Trên thế gian, vốn dĩ không có con đường nào bằng phẳng và ai cũng cần nghị lực để đạp đổ những chướng ngại vật cản đường. Hãy cứ xem mọi khó khăn đều là thử thách, thay vì dễ dàng khuất phục hãy dũng cảm chinh phục. Thành quả mà cuộc đời ban tặng chúng ta nếu không phải là thành công, thì nhất định sẽ là bài học. Bởi chúng ta sinh ra để sống từng ngày trọn vẹn, bởi chúng ta sinh ra không phải để buồn…

Xét về nội dung “Mình sinh ra đâu phải để buồn” vẫn chung đề tài với những cuốn tản văn trước đó của Hamlet Trương và Iris Cao. Cuốn sách như một món quà ý nghĩa về mặt tinh thần, nó chứa đựng những lời an ủi động viên vượt qua nỗi buồn trước mắt và quan trọng hơn hết hãy luôn yêu thương quý trọng bản thân mình.

Mở đầu cuốn sách, là những dòng tâm sự từ cô gái Iris Cao đa sầu đa cảm. Vẫn như những cuốn sách trước kia, giọng văn của Iris Cao dường như không có sự thay đổi. Đó vẫn là những lời tự sự mang đậm dấu ân cá nhân, như chính tác giả đang kể về câu chuyện cuộc đời mình. Các nhân vật của Iris Cao thường dùng ngôi kể “tôi” để dẫn dắt nội dung cần truyền tải. Những câu chữ từ cô giống như cuốn nhật ký vụn vặt ghi chép lại những dòng cảm xúc bâng quơ,vài câu chuyện nhỏ nhặt, hay đôi ba người nào đó đến và đi trong cuộc sống thường ngày. Có câu chuyện nói về nỗi đau của sự phản bội, vị đắng của hai chữ chia tay.

Iris Cao đã thổ lộ rằng “Cảm ơn người đã buông tay em tàn nhẫn như thế”. Đối với cô, khi yêu người ta sẽ thể hiện bằng trăm ngàn phương cách, nhưng khi tình đã nhạt bấp bênh trên bờ vực ly tan, khi ấy ta hãy học cách chia tay càng lạnh lùng, càng nhẫn tâm, sẽ càng dứt khoát. Đau một lần để tỉnh mộng, để xem nỗi đau ngày hôm ấy là động lực để sống tốt đẹp ở tương lai. Tiếp nối chặng hành trình dài của tình yêu, Iris Cao dẫn dắt chúng ta đi qua nhiều cảm xúc, từ đau khổ cay đắng đối diện với cuộc chia ly, cho đến những xúc cảm dịu dàng hơn khi thần tình yêu gõ cửa.

Sự thay đổi mang chiều hướng tích cực của Iris trong cuốn sách này chính là thoát ra khỏi cái bóng hạn hữu của tình yêu, cô đề cập đến tình cảm gia đình, cô nói về đức hy sinh, sự nhọc nhằn của người mẹ trong những câu chuyện như: “Còn gia đình là còn tất cả” hay “Thương mẹ quá trời”. Nhưng câu chuyện tôi tâm đắc nhất trong phần của Iris Cao chính là “Thanh xuân của người phụ nữ”. Tôi tin rằng đây là những câu chữ khiến rất nhiều cô gái tự nhìn lại bản thân mình và sực tỉnh, lâu nay họ đang sống vì mục đích gì? Tuổi xuân từng ngày trôi đi, họ đã làm gì để thời son sắc không trôi qua lãng phí? 

Nếu như ta so sánh phong cách văn chương của Iris Cao như một cô em gái mộng mơ đôi khi còn nhõng nhẽo, thì ở Hamlet Trương chính là người đàn ông từng trải, nhìn cuộc đời bằng lăng kính thực tế nhưng không cực đoan, nhẹ nhàng mà vô cùng tỉnh táo. Anh không nói về những vui buồn hờn giận xoay quanh chuyện tình yêu đôi lứa, bởi những điều ấy có lẽ phù hợp hơn với văn phong của Iris Cao đa sầu đa cảm. Ở đây, tác giả Hamlet Trương chọn cách hành văn ngắn gọn mà sâu sắc, chân phương giản dị mà thấm thía vô cùng. Những chia sẻ từ anh hệt như hạt muối được kết tinh, chắt lọc từ đại dương vô vàn trải nghiệm. Anh nói rằng khi lớn lên bạn sẽ nhận ra rất nhiều cay đắng, rằng khi ta làm đúng hàng trăm lần không ai nhìn thấy, nhưng chỉ cần sai sót một lần thôi thì ai cũng có thể bỉ bai chà đạp. Đó là sự thật hiển nhiên rồi, chúng ta chỉ còn cách mỉm cười và chấp nhận thôi.

Hamlet Trương chia sẻ với chúng ta hãy học cách làm một người diễn viên xuất sắc để sống cho trọn vẹn vai diễn cuộc đời. Hãy học cách nói xin chào, xin cảm ơn và đừng quên lời xin lỗi. Biết nhận sai đúng lúc chính là đức tính của người đã trưởng thành. Tất nhiên điều ấy không đồng nghĩa với việc ta luôn đeo trên mình chiếc mặt nạ dối gian, giả tạo. Chỉ là khi ta đã lớn, hãy học cách kìm nén cái tôi ngông cuồng nông nổi. Vì trường đời khác rất xa trường học, mỗi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền, bằng danh dự, thậm chí là rất nhiều nước mắt.

Trong câu chuyện “Dậy đi, chạy đi” lại là một lời thôi thúc động lực sống mạnh mẽ của mỗi chúng ta, câu chuyện từ anh như một cú hích, một liều thuốc tăng lực khiến ta vùng dậy chiến đấu để sinh tồn. “Khi mặt trời mọc, con linh dương biết một điều, nếu nó chạy không nhanh nó sẽ làm mồi cho con cọp. Mỗi ngày mặt trời mọc, con cọp cũng biết rằng, nếu nó không chạy nhanh bằng con linh dương nó sẽ chết đói…”

Với câu chuyện “Khủng hoảng tuổi 30” giọng văn Hamlet Trương lại có phần chùng xuống. Anh nhẹ nhàng tâm sự như đang bộc bạch chính suy nghĩ của mình. Tuổi 30 ta loay hoay với gánh lo gạo, tiền, cơm, áo. Khi ta 30 cũng lúc ba mẹ đã chùn chân mỏi gối phía bên kia đỉnh dốc cuộc đời. Chữ tình, chữ hiếu đè nặng trên vai, còn ta vẫn mệt nhoài khi công danh sự nghiệp vẫn còn dang dở. Nhưng Hamlet Trương vẫn luôn biết cách dịu dàng trấn an độc giả, anh cho rằng tuổi 30 cũng là thời điểm chúng ta học cách uốn nắn bản ngã cá nhân mình, ta tôi luyện tính mạnh mẽ can trường sau rất nhiều biến cố. Ta trầm tĩnh hơn, sâu sắc hơn, và đó cũng là lúc ta đã trưởng thành hơn. 

Toàn bộ nội dung cuốn sách “Mình sinh ra đâu phải để buồn” đều xoay quanh dòng chữ nhan đề ấy. Iris Cao tâm sự chuyện tình yêu, tình thân và tình cảm gia đình. Hamlet Trương lại thức tỉnh chúng ta bằng những thông điệp đầy lý trí về ước mơ, lối sống, về sự nghiệp. Nhưng bằng cách này hay cách khác, với những lối suy nghĩ và hành động cũng chẳng giống nhau. Chung quy lại, cả hai ngòi bút ấy vẫn kết tinh lại cùng quan điểm “Hạnh phúc sẽ luôn trở lại, không ở dạng này thì ở dạng khác, không cùng người này thì cùng người khác. Cứ như con người được sinh ra để tìm thấy hạnh phúc quanh mình, dẫu đôi lần bị hoàn cảnh che mờ đôi mắt. Hãy cứ tin “Mình sinh ra đâu phải để buồn”.

Chúng ta, những người trẻ tuổi đang loay hoay đứng giữa ngã ba đường. Ai rồi cũng đến lúc phải rơi vào thời kì quá độ đầy sóng gió, ta chưa đủ lớn khôn để tự thấy mình dạn dày từng trải, nhưng cũng không còn quá non trẻ để luôn nhìn cuộc đời vui vẻ, hồn nhiên. Cái giá của sự trưởng thành chính là những nỗi buồn giăng mắc, là những lần ta cô đơn tuyệt vọng chẳng thể tìm thấy lối ra, là những khi ta nhận thấy thành công còn ở quá xa còn thất bại cứ chất chồng lên cao ngất. Nhưng trên thế gian, vốn dĩ không có con đường nào bằng phẳng và ai cũng cần nghị lực để đạp đổ những chướng ngại vật cản đường. Hãy cứ xem mọi khó khăn đều là thử thách, thay vì dễ dàng khuất phục hãy dũng cảm chinh phục. Thành quả mà cuộc đời ban tặng chúng ta nếu không phải là thành công, thì nhất định sẽ là bài học. Bởi chúng ta sinh ra để sống từng ngày trọn vẹn, bởi chúng ta sinh ra không phải để buồn.

Cuốn sách nhỏ bé này không thể là người nắm tay bạn, dẫn lối chỉ đường. Nó cũng không mang tính học thuật quá cao siêu để trở hành kim chỉ nam cho chúng ta hành động. Nhưng nó đã làm rất tốt vai trò một người bạn tinh thần, là những lời động viên chân thành và cần thiết. Để mỗi chúng ta không còn cô đơn lạc lõng trong chính tuổi trẻ của mình.

 

Nguồn sưu tầm:  https://goo.gl/8oz6bE 

------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Xem thêm

“Mình sinh ra đâu phải để buồn” là những dòng suy ngẫm, những câu chuyện xung quanh các vấn đề mà các bạn trẻ thường gặp như: tình yêu, trưởng thành, ước mơ,… bằng những trải nghiệm của mình Iris Cao và Hamlet Trương đã đem đến những năng lượng tích cực và bức tranh thông điệp màu xanh muốn truyền đạt đến các bạn trẻ. Hãy dũng cảm sống, dũng cảm yêu, dũng cảm theo đuổi những đam mê của bản thân.

Lớn lên sẽ khác, mỗi chúng ta muốn hay không mỗi ngày đều phải gồng mình đối diện với muôn vạn khó khăn trong cuộc sống. Thời gian đi qua sẽ “bắt cóc” đi sự ngây thơ của chúng ta, trưởng thành không phải là một bài toán đơn giản mà lúc này mọi thứ đều chuyển từ dễ dàng sang khó khăn, khắc nghiệt. Thế giới luôn vận hành theo cách của nó, thế giới sẽ không vì sự yếu đuối của bạn mà thay đổi bản chất vốn có của nó. Xã hội này cũng không có chỗ đứng cho những kẻ không có năng lực. Vì thế, chúng ta phải mạnh mẽ, cố gắng hơn nữa để có cuộc sống tốt hơn. “Đường đua nào là ý nghĩa nhất? Đó là đường đua với chính mình. Thật vậy chứ không phải câu trả lời “hoa hậu thân thiện” mỗi khi ai đó nhắc về những đấu tranh. Bởi vì đua với chính mình là đường đua khó nhất.”

Càng trưởng thàng càng cô đơn, đó là quy luật đã định sẵn của cuộc đời. Sẽ có một quãng thời gian bạn cảm thấy vô cùng buồn vì cô đơn. Chúng ta có mệt mỏi cũng không biết than vãn với ai, bởi vì khi trưởng thành rồi mỗi người đều có những mối bận tâm riêng, ai cũng phải đối diện với khó khăn hằng ngày thì họ làm gì có thời gian ngồi nghe bạn than vãn nữa. Những lúc như vậy cũng đừng tìm kiếm đến sự giúp đỡ của bất cứ ai hết, chúng ta hãy thử làm quen với cô đơn rồi dần dần bạn sẽ nhận ra rằng cô đơn đi hết một quãng đường dài nó không hề đáng thương đâu. Chỉ cần một mình vẫn ổn thì không sao cả, kiên cường lên nhé cho dù cuộc sống có đối xử tệ bạc như thế nào với chúng ta. Thì hãy tin rằng mọi điều tốt đẹp vẫn đang đợi chúng ta ở phía trước.

Điều đau khổ nhất trên thế giới này không phải là khi người khác bỏ rơi bạn mà là khi bạn bỏ rơi chính bản thân mình. Ngày nay có không ít bạn trẻ chỉ vì thất bại trong chuyện tình cảm mà  bỏ rơi chính bản thân mình để theo đuổi những điều đã cũ. Để nói về tình yêu thì rất khó để định nghĩa nó một cách đúng nhất, vì chúng ta đều có một đáp án cho riêng bản thân mình. Tình yêu cũng rất kì diệu, nó không những khiến chúng ta hạnh phúc mà nó còn làm còn khiến chúng ta có thể trưởng thành. Mỗi một đoạn tình cảm kết thúc chúng ta đều tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Cho nên các bạn trẻ ơi, đừng vì một chút đau lòng về chuyện tình cảm mà đánh mất chính mình, chúng ta không thể níu giữ một ai đó nếu họ đã muốn rời đi. Buồn là một điều không thể tránh khỏi khi chúng ta rời xa nhau đúng không nào? Nhưng đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn. “Khi một chàng trai hứa yêu thương và bảo vệ ta suốt đời đó có trôi qua ngắn ngủi, tận sâu trong lòng chúng ta đã từng cảm thấy rất hạnh phúc…thật sự hạnh phúc.”

Quyển sách “Mình sinh ra đâu phải để buồn” là một món quà động viên chính bạn và cũng là món quà ý nghĩa dành tặng bạn nè, người thân, nó nhắc nhở chúng ta phải yêu thương chính mình, yêu thương cuộc sống mỗi ngày. Nỗi buồn luôn là điều không tránh khỏi trong cuộc đời này, vậy hãy cứ tưới mát nỗi buồn với tác phẩm này, gửi tặng nó cho người bạn cần động viên nhé! Thương chúc những ai cầm trên tay tác phẩm này cũng đều nhận được sự an ủi và niềm vui hân hoan!

“Mình sinh ra đâu phải để buồn” gồm hơn 30 tản văn về cuộc sống, hành trình trải nghiệm của một người trẻ trước những vấp ngã đầu tiên. Ở lứa tuổi chưa phải là người lớn, lại không còn nhỏ bé để được bao bọc, người trẻ dễ rơi vào cảm giác chơi vơi, lạc lõng và không biết mình muốn gì.

Qua những trang sách đầy chia sẻ, cảm thông, Hamlet Trương và Iris Cao êm đềm ủi an người trẻ trên con đường đồng hành đó, vì chính họ cũng đang là những người trẻ gặp nhiều sóng gió trong giai đoạn trưởng thành.

5 năm qua, hai tác giả trẻ cặm cụi với duy nhất một ước muốn: Chở che cảm xúc cho những người trẻ khác, nỗ lực chứng minh cuộc sống có rất nhiều điều kỳ diệu nếu ta biết quan sát, sẻ chia.

Con người được sinh ra để tìm thấy hạnh phúc quanh mình, dẫu đôi lúc nỗi buồn che đôi mắt. Cứ tin là hạnh phúc sẽ trở lại, vì mình sinh ra đâu phải để buồn… (Hamlet Trương)

Anh từng là tất cả sau tất cả. Rốt cuộc cũng có ngày em mất tất cả là anh… Nhưng một sớm mai em thức giấc, chợt nhận ra điều quan trọng nhất là mình có thêm một ngày mới để sống, và vẫn tin vào tình yêu phía trước. Mọi điều khác có chăng cũng chỉ là gia vị cho cuộc đời thêm thú vị. Đúng rồi! Mình sinh ra đâu phải để buồn. (Iris Cao)

Cũng như những cuốn sách trước, “Mình sinh ra đâu phải để buồn” mãi luôn là lời nhắc nhở, động viên tinh thần đầy lạc quan, tinh tế bất cứ khi nào bạn cần hoặc bất cứ khi nào bạn muốn tặng lời khuyên đó cho một người bạn thương mến. Vì ngoài kia vốn dĩ đã quá nhiều xáo trộn, mình chọn ở lại cùng nhau tận hưởng thanh âm vui vẻ an lành.

Sau năm năm kể từ ngày chung tay xuất bản cuốn sách đầu tiên, để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng khó phai mở, “cặp đôi vàng văn học” – Hamlet Trương và Iris Cao trong năm 2017 đã cùng nhau cho tái xuất gian hồ và cho ra đời cuốn sách “Mình sinh ra đâu chỉ để buồn” như một món quà tri ân để gửi đến những độc giả thân yêu đã luôn ủng họ họ, đó cũng là một món quà ý nghĩa mà chúng ta có thể dành tặng bạn nè, người thân, nó nhắc nhở chúng ta phải yêu thương chính mình, yêu thương cuộc sống mỗi ngày.

Cuốn sách đã phá vỡ rất nhiều kỷ lục khi nhanh chóng được đặt cháy hàng ngay từ khi chưa xuất bản. Vậy điều gì đã khiến cuốn tản văn ấy trở nên đặc biệt như vậy?

Xét về hình thức, “Mình sinh ra đâu phải để buồn” khá bắt mắt, tựa đề thu hút sự tò mò của người đọc. Sách không quá dày, chữ to rõ, dễ đọc là điều mà tôi thích nhất ở cuốn sách này!

Toàn bộ nội dung cuốn sách “Mình sinh ra đâu phải để buồn” đều xoay quanh dòng chữ nhan đề ấy. Iris Cao tâm sự chuyện tình yêu, tình thân và tình cảm gia đình. Hamlet Trương lại thức tỉnh chúng ta bằng những thông điệp đầy lý trí về ước mơ, lối sống, về sự nghiệp. Nhưng bằng cách này hay cách khác, với những lối suy nghĩ và hành động cũng chẳng giống nhau. Chung quy lại, cả hai ngòi bút ấy vẫn kết tinh lại cùng quan điểm “Hạnh phúc sẽ luôn trở lại, không ở dạng này thì ở dạng khác, không cùng người này thì cùng người khác. Cứ như con người được sinh ra để tìm thấy hạnh phúc quanh mình, dẫu đôi lần bị hoàn cảnh che mờ đôi mắt. Hãy cứ tin “Mình sinh ra đâu phải để buồn”. Cuốn sách như một món quà ý nghĩa về mặt tinh thần, nó chứa đựng những lời an ủi động viên vượt qua nỗi buồn trước mắt và quan trọng hơn hết hãy luôn yêu thương quý trọng bản thân mình. Cuốn tản văn bao gồm hơn 30 câu chuyện, được viết ra từ hai tác giả có phong cách khác nhau. Mở đầu cuốn sách, là những dòng tâm sự từ cô gái Iris Cao đa sầu đa cảm. Vẫn như những cuốn sách trước kia, giọng văn của Iris Cao dường như không có sự thay đổi. Đó vẫn là những lời tự sự mang đậm dấu ân cá nhân, như chính tác giả đang kể về câu chuyện cuộc đời mình. Các nhân vật của Iris Cao thường dùng ngôi kể “tôi” để dẫn dắt nội dung cần truyền tải. Những câu chữ từ cô giống như cuốn nhật ký vụn vặt ghi chép lại những dòng cảm xúc bâng quơ, vài câu chuyện nhỏ nhặt, hay đôi ba người nào đó đến và đi trong cuộc sống thường ngày. Có câu chuyện nói về nỗi đau của sự phản bội, vị đắng của hai chữ chia tay. Iris Cao đã thổ lộ rằng “Cảm ơn người đã buông tay em tàn nhẫn như thế”. Đối với cô, khi yêu người ta sẽ thể hiện bằng trăm ngàn phương cách, nhưng khi tình đã nhạt bấp bênh trên bờ vực ly tan, khi ấy ta hãy học cách chia tay càng lạnh lùng, càng nhẫn tâm, sẽ càng dứt khoát. Đau một lần để tỉnh mộng, để xem nỗi đau ngày hôm ấy là động lực để sống tốt đẹp ở tương lai. Tiếp nối chặng hành trình dài của tình yêu, Iris Cao dẫn dắt chúng ta đi qua nhiều cảm xúc, từ đau khổ cay đắng đối diện với cuộc chia ly, cho đến những xúc cảm dịu dàng hơn khi thần tình yêu gõ cửa. Đó là những câu chuyện mang dư vị ngọt ngào và những âm sắc tươi vui: “Chờ một người đến nắm tay”, “Chỉ cần ta thương nhau là đủ”, “Nếu em không ổn cứ ôm anh”…Trong những câu chuyện ấy ta tìm thấy niềm hy vọng trong hố sâu tưởng chừng như tuyệt vọng, ta hiểu rằng đôi khi trong cuộc sống kết thúc là để mở ra một sự khởi đầu. Dẫu có đi qua cả đường hầm tối tăm mù mịt, hãy cứ tin ánh sáng sẽ le lói phía cuối con đường, ở nơi ấy hạnh phúc đang mỉm cười chờ ta gõ cửa. Như những câu chữ đầy lạc quan, căng tràn nhựa sống Iris Cao từng chia sẻ: “Nhưng rồi đến một ngày nọ thức dậy, tôi mở mắt chạm tay vào khung cửa sổ, ngước nhìn phía trước là trời xanh bao la, hít thở đầy lồng ngực mùi hương của cỏ cây. Tôi mỉm cười nhận ra rằng điều quan trọng nhất chính là mình có thêm một ngày nữa để sống và yêu. Mọi điều khác có chăng cũng chỉ là gia vị cho cuộc đời thêm thú vị. Đúng rồi! “Mình sinh ra đâu phải để buồn.”

Nếu một ngày bạn chán nản và chằng có một tí hứng thú nào vậy thì “Mình sinh ra đâu phải để buồn” là một lời đề nghị mà bạn nên một lần trải nghiệm thử. Đối với những ai là bạn đọc của Iris Cao và Hamlet Trương, chắc hẳn đã quá quen thuộc với giọng văn của họ, một phong cách không trùng lặp với ai cả. Sẽ thật tuyệt nếu một ngày mưa đắm chìm trong giọng văn thăng trầm nhưng cũng không kém phần lãng mạn của Iris Cao và cũng thật tuyệt khi trong quyển sách còn có sự góp mặt của Hamlet Trương. Cách viết của anh sẽ khiến bạn bất ngờ bởi những góc nhìn mới trên một vấn đề cũ, một lời văn tản mạn nhưng không xa vời thực tế. Hai nhà văn thông qua quyển sách đã nói lên những vấn đề quen thuộc mà người trẻ thường gặp: tình yêu, nỗ lực thay đổi, gia đình…

“Mình sinh ra đâu phải để buồn”. Mỗi ngày trong cuộc đời mỗi chúng ta là một nốt thăng trầm, có lúc cao, có lúc lại thấp đến lạ kì. Chúng ta làm sao có thể tránh khỏi được những điều đó. Vậy nên cái chính mà mỗi người có thể làm là rèn luyện thói quen, thái độ để đối mặt với những việc đó. Điều hạnh phúc nhất mà Iris Cao đã viết rất hay rằng: “Mỗi sáng thức dậy, thấy ban mai ngoài cửa, nhìn giọt nắng rớt trên vai mình và biết rằng ừ thì vẫn còn đó một ngày để sống, để yêu”. Cuộc đời sẽ mãi như thế, chúng ta vẫn phải sống trọn vẹn tới hơi thở cuối cùng. Quyển sách như một người bạn chia sẻ từng suy nghĩ và cảm giác của chính hai nhà văn đối với độc giả của mình: Chỉ cần một ngày bạn còn muốn chúng tôi đồng hành, chúng tôi sẽ viết, sẽ hát, sẽ là một bạn tâm giao, sẽ là một người dẫn đường cho hành trình cảm xúc bất tận của bạn”.

Nếu bạn là một người đọc mong muốn bổ trợ thêm về viết lách, ngôn từ và cách diễn đạt trôi chảy thì quyển sách là một lựa chọn vô cùng phù hợp với giá tiền và chất lượng nội dung. Xuyên suốt quyển sách sẽ có hình ảnh làm cho chúng ta dễ đọc và thư giãn hơn trong quá trình đọc. Hamlet Trương là một cây bút vô cùng tài năng, đọc những câu chữ của anh, bạn sẽ chiêm nghiệm được những bài học mà trước đó chúng ta dường như chưa từng nghĩ đến. Anh còn nhìn vấn đề ở một góc độ khiến chúng ta bất ngờ, từ đó cũng có những lời khuyên cho một cách sống đúng đắn và cũng đúng với tiêu đề sách: "Mình sinh ra đâu phải để buồn". Iris Cao sẽ cho độc giả của cô những dòng tâm tình lãng mạn của một tình yêu. Có thể là tình yêu tan vỡ nhưng để lại những bài học thú vị trong đời. Một tình yêu bình dị nhưng đẹp đến lạ. Vậy nên Mình sinh đâu phải để buồn rất đáng cho chúng ta lựa chọn.

Quyển sách “Mình sinh ra đâu phải để buồn” là một món quà động viên chính bạn và cũng là món quà ý nghĩa dành tặng bạn nè, người thân, nó nhắc nhở chúng ta phải yêu thương chính mình, yêu thương cuộc sống mỗi ngày.

Nỗi buồn luôn là điều không tránh khỏi trong cuộc đời này, vậy hãy cứ tưới mát nỗi buồn với tác phẩm này, gửi tặng nó cho người bạn cần động viên nhé! Thương chúc những ai cầm trên tay tác phẩm này cũng đều nhận được sự an ủi và niềm vui hân hoan!

“Mình sinh ra đâu phải để buồn” gồm hơn 30 tản văn về cuộc sống, hành trình trải nghiệm của một người trẻ trước những vấp ngã đầu tiên. Ở lứa tuổi chưa phải là người lớn, lại không còn nhỏ bé để được bao bọc, người trẻ dễ rơi vào cảm giác chơi vơi, lạc lõng và không biết mình muốn gì.

Qua những trang sách đầy chia sẻ, cảm thông, Hamlet Trương và Iris Cao êm đềm ủi an người trẻ trên con đường đồng hành đó, vì chính họ cũng đang là những người trẻ gặp nhiều sóng gió trong giai đoạn trưởng thành.

5 năm qua, hai tác giả trẻ cặm cụi với duy nhất một ước muốn: Chở che cảm xúc cho những người trẻ khác, nỗ lực chứng minh cuộc sống có rất nhiều điều kỳ diệu nếu ta biết quan sát, sẻ chia.

Con người được sinh ra để tìm thấy hạnh phúc quanh mình, dẫu đôi lúc nỗi buồn che đôi mắt. Cứ tin là hạnh phúc sẽ trở lại, vì mình sinh ra đâu phải để buồn… (Hamlet Trương)

Anh từng là tất cả sau tất cả. Rốt cuộc cũng có ngày em mất tất cả là anh… Nhưng một sớm mai em thức giấc, chợt nhận ra điều quan trọng nhất là mình có thêm một ngày mới để sống, và vẫn tin vào tình yêu phía trước. Mọi điều khác có chăng cũng chỉ là gia vị cho cuộc đời thêm thú vị. Đúng rồi! "Mình sinh ra đâu phải để buồn". (Iris Cao)

Cũng như những cuốn sách trước, “Mình sinh ra đâu phải để buồn” mãi luôn là lời nhắc nhở, động viên tinh thần đầy lạc quan, tinh tế bất cứ khi nào bạn cần hoặc bất cứ khi nào bạn muốn tặng lời khuyên đó cho một người bạn thương mến. Vì ngoài kia vốn dĩ đã quá nhiều xáo trộn, mình chọn ở lại cùng nhau tận hưởng thanh âm vui vẻ an lành.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" không chỉ đơn thuần là một cuốn sách, mà còn là một bản tình ca dành cho cuộc sống. Qua từng trang sách, ta như được hòa mình vào những cung bậc cảm xúc đa dạng, từ những khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn đến những nỗi buồn man mác.

Tác phẩm đã chạm đến những sợi dây cảm xúc sâu thẳm nhất trong lòng người đọc. Những câu chuyện về tình yêu, gia đình, bạn bè được kể lại một cách chân thật, giản dị nhưng không kém phần sâu sắc. Tình yêu đôi lứa được khắc họa với những rung động đầu đời, những ngọt ngào và cả những đắng cay. Tình cảm gia đình được thể hiện qua những lời tâm sự chân thành, những khoảnh khắc ấm áp bên người thân.

Điều đặc biệt ở cuốn sách này chính là khả năng kết nối với độc giả. Những câu văn nhẹ nhàng, tràn đầy cảm xúc như những lời thủ thỉ an ủi, giúp ta cảm thấy không cô đơn trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ để vẽ nên những bức tranh sống động về cuộc sống, giúp ta nhìn nhận mọi thứ một cách lạc quan hơn.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" không chỉ đơn thuần là một cuốn sách giải trí, mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy. Cuốn sách giúp ta hiểu rõ hơn về bản thân, về những người xung quanh và về cuộc sống này. Sau khi đọc xong, ta sẽ nhận ra rằng cuộc sống này vẫn còn rất nhiều điều đẹp đẽ đang chờ đón phía trước.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" không đơn thuần chỉ là một cuốn sách, mà còn là một người bạn đồng hành, một lời an ủi ấm áp dành cho những tâm hồn đang lạc lối. Cuốn sách đã thực sự chạm đến trái tim của độc giả bằng những câu chuyện chân thật, gần gũi về cuộc sống, tình yêu và những trăn trở của tuổi trẻ.

Trong xã hội hiện đại, áp lực cuộc sống ngày càng lớn, khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, chán nản. "Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" như một liều thuốc tinh thần, giúp độc giả xoa dịu những nỗi buồn, tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Qua từng trang sách, độc giả được lắng nghe những tâm sự, những trăn trở của những người trẻ tuổi, từ đó nhận ra rằng mình không đơn độc trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc.

Cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ những nỗi buồn, mà còn mang đến cho độc giả một góc nhìn lạc quan về cuộc sống. Các tác giả đã khéo léo lồng ghép những thông điệp tích cực vào từng câu chuyện, giúp độc giả hiểu rõ hơn về giá trị của cuộc sống và tầm quan trọng của việc yêu thương bản thân.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" không chỉ đơn giản là một cuốn sách giải trí, mà còn là một cuốn sách gợi mở những suy nghĩ tích cực. Qua những câu chuyện, độc giả được khuyến khích suy ngẫm về cuộc sống của mình, đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Điều này giúp độc giả trưởng thành hơn và có cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân và cuộc sống xung quanh.

Cuốn sách đã tạo ra một cộng đồng những người đọc yêu thích, nơi họ có thể chia sẻ những cảm xúc, những trải nghiệm của mình. Điều này giúp độc giả cảm thấy được kết nối và không còn cảm thấy cô đơn.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" là một cuốn sách đáng đọc cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là những bạn trẻ đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Cuốn sách không chỉ mang đến những giây phút thư giãn, mà còn giúp độc giả tìm thấy động lực để vượt qua khó khăn và sống một cuộc sống ý nghĩa hơn.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" không chỉ đơn thuần là một tập hợp những câu chuyện rời rạc, mà còn là một hành trình phát triển của nhân vật, đồng thời cũng là một bức tranh chân thực về cuộc sống của những người trẻ tuổi.

Cuốn sách không tập trung vào một nhân vật chính duy nhất, mà xây dựng nên một hệ thống các nhân vật với những tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng và phong phú cho câu chuyện. Sự trưởng thành: Qua từng câu chuyện, các nhân vật dần trưởng thành, học hỏi và thay đổi. Họ đối mặt với những khó khăn, thất bại, từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân. Sự đồng cảm: Các nhân vật trong sách được xây dựng một cách chân thật, gần gũi, khiến người đọc dễ dàng đồng cảm. Qua đó, độc giả có thể nhìn thấy phần nào của bản thân trong từng nhân vật.

Cuốn sách không có một cốt truyện chính thống, mà thay vào đó là những câu chuyện nhỏ, đan xen vào nhau. Mỗi câu chuyện đều độc lập nhưng lại có sự liên kết nhất định, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống. Tình tiết gần gũi: Các tình tiết trong sách đều rất gần gũi với cuộc sống thường ngày, dễ dàng chạm đến cảm xúc của người đọc. Đó có thể là những câu chuyện về tình yêu, gia đình, bạn bè, công việc... Thông điệp ý nghĩa: Mỗi câu chuyện đều mang một thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, bản thân. Qua đó, tác giả muốn truyền tải đến độc giả những bài học quý giá.

Một số câu chuyện trong sách có phần hơi nhẹ nhàng, thiếu đi những tình tiết gay cấn, hấp dẫn. Sự lặp lại: Một số chủ đề được nhắc đến nhiều lần, khiến cho câu chuyện trở nên hơi nhàm chán.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" là một cuốn sách đáng đọc, đặc biệt dành cho những bạn trẻ đang tìm kiếm sự đồng cảm và động lực. Cuốn sách đã thành công trong việc xây dựng những nhân vật sống động, chân thật và truyền tải những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" không chỉ là một cuốn sách, mà còn là một người bạn đồng hành đã cùng tôi trải qua những khoảnh khắc thăng trầm của cuộc sống. Mỗi trang sách lật qua đều như một lời tâm sự, một cái ôm ấm áp, xoa dịu những nỗi lo âu và mang đến cho tôi niềm hi vọng.

Điều đầu tiên cuốn sách níu chân tôi là sự chân thật trong từng câu chữ. Tác giả đã rất khéo léo khi chia sẻ những câu chuyện đời thường, những suy nghĩ, cảm xúc rất đỗi bình dị nhưng lại chạm đến trái tim người đọc. Tôi thấy mình trong đó, trong những băn khoăn về tình yêu, những lo lắng về tương lai, những nỗi buồn khi thất bại.

Cuốn sách như một chiếc gương phản chiếu lại chính bản thân tôi. Qua đó, tôi có cơ hội nhìn lại những sai lầm, những thiếu sót của mình để từ đó học cách yêu thương bản thân hơn, sống tích cực hơn. Đồng thời, cuốn sách cũng giúp tôi mở rộng tầm nhìn, khám phá những khía cạnh mới của cuộc sống.

Một trong những điều tôi thích nhất ở cuốn sách là thông điệp lạc quan mà nó mang lại. Dù cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, nhưng tác giả vẫn luôn tin rằng hạnh phúc là điều nằm trong tầm tay của mỗi người. Câu nói "Mình sinh ra đâu phải để buồn" như một lời nhắc nhở tôi rằng hãy luôn giữ cho trái tim mình ấm áp và tràn đầy niềm vui.

Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy rằng một số đoạn văn trong sách có phần hơi sướt mướt, dễ khiến người đọc cảm thấy nhàm chán. Bên cạnh đó, một số ý tưởng chưa được khai thác sâu hơn, khiến cho câu chuyện trở nên rời rạc.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" là một cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc. Đó là sự đồng cảm, sự khích lệ và niềm tin vào cuộc sống. Cuốn sách đã giúp tôi trưởng thành hơn, yêu đời hơn. Tôi tin rằng đây sẽ là một cuốn sách hữu ích cho những ai đang tìm kiếm một người bạn đồng hành trên con đường khám phá bản thân.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" không chỉ đơn thuần là một cuốn sách giải trí, mà còn là một hành trình khám phá bản thân và cuộc sống. Thông qua những câu chuyện nhỏ nhặt, đời thường, cuốn sách đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa về tình yêu, tuổi trẻ và những giá trị đích thực của cuộc sống.

Nội dung gần gũi, đời thường: Cuốn sách tập trung vào những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của những người trẻ tuổi, những vấn đề mà ai trong chúng ta cũng từng trải qua như tình yêu, gia đình, sự nghiệp, ước mơ... Những câu chuyện này được kể một cách chân thật, gần gũi, khiến người đọc dễ dàng đồng cảm và tìm thấy bóng dáng của mình trong đó.

Thông điệp lạc quan về cuộc sống: Dù đề cập đến những nỗi buồn, những thất bại trong cuộc sống, nhưng "Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" vẫn luôn mang đến một thông điệp lạc quan. Cuốn sách khẳng định rằng cuộc sống luôn có những khoảnh khắc đẹp, và chúng ta có quyền được hạnh phúc. Qua đó, tác giả muốn truyền cảm hứng cho độc giả, giúp họ vượt qua khó khăn và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Giá trị của tình yêu và gia đình: Tình yêu và gia đình là hai chủ đề xuyên suốt trong cuốn sách. Tác giả đã vẽ nên những bức tranh đẹp về tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, tình bạn. Qua đó, cuốn sách nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của những mối quan hệ trong cuộc sống, và về việc trân trọng những người thân yêu bên cạnh.

Khám phá bản thân và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống: Cuốn sách cũng đặt ra những câu hỏi về bản thân, về mục đích sống. Tác giả khuyến khích độc giả khám phá những điều mình yêu thích, theo đuổi ước mơ và sống một cuộc sống có ý nghĩa.

Một số điểm hạn chế: Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng cuốn sách có phần hơi sướt mướt, và một số câu chuyện chưa được khai thác sâu hơn. Bên cạnh đó, một số độc giả cảm thấy cuốn sách chưa đủ mới mẻ so với các tác phẩm cùng thể loại.

Kết luận:

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" là một cuốn sách ý nghĩa, giúp độc giả tìm thấy sự đồng cảm và động lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Cuốn sách không chỉ là một món quà tinh thần, mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy.

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" không chỉ là một cuốn sách chứa đựng những câu chuyện, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ tinh tế. Ngôn ngữ trong sách vừa gần gũi, đời thường, lại vừa mang đậm chất thơ, tạo nên một sức hút khó cưỡng.

Một ngôn ngữ gần gũi, đời thường: Các tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng những từ ngữ, câu văn đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Điều này giúp cho độc giả dễ dàng hình dung và đồng cảm với những câu chuyện được kể. Ngôn ngữ như một làn gió mát, xoa dịu những tâm hồn đang mệt mỏi.

Chất thơ ẩn chứa trong từng câu chữ: Bên cạnh sự giản dị, ngôn ngữ trong sách còn chứa đựng nhiều hình ảnh thơ mộng, những câu văn giàu cảm xúc. Từng câu chữ như những viên ngọc nhỏ, lung linh và đầy sức gợi. Điều này tạo nên một vẻ đẹp riêng cho cuốn sách, khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước tài năng của các tác giả.

Văn phong nhẹ nhàng, sâu lắng: Văn phong của "Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" nhẹ nhàng, sâu lắng, như một bản nhạc du dương. Các tác giả đã khéo léo sử dụng những câu hỏi tu từ, những hình ảnh đối lập để tạo nên những đoạn văn giàu tính gợi mở. Điều này kích thích trí tưởng tượng của người đọc, giúp họ suy ngẫm về cuộc sống và bản thân.

Sự kết hợp hài hòa giữa hai phong cách: Cuốn sách là sự kết hợp của hai cây bút với hai phong cách khác nhau: Iris Cao và Hamlet Trương. Tuy nhiên, cả hai đã tạo nên một tổng thể hài hòa, thống nhất. Sự đa dạng trong phong cách đã làm phong phú thêm cho cuốn sách, mang đến cho độc giả những trải nghiệm đọc thú vị.

Một số điểm hạn chế: Tuy nhiên, cũng có những đoạn văn trong sách sử dụng quá nhiều từ ngữ hoa mỹ, làm cho câu văn trở nên rườm rà, khó hiểu. Bên cạnh đó, một số hình ảnh thơ mộng đôi khi lại quá trừu tượng, khiến người đọc khó nắm bắt ý nghĩa.

Kết luận:

"Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn" là một tác phẩm đáng đọc không chỉ bởi nội dung ý nghĩa mà còn bởi ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc. Cuốn sách đã chứng minh sức mạnh của ngôn ngữ trong việc truyền tải cảm xúc, kết nối con người với nhau.