Có người nói chẳng tồn tại một ông McDonald nào cả, McDonald’s chỉ là một cái tên tưởng tượng được chọn vì dễ nhớ mà thôi. Bạn có tin tồn tại một ông McDonald?

Ai cũng biết, McDonald’s là ví dụ tiêu biểu nhất cho tinh thần “Giấc mơ Mỹ”. Công ty này đã chứng minh được giá trị của sự cần cù lao động, tư duy khác biệt cùng phép thử và sai. Trong cuốn sách này, nhà văn chuyên viết về kinh tế John F. Love đã kể lại câu chuyện phi thường về những con người, những chiến lược, sự đổi mới và cả những tài năng đã biến một quầy bánh hamburger nhỏ lẻ trở thành một tập đoàn giá trị hàng tỷ đô-la. Nỗ lực đó đã ảnh hưởng đến từng ngóc ngách văn hóa của nước Mỹ, và giờ là cả thế giới.

Trở lại với câu hỏi trên, bạn có tin tồn tại một ông McDonald? Thật sự, đúng vậy, có tồn tại một ông McDonald

Mấy năm qua tôi nhận được nhiều thư từ, cuộc gọi từ các đài truyền hình, phát thanh, nhà văn, nhà báo, v.v… và họ đều giãi bày với tôi cùng một câu chuyện. Có vẻ như nếu họ liên hệ với một công ty ở Oak Brook để hỏi về địa chỉ hiện tại của tôi, thì họ sẽ nhận được câu trả lời là công ty này hoàn toàn không biết tôi đang ở đâu hay thậm chí liệu tôi còn sống hay không. Có lần người ta còn nói rằng chẳng tồn tại một ông McDonald nào cả, McDonald’s chỉ là một cái tên tưởng tượng được chọn vì dễ nhớ mà thôi.

Đây là những gì Richard J. McDonald viết trong một lá thư không lâu sau khi McDonald’s tuyên bố sẽ đóng cửa tiệm do Ray Kroc xây dựng vào năm 1955 trên phố  Des Plaines. Sau đó, báo chí khắp nước đều viết về câu chuyện đóng cửa tiệm McDonald’s “gốc”. Nếu bất cứ câu chuyện nào trong số này đề cập gì đến anh em nhà McDonald thì cũng chỉ là lời giải thích cho việc ngoài cái tên của họ, Kroc không lấy gì thêm nữa. Ai cũng công nhận Kroc là người đã xây dựng tiệm McDonald’s đầu tiên.


Theo một cách nào đó, hai anh em có cái tên tô điểm cho 14.000 cửa hàng McDonald’s đã hoàn toàn biến mất khỏi huyền thoại về McDonald’s. Trong kỷ nguyên bùng nổ truyền thông, người đầu tiên tiếp thị rộng khắp thành công sản phẩm mới sẽ được công nhận là người phát minh ra sản phẩm đó. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Kroc – nhà sáng lập công ty lan truyền rộng rãi khái niệm đồ ăn nhanh – được công nhận là người tạo ra loại hình nhà hàng tự phục vụ, dịch vụ nhanh. Chẳng bất ngờ lắm, nhưng điều này lại không chính xác.

Ray Kroc không phát minh ra đồ ăn nhanh. Ông cũng không phát minh ra mô hình quán ăn tự phục vụ. Và nhà hàng McDonald’s đầu tiên của ông cũng không phải cửa hàng McDonald’s đầu tiên. Nói chính xác, những thứ đầu tiên kia thuộc về anh em nhà McDonald, Richard và anh trai Maurice, được biết đến với tên gọi thân mật là Dick và Mac. Họ là những nhà sáng chế có tầm nhìn nhưng lại thiếu động lực và những kỹ năng tổ chức cần thiết để có thể kiếm tiền từ phát minh của mình. Cách họ khám phá ra khái niệm đồ ăn nhanh mang lại một góc nhìn vô cùng thú vị đối với tiến trình của phát minh, nhưng cách họ thất bại trong việc phát triển phát minh đó là điểm mấu chốt để nếm thử hương vị mà Ray Kroc đem đến bữa tiệc.

Bên trên chỉ là một trong những câu chuyện mà bạn chưa hề biết tới về Lịch sử mái vòm vàng McDonald’s. Giàu cảm hứng, nhiều thông tin và tràn ngập những câu chuyện hậu trường thú vị, cuốn sách Lịch sử mái vòm vàng McDonald’s mang đến một góc nhìn sâu sát, trực diện về thành công của doanh nghiệp vĩ đại này.

Mặc dù không phải là người đầu tiên tạo ra McDonald’s nhưng Ray Kroc lại là người phát triển nó thành quy mô toàn cầu với chuỗi nhà hàng chuyển nhượng và hệ thống các nhà hàng McDonald’s do chính Kroc xây dựng lên. Đọc cuốn sách ta thấy được một doanh nhân luôn kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc, chấp nhận mạo hiểm và biết nắm bắt cơ hội, đôi khi là nóng nảy và cố chấp.

Kroc đã dựng được một tổ chức dịch vụ xuất sắc nhất trong lĩnh vực nhượng quyền không phải nhờ ra lệnh cho các quản lý mà nhờ trao cho họ quyền ra quyết định tối cao. Ngay từ đầu, nhóm quản lý của ông đã bao gồm toàn những cá nhân muôn màu muôn vẻ, không phải kiểu quản lý vẫn thường tồn tại trong bộ máy đầu não của các doanh nghiệp, không phải kiểu người của tổ chức mà là những phiên bản tiên phong thiết lập doanh nghiệp của Kroc.

Kroc thường bị coi là điển hình cho kiểu nhà sáng lập doanh nghiệp độc tài, áp chế nhân viên cấp dưới. Nhưng trên thực tế, ông đã xây dựng một tập đoàn gồm những cá nhân thông minh thiên bẩm, hiếu thắng điên cuồng và có cá tính cực kỳ khác biệt. Sự đồng nhất đến kinh ngạc của 14.000 cửa hàng McDonald’s tạo ra ấn tượng về một tập đoàn có một bộ máy đầu não tập trung. Từ ngoài nhìn vào, người ta dễ cho rằng McDonald’s được điều hành bởi những bản sao của Ray Kroc.


Các quyết định ở McDonald’s luôn là sản phẩm của những đề xuất cá nhân. Ý tưởng đưa ra không bao giờ bị các ban ủy ban đồng nhất. Hướng đi mới là kết quả của một chuỗi các quy trình thử và kiểm tra, và ý tưởng mới nảy ra từ mọi ngõ ngách của hệ thống này. Nguyên liệu mấu chốt trong công thức quản lý của Kroc là sẵn sàng mạo hiểm thất bại và chấp nhận sai lầm.

Hình ảnh chúng tôi thể hiện trước công chúng là những nhà tiếp thị rất nhạy bén, chuyên nghiệp, hiểu biết, trông có vẻ mềm mỏng và nông cạn. Thực tế thì chúng tôi là một đám người đầy nhiệt huyết, bắn rất nhiều đại bác, mà không phải khảu nào cũng trúng đích. Chúng tôi đã mắc rất nhiều sai lầm đó lại làm nên thành công, vì chúng tôi đã rút ra bài học từ chúng. Chúng tôi bốc đồng, luôn cố làm nhanh hơn khả năng của mình, nhưng chúng tôi cũng là bậc thầy trong việc dọn dẹp đống hổ lốn do mình gây ra

Bí mật cốt lõi cho thành công của McDonald’s là cách họ đạt được sự đồng nhất và tận tụy của cả một hệ thống vận hành mà không phải hy sinh sức mạnh chủ nghĩa cá nhân và tính đa dạng kiểu Mỹ. McDonald’s đã tìm ra công thức pha trộn tính kỷ luật với sự sáng tạo.

Lịch sử hệ thống McDonald’s là câu chuyện về một tổ chức tìm được cách điều tiết sức mạnh của những doanh nhân, không phải chỉ một vài mà là hàng trăm người. Tập đoàn này được điều hành bởi những quyết định và chính sách được xem là để phục vụ lợi ích chung. Nhưng lợi ích chung không do một nhà điều hành cấp cao hay một hội đồng điều hành định nghĩa, thay vào đó, nó là sản phẩm của sự trao đổi giữa tất cả những người tham gia cuộc chơi. Tài năng của Ray Kroc nằm ở việc xây dựng được một hệ thống yêu cầu mọi thành viên phải tuân thủ những luật lệ kiểu tập đoàn, đồng thời vẫn khen thưởng cho những thể hiện sáng tạo cá nhân. Về cơ bản, câu chuyện lịch sử của McDonald's là một trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lý những doanh nhân trong môi trường tập đoàn.

Là một phần nội tại của văn hóa Mỹ khiến cho tầm vóc kinh tế và tính cạnh tranh của hơn 14.000 cửa hàng McDonald's trên toàn thế giới hiếm hoi khi được đo đếm đúng cách. Ai cũng biết McDonald's rất lớn, nhưng ít người thwucj sự hiểu tác động của nó lên ngành kinh doanh Mỹ lớn đến đâu. Thông thường khi quan sát tấm biển dưới mái vòm vàng, một người sẽ dễ biết McDonald's đã bán được hơn 100 tỷ chiếc bánh hamburger. Nhưng trong một nền công nghiệp có đến gần 200.000 doanh nghiệp nhà hàng riêng biệt, liệu bao nhiêu người đoán được McDonald's thâu tóm 14% tổng lượng khách ăn hàng ở Mỹ - tức là cứ sáu người lại có một người ăn ở đó - và thu về 6,6% tổng số tiền người Mỹ chi cho việc ăn tại nhà hàng? Bao nhiêu người biết rằng công ty này kiểm soát 18,3% thị phần thị trường đồ ăn nhanh trị giá 72 tỷ đô-la của Mỹ - nhiều hơn cả ba chuỗi cửa hàng đứng sau nó cộng lại? Bao nhiêu người ngờ được McDonald's bán 34% tổng lượng bánh hamburger và 26% tổng lượng khoai tây chiên do các cửa hàng thương mại bán ra? Đó là những con số làm choáng váng cả George Rice, Chủ tịch tập đoàn CDR/Crest Enterpise chuyên tổng hợp các thông tin thị phần thị trường kiểu vậy. Rice nói, "Chúng tôi đã phải thốt lên thực vô lý khi nghe tới những con số này".

Việc nắm giữ một thị phần lớn tạo cho McDonald's tầm ảnh hưởng lên hệ thống chế biến thực phẩm Mỹ mà chính thức các nhà chế biến thực phẩm cũng không hiểu được hết. Với doanh số bán hamburger cao ngất ngưởng, McDonald's trở thành nhà tiêu thụ thịt bò lớn nhất nước. Chuỗi nhà hàng này bán nhiều khoai tây chiên đến mức mỗi năm họ phải mua về 5% tổng lượng khoai tây thu hoạch trên toàn nước Mỹ, và 2% tổng lượng thịt gà. Nhờ lượng tiêu thụ khổng lồ cùng sự kiên trì theo đuổi chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm, McDonald's mang đến những thay đổi có tính cách mạng trong ngành chế biến thịt và khoai tây.

Trong thời kỳ mà một số tập đoàn Mỹ đang tìm cách ganh đua với các đối thủ nước ngoài, thì câu chuyện về McDonald's nhắc nhở chúng ta rằng các doanh nghiệp vẫn có thể thành công - thậm chí thành công vượt ngoài những giấc mơ điên rồ nhất của các nhà sáng lập - nhờ vào những đặc tính Mỹ điển hình. Đây không chỉ là lịch sử của một tập đoàn kinh tế, bởi lẽ câu chuyện về McDonald's không hẳn chỉ là sự thành công của một tập đoàn. Đúng hơn, đây là câu chuyện về một công ty đã thay đổi thói quen ăn uống của toàn bộ người dân Mỹ, đã cách mạng hóa ngành dịch vụ ăn uống và nền công nghiệp chế biến thực phẩm Mỹ, hợp thức hóa các hoạt động buôn bán nhượng quyền rộng khắp ngày nay. Đây là câu chuyện về một McDonald's chưa được biết đến, là thành công của doanh nghiệp hiện đại đầu tiên trên đất Mỹ - hệ thống thu hẹp khoảng cách giữa những doanh nhân và các tập đoàn kinh tế. 

 Review chi tiết bởi Thu Hằng - Bookademy

--------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia Bookademy Team để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm

Như được tóm tắt rõ nhất ở trang bìa sau của cuốn sách - "McDonald’s là ví dụ tiêu biểu nhất cho tinh thần “Giấc mơ Mỹ”. Công ty này đã chứng minh được giá trị của sự cần cù lao động, tư duy khác biệt cùng phép thử và sai. Trong cuốn sách này, nhà văn chuyên viết về kinh tế John F. Love đã kể lại câu chuyện phi thường về những con người, những chiến lược, sự đổi mới và cả những tài năng đã biến một quầy bánh hamburger nhỏ lẻ trở thành một tập đoàn giá trị hàng tỷ đô-la. Nỗ lực đó đã ảnh hưởng đến từng ngóc ngách văn hóa của nước Mỹ, và giờ là cả thế giới.” Một cuốn sách kinh doanh xuất sắc với vô số các khóa học về kinh doanh, quản lý, lãnh đạo và tìm nguồn cung ứng. Những bài học này được đan xen trong một câu chuyện tuyệt vời về sự khởi đầu và phát triển của một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới. Phải đọc! Dưới đây là những đoạn trích từ cuốn sách mà tôi thấy đặc biệt sâu sắc: 

1- "Ít ai ngoài McDonald's hiểu rằng tài năng xuất chúng của Ray Kroc thể hiện ở cách ông ấy lựa chọn và thúc đẩy các nhà quản lý, những người được nhượng quyền và nhà cung cấp của mình. Ông ấy có một sở trường vì đã mang lại những điều tốt nhất cho những người làm việc với anh ấy. Chắc chắn, thành công của Kroc với McDonald's là một câu chuyện về tinh thần kinh doanh của chính ông ấy. Nhưng nó còn hơn thế nữa. Ông ấy đã thành công trên quy mô lớn vì ông có trí tuệ và lòng dũng cảm để tin tưởng hàng trăm doanh nhân khác."

2- "Bí mật cơ bản dẫn đến thành công của McDonald's là cách nó đạt được sự thống nhất và trung thành với một chế độ điều hành mà không phải hy sinh những điểm mạnh của chủ nghĩa cá nhân và sự đa dạng của người Mỹ. McDonald's quản lý để kết hợp sự phù hợp với sự sáng tạo."

3- "Về cơ bản, cách tiếp cận mà Kroc áp dụng trong nhượng quyền thương mại cũng giống như cách ông ấy áp dụng khi bán đồ cung cấp dịch vụ ăn uống: thành công của ông ấy dựa trên việc tìm ra cách khiến khách hàng thành công với sản phẩm của ông.”

Một cuốn sách tuyệt vời! Một nền giáo dục thực sự. Tác giả thực sự đi sâu vào vấn đề hơn là những thứ mơ hồ kiểu "đổi mới trong chuỗi cung ứng" thông thường. Khá dễ hiểu và trả lời rất nhiều câu hỏi và sửa rất nhiều quan niệm sai lầm. Rất nhiều nhà hàng thức ăn nhanh đã tồn tại, thực sự những gì Kroc đã làm là tạo ra một hệ thống nhượng quyền mạnh mẽ đầy sáng tạo. Và điều thực sự đảm bảo cho sự thành công đó chính là nguồn cảm hứng tạo ra của cải từ bất động sản của Harry Sonneborne. Rất nhiều giai thoại thú vị. Thư ký của Kroc được trao 10% cổ phần trong công ty. McDonalds từ chối phê duyệt bất kỳ thay đổi nào đối với hệ thống nên Kroc liên tục vi phạm hợp đồng ngay cả khi bổ sung thêm lò đốt cho các cửa hàng, kể từ khi một trong California không có hoặc không cần. Tập đoàn là một trong những người dùng đầu tiên sử dụng hệ thống xử lý không khí trên mái nhà, vì khối lượng nấu ăn được thực hiện đồng nghĩa với việc tất cả không khí trong tòa nhà cần được thay thế mỗi 3 phút và họ không thể để mất nhà kho ở tầng hầm. Trong giờ cao điểm - và đây là trước khi các cửa hàng có chỗ ngồi trong nhà - nhân viên không thể rời đi vì chênh lệch áp suất quá lớn để mở cửa. Taco Bell được đặt theo tên của người sáng lập Glen Bell, một thợ sửa điện thoại đã từng là một vị khách thường xuyên đến McDonald's ban đầu. (Một lần nữa, trái ngược với truyền thuyết phổ biến, Kroc không phải là người đầu tiên nhận thấy họ đang hoạt động tốt như thế nào.) Khi các nhà hàng được thiết kế lại, chúng vững chắc đến mức thành phố Cleveland đã chỉ định chúng là những điểm sơ tán. McDonald's đầu tiên ở Nhật Bản là được xây dựng trong 36 giờ. Bí quyết để chiên khoai tây chiên hoàn hảo không phải là nhiệt độ cụ thể của dầu trong nồi chiên ngập dầu, nhiệt độ này thay đổi giữa các máy và thậm chí giữa các mẻ chiên. Mẹo nhỏ là khi dầu đã tăng trở lại 3 độ so với khi bạn cho khoai tây chiên vào, chúng đã sẵn sàng để vớt ra.