Không ai dám chắc một cuộc đời tươi sáng hơn đang chờ đợi mình, ngay cả khi họ đã thoát khỏi cuộc đời gian khổ. Tuy nhiên họ vẫn ra đi, ra đi để thoát khỏi cuộc đời này, hơn là để có cuộc đời tươi sáng hơn.

Món quà từ cánh chim của tác giả Eun Hee-kyung kể về tuổi thơ của một cô gái 30 tuổi tên Kang Jin-hi. Câu chuyện này hẳn sẽ giống như bao câu chuyện dành cho thiếu nhi khác nếu tác giả không sử dụng một lối kể chuyện đặc biệt. Kang Jin-hi trần thuật lại chính cuộc đời mình khi cô mới chỉ ở độ tuổi 12, nhưng nhìn đời với con mắt của một người từng trải. Bởi vì cuộc sống thật cay nghiệt đối với cô, hai mẹ con bị bố bỏ rơi, người mẹ đã mất thì được cho là bị điên, cô sống cùng bà ngoại, dì của mình và những người thuê trọ. Những người xung quanh luôn lấy việc mẹ cô bị điên ra để làm thang đo nhận thức của Jin-hi. Nhiều người độc mồm, độc miệng còn cho rằng bệnh điên này di truyền nên, bây giờ cô bình thường, không có nghĩa là sau này sẽ không sao. Thậm chí họ còn khuyên bà ngoại nên để trại trẻ mồ côi thay mình nuôi cô để tránh bị ảnh hưởng, tai tiếng.

Tại sao tôi phải nhìn vào mặt trái cuộc đời sớm đến vậy? Ấy là bởi ngay từ đầu tôi biết cuộc đời sẽ không tử tế với mình. Tôi biết lo ngay từ khi vừa đủ lớn để nhận biết cuộc đời. Điểm khởi đầu của tôi không được thuận lợi. Mà không chỉ có vậy, cuộc đời tệ hại đang hí hửng chờ tôi nhận ra các hoàn cảnh tồi tệ của mình và chuẩn bị đối phó. Tôi biết rằng mình càng bị cuộc đời xấu số vô vọng ám ảnh, thì mình càng bị tổn thương. Có lẽ từ lúc đó tôi đã nhìn vào mặt trái của cuộc đời với con mắt hoài nghi, giữ khoảng cách với đời mình. Khi ấy, tôi nhanh chóng biết được bí mật của cuộc đời.

Câu chuyện về tuổi thơ Jin-hi chủ yếu xoay quanh cuộc sống với bà, người dì tên Yeong-ok và những người hàng xóm xung quanh, mỗi người một vẻ, mang đến nhiều mặt trái của xã hội, khiến cô càng căm ghét hiện thực hơn bao giờ hết. Jin-hi biết được những bí mật thầm kín của họ, từ chiếc giếng sinh hoạt chung của mọi người.

Con nít nào nhận biết thế giới từ sớm đều diễn vai con nít đạt hơn con nít bình thường. Cho nên dẫu có rình thấy bí mật của người lớn, chúng ta vẫn vờ tỏ ra ngờ nghệch. Bí mật tệ lắm, vì chúng chẳng muốn bị phơi bày và đồng thời lại mong muốn được phát hiện.

Trước mặt người lớn Jin-hi luôn cố đóng tròn vai trò của một đứa trẻ ngoan. Nhưng khi chơi với những đứa trẻ cùng trang lứa, dù bên ngoài vẫn giữ dáng vẻ của một đứa trẻ nhưng bên trong cô lại tận dụng những điều như lòng trắc ẩn, lòng trung thành và lòng tham – những điều làm rộ tâm trí người ta, để dở các mánh khóe, các trò thử nghiệm đức tính của con người, thậm chí là chơi khăm.

“Tôi biết cuộc đời sẽ không tử tế với mình nên từ tuổi 12 tôi chẳng cần phải lớn nữa”. Hay đúng hơn là lúc ấy tâm trí cô đã trưởng thành và nhìn đời dưới một con mắt sâu sắc, hơn hẳn với các bạn cùng trang lứa. Độ tuổi thực sự của mỗi người không được đo bằng số năm sinh sống trên cõi đời này hay số nếp nhăn trên gương mặt, mà được đo bằng tâm hồn, suy nghĩ của người đấy trước cuộc đời. “Giờ đây trưởng thành rồi, tôi không sống nghiêm túc nữa. Khi đã xong công việc của đứa trẻ trưởng thành và chẳng còn gì để làm nữa, tôi đâm lo cuộc đời mình như đứa trẻ hẳn là chán ngắt”.

Tôi tạo khoảng cách giữa bản thân và cuộc đời, chia bản thân mình thành “bản thân trong mắt người khác” và “bản thân quan sát bản thân kia”. Tôi luôn nhìn nhận bản thân mình. Tôi để “bản thân bề ngoài” dẫn dắt cuộc đời và để “bản thân quan sát” nhìn nhận nó. Phần bản thân thoát xác ấy được trưng ra cho mọi người xem và nó hành xử như thể là bản thân thực sự của tôi, nhưng phần bản thân thật vẫn ở trong tôi và quan sát phần bản thân bên ngoài. Tôi buộc một phần bản thân hành xử như người ta mong muốn. Vì thế, cuộc sống của tôi lúc nào cũng căng thẳng, ngăn cách tôi với cuộc đời, không để cho cuộc đời nhấn chìm. Tôi luôn muốn quan sát cuộc đời mình từ xa.

Kể từ khi “bản thân bề ngoài” phải chịu đựng ánh mắt soi mói của người đời và làm theo yêu cầu của người ta thì “bản thân quan sát”, bản thân thật của tôi đỡ bị tổn thương hơn. Chia bản thân thành hai phần như thế này tôi không bị ánh mắt người đời bóc mẽ và cảm thấy mình được bảo vệ.

Câu chuyện của Jin-hi càng trớ trêu hơn khi người đàn ông đầu tiên mà cô đem lòng yêu mến lại đi thích dì của Jin-hi. Dì Yeong-ok tuy đã lớn tuổi và trưởng thành nhưng luôn hành xử như một đứa trẻ mới lớn, nhiều lúc Jin-hi tự nghĩ lẽ ra mình phải là dì còn dì phải là mình mới đúng. Tuy dì như vậy nhưng đối xử với cô rất tốt và cô cũng không muốn phá hủy chuyện tốt đẹp của dì, và bởi hai người phụ nữ tranh giành một người đàn ông cũng không phải là chuyện gì hay ho cho lắm. Dì tâm sự với cô mọi thứ, và cô-như một người cháu ngoan, luôn giúp dì tiến hành mọi việc thật ổn thỏa, cho dì vui mà vẫn vừa lòng bà ngoại.

Cách nhìn đời sâu sắc với giọng văn miêu tả trần thuật hài hước lại càng thêm phần cay nghiệt cho cuộc sống này. Khi mà chúng ta đã biết quá rõ bộ mặt thật của nhau nhưng vẫn phải cố tỏ ra thế này, thế kia cho đẹp mặt mình, cho vừa lòng thiên hạ. Ta luôn gắn trên khuôn mặt mình một nét cười gượng gạo, như đang hài lòng với cuộc sống nhưng nào đâu phải vậy. Cuộc sống này quả thật rất mệt mỏi bởi ta luôn phải gắng gượng quá sức mình.

Cuộc đời cũng vậy. Cuộc đời bị cơ hội vô lý và vớ vẩn dắt mũi. Cho nên đừng cố tìm hiểu ý nghĩa của cuộc đời làm chi; cuộc đời chỉ là trò đùa.

Đấy là trò đùa mà tất cả chúng ta dù muốn hay không đều phải tham gia với vai trò như một người chơi chính, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mà những nhiệm vụ khó khăn ấy, không ai khác, là do chính ta đặt ra và bắt mình phải thực hiện. Dẫu ai cũng biết rằng, trò chơi hay trò đùa này sớm muộn gì cũng kết thúc, mọi thứ sẽ chỉ còn là hư vô, nhưng không vì vậy mà ta buông bỏ hay phó mặc.   

Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân: Mình đang sống cuộc đời của ai? Cuộc đời của mình hay cuộc đời mà người khác muốn mình như thế!? Dù câu trả lời có thế nào đi chăng nữa thì tôi vẫn muốn nhắc lại với bạn rằng, mỗi chúng ta chỉ sống một lần mà thôi, vậy nên đừng quá quan tâm đến miệng lưỡi thiên hạ mà quên mất rằng mình đang sống cho ai, sống vì cái gì. Ta chỉ sống một lần thôi, nên hãy tận hưởng cuộc sống này. Đừng tâm niệm rằng, đời sống trần gian chỉ là hư vô, chỉ là tạm bợ, cái chết mới là vĩnh hằng. Biết đâu đấy, những đã ai kể cho bạn kia cuộc sống ở thế giới bên kia sau khi chúng ta ra đi hay chưa!?

Trái tim. Đó là phần duy nhất của cơ thể mà lý trí không thể kiểm soát được. Đôi lần nó tăng tốc vì đam mê vô nghĩa mặc tôi không muốn. Tôi không ngăn được nhịp tim mình dẫu biết nó vô dụng. Nhịp tim là sinh lực đồng thời là cảm giác bất lực về bản thân. Nhưng không thể phủ nhận rằng, nhờ nó mà ta biết rằng mình vẫn đang tồn tại.

Cũng đừng vội đi theo số đông mà quên mất lập trường của bản thân. Đâu phải lúc nào đông cũng là đúng. Tốt nhất là bỏ ngay cái tư tưởng “Chết cả đống còn hơn sống một mình” đi. Vì sao ư, vì chết là hết, quan tâm quá nhiều đến cái chết làm gì cho mệt lòng, quan trọng là lúc sống. Sống làm sao để khi chết đi không phải hối hận. Con người chúng ta kỳ lại lắm. Trước lúc đi xa thường nuối tiếc về những điều mình chưa làm được hơn là những điều mình đã làm sai. Sai hay đúng cơ bản cũng chỉ là một khái niệm, là cách nhìn nhận. Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép. Sai hay đúng, những thứ ta có đều là kinh nghiệm, là trải nghiệm mà những người chỉ đứng nhìn sẽ không bao giờ có được.

Cuộc đời không có phép màu, song lại có nhiều cơ hội. Nói cách khác những điều quan trọng được giải quyết bằng cơ hội. May sao, giữa các cơ hội đó, dù rủi nhiều hơn may, nhưng lâu lâu lại gặp may.

Khi mà hầu hết mọi thứ như thương cảm, thiện lương, vẹn nguyên, một và duy nhất, … đều không tồn tại, thì chỉ có một điều duy nhất chúng ta có thể chắc chắn, rằng con người chỉ yêu bản thân hết lòng.

Ngay từ khi còn bé, dù ở nhà hay ở trường ta đều được cha mẹ, thầy cô dạy cách yêu thương người khác, phải hi sinh cho người khác, nhưng có ai dạy ta cách phải yêu thương bản thân mình!? Bản thân ta chính là gốc rễ của mọi tình thương. Một người ngay cả bản thân mình cũng không thương nổi thì lấy đâu tình thương mà cho đi, mà san sẻ cho người khác. Khi ta không hạnh phúc thì làm việc cho đi hạnh phúc cũng khó khiến người khác hạnh phúc. Vậy nên hãy “Love yourself first”. Yêu thương bản thân trước không đồng nghĩa với ích kỉ - đừng nhầm lẫn nhé!

Người ích kỉ là người chỉ biết nghĩ đến bản thân, còn người yêu thương bản thân là người nghĩ đến bản thân bên cạnh việc nghĩ đến người khác. Đôi khi, đừng dựa vào sự yêu thương bản thân mà ngụy biện cho những hành động ích kỉ. Dù thế nào đi chăng nữa, đổ lỗi luôn luôn là việc làm sai trái.

Hãy cứ làm việc của mình, trân trọng những gì đang có và yêu thương những người đáng để yêu thương, ta sẽ thấy cuộc đời này đáng sống biết bao.

 

 

Tác giả: Phương Anh – Bookademy

Deal mua sách này giá tốt hiện tại: https://goo.gl/t8RRpZ

---------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:

https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

 

Xem thêm

Có thể nói tác giả Eun Hee-kyung là một nhà văn sâu sắc, đầy tinh tế và thấm đẫm tính nhân văn trong từng trang văn của mình. Tác giả đã dũng cảm lên tiếng, đấu tranh, bảo vệ cho những người phụ nữ thông qua những sự đồng cảm, xót thương cho những số phận hẩm hiu, lận đận, không ánh sáng trong cuộc đời của mình hay quá non yếu và ngây thơ khi cuộc đời vốn dĩ đầy rẫy những cạm bẫy. “Món quà từ cánh chim” đã vạch trần mặt trái của cuộc sống thông qua đôi mắt của cô bé Jin-hi về những câu chuyện đê tiện, hèn hạ mà con người đã làm chỉ để đạt được lợi ích của bản thân mình. Chính trong những giây phút chứng kiến cuộc đời đầy nghiệt ngã này, tác giả dường như đã trăn trở, băn khoăn để nêu lên một tư tưởng mới, một cái nhìn mới về cuộc sống: “Hãy chấp nhận những điều xấu xa, đê tiện của con người như một lẽ tất nhiên, như một phần của cuộc sống nhưng không phải để lùi bước mà từ đó tìm ra cho mình một con đường mới, một lối thoát cho bản thân mình để có thể tự do như những cánh chim. Nếu chúng ta không thể chấp nhận những điều ấy, ta sẽ bị thương và không bao giờ có thể tiếp tục sống trong cuộc đời này”.

J'abandonne aux deux tiers du roman, vaincue par l'exécrable travail éditorial. Première surprise : il manque un double feuillet, soit quatre pages, et donc carrément la presque totalité du chapitre XIV. Puis je lis "elle souria" que je corrige au stylo à bille. Après cela, c'est un barbarisme qui me saute aux yeux avec la phrase "Si sa femme maltraitait leur bonne, et que si cette dernière en mourait, il serait indifférent à la situation". Vraiment, "et que si" ? J'ai donc refermé ce livre à la page 180 et pourtant c'est un excellent roman témoignage. La narratrice, une petite fille précoce, dont on comprendra qu'elle est non seulement intelligente mais aussi qu'elle souffre d'un traumatisme d'enfance, pose un regard lucide, blasé et cynique sur les adultes qui l'entourent. Rien ne lui échappe et rares sont ceux qui trouvent grâce à ses yeux. Il faut dire qu'elle est née à une époque et dans un lieu qui ne font pas la part belle aux femmes. Jin-hee nous fait part de ce qu'elle observe et dénonce une société où le patriarcat maintient les femmes dans un carcan serré. Ce qu'on dénonce aujourd'hui comme "culture du viol", ce qui est observé par les psys comme "syndrome de Stockholm" et autres situations d'emprise et de maltraitance, sont la norme et nul ne s'y oppose. Sauf Jin-hee qui a ses propres idées sur la question du mariage et des interactions entre les sexes en général. Sa tante est également une jeune personne qui montre une certaine hardiesse pour son époque, au grand dam de la grand-mère. Jin-hee observe et juge beaucoup les adultes, parfois elle se contente de raconter ce qui se passe, et parfois aussi elle fait des vacheries, de grosses vacheries. Précoce par son intelligence, elle l'est aussi dans ses émois amoureux, car elle tombe sous le charme d'un jeune homme plus âgé qu'elle. Jin-hee a certainement un gros problème psychologique, lié à la perte tragique de ses parents, et elle colmate les brèches de son jeune coeur en se distanciant de ses émotions, en se dédoublant, comme elle l'explique à plusieurs reprises, dans les circonstances trop chargées en émotions. Je ne connaitrai pas le dénouement de cette histoire car les fautes de grammaire piquent mes petits yeux et, comme je l'ai dit, il manque un morceau ! Si vous achetez le livre, vérifiez la numérotation des pages, dans l'exemplaire que j'ai sous la main ce sont les pages 139, 140,141 et 142 qui manquent. Un lecteur averti en vaut deux ;)