu không phải là một tiết học thú vị. Trước hết đó cần là cuộc đối thoại giữa những con người bình thường với nhau. Để đạt được hiệu quả giao tiếp thì thông điệp cần rõ ràng để phát huy tính hiệu quả bởi trong tất cả các sinh viên ngồi nghe giảng thì có cả những nhà nghiên cứu tương lai song cũng có những người nghệ sĩ, những thợ máy, đầu bếp tương lai- họ mong chờ thứ gì đó hữu ích và dễ sử dụng, cho nên giảng viên cần duy trì sự đơn giản và rõ ràng trong mọi tình huống.  


Cách thức tổ chức (organization)

Trong lớp học, người học là trung tâm nhưng để giúp họ nhận ra điều ấy, giảng viên còn cần là những điều phối viên giỏi biết cách tổ chức các buổi học có kết hợp nhiều biện pháp và hoạt động khác nhau. Tổ chức tốt sẽ tiết kiệm thời gian của đôi bên mà vẫn đảm bảo hiệu quả nội dung môn học. Thời gian và nhu cầu truyền thụ kiến thức sẽ giúp các giảng viên tìm ra cách tổ chức tốt nhất dựa vào đặc điểm của lớp học.


Khơi dậy (Stimulating)

Con người luôn có khát khao học tập đối với những kiến thức hữu ích để giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Thế nhưng, hành trình này luôn bị gián đoạn bởi những nhu cầu giải trí, sự ham nghỉ ngơi hay thói quen trì trệ. Khơi dậy khát khao học tập cho sinh viên là lời hứa mà những giảng viên tâm huyết luôn dành trọn thời gian tìm cách thực hiện. Khi sinh viên muốn học thì việc học mới thực sự bắt đầu. Để làm như vậy giảng viên cần tạo ra sự hào hứng trong lớp học cũng như biết cách tỏa ra niềm tin mãnh liệt vào những điều tích cực. Có thể coi đây là năng lực hiếm của những giảng viên sở hữu nhân cách đặc biệt thu hút. Thế nhưng nếu có sự nhiệt tình đối với bộ môn mình đang giảng dạy thì bất kể giảng viên nào cũng có thể làm được.


Quan tâm (Care)

Ngay từ khi bước vào lớp học thì giữa giảng viên và sinh viên đã hình thành mối quan hệ. Không mối quan hệ nào đủ khả năng phát triển tốt đẹp nếu thiếu đi sự quan tâm lẫn nhau và trong tình huống này, giảng viên cần là người thực hiện trước. Giảng viên tốt quan tâm đến sinh viên bằng cách đối xử với họ một cách công bằng, muốn sinh viên thành công, tôn trọng và động viên giúp đỡ sinh viên trong phạm vi khả năng của mình.

Giảng dạy: Khoa học mang tính nghệ thuật

Vấn đề đầu tiên giảng viên mới gặp phải đó là xây dựng đề cương khóa học. Đề cương khóa học mô tả các hoạt động sẽ diễn ra, những kết quả được kì vọng và trách nhiệm của những thành viên tham gia khóa học. Đề cương khóa học là tấm bản đồ giúp giảng viên, sinh viên theo dõi được lịch trình lớp học để chuẩn bị trước cho hoạt động giảng dạy, thảo luận, làm bài kiểm tra, hoặc chấm điểm thành phần.


Trái với hình dung thông thường về một bản đề cương chi tiết, độ dài của đề cương không quyết định tính chi tiết của chính nó mà là thông tin bản đề cương ấy chuyển tải đến người đọc. Theo kinh nghiệm của tác giả, bản đề cương khóa học tốt nêu lên được bản chất môn học và gói gọn hai mục tiêu chính sau khi khóa học đó kết thúc. Đề ra quá nhiều mục tiêu sẽ khiến cho người học và giảng viên bị quá tải.



Sau khi chuẩn bị xong đề cương khóa học, người giảng viên sẽ trực tiếp đứng lớp để giảng bài. Giảng bài khác hoàn toàn so với đọc bài giảng, người giảng viên sẽ không được đọc lại những kiến thức vốn đã được chuẩn bị sẵn rất công phu của mình mà thay vào đó sẽ phải thuyết trình. Trong lúc thuyết trình, họ có thể kết hợp thêm tranh ảnh, biểu đồ và các thiết bị công nghệ thông tin để hỗ trợ giảng dạy nhưng không nên để cho các thiết bị ấy lấn át đi sự hiện diện của mình. Những khoảng nghỉ ngắn xen kẽ những câu hỏi phù hợp trong lúc giảng bài sẽ gia tăng sự tham gia của sinh viên và hồi tưởng lại những kiến thức đã được đề cập đến trong thời gian học tập.


Thời điểm gặt hái thành quả lao động của người giảng viên đến khi họ bắt đầu cho sinh viên của mình thảo luận. Mặc dù có rất nhiều các phương pháp để đánh giá năng lực của sinh viên nhưng để cùng lúc đo lường cả ý thức và kiến thức cũng như khả năng áp dụng vào hoạt động thực tế thì thảo luận là cách làm tương đối phù hợp. Sinh viên được phép bày tỏ quan điểm cá nhân mà vẫn có cơ hội lắng nghe quan điểm của bạn học để năng cao năng lực nhận thức của bản thân. Buổi thảo luận thành công có đặc điểm là sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm, có sự tham khảo các tài liệu liên quan đến môn học từ trước, đặc biệt là có được giải pháp cuối cùng cho vấn đề được thảo luận. Sau khi thảo luận kết thúc thì giảng viên sẽ tập hợp đánh giá những ưu điểm và hạn chế kết quả chung của buổi thảo luận. Nhiệm vụ khó khăn này sẽ liên quan đến những lời nhận xét và điểm số- thứ khiến cho ranh giới giữa việc học để nâng cao tri thức hay học để đạt được thành tích cao trở nên mong manh.


        Đánh giá là rà soát lại. Đó là một dịp để giúp sinh viên hiểu họ đã tiến bộ như thế nào. Nó là một nửa trong phần đối         thoại giảng viên – sinh viên của bạn.


Khi chấm điểm hoặc nhận xét năng lực học tập của sinh viên, mọi thứ cần được minh bạch, rõ ràng. Điểm số không đủ để phản ánh toàn bộ quá trình làm việc của sinh viên mà sinh viên còn cần đến những lời nhận xét chính xác nhưng tinh tế để duy trì lòng hăng hái học tập của họ. Nếu như họ được điểm cao, hay nêu rõ lý do và ngược lại nếu điểm số của họ thấp, hay giải thích nguyên nhân. Công việc này đòi hỏi người giảng viên tận tâm và thật lòng mong cho sinh viên của mình tiến bộ. Việc cho điểm không kèm theo nhận xét cụ thể dường như là sự lãng quên quá trình mà chỉ nhìn vào kết quả, cách làm ấy là đúng nhưng chưa đủ trong giáo dục nhân cách con người. Để hỗ trợ quá trình chấm bài khách quan hơn, người giảng viên cần dành thời gian xây dựng một bảng tiêu chí rõ ràng kèm theo thang điểm cụ thể cho từng tiêu chí ấy. Cuối cùng là viết lời nhận xét.

    Hãy thu hút sự chú ý của sinh viên (và như vậy cũng tiết kiệm sức lực của bạn) bằng cách dồn hầu hết các nhận xét của bạn thành một phần cô đọng, cân nhắc kỹ lưỡng ở cuối bài. Để đoạn nhận xét đó trong khung như là một bức thư bạn gửi cho người viết, và xưng hô theo đúng tên của họ.

Những điều không nên quên

Cùng với duy trì giảng dạy, để sinh tồn trong môi trường học thuật người giảng viên buộc phải có thời gian để nghiên cứu, công bố các công trình khoa học. Nỗ lực học tập suốt đời của họ là bắt buộc. Yếu tố này khiến cho công việc của giảng viên thú vị hơn song cũng gian nan hơn.


Trên thực tế để làm tốt cùng lúc cả giảng dạy và nghiên cứu, các giảng viên đã phải hi sinh rất nhiều khoảng khắc vui vẻ trong cuộc sống của mình: Từ thời gian thư thái đi xem phim hay dành cho việc chơi môn thể thao yêu thích. Mặt khác, dù cho kỹ năng giảng dạy được đánh giá cao song số lượng các công trình nghiên cứu mới là cơ hội giúp các giảng viên thăng tiến trong sự nghiệp và được cộng đồng thừa nhận. Nghiệp vụ sư phạm là chức năng quan trọng nhưng năng lực nghiên cứu mới là tấm vé quyết định tương lai của giảng viên. Để thích ứng với hoàn cảnh ấy, giảng viên phải từ bỏ thói quen cầu toàn cũng như học cách thấu hiểu với những lần sinh viên không hoàn thành yêu cầu bởi những lý do như: bận đi làm thêm, đau ốm hay không biết tìm nguồn tài liệu, thậm chí, kể cả do họ lười biếng. Bởi trong lớp học, sinh viên của bạn có nhiều dự định trong cuộc sống cũng như nhiều tiết học trong một ngày. Hãy luôn cho họ cơ hội thứ hai bởi chính giảng viên cũng có những giới hạn về sức lực, thời gian và kiến thức.

   

 Sự xuất sắc trong hoạt động giảng dạy không giống như sự xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu học thuật.


Cố gắng giảng dạy không đồng nghĩa với tự vắt kiệt sức mình, giảng viên cần biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Để trở nên xuất sắc ở khía cạnh này đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở nên yếu kém ở khía cạnh khác. Nếu dành trọn thời gian cho công việc và chỉ cho công việc, cuộc sống của giảng viên sẽ mất cân đối, từ đó năng lực của họ sẽ dần dần cạn kiệt bởi thiếu vắng những phút giây đầm ấm bên gia đình hay thưởng thức những thú vui đời thường. Hậu quả là những giảng viên này không bao giờ còn có thể tận tâm tận trí cho các bài giảng và những sinh viên mình từng vô cùng yêu quý.


Lời kết

Tôi yêu thích suy nghĩ cũng như đã lựa chọn gắn bó với hoạt động giáo dục, vậy nên viết review cuốn sách này là một trải nghiệm thú vị. Cuốn sách giúp tôi nhớ lại quãng thời gian học đại học, tôi đã vô tư thưởng thức hay vô tình bỏ lỡ các bài giảng từ những giảng viên- mà không thể hình dung được đầy đủ nỗ lực tuyệt vời họ đã đầu tư cho từng bài giảng. Dạy học và học đều cần đến niềm vui cũng như người dạy và người học nên mang lại cho nhau niềm vui. Bởi khi đến bên nhau, họ đang tự mở ra cho mình những chân trời mới.

Sách Niềm vui dạy học là tấm bản đồ hướng dẫn thực hành đối với các tân giảng viên Đại học. Bằng những chia sẻ thiết thực mang tính gợi mở, người đọc có thể tiếp thu chọn lọc và tự do sáng tạo để khiến cho hoạt động giáo dục trở nên hiệu quả và lý thú hơn.

 

 

Review chi tiết bởi Nguyễn Phú Hoàng Nam – Bookademy

______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia Bookademy Team để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link:

https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

Xem thêm

Cuốn sách "Niềm vui dạy học" của Peter Filene là một nguồn tài liệu quý báu cho những người mới bắt đầu công việc giảng dạy ở trường đại học. Tác phẩm này không chỉ cung cấp hướng dẫn thực tiễn mà còn khám phá sự niềm vui và ý nghĩa của việc truyền đạt kiến thức và tạo ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của học sinh.

Một trong những điểm mạnh của cuốn sách là sự phân tích sâu rộng của tác giả về quy trình giảng dạy và tạo môi trường học tập tích cực. Peter Filene bàn về cách thiết lập mục tiêu học tập, lên kế hoạch cho bài giảng, và thúc đẩy sự tương tác trong lớp học. Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá và phản hồi đối với sự phát triển của học sinh.

Cuốn sách không chỉ tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của giảng dạy mà còn đề cập đến tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường học tập động viên và đầy đủ sự tham gia của học sinh. Tác giả khuyến khích việc sử dụng câu chuyện, ví dụ thực tế và các kỹ thuật khác để làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn và thú vị.

"Niềm vui dạy học" cũng đề cập đến việc quản lý thời gian và năng lượng của người giảng dạy, giúp họ duy trì sự tươi trẻ và đam mê trong công việc. Tác giả chia sẻ các chiến lược để tránh cảm giác kiệt sức và stress trong quá trình giảng dạy.

Cuốn sách "Niềm vui dạy học" của Peter Filene là một tài liệu hữu ích và khuyến khích đối với những người mới bắt đầu sự nghiệp giảng dạy ở trường đại học. Cuốn sách này đi sâu vào cuộc sống của giảng viên và cung cấp nhiều lời khuyên và chiến lược để giúp họ trở thành những nhà giáo xuất sắc và đạt được niềm vui trong quá trình dạy học.

Một điểm mạnh của cuốn sách này là cách Peter Filene sắp xếp nội dung một cách rõ ràng và dễ hiểu. Cuốn sách chia thành các phần khác nhau, bao gồm việc lập kế hoạch cho một khóa học, quản lý lớp học, đánh giá và động viên sự học tập. Từng phần được trình bày bằng cách linh hoạt và cung cấp ví dụ cụ thể để minh họa những nguyên tắc và ý tưởng.

Tác giả cũng đặc biệt tập trung vào việc tạo ra một môi trường học tập tích cực cho sinh viên. Ông thảo luận về cách tạo ra sự kết nối với sinh viên, làm thế nào để khám phá sự đa dạng của họ và cách khuyến khích họ tham gia vào quá trình học tập. Điều này làm cho cuốn sách trở thành một nguồn cẩm nang thực sự hữu ích cho những người muốn nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.

Tuy nhiên, có một số phần của cuốn sách có thể cảm thấy hơi lý thuyết và không thực sự phù hợp cho tất cả các ngữ cảnh giảng dạy. Một số giảng viên mới có thể cảm thấy một số ý tưởng quá thách thức đối với họ, nhất là khi họ đang bắt đầu sự nghiệp giảng dạy.

Tóm lại, "Niềm vui dạy học" của Peter Filene là một cuốn sách hữu ích và đầy động viên cho những người mới bắt đầu trong lĩnh vực giảng dạy đại học. Cuốn sách này cung cấp những hướng dẫn thực tế và lời khuyên quý báu để giúp giảng viên phát triển và tận hưởng sự nghiệp giảng dạy. Đối với ai đang cân nhắc trở thành giảng viên hoặc đã bắt đầu trong vai trò này, đây là một cuốn sách đáng đọc và tham khảo.

Cuốn "Niềm vui dạy học" của Filene đánh giá thực trạng giáo dục đại học cho đại chúng một cách toàn diện và khách quan. Ông không né tránh những vấn đề thách thức, chẳng hạn như sự gia tăng của học trực tuyến và nhu cầu giảng viên phải thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội.

Tôi đồng ý với Filene rằng giáo viên không nên chỉ là người truyền đạt kiến ​​thức. Thay vào đó, chúng ta nên đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

Tôi đặc biệt ấn tượng với chương về thảo luận bắt buộc trong lớp. Filene chỉ ra rằng thảo luận là một công cụ quan trọng để giúp học sinh phát triển các kỹ năng tư duy quan trọng. Ông cũng cung cấp một số lời khuyên thực tế về cách tổ chức và dẫn dắt các cuộc thảo luận hiệu quả.

Tôi cũng đồng ý với Filene rằng việc học tập là một quá trình liên tục và không có hồi kết. Chúng ta cần luôn học hỏi những điều mới, cả trong và ngoài lớp học.

Cuốn sách của Filene là một tài nguyên quý giá cho bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục đại học. Nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc về những thách thức và cơ hội của giáo dục đại học trong thế kỷ 21.

Cuốn sách "Niềm vui dạy học" của Peter Filene được coi là một nguồn tài nguyên hữu ích cho các giảng viên đại học, nhưng nó có thể không phù hợp với tất cả các chuyên ngành.

Cuốn sách này tập trung chủ yếu vào các phương pháp giảng dạy lấy học tập làm trung tâm, vốn phù hợp với nhiều chuyên ngành, bao gồm nhân văn, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, các ví dụ và lời khuyên được đưa ra thường dựa trên các tình huống và bối cảnh cụ thể.

Ví dụ, chương 7 đề cập đến việc mở rộng môi trường học tập và đưa ra một số gợi ý về những việc cần làm trong lớp ngoài việc giảng bài hoặc thảo luận. Các hoạt động này có thể là một cách hiệu quả để kết nối sinh viên với nội dung và khuyến khích họ suy nghĩ một cách sáng tạo. Tuy nhiên, các ví dụ được đưa ra trong chương này thường đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực hơn những gì có sẵn trong các lớp học toán trình độ thấp. Tương tự, phần của chương 8 về chấm điểm tập trung chủ yếu vào việc chấm điểm các bài tiểu luận. Điều này có thể là một cách hiệu quả để đánh giá khả năng viết và tư duy của sinh viên. Tuy nhiên, trong các lớp học toán, sinh viên thường được đánh giá dựa trên các bài kiểm tra và bài tập.

Ngoài ra, cuốn sách có thể được coi là hướng tới các giảng viên nhân văn về giọng điệu. Filene thường sử dụng các ví dụ và thuật ngữ từ các lĩnh vực nhân văn, điều này có thể khiến độc giả không thuộc lĩnh vực này cảm thấy bị bỏ lại.

Nhìn chung "Niềm vui dạy học" là một nguồn tài nguyên hữu ích cho đa số các giảng viên đại học. Tuy nhiên, các độc giả thuộc các lĩnh vực khác có thể muốn tìm kiếm các nguồn tài nguyên khác để đáp ứng nhu cầu của họ.

"Niềm vui dạy học" của Peter Filene là một cuốn sách hữu ích và thú vị dành cho những giảng viên mới bắt đầu trong ngành giảng dạy đại học. Cuốn sách này giúp các giảng viên tập trung vào nhiệm vụ quan trọng của mình - giảng dạy - và cung cấp một loạt khái niệm và kỹ năng thực tiễn để nâng cao hiệu suất giảng dạy và tạo ra một môi trường học tập tích cực cho sinh viên.

Một điểm đáng khen của cuốn sách là sự thực tiễn. Peter Filene đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ nhiều năm làm giảng viên, và các ví dụ cụ thể giúp độc giả hiểu rõ cách áp dụng những nguyên tắc giảng dạy vào thực tế. Cuốn sách không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn chú trọng đến việc tạo sự kết nối với sinh viên, khuyến khích thảo luận và thúc đẩy sự tư duy sáng tạo.

Cuốn sách cũng thảo luận về việc đánh giá và đảm bảo chất lượng trong giảng dạy đại học. Tác giả đưa ra các phương pháp để đánh giá hiệu suất học tập của sinh viên một cách công bằng và khách quan.

Một khía cạnh khác của cuốn sách là việc Peter Filene tạo ra một tinh thần tích cực xung quanh việc giảng dạy. Ông thể hiện sự tôn trọng và tình yêu đối với nghề giảng dạy và truyền đạt niềm vui của mình đến độc giả. Điều này có thể truyền cảm hứng cho những giảng viên mới và giúp họ thấy phấn khích về công việc giảng dạy.

Cuốn sách đề cập đến một số chủ đề chung, chẳng hạn như cách xây dựng giáo trình, lập kế hoạch thảo luận và đánh giá học sinh. Tuy nhiên, các ví dụ và lời khuyên được đưa ra thường dựa trên các tình huống và bối cảnh cụ thể của giảng dạy đại học.

Tổng kết lại, "Niềm vui dạy học" là một nguồn tài liệu quý báu cho những giảng viên mới bắt đầu trong ngành giảng dạy đại học. Cuốn sách này cung cấp các khái niệm và kỹ năng thực tiễn để giúp giảng viên phát triển trong vai trò của họ và tạo ra một môi trường học tập tích cực cho sinh viên. Đối với những ai đam mê giảng dạy và muốn nâng cao khả năng giảng dạy của mình, đây là một cuốn sách đáng đọc.

Cuốn sách "Niềm vui dạy học" của Peter Filene cung cấp lời khuyên hữu ích cho các giảng viên mới.

Cuốn sách được chia thành ba phần:

- Phần một tập trung vào việc xây dựng giáo trình. Tác giả cung cấp lời khuyên về cách tạo ra một giáo trình toàn diện và thực tế, cũng như cách xử lý khi giáo trình không đạt được như mong đợi.

- Phần hai tập trung vào việc giảng dạy trong lớp. Phần này cung cấp lời khuyên về cách lập kế hoạch thảo luận, hình thành câu hỏi thi và dành thời gian cho giờ hành chính.

- Phần ba tập trung vào việc đánh giá học sinh. Peter Filene cung cấp lời khuyên về cách tạo ra các bài kiểm tra và bài tập hiệu quả.

Tác giả là một giảng viên đại học giàu kinh nghiệm, và lời khuyên của ông dựa trên kinh nghiệm thực tế của chính ông. Cuốn sách của ông là một nguồn tài nguyên quý giá cho các giảng viên mới, cung cấp cho họ cái nhìn sâu sắc về những gì cần thiết để giảng dạy thành công.

Dưới đây là một số điểm nổi bật của cuốn sách:

- Lời khuyên thực tế và hữu ích: Tác giả mang đến những lời khuyên cụ thể và thiết thực mà các giảng viên mới có thể áp dụng ngay lập tức.

- Kinh nghiệm thực tế: Peter Filene là một giảng viên đại học giàu kinh nghiệm, và lời khuyên của ông dựa trên kinh nghiệm thực tế của chính ông.

- Đọc dễ hiểu: Cuốn sách được viết theo phong cách dễ hiểu và dễ tiếp cận.

Cuốn sách "Niềm vui dạy học" của Peter Filene cung cấp một số lời khuyên hữu ích cho giáo viên mới, nhưng nó thiếu cấu trúc và tập trung vào các khóa học phi kỹ thuật.

Cuốn sách bắt đầu bằng một lời chào thân thiện và động viên dành cho giáo viên mới. Filene nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tận hưởng quá trình giảng dạy và xây dựng mối quan hệ với học sinh.

Phần lớn cuốn sách tập trung vào các kỹ năng giảng dạy cơ bản, chẳng hạn như xây dựng bài giảng, thiết kế bài tập và đánh giá học sinh. Filene cung cấp một số lời khuyên hữu ích, chẳng hạn như sử dụng các câu hỏi khiêu khích để thu hút sự chú ý của học sinh và tạo cơ hội cho học sinh tương tác với nhau.

Tuy nhiên, cuốn sách thiếu tập trung vào trọng tâm. Các chương được sắp xếp theo chủ đề chung, nhưng các lời khuyên được trình bày một cách rời rạc và khó nắm bắt. Điều này khiến cho việc tìm kiếm thông tin cụ thể trở nên khó khăn.

Ngoài ra, cuốn sách tập trung chủ yếu vào các khóa học phi kỹ thuật. Các ví dụ và lời khuyên được đưa ra dựa trên các chủ đề như văn học và lịch sử, khiến chúng trở nên khó áp dụng cho các khóa học kỹ thuật.

Dưới đây là một số điểm mạnh và điểm yếu của cuốn sách:

Điểm mạnh:

- Lời khuyên hữu ích cho các giáo viên mới.

- Khuyến khích giáo viên tận hưởng quá trình giảng dạy.

Điểm yếu:

- Thiếu cấu trúc và tập trung.

- Tập trung chủ yếu vào các khóa học phi kỹ thuật