Tiền bạc – niềm đam mê bất tận và nỗi đau cùng cực, chủ đề cực độ nhạy cảm nhưng tột cùng cuốn hút của nhân loại. Ai cũng muốn kiếm nhiều tiền để được tự do tài chính, nhưng bạn thực sự dành bao nhiêu tâm huyết cho nó? Bạn có nghiêm túc cải thiện năng lực kiếm tiền, thận trọng tính toán khi chi tiêu? Bạn chú ý quản lý tài chính cá nhân đến mức nào?

Cuốn sách Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân của Brian Tracy cùng cộng sự Dan Strutzel sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên một cách rõ ràng nhất, bằng những kinh nghiệm tư vấn và đào tạo mà hai tác giả được trong sự nghiệp của mình.

Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân sẽ vén bức màn bí ẩn về tiền bạc, mạnh mẽ xóa sạch mọi nhầm tưởng hoang đường, và thẳng thắn chỉ cho bạn thấy, trong môn nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân bạn là tay mơ hay là nghệ sĩ đa tài.

Dù bạn cuồng say hay căm ghét, tôn sung hay chối bỏ đồng tiền, bạn cũng không thể thoát khỏi vòng xoáy của nó. Vậy nên hãy học cách làm chủ đồng tiền, làm chủ cuộc chơi!


Định nghĩa về tiền bạc

Tiền là thước đo giá trị mà con người gán cho hàng hóa và dịch vụ. Nó là thứ quyết định giá trị của hàng hóa và dịch vụ mà một người sẽ bỏ ra. Vật chất không tự thân có giá trị, giá trị của nó là thứ mà ai đó là thứ mà ai đó sẵn sàng trả để sở hữu nó. Tất cả các giá trị gắn cho hàng hóa hay dịch vụ đều mang tính chủ quan. Số tiền ta kiếm được là thước đo giá trị mà người khác gán cho sự đóng góp của chúng ta. Nói cách khác, khách hàng trên thị trường là người quyết định đóng góp của chúng ta có giá trị bao nhiêu.

Tiền là kết quả chứ không phải nguyên nhân. Sức lao động hay sự đóng góp của chúng ta cho một sản phẩm hay dịch vụ là nguyên nhân, còn tiền công, mức lương hay thu nhập mà chúng ta nhận được là kết quả. Nếu như muốn tăng đầu ra chúng ta phải tăng đầu vào. Để kiếm được nhiều tiền hơn, chúng ta phải gia tăng thêm về giá trị, vì thế chúng ta phải tăng cường vốn hiểu biết của mình. Hoặc phát triển trình độ kỹ năng của mình để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc cải thiện thói quen làm việc để đạt hiệu suất cao hơn. Một bí quyết dẫn tới thành công là làm việc toàn bộ thời gian làm việc. Đừng sao nhãng, đừng tán gẫu. Khi làm việc, hãy chỉ làm việc mà thôi. Hãy bắt đầu với sự tập trung cao độ.

Tiền và thời gian có thể hoán đổi cho nhau theo cách này: Chúng có thể được chi tiêu hoặc đem đi đầu tư. Nếu ta chi tiêu tiền hoặc thời gian, nó sẽ biến mất mãi mãi, và tất nhiên không thể lấy lại được. Nếu ta đầu tư nó vào việc có thể mang lại phần thưởng trong tương lai, thì ta có thể hưởng lợi từ nó dài hạn. Và nơi tốt nhất để đầu tư thời gian và tiền bạc là nơi giúp ta tăng khả năng kiếm tiền, và ngày càng trở nên đáng giá hơn.


Chi tiêu thông minh

Vấn đề không phải là ta làm được mà là ta giữ được bao nhiêu – điều này sẽ quyết định tương lai tài chính của chúng ta. Chi tiêu hợp lý thì ta sẽ nhận được lợi tức đầu tư, ta giữ gìn nó, ta tiết kiệm nó. Chi tiêu bất hợp lý thì đồng tiền biến mất mãi mãi, và không bao giờ thu lại được.

Hãy lập kế hoạch tài chính tỉ mỉ. Hãy trì hoãn các khoản chi tiêu lớn càng lâu càng tốt. Hãy tìm lời khuyên từ những người có kinh nghiệm hoặc những người thực sự cẩn trọng trong vấn đề tiền bạc. Đó là tất cả những cách giúp chúng ta trì hoãn chi tiêu cho đến khi phải thực sự chi tiêu. Hãy nhớ rằng, sẽ đến lúc ta trở nên giàu có và số tiền tiết kiệm từ các khoản chi tiêu này sẽ lớn hơn chính khoản chi đó rất nhiều.

Quản lý nợ nần

Cảnh nợ nần sẽ thấy ta thấy mình kém cỏi, lo lắng bất an và tiêu cực. Vậy nên hãy bắt đầu tiết kiệm, dù chỉ 1% mỗi tháng. Có thể sẽ mất đến vài năm nhưng mỗi ngày ta cảm thấy nợ nần ít đi thì gánh nặng cũng dần biến mất theo đó.

Nếu bạn đang có một khoản nợ dù lớn dù nhỏ nào đó, hãy ngồi xuống, lập kế hoạch và đưa việc thoát khỏi cảnh nợ nần lên thứ tự ưu tiên. Đây không phải là việc ta làm ngày nào cũng được hay để dành đến ngày mai mà là việc phải làm ngay bây giờ.

Hãy tạo ra thói quen đọc các bản tin tài chính, các ấn phẩm hay tin tức liên quan đến kỹ năng quản lý tiền bạc ít nhất 10 tiếng mỗi tháng, và bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với khả năng quản lý tài chính đã tiếp thu được từ những nguồn tin trên đấy.


Kiến tạo nguồn thu nhập

Cách duy nhất để tạo ra thu nhập cao là đầu tư thời gian và tiền bạc, sản xuất hàng hóa để tự mình buôn bán, hoặc thu được lợi nhuận từ chúng từ tiền hoa hồng hay cổ tức. Bên cạnh đầu tư vào việc kinh doanh, điều quan trọng hơn là phải đầu tư vào trí óc. Ta không cần khởi đầu với tài năng nhưng nếu chịu đựng khổ luyện, ta có thể phát triển bản thân đến mức đạt được hiệu suất phi thường từ công việc. Nếu ta muốn được trả nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu làm việc sớm hơn một chút, làm việc chăm chỉ hơn một chút, ở lại muộn hơn một chút. Như tôi đã nói, hãy làm việc toàn bộ thời gian làm việc., hãy toàn tâm toàn ý với công việc ta đang làm.

Tạo nguồn thu nhập cao luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng “liều ăn nhiều”. Ai cũng muốn có cuộc sống viên mãn. Ai cũng muốn có khoản thu nhập tốt. Ai cũng muốn có dòng tiền ổn định. Ai cũng muốn có lợi nhuận và lối sống khá giả. Vậy nên cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều có nhiều cạnh tranh.


Mối liên hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc

Khi người ta kiếm được nhiều tiền hơn, họ thường so sánh bản thân với những người ở mức cao hơn, rồi dần dần nâng lên tiêu chuẩn sống đặt ra ban đầu. Đây thực sự là một điều tốt đẹp khi mọi người đều muốn vươn lên.

Về mặt bản chất, tiền không làm cho chúng ta hạnh phúc. Chỉ cảm giác khi ta hoàn thành những gì mình làm, kiếm được một khoản tiền, có thể chu cấp và chăm sóc tốt cho gia đình, mới làm ta hạnh phúc. Tóm lại, tiền bạc là một thước đo và chúng ta tự đánh giá bản thân bằng thước đo này.

Nhìn chung những người thành công có thái độ sống rất lạc quan. Họ luôn suy nghĩ tích cực về bản thân và những thứ xung quanh mình. Bởi họ hiểu được phần nào bản chất, mối liên hệ giữa hạnh phúc và tiền bạc, không bị nó ràng buộc bản thân. Ta có thể thấy rõ, thành công có liên hệ mật thiết với hạnh phúc, sự tự do, làm những gì ta yêu thích và sau đó đạt được những thành tựu nhất định.

Quy tắc vàng cho một nền kinh tế thịnh vượng

Quy luật khan hiếm: Các hàng hóa kinh tế của nó có giá trị bởi vì nguồn cung ít hơn nguồn cầu. Sự khan hiếm đem lại giá trị cho mọi thứ.

Quy luật cung cầu: Giá của một hàng hóa hay dịch vụ tỉ lệ thuận với nguồn cung sẵn có so với nhu cầu tại thời điểm mua. Quy luật này quyết định mọi loại giá, mọi mức lợi nhuận, mọi khoản tiền lương, sự tăng trưởng, sự suy giảm, chi phí, thiệt hại, sự thành hay bại của một doanh nghiệp.

Quy luật thay thế: Một số hàng hóa và dịch vụ nhất định có thể thay thế cho nhau khi tỉ lệ cung cầu đối với chúng thay đổi. Luôn là vấn đề giữ chi phí và lợi ích.

Quy luật kết nối: Các sản phẩm và dịch vụ khác nhau được kết nối với nhau theo cách tích cực hoặc tiêu cực, và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhau.

Quy luật cận biên: Mọi quyết định kinh tế, kèm theo đó là toàn bộ giá cả và chi phí, được xác định bởi quyết định mua cuối cùng được thực hiện.

Quy luật lợi tức giảm dần: Tiền lãi, phần thưởng, hay lợi nhuận từ hoạt động kinh tế sẽ giảm dần theo thời gian.

Quy luật lợi tức tăng dần: Khả năng sinh lời của một sản phẩm hay dịch vụ hay của hoạt động nào đó có thể tăng lên khi chúng ta sản xuất hoặc cung cấp nó với số lượng nhiều hơn.

Ngày nay, kiến thức là nguồn lợi thế cạnh tranh thực sự. Khi sản xuất một sản phẩm trí tuệ, thì hoạt động sáng tạo của ta sẽ ngày càng trở nên hiệu quả hơn với mỗi đơn vị sản phẩm bổ sung. Theo đó, chi phí sản xuất sẽ ít hơn trên từng sản phẩm, lợi nhuận kiếm được trên mỗi đơn vị sản phẩm cũng từ đó tăng theo.

Quy luật về hệ quả thứ cấp: Mọi hành động đều có hệ quả sơ cấp lẫn thứ cấp. Đối với mọi thứ ta làm, sẽ có nhiều việc khác xảy ra với vai trò kết quả, và đối với nhiều thứ ta không làm, cũng sẽ sản sinh một hệ quả nào đó.

Quy luật về lựa chọn: Mọi hành động của con người đều là một lựa chọn trong nhiều phương án thay thế, và sự lựa chọn luôn dựa trên các giá trị chi phối của cá nhân tại thời điểm đó.


Nói tóm lại, tất cả chúng ta đều có một mục đích trọng tâm cần phải xử lý dứt điểm: chấm dứt tình trạng mơ hồ về tiền bạc, một lần và mãi mãi, đồng thời trình bày đầy đủ tất cả những sự thật căn bản về tiền bạc. Nếu bạn tìm hiểu những ý tưởng được đề cập trong cuốn sách này đồng thời áp dụng vào cuộc sống và công việc kinh doanh, bạn chắc chắn sẽ gặt hái được thành công tài chính, mức độ đảm bảo như mặt trời luôn mọc mỗi ban mai.

Bất kể còn bao nhiêu vấn đề đi chăng nữa, người Hy Lạp có một câu châm ngôn là, hãy nhớ rằng luôn có những khoảng thời gian như thế này xảy ra, và bất kể chúng ta hiện tại đang gặp bao nhiêu vấn đề, thời khắc này vẫn là thời điểm tốt nhất trong lịch sử để tiếp tục sống. Tất cả những gì chúng ta cần làm là tập trung vào những gì chúng ta có thể kiểm soát.

Nhiệm vụ của mỗi chúng ta là nhận 100% trách nhiệm trước cuộc sống tài chính của bản thân, đồng thời hiểu rằng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát nó. Đôi khi, thành tựu sẽ đến nhanh hơn ta tưởng nếu chúng ta bắt tay vào thực hiện từ nay bây giờ.

 


Tác giả: Phương Anh – Bookademy

Deal mua sách này giá tốt hiện tại: https://goo.gl/9LnxkD

---------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:

https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

Xem thêm

Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân | Tác giả: Brian Tracy


Sau khi mình đọc quyển sách này, mình có thể nhìn nhận ra một điều rằng, cuộc sống của mỗi con người ai cũng cần tiền vì sống trên đời này nếu có tiền là mình sẽ có được nhiều thứ và ai trong chúng ta cũng rất khát khao có thật nhiều tiền để thay đổi cuộc sống của bản thân, gia đình hay những người xung quanh mình mong muốn giúp đỡ cho họ có cuộc sống tốt hơn.


Có nhiều người cứ mải mê chạy theo đồng tiền để kiếm thêm thu nhập nhưng họ lại quên quản lý việc chi tiêu, qua quyển sách này mình nhận ra rằng mình muốn có nhiều tiền thì mình phải chi tiêu số tiền dưới 20% số tiền kiếm ra chỉ như thế mình thật sự mới tiết kiệm được tiền. Mình rất tâm đắc ở 1 đoạn nói về tiền là "Tiền không quyết định được hạnh phúc" vì tiền chỉ là phương tiện cho ta có thể giúp đỡ người khác để họ có cuộc sống ổn định ấm no hơn trong cuộc sống từ đó mình mới có được hạnh phúc.


Mình cũng cảm nhận được qua quyển sách là sẽ có nhiều người kiếm tiền qua nhiều cách như họ làm việc nhiều hơn những người bình thường tự họ tạo ra nhiều nguồn có thu nhập hoặc họ mạo hiểm đầu tư. Thì phương án nào cũng có những cái lợi và cái hại, quan trọng ở bạn chấp nhận được sự rủi ro từ phương án đó hay không.


Nếu bạn làm việc nhiều giờ đồng hồ liền bạn cần phải có sức khoẻ thật tốt, một tinh thần tỉnh táo để làm việc liên tục và xuyên suốt. Nếu bạn đầu tư mạo hiểm khả năng bạn sẽ được rất nhiều tiền hoặc mất trắng tất cả. Nhưng quang trọng ở đây mình hiểu là cho dù mình có những rắc rối nào mình có thể quay về và lập một kế hoạch giải quyết từng vấn đề, không nhanh cũng không quá chậm miễn là mình có 1 kế hoạch cụ thể về việc giải quyết vấn đề đó. Nói đến đây lại làm mình nhớ đến một câu rất hay chính là “Sau cơn mưa trời lại sáng" dù kết quả có như thế nào chúng ta cũng không được bỏ cuộc.

0 điểm

Tiền bạc là một trong những chủ đề nhạy cảm, đáng suy ngẫm và gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều nhất trên thế giới. Vô số sách, báo, bài đăng trên Blog, cũng như diễn văn đề cập đến vấn đề tiền là gì, cách thức kiếm tiền, cách tiêu tiền, ai là người có tiền và ai là người không có tiền, cùng hàng loạt nội dung liên quan khác. Nhưng, bất chấp mối quan tâm không dứt dành cho chủ đề này, vẫn chỉ có một từ để diễn tả quan điểm thông thường của mọi người về tiền: mơ hồ.

Mặc dù nhiều công trình nghiên cứu vô cùng to lớn về chủ đề này đã được công bố rộng rãi, vẫn còn rất nhiều thông tin sai lệch về tiền - chúng ta có thể gọi là tiếng ồn trắng trong lĩnh vực tài chính - đến nỗi mọi người có xu hướng hoặc trông chờ vào vận may hoặc cố tình phớt lờ toàn bộ chủ đề đó. Tình trạng này không chỉ vô nghĩa, mà còn là một bi kịch. Nó là bi kịch bởi tiềm năng nhân loại sẽ không được khai phá khi con người phó mặc cuộc sống của họ cho may rủi, hoặc tệ hơn, dần từ bỏ ước mơ của chính mình. Nó cực kỳ vô nghĩa vì các bí mật về tiền bạc, cách thức kiếm tiền, phương pháp đầu tư, và phương án chi tiêu khôn ngoan, đều đã được biết đến.

Tiếng ồn trắng (white noise), còn gọi là Nhiễu trắng, một dạng âm thanh được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều loại âm thanh có tần số khác biệt lại với nhau, cũng có thể hiểu tiếng ồn trắng là một loại âm thanh với tần số thấp, phát đều nhau liên tục và thường dùng để che đậy các loại âm khác.

Thật vậy, trên thế giới có hẳn một ngành khoa học về tiền bạc, cũng như nhiều ngành khoa học khác, chẳng hạn như dinh dưỡng học, giải phẫu học, thiên văn học, hóa học và kỹ thuật. Các lý thuyết cũng như thực hành trong ngành khoa học về tiền bạc đã được thử nghiệm và chứng minh nhiều lần không chỉ trong hàng năm trời hay hàng thập kỷ, mà là hàng thiên niên kỷ. Mặc dù, lý thuyết mới về tiền bạc liên tục được đưa ra - tương tự như chúng ta công bố nhiều học thuyết mới về cách chữa bệnh ung thư hay hói đầu - thì cơ sở ngành cũng như các quy tắc kiểm nghiệm kết quả sẽ, ngay lập tức, chuyển những ý tưởng mới từ khu vực lý thuyết vào một trong hai phạm trù sau: Thứ nhất, sự thực có thể xác minh mà Brian gọi là quy luật; và thứ hai, một quan điểm bị bác bỏ mà Brian gọi là nhầm tưởng.

Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ xem xét cả hai phạm trù này: quy luật về tiền bạc, đây là những quy luật đã được chứng minh và có độ tin cậy cao như việc bạn luôn tin rằng mặt trời mọc ở phía Đông; và nhầm tưởng về tiền bạc. Những nhầm tưởng về tiền bạc có thể bao gồm những quan niệm vô căn cứ, nhưng tồn tại như những tin đồn; và những quan niệm được cho là đúng, nhưng lại được chứng minh là hoàn toàn sai, hoặc tệ hơn, chưa bao giờ được kiểm nghiệm.

Chúng ta đang dành hết sức lực và thời gian để làm việc vì tiền, bởi tiền mang ý nghĩa quyết định cuộc sống của chúng ta. Tiền không tự nhiên mà có, lao động mới đem đến nguồn thu nhập.

Chúng ta tạo ra dịch vụ và sản phẩm, khách hàng sẽ dùng tiền mua sản phẩm của bạn, giá trị sản phẩm càng tốt bạn càng được trả nhiều tiền hơn. 

Thực tế vẫn có rất nhiều người đang ngồi “há miệng chờ sung”, không làm mà vẫn muốn hưởng thụ.

Quan niệm sống này thường gặp nhiều ở giới trẻ, muốn có nhưng không chịu làm. Và chắc chắn rằng tương lai rồi bạn cũng sẽ phải từ bỏ mục tiêu của mình nếu như không từ bỏ niềm tin sai lầm đó.

Kiếm tiền đã khó, tiết kiệm số tiền mình làm ra còn khó hơn rất nhiều. Nếu chúng ta chỉ kiếm tiền để đủ sống qua ngày, chỉ đủ ăn, đủ sinh hoạt và sống như vậy cho đến hết đời thì bạn chỉ đang tồn tại không phải sống.

Việc tiết kiệm và chi tiêu thông minh không chỉ mang ý nghĩa quản lý tiền bạc mà còn đem lại sự dư dả tài chính trong thu nhập của bạn.

“Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân” cho rằng hãy để dành một khoản nhỏ để tiết kiệm và một khoản nhỏ khác để đầu tư cho bản thân, nâng giá trị bản thân lên và người khác sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều hơn để có được bạn.

Bạn có thật sự hài lòng với nguồn thu nhập bạn đang có? Chúng ta đang dành cả tuổi trẻ, thời gian để làm việc vì tiền nhưng nhận ra số tiền ấy liệu có đủ để bạn chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày? Nếu có bất kỳ những vấn đề xảy ra trong tương lai, thu nhập hiện tại có đủ nuôi sống và duy trì cuộc sống của bạn hay không?

Tôi tin chắc chắn rằng những suy nghĩ này ít nhiều cũng quyết định đến vấn đề tài chính, tiền bạc và công việc mà bạn lựa chọn.

“Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân” của Brian Tracy không hướng dẫn bạn cách làm giàu mà tập trung vào việc quản lý đồng tiền vì chỉ khi bạn làm chủ nguồn thu nhập, bạn mới thực sự trở nên giàu có.

Mục tiêu cơ bản của con người là nhu cầu về cuộc sống, về ăn uống, sinh hoạt,.. thôi thúc chúng ta cần nguồn thu nhập ổn định để chi trả. Không chỉ thực hiện những nhu cầu cơ bản mà còn có những mục tiêu để có thể làm những gì mình thích và sống thoải mái.

Vì vậy cách quản lý và gia tăng tài chính thực sự quan trọng, tiền không thể quyết định hạnh phúc nhưng tiền lại duy trì hạnh phúc trong cuộc sống mỗi người.

“Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân” sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho một cuộc sống đầy đủ, giàu có và hưởng thụ.

TIỀN BẠC - niềm đam mê bất tận và nỗi khổ đau cùng cực, chủ đề cực độ nhạy cảm nhưng tột cùng cuốn hút của nhân loại. Ai cũng muốn kiếm tiền để được tự do tài chính, nhưng bạn thực sự dành bao nhiêu tâm sức cho nó? Bạn có nghiêm túc cải thiện năng lực kiếm tiền, thận trọng tính toán khi chi tiêu? Bạn chú ý quản lý tài chính cá nhân đến mức nào? Trong cuốn sách này, Brian Tracy cùng cộng sự Dan Strutzel sẽ vén bức màn bí ẩn về tiền bạc, mạnh mẽ xóa sạch mọi nhầm tưởng hoang đường, và thẳng thắn chỉ cho bạn thấy, trong môn nghệ thuật Quản lý Tài chính cá nhân, bạn là tay mơ hay nghệ sĩ đại tài. Cuốn sách chia làm 10 chương, mình xin chia sẻ cho mọi người về một số chương tiêu biểu vì có 1 số chương bàn về doanh nghiệp nên mình sẽ không nói: 1. Định nghĩa về đồng tiền Hệ quả 1: Tiền là thước đo giá trị mà con người gán cho hàng hóa Hệ quả 2: Sức lao động của anh được người khác xem như một yếu tố trong quá trình sản xuất, tức là như một khoản chi phí bỏ ra để tạo nên thành phẩm Hệ quả 3: Số tiền bạn kiếm được là thước đo giá trị mà người khác gán cho sự đóng góp của bạn. Hệ quả 4: Tiền là kết quả, không phải nguyên nhân Hệ quả 5: Để tăng thù lao nhận về, bạn phải tăng giá trị sức lao động mà bạn đặt vào trong quá trình tạo ra sản phẩm. TUẦN: 59-60 giờ làm việc => 20% nhóm có thu nhập cao nhất TUẦN: 70 giờ làm việc => 5% hoặc 10% nhóm có thu nhập cao nhất 1 tuần nên dành 10 tiếng để học thêm các kỹ năng để trau dồi bản thân, tăng thêm giá trị của bản thân 2. Chi tiêu thông minh Ba nguyên tắc về chủ đề chi tiêu: Lập kế hoạch tài chính cho bản thân Hãy trì hoãn các khoản chi tiêu lớn càng lâu càng tốt Hãy tìm lời khuyên từ những người có kinh nghiệm hoặc những người cẩn trọng trong vấn đề tiền bạc 3. Nhầm tưởng về tiền bạc + Người giàu có dành thời gian suy nghĩ kiếm tiền + Anh không thể đạt được mục tiêu tài chính cá nhân nếu anh chỉ là người làm thuê + Hầu hết người giàu có đều sống trong khu phố đắt đỏ, tiêu phung phí + Anh có thể giàu lên nhờ chơi xổ số hoặc trúng độc đắc + Không công vẫn đòi thụ lộc Nhiều người cứ bảo "cuộc đời chỉ sống 1 lần nên cứ ăn chơi hết mình" đó là quan điểm sai lầm, chúng ta phải tiết kiệm từ bây giờ, cáng sớm càng tốt thì sau này chúng ta sẽ độc lập về tài chính Việc cần làm là: 1. Thiết lập kế hoạch tài chính 2. Lựa chọn thông minh trong chi tiêu 3. Kiến tạo dòng tiền thụ động 4. Phân bổ ngân sách đầu tư khôn ngoan 5. Đạt được tự do tài chính Đầu tư khôn ngoan nhất là đầu tư vào bản thân mình, để tăng giá trị của bản thân, có thể chúng ta sẽ không thành triệu phú, tỷ phú, giàu có đến mức đó, nhưng ta có thể tự do về tài chính nhờ học thêm các kỹ năng mềm, học thêm hoặc ít nhất phải biết 1 ngoại ngữ, muốn tăng lương thì đừng đòi hỏi sếp, mà trước tiên hãy hỏi bản thân mình trước, mình phải có giá trị thì sếp sẽ tăng lương mà không cần bạn nói. Tiết kiệm - Bảo hiểm - Đầu tư là 3 việc Brian Tracy khuyên nên làm. Tiết kiệm nhất có thể, không xài phung phí vào những thứ linh tinh, ít nhất phải 2-6 tháng để đủ đảm bảo rằng lỡ ta có thất nghiệp thì có thể tự sống tiếp được Bảo hiểm là thứ tạo nên giá trị tương lai, có thể đảm bảo tài chính cho chính bản thân bạn và gia đình, con cái. Bảo hiểm y tế là lựa chọn hàng đầu vì sức khỏe không lường trước được, và có sức khỏe thì ta mới làm cái khác được. Ngoài ra có bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo tài chính cho vợ con mình sau này lỡ bản thân đàn ông có bất trắc gì.. Bảo hiểm tránh va chạm, bảo hiểm ô tô.. cũng là lựa chọn không tồi. Đầu tư thì khi đó đồng tiền mới có ý nghĩa, tạo ra dòng tiền thu nhập cho bạn trong tương lai. Chúng ta có thể học đầu tư, dù không giàu như Warren Buffet nhưng chắc chắn sẽ kiếm được một khoản tiền nhờ đầu tư vào chứng khoản, bất động sản.. Mọi người nên mua sách "Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân" ở Tiki.vn, sách mới, thơm, đẹp, in ấn đều chữ, không nhòe, giá cả phù hợp với túi tiền.