Lẽ phải của phi lý trí – Lợi ích bất ngờ của việc phá bỏ những quy tắc logic trong công việc và cuộc sống

Trong cuốn sách nền tảng của mình Phi lý trí, nhà khoa học xã hội Dan Ariely đã đưa ra những ảnh hưởng đa chiều dẫn tới việc con người đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan. Giờ đây, trong cuốn Lẽ phải của phi lý trí, ông hé lộ những ảnh hưởng đầy bất ngờ, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà “phi lý trí” có thể tác động đến cuộc sống của chúng ta. Tập trung vào nghiên cứu các hành vi của chúng ta tại nơi làm việc và các mối quan hệ của chúng ta, ông đưa ra những hiểu biết mới và những sự thật đáng ngạc nhiên về những điều đang thôi thúc chúng ta làm việc, cách mà chúng ta học để yêu thương những người mà chúng ta sống cùng…

Bằng việc sử dụng dữ liệu từ những thí nghiệm thú vị và độc đáo, Ariely đã đưa ra những kết luận hấp dẫn về cách thức và nguyên nhân tại sao chúng ta lại hành động như vậy. “Lẽ phải của phi lý trí” sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thưc bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Và soi xét các hành vi phi lý trí của chúng ta dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ.

Mở đầu bằng câu chuyện của mình, ông cho thấy rằng bằng việc hành động có lý trí, ông đã chiến thắng căn bệnh với một hy vọng rằng một ngày nào đó bác sỹ sẽ nói rằng ông hoàn toàn hết bệnh. Và ý nghĩa của nó là khi đứng trước những công việc nhàm chán, những nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta muốn lảng tránh, chúng ta chỉ cần đơn giản là ngồi tính toán, so sánh những thú vui trước mắt, hiểu rằng sẽ có lợi về lâu dài khi ta phải gắng chấp nhận một chút khó chịu trong hiện tại. nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ tập trung cao độ vào những vấn đề thực sự quan trọng với chúng ta.

Phần I: Lợi ích bất ngờ của việc phá bỏ những quy tắc logic trong công việc

Chương 1: Tại sao những khoản tiền lương hậu hĩnh không phải lúc nào cũng có tác dụng?

“Một nghìn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, chắc chắn những khoản tiền thưởng có ý nghĩa rất quan trong quyết định đến chất lượng và năng suất lao động của nhân viên. Chắc chắn, theo một lối tư duy logic thì tiền thưởng cao sẽ thúc đẩy chúng ta làm việc hiệu quả hơn, giành nhiều thời gian hơn cho công việc. Tuy nhiên cách suy nghĩ tưởng chừng hiển nhiên như vậy có khi nào bất hợp lý?

Một nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, đó là các chú chuột thí nghiệm được cho vào mê cung và bị điện giật. Càng bị giật điện nhiều, chúng càng khó khăn trong việc thoát khỏi mê cung. Thay vì thúc đẩy chúng tìm ra lối thoát, những chú chuột này cứng ngắc lại và bỏ cuộc. Nếu như dòng điện là nguồn tiền thưởng còn những chú chuột là loại người, bạn có thể thấy khó ra sao khi luôn phải chịu áp lực từ những khoản tiền khổng lồ?

Cùng với đó là hàng loạt các thử nghiệm, thực hiện tại nhiều nơi khác nhau, từ vùng nông thôn Ấn Độ đến các sinh viên của MIT, Ariely đã đúc rút ra được những kết quả khá bất ngờ:

  • Trả tiền nhiều có thể mang lại kết quả công việc cao đối với những nhiệm vụ mang tính chân tay, nhưng sẽ ngược lại đối với những công việc đò hỏi phải sử dụng đến trí óc – điều mà các công ty thường có gắng làm khi trả cho các giám đốc điều hành của họ mức lương lớn.
  • Tóm lại sử dụng tiền để khuyến khích làm việc là một con dao hai lưỡi.

  Chương 2: Ý nghĩa của lao động

Trong chương này, tác giả cho thấy một sự thật rất đúng đó là động lực làm việc của con người không chỉ gói gọn trong tiền lương mà nó còn bao gồm nhiều yếu tố định tính khác.

“Việc không có người tán thưởng công việc của họ đã tạo ra một sự thiếu hụt rất lớn trong động cơ làm việc của họ. Điều tôi băn khoăn là bên cạnh tiền lương còn có yếu tố gì khác mang lại ý nghĩa cho công việc. Đó có phải là sự hài lòng nho nhỏ khi nỗ lực làm việc của mình được chú ý đến không? Hay chúng ta chỉ cảm thấy thực sự có ý nghĩa khi chúng ta đối diện với cái gì đó lớn lao hơn.”

Điều này được kiểm chứng trong một nghiên cứu, hai nhóm tình nguyện viên được trả tiền để ngồi chơi Lego và họ có thể ra về bất cứ lúc nào họ muốn. Với nhóm thứ nhất, sau khi mỗi người hoàn thành, sản phẩm của họ được giữ lại và xem xét. Ngược lại, cứ mỗi người ở nhóm thứ hai đứng dậy, các nhà nghiên cứu lại phá hủy sản phẩm của người đó. Những người trong nhóm thứ hai nhìn thấy sự hủy hoại đó và có xu hướng rời khỏi cuộc thí nghiệm sớm hơn so với những người ở nhóm thứ nhất. nghiên cứu trên chứng tỏ rằng chúng ta sẽ mất động lực làm việc nếu như sản phẩm của chúng ta bị đánh giá thấp. Chúng ta sẽ không thể làm việc nếu như công sức bỏ ra không hề được coi trọng cho dù có được trả lương cao.

Một kinh nghiệm được đúc rút ra cho các nhà quản lý đó là:

“Nếu bạn là một nhà quản lý và bạn thực sự muốn nhân viên của mình mất hết động lực làm việc, chỉ cần phá hủy hết kết quả công việc ngay trước mặt họ. Hoặc, nếu bạn muốn tế nhị hơn một chút, chỉ cần lờ họ và những nỗ lực của họ đi. Ngược lại nếu bạn muốn khuyến khích mọi người làm việc với bạn và vì bạn, việc chú ý đến họ, tới những nỗ lực cũng như thành quả lao động của họ chắc chắn là rất có ích.”

Phần II: lợi ích bất ngờ của việc phá bỏ những quy tắc logic trong cuộc sống

Chương 6: Tại sao con người có thể thích nghi (nhưng không phải với TẤT CẢ MỌI THỨ và vào MỌI THỜI ĐIỂM)

Sự thật là mọi sinh vật sống trên thế giới này, trong đó có cả con người, qua thời gian đều khả năng làm quen với hầu hết vạn vật. loài người là loài có khả năng thích ứng với rất rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mọi cảm xúc chúng ta trải qua hướng ta đến những những trải nghiệm khác biệt, nhưng chỉ một thời gian sau, chúng ta sẽ quen với điều đó và mọi chuyện trở nên bình thường.

Bằng chứng là câu chuyện về con ếch trong nồi nước sôi. Nếu bạn bất ngờ ném con ếch vào một nồi nước sôi, nó sẽ vùng vẩy và nhảy phắt ra. Nhưng nếu bạn cho nó vào một nồi nước ở nhiệt độ phòng bình thường, nó sẽ nằm im trong đó và không hề phản ứng. Sau đó bạn tăng dần nhiệt độ lên, nó vẫn sẽ ngồi im và tiếp tục như vậy cho đến khi nó có thể bị nấu chín. Ngoài ra một số ví dụ thực tế có thể chứng minh cho điều nay, như việc khi mua sắm, ban đầu bạn sẽ cảm thấy rất là thích thú và sảng khoái vì có đồ mới, tuy nhiên cảm giác đó không duy trì được lâu và bạn sẽ cảm thấy bình thường trở lại. Hay đối với việc học bất kỳ một ngoại ngữ nào, ban đầu khi phải giành mỗi ngày 2h để học, bạn sẽ thấy rất uể oải và chán nản vì mất đi một khoảng thời gian 2h mà trước kia bạn có thể làm những việc khác vào giờ đó, nhưng nếu duy trì thói quen đó, dần dần bạn sẽ thích nghi với việc hàng ngày phải học trong vòng 2h, và bạn cũng mất đi dần cảm giác khó chịu ban đầu.

Ngoài ra để chứng minh cho nhận định ban đầu, tác giả còn đưa ra một loạt các dẫn chứng hay các thí nghiệm thực tế. Ví như là câu chuyện của Andrew Potok- một nhà văn mù từng sống ở Montpelier, Vermont, hay nghiên cứu thích nghi cảm giác của Philip Brickman, Dan Coates và Ronnie Janoff-Bulman khi so sánh về mức độ hạnh phúc nói chung của 3 nhóm người: người bại liệt chi dưới, những người trúng số độc đắc và những người hoàn toàn bình thường, không tàn tật cũng không gặp vận may đặc biệt nào,…

Đi đến chột lại vấn đề, ông nói: “Dù bạn có cảm thấy phấn khích đến mức nào với một thứ gì đó mới mẻ, thì về lâu về dài, cái thứ ấy cũng chẳng đủ sức làm bạn phấn khích mãi, tương tự, điều đó đúng với cả những bất hạnh nữa.”

Một vấn đề được đặt ra đó là làm sao để sự thích nghi phục vụ chúng ta? Khi đưa ra một trường hợp của Ann, một sinh viên đại học sắp tốt nghiệp, quãng thời gian sinh viên, Ann sống trong chung với 2 người bạn khác trong căn phòng kí túc bé tẹo, cũ nát và chẳng mấy sạch sẽ, sau khi tốt nghiệp, cô nhận được tháng lương đầu tiên và háo hức khi chuyển đến căn hộ đầu tiên, cô viết ra cả một danh sách những thứ cần mua, vậy cô sẽ lựa chọn việc mua sắm thế nào, mua môt lúc tất cả mọi thứ hay chia nhỏ ra từng giai đoạn? Và khi đã tìm hiểu về sự thích nghi, có thể khẳng định rằng chắc chắn Ann sẽ hạnh phúc hơn khi ngắt quãng thời gian mua sắm, cô ấy có thể chạm được vào nhiều “hạnh phúc mua sắm” hơn khi cô ấy biết tự giới hạn chi tiêu, ngừng lại nghỉ một chút và làm chậm lại tiến trình thích nghi.

Chương 7: Quyến rũ hay không?

Trong chương này, có nội dung khá thú vị và hấp dẫn đối với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ, đó là vấn đề tâm lý khi chọn lựa đối tượng hẹn hò, và cách nào để việc tìm kiếm đối tác hẹn hò như ý khi mà những trang web hẹn hò trực tuyến sụp đổ.

Một thử nghiệm quyến rũ hay không được thực hiện đầy đủ ở cả hai giới, nó cung cấp thông tin để khẳng định đàn ông coi trọng hình thức và quan tâm đến sự hấp dẫn về ngoại hình của phụ nữ hơn so với đối phương. Họ quan sát rất kỹ độ “quyến rũ” của những người phụ nữ mà họ “đang duyệt” và có xu hướng nhắm tới những người phụ nữ “vượt tầm kiểm soát của họ”

“Tổng hợp lại từ kết quả của các thí nghiệm QUYẾN RŨ hay KHÔNG, Hẹn hò nhé và Hẹn hò tốc độ, dữ liệu cho thấy mặc dù cấp độ hấp dẫn của bản thân chúng ta không làm thay đổi quan niệm thẩm mỹ, nhưng nó lại có ảnh hưởng lớn tới các thứ tự ưu tiên của mình. Nói đơn giản là, những người kém hấp dẫn về ngoại hình có thể nhìn thấy những phẩm chất không liên quan đến ngoại hình mới là điều quan trọng hơn.”

Chương 8:  Thị trường sụp đổ (Một ví dụ về hẹn hò qua mạng)

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng biết đến một hình thức khá lâu đời để kết duyên vợ chồng, đó chính là mai mối. Ngày nay, với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của internet, hình thức ấy đã mai một và dần hình thành nên các “bà mối” là những trang web hẹn hò qua mạng.

Hãy nhìn vào thị trường hẹn hò. Ở trong thị trường này, các trang hẹn hò giúp người ta tìm kiếm đối tượng người ta cần, đổi lại bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Qua các thử nghiệm, tác giả thống kê rằng một người sử dụng các trang hẹn hò trực tuyến thông thường dành 5.2 giờ một tuần để lướt các profile, 6.7 giờ để gửi mail tới những người tiềm năng, và chỉ 1,8 giờ một tuần để đi gặp những người đó và kết quả thì chẳng mấy khá quan. Từ đó, có thể cho thấy việc cung cấp các thông tin lên các trang hẹn hò là một việc làm phi lý trí, ở đó nó cho phép bạn cung cấp thông tin theo một form được lập trình sẵn, và nó không hề cho thấy bạn cảm thấy như thế nào nếu ở cạnh người ấy. Việc chỉ dành 1,8 giờ một tuần để đi gặp những “đối tác” là quá ít so với những việc còn lại, trong khi mối quan hệ yêu đương lâu dài phải xuất phát từ cảm xúc thực sự. 1,8 giờ một tuần là một con số không thể cho bạn những tâm tư, cảm xúc thực sự khi ở cạnh người đó. Con người không giống như robot được lập trình sẵn những cảm xúc giống nhau, mà mỗi người có những tình cảm khác nhau đối với từng người khác nhau.

Từ thất bại của thị trường hẹn hò, tác giả liên hệ đến sản phẩm và thị trường khác. Sự thất bại của thị trường hẹn hò qua mạng là sự thất bại của thiết kế sản phẩm, và các thị trường khác cũng vậy, tất nhiên còn rất nhiều yếu tố khác cấu thành nên.

Chương 9: Về cảm thông và cảm xúc: Tại sao chúng ta dang tay cứu giúp một người cụ thể chứ không phải rất nhiều người?

Tại sao chúng ta lại sẵn sàng cho một người ăn xin tiền nhưng lại kỳ kèo với người mua sắt vụn mấy đồng tiền lẻ? Hầu hết mọi người đều cảm thấy xúc động khi nghe tin một bé gái rơi từ một chung cư cao tầng, tuy nhiên lại không có cảm xúc gì mấy nghe cái chết của 800.000 người Rwandan. Đó cũng là minh chứng cho câu nói nổi tiếng của Stalin: “Một người chết là một thảm họa, còn cả ngàn người chết, ấy là thống kê”. Những nhà xã hội học gọi hiện tượng này là: Hiệu ứng nạn nhân hữu danh.

Nói cách khác, chúng ta cảm thấy thương cảm với những người chúng ta nhìn thấy hình ảnh, biết tên của họ với những thông tin khác, nhưng đồng thời kém cảm thông với những thông tin có quy mô rộng hơn và liên quan tới nhiều người. Để minh chứng cho hiện tượng tự nhiên này, tác giả đề cập đến ba yếu tố tâm lý: sự gần gũi, sự sống động và hiện tượng hạt cát trên sa mạc. Sự gần gũi không chỉ phản ánh một yếu tố gần gũi về mặt vật lý, mà nó còn phản ánh một cảm giác huyết thống – bạn rất gần với những người thân, những cộng đồng xã hội, và với những người mà bạn chia sẽ với những điểm chung. Sự sống động được minh họa bằng một tình huống sau: nếu tôi kể với bạn rằng tôi vừa bị đứt tay, thì bạn sẽ không thể hình dung ra toàn cảnh sự việc và bạn sẽ không mấy cảm nhận được nỗi đau của tôi. Nhưng nếu tôi miêu tả chi tiết về vết cắt trong nước mắt và nói cho bạn biết nó sâu đến mức nào, vết cắt ấy khiến tôi đau ra làm sao và tôi bị chảy máu be bét kinh khủng thì bạn sẽ hình dung ra được bức tranh sống động về việc tôi bị đứt tay và vì thế bạn sẽ thấy thông cảm với tôi nhiều hơn. Và hiệu ứng “hạt cát trên sa mạc” nó xuất hiện khi bạn đứng trước cơ hội trở thành người duy nhất có thể giúp đỡ nạn nhân của thảm kịch.

Vì vậy, nếu bạn muốn tạo nên những tác động tích cực cho xã hội, đôi khi bạn cần trở nên phi lý trí để có thể nhìn ra và cảm thông với những người chúng ta không hề quen biết.

Chương 11: Những bài học từ sự phi lý trí

Trong những chương trước, chúng ta đã chứng kiến sự phi lý trí giữ vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chúng ta: trong thói quen, trong hẹn hò, trong niềm hứng khởi nơi công sở, trong cách chúng ta khuyên góp tiền bạc, trong các vấn đề liên quan đến mọi việc và các ý tưởng, trong khả năng thích nghi và cả ham muốn báo thù. Chúng ta có thể tổng kết các hành vi phi lý trí vào hai bài học chung và một kết luận như sau:

  1. Chúng ta có rất nhiều xu hướng phi lý trí
  2. Chúng ta thường không lường trước được những sự phi lý trí này ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta, nghĩa là chúng ta thường không thực sự hiểu cái gì đang điều khiển hành vi của chúng ta.

Và để hiểu được sự phi lý trí đó, chắc chắn không thể thiếu được các thử nghiệm thực tế. Thử tưởng tượng xem một doanh nghiệp có thể có bao nhiêu lợi nhuận nếu những lãnh đạo của nó hiểu được sự tức giận của khách hàng, và một lời xin lỗi chân thành có thể xoa dịu mọi rạn nứt. Liệu nhân viên sẽ tăng năng suất lên bao nhiêu nếu các cấp quản lý tầm trung hiểu được vai trò quan trọng của sự khích lệ trong công việc. Và hãy tưởng tượng các công ty sẽ hiệu quả biết bao nhiêu nếu họ ngừng việc trả cho những lãnh đạo cao cấp khoản tiền thưởng kếch xù và tập trung hợn vào mối quan hệ giữa lương thưởng và hiệu quả công việc,…

 

-----------------------

Tác giả: Nguyễn Bích Ngọc - Bookademy

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc tiếng Việt) về : [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại Link htpp://www.facebook.com/bookademy.vn 

 

 

 

 

Xem thêm

Title: Interesting research, interesting conclusionsIf you pick up this book expecting it to be as good as Ariely's first book, Predictably Irrational, you are likely to be disappointed. If, however, you approach it without high expectations caused by that first book, you will probably enjoy it quite a bit and pick up some useful and interesting information.The Upside of Irrationality explores many facets of human behavior at work and at home and how we are all less than optimal in our behavior, even genius inventor Thomas Edison, who resisted AC current in large part because it was not his idea. It asks some very timely questions, like whether big bonuses really make CEOs more productive (His answer is No.) and how to improve internet dating, and more eternal questions, like the role of revenge in our lives.The book emphasizes Ariely's own research and its conclusions, an approach that has both advantages and disadvantages. More than the first book, I found myself reflecting that it would desirable to do this or that additional work to try to support a conclusion more fully. Having read the book, I can reflect that perhaps some of this omission is due to the human tendency to overvalue what we make or do ourselves a phenomenon Ariely discusses and acknowledges he shares with the rest of us. Or perhaps it is simply that he has not had time or funding to pursue the work further. The author also uses himself and his own life frequently as examples of the phenomena he discusses. These are vivid, but the technique may be overdone. In the first chapter Ariely describes a horrific accident he had in his late teens that resulted in his spending several years in the hospital and causes him pain and some disability even today. He uses this aspect of his life so frequently that I sometimes wondered if the use of the material was more for examples or for personal therapy. The title and subtitle of the book are a bit misleading. The bulk of the conclusions in The Upside of Irrationality seem not so much irrational as counter-intuitive. For example, one of my favorite chapters is about adaptation, the human trait that enables us to get used to just about anything, good or bad. If we do something we enjoy, our pleasure increases for a while, but after a time our enjoyment tends to lessen. The same is true of painful or annoying experiences. The curve looks rather like an upside down U. If we stop and begin again, we will experience the same U-curve of pleasure or pain/annoyance. The lesson to draw from that result is that, contrary to human tendency, we should not take on an unpleasant chore “in pieces” but do it in one pass. This will reduce our sum total of negative experience. On the other hand, we should break up our positive experiences to maximize our enjoyment, e.g., we really WILL enjoy that piece of pie more if we cut it into smaller pieces and save one for tomorrow (as long as our spouse doesn't eat it first!). In addition, although the subtitle of the book is “the unexpected benefits of defying logic at work and at home”, I finished several chapters wondering what benefits were conferred by the illogical behavior.In sum, despite the flaws I have noted, the upside of The Upside of Irrationality is its fascinating look at many aspects of human behavior. I recommend it to anyone who is interested in why we do what we do and how that can cause us to make bad decisions.

Nếu bạn đã từng đọc cuốn “Phi lý trí”, một cuốn sách kinh điển về tâm lý và kinh tế học hành vi của tác giả Dan Ariely thì chắc hẳn bạn đã vô cùng kinh ngạc khi nhận ra rằng trong rất nhiều trường hợp, con người chúng ta đưa ra những quyết định phi lý đến ngạc nhiên, thậm chí phi lý một cách thường xuyên và có hệ thống. Tại sao chúng ta quyết định ăn kiêng nhưng lại bỏ cuộc ngay khi nhìn thấy món ăn tráng miệng hấp dẫn? Tại sao chúng ta sẵn sàng cho một người nghèo khổ vài nghìn nhưng lại sẵn sàng kì kèo vài nghìn lẻ với người bán đồng nát khi bán đống giấy vụn trong nhà? Tại sao bệnh nhân lại cảm thấy thuốc hiệu quả hơn khi biết giá thuốc đắt tiền hơn hay bác sĩ giả vờ phẫu thuật cho họ? Vậy nếu như con người đã thường xuyên phi lý trí đến vậy thì làm sao để có thể nhận biết và tận dụng điều này để ra những quyết định tốt hơn? Đây chính là lý do tác giả tiếp tục cho ra đời cuốn sách “Lẽ phải của phi lý trí”, cuốn sách chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực trong cách tư duy và hành vi của con người trong các mặt của đời sống để chúng ta có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Tại sao các phần thưởng lớn lại khiến cho các CEO làm việc kém hiệu quả? Điều gì lại khiến cho con người có xu hướng trả thù đến vậy? Vì sao mà các trang Web hẹn hò lại không thực tế? Được đúc rút qua rất nhiều thực nghiệm thú vị và thống kê giống như cuốn sách ban đầu, tác giả chỉ ra như thế nào và tại sao con người đôi khi lại trở nên phi lý một cách ngạc nhiên trong công việc và các mối quan hệ. Cuốn sách một lần nữa phá vỡ những định kiến, lối tư duy logic của chúng ta từ trước đến nay trong những vấn đề tưởng chừng như đơn giản, dễ hiểu, tưởng chừng như luôn luôn đúng mà hóa ra lại sai lầm một cách tệ hại. Tại sao lại phải thưởng lớn cho các CEO, các nhà môi giới chứng khoán hay các nhà điều hành ngân hàng để khiến họ làm việc tốt hơn, trong khi chả nhẽ tiền lương cao ngất ngưởng của họ không đủ sống hay sao? Liệu có phải nghịch lí không khi mà các khoản thưởng cao lại khiến cho nhân viên làm việc kém hiệu quả hơn? Nếu bạn để con chuột trong mê cung và chích điện nó thì bạn càng tăng dần độ mạnh của dòng điện thì con chuột càng phải học thích nghi và tìm ra lối thoát nhanh hơn. Nhưng nếu dòng điện mạnh đến mức đủ lớn, nó sẽ bị đơ và không thể tìm ra lối thoát nữa. Khi xem các phần thưởng lớn như những dòng điện mạnh và nhân viên giống như những chú chuột thì chúng ta lập tức hiểu ngay vấn đề. Qua các thực nghiệm, tác giả khám phá ra rằng con người sẽ làm việc kém hiệu quả hơn trong điều kiện áp lực cao. Điều này giải thích lý do tại sao điểm luyện thi ở nhà của học sinh luôn cao hơn so với thi thật hay khi bị áp lực xã hội như bị hàng nghìn con mắt nhìn vào thì đa phần các bài diễn thuyết đều trở nên ấp úng, khó khăn hơn khi luyện tập ở nhà trước đó. Do đó, để khiến cho các nhân viên làm việc hiệu quả hơn thì việc các nhà quản lí đưa ra các mức thưởng hiệu quả trong công việc là vô cùng cần thiết, để chi ít mà hiệu quả cao hơn. Bạn có đang yêu thích công việc của mình không? Bạn đã gặp ai có một công việc mức lương cao, được khen thưởng rất nhiều nhưng lại chẳng cảm thấy một chút ý nghĩa trong công việc của mình chưa? Trong cuốn sách, tác giả làm một thực nghiệm cho người chơi tham gia vào việc lắp trò chơi Lego. Đối với nhóm người thứ nhất, nhiệm vụ của họ làm lắp từng Lego một và sau đó các nhà nghiên cứu sẽ quan sát các mô hình một cách chăm chú và trân trọng nó. Đối với nhóm thứ hai, mỗi khi người chơi lắp xong một mô hình, các nhà nghiên cứu sẽ phá vỡ nó ngay lập tức và bảo họ lắp tiếp cái khác. Mặc dù, cả hai nhóm đều có chung mức thưởng cho số Lego mà họ lắp được nhưng càng về sau thì nhóm thứ hai tỏ ra chán nản và mất hết năng lượng và dễ bỏ cuộc hơn so với nhóm thứ nhất. Tại sao lại thế? Qua nhiều thực nghiệm khác, tác giả chỉ ra rằng khi thấy công việc của mình mất đi giá trị, điều này ảnh hưởng cực kì lớn đến động lực làm việc của chúng ta. Ta sẽ không cố gắng làm việc khi việc đó không có ý nghĩa gì cả. Điều này cũng giải thích vì sao việc lắp ráp những chiếc đinh một cách vô hồn trên băng chuyền trong nhà máy lại khiến người lao động có cảm giác bị tách bạch khỏi hoạt động lao động và không tìm thấy sự nhất quán cũng như ý nghĩa trong công việc của mình. Ngoài ra khi đọc cuốn sách ta sẽ khám phá và hiểu thêm về hành vi của bản thân để điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Tại sao việc chúng ta luôn mua sắm đồ mới để tăng cảm thấy thỏa mãn những chả bao giờ cảm thấy đủ cả? Điều này liên quan gì đến khả năng thích nghi của con người? Vì sao chúng ta lại đánh giá cao thành quả của mình đến vậy? Điều này có thể thấy rõ khi mà đặt cạnh hai em bé Châu Âu với nước da trắng, mắt xanh và tóc vàng bên cạnh em bé Châu Phi đen nhẻm với hàm răng trắng muốt thì bà mẹ Châu Phi bao giờ cũng thấy con mình luôn tuyệt vời hơn tất cả những đứa trẻ khác. Tác giả cũng giúp chúng ta nhận ra rằng ta không cảm thông với người khác một cách lý trí như chúng ta nghĩ. Tại sao chúng ta chỉ cứu giúp một người chứ không phải là rất nhiều người? Khi nói về một thảm họa, chính Joseph Stalin từng nói: “Một người chết là thảm họa còn hàng nghìn người chết chỉ là con số thông kê mà thôi” Còn rất nhiều những bằng chứng khác trong cuốn sách khiến chúng ta nhìn rõ bản thân mình hơn và biết cách điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp. Còn đây là thông điệp của tác giả: “Con người luôn nghĩ rằng chúng ta là những sinh vật lý trí, tuy nhiên thực tế lại cho thấy điều ngược lại, mỗi khi phải đứng trước những quyết định khó khăn. Trong tình huống đó, chúng ta khó có thể gạt bỏ được sự thiên lệch, từ đó khiến chúng ta hành động không như ý chúng ta muốn. Để có những quyết định sáng suốt, chúng ta cần phải tự mình nhận ra sự phi lý trí và sống chung với nó.”

Lẽ phải của phi lý trí là cuốn sách tư duy được xây dựng và phát triển trên cuốn sách nền tảng Phi lý trí của nhà khoa học xã hội Dan Ariely. Nếu như trong Phi lý trí, Dan Ariely đã đưa ra những ảnh hưởng đa chiều dẫn tới việc con người đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan thì giờ đây trong cuốn Lẽ phải của phi lý trí ông hé lộ những ảnh hưởng đầy bất ngờ, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà ‘phi lý trí’ có thể tác động đến cuộc sống của chúng ta. Tập trung vào nghiên cứu những hành vi của chúng ta tại nơi làm việc và các mối quan hệ của chúng ta, ông đưa ra những hiểu biết mới và những sự thật đáng ngạc nhiên về những điều đang thôi thúc chúng ta làm việc, cách thức mà một hành động thiếu khôn ngoan có thể trở thành một thói quen, cách mà chúng ta học để yêu thương những người mà chúng ta sống cùng, và còn nhiều hơn thế nữa. Lẽ phải của phi lý trí không phải là một cuốn sách hàn lâm khô khan chỉ toàn lý thuyết, mà nó được sử dụng dữ liệu từ những thí nghiệm thú vị và độc đáo dẫn đến những kết luận hấp dẫn về cách thức – và nguyên nhân tại sao chúng ta hành động như vậy. Từ những thái độ tại nơi làm việc của chúng ta, cho tới những mối quan hệ lãng mạn, tới việc chúng ta luôn tìm kiếm mục đích cuộc đời mình, Ariely lý giải cách thức phá vỡ những khuôn mẫu bi quan trong suy nghĩ và hành vi của chúng ta để đưa ra những quyết định tốt hơn. Cuốn sách kỹ năng này sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thức bản thân trong công việc và trong gia đình – và soi xét các hành vi phi lý trí của chúng ta dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ. Đọc Lẽ phải của phi lý trí – một cuốn sách lãnh đạo và quản lý hữu ích, bạn sẽ biết nhiều điều như: Tại sao những khoản tiền thưởng lớn lại có thể khiến các CEO làm việc kém hiệu quả hơn? Làm cách nào mà những định hướng rối rắm lại hữu ích đối với chúng ta? Tại sao việc trả thù lại quan trọng? Tại sao có một sự khác biệt rất lớn giữa điều mà chúng ta nghĩ là sẽ khiến chúng ta hạnh phúc và những thứ thực sự khiến chúng ta hạnh phúc? Và rất nhiều phát hiện thú vị khác.

Cuốn sách “Lẽ phải của phi lý trí” giống như phần hai sau cuốn “Phi lý trí” của tác giả Dan Ariely vậy. Cuốn sách thuộc thể loại kinh tế tâm lý nên phần nào phù hợp nhất đối với những bạn thuộc ngành kinh tế học nhưng điều đó không ngăn cản những người muốn học nhiều điều và hiểu nhiều thứ. Nếu trong cuốn sách “Phi lý trí” của mình Dan Ariely đưa ra những ảnh hưởng đa chiều dẫn tới việc con người vẫn hay đưa ra nhiều quyết định thiếu khôn ngoan, thì trong cuốn sách thứ hai này ông khai thác nhiều điều bất ngờ mới đến với độc giả, những ảnh hưởng mà phi lý trí có thể tác động đến chúng ta. Cuốn sách tập trung nghiên cứu những hành vi của con người trong cuộc sống, công việc và trong các mối quan hệ. Đây đều là 2 môi trường mà con người dành phần lớn thời gian cuộc đời mình. Dan Ariely vẫn sử dụng các kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cùng với các sinh viên của mình để trải nghiệm và rút ra nhiều điều. Nhiều chi tiết thú vị xuất hiện trong cuốn sách là những điều mà chúng ta vẫn bắt gặp trong cuộc sống. Với cách sử dụng lời văn ngắn gọn và sâu sắc, từ ngữ đã có phần đơn giản, cách giải thích lại dễ hiểu, cuốn sách đã giúp người đọc không bị ngột trong mớ kiến thức khoa học khô khan. Phi lý trí sẽ thay đổi cách chúng ta nhận thức bản thân mình trong công việc và giữa các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Cuốn sách vừa bổ sung kiến thức vừa giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi mà ngay bản thân mình nhiều khi không hề nghĩ tới. Ngay trong cuộc sống công việc liệu bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao những khoản tiền thưởng lớn thường làm những người nắm quyền và tài như những CEO bị mất hiệu quả làm việc? Hay vì lý do gì mà chúng ta vẫn cứ quanh quẩn kiếm cách hay làm chật chội không gian trong mình với cái suy nghĩ trả thù, lý do gì mà chúng ta quan trọng hóa nó? Và bởi đâu mà có sự khác nhau vô cùng lớn giữa những điều chúng ta coi là sẽ làm chúng ta hạnh phúc với những điều thực sự khiến chúng ta hạnh phúc? Cùng vô vàn những phát hiện thú vị khác nữa. Như tôi đã nói ở đầu bài viết, cuốn sách này không dành riêng cho bất cứ ai. Dù bạn có là một học sinh hay sinh viên thuộc ngành nghệ thuật thì cách chúng ta tiếp nhận một cuốn sách với mục đích gì mới là lý do khiến chúng ta yêu chúng hay không. Hãy thử mở rộng thêm nhiều không gian mới trong khoảng trời của mình nhé.

Mặt trái của sự phi lý: Những lợi ích bất ngờ của việc bất chấp logic ở nơi làm việc và ở nhà của Dan Ariely là một cái nhìn thú vị, mới mẻ và tích cực về hành vi phi lý trí của đàn ông. Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu hành vi của con người, Dan Ariely đã tích lũy được một lượng lớn kiến ​​thức về hành vi phi lý mà chúng ta thể hiện hàng ngày. Anh ấy đưa chúng ta vào một cuộc hành trình về những phát hiện kỳ ​​lạ mà anh ấy và các đồng nghiệp khác đã tìm ra, và giải thích cặn kẽ về cách chúng ta có thể nghĩ về những tác động tích cực mà những điều phi lý này có thể gây ra. thứ hai về sự bất hợp lý ở quê nhà. Nó có các khía cạnh như chủ đề về những khoản tiền thưởng lớn, lý do tại sao chúng ta thích công việc và tại sao chúng ta đánh giá quá cao những gì chúng ta tạo ra. Trong lĩnh vực gia đình, thích ứng được giải thích (cả với các sự kiện tích cực và tiêu cực), hẹn hò trực tuyến được tiết lộ và cảm xúc được đưa vào vòng lặp. Ariely thực hiện rất tốt việc kết hợp cả thí nghiệm và ví dụ thực tế cho tất cả các lĩnh vực để giúp dễ dàng nắm bắt các khái niệm và phát hiện đôi khi phản trực giác. Ví dụ như ảnh hưởng của tiền thưởng đối với năng suất của người lao động. Trong một thử nghiệm, họ đã cho mọi người những khoản tiền thưởng lớn (khoảng 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng) mà hầu hết mọi người đều mong đợi hiệu suất sẽ tăng lên. Khi nghĩ về điều đó, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để làm việc kiếm nhiều tiền hơn và chắc chắn sẽ bị thu hút bởi một công việc có mức thưởng lớn hơn. Kết luận về động lực này đúng, tuy nhiên hiệu suất không tăng. Thậm chí không hề nhẹ, nó còn giảm khi tiền thưởng ngày càng lớn. Một trong những lời giải thích cho hiệu ứng này là do áp lực gia tăng mà từ đó mọi người bắt đầu thực hiện mức tối ưu dưới mức (hãy tưởng tượng một hình chữ U ngược trong đó mức độ căng thẳng cao đến mức hiệu suất giảm khi đạt đến mức trung bình) .Dan Ariely có đúng để nói về những hiện tượng phi lý này, với tư cách là một nhà kinh tế học hành vi, lĩnh vực của ông bao gồm mọi thứ từ kinh doanh đến tâm lý học. Là một giáo sư tại Đại học Duke, ông là một nhà nghiên cứu năng suất cao nhất và cũng đã viết một cuốn sách trước đó về sự phi lý có tên là Phi lý trí có thể đoán trước được: Những sức mạnh tiềm ẩn hình thành quyết định của chúng ta (2008). Lời nói đầu làm cho nó có vẻ như có rất nhiều tin tốt, và cuốn sách sẽ tóm tắt tất cả những phát hiện tích cực về sự phi lý. Tuy nhiên, nó không tránh khỏi mặt tiêu cực của sự phi lý và cho thấy những quyết định tồi tệ có thể được đưa ra như thế nào vì hành vi phi lý trí. Dù sao thì điều này cũng không làm giảm chất lượng của cuốn sách, nhưng có thể khiến mọi người đối mặt với chúng tôi về những sai sót của chúng tôi nhiều hơn những gì chúng tôi mong muốn. Xếp hạng The Upside of Irrationality sẽ cho điểm 5 trên 6.

3.5 starsI haven't read Dan Ariely before, although I've heard a lot about Predictably Irrational: The Hidden Forces That Shape Our Decisions from my husband, who really liked the book.I enjoyed The Upside of Irrationality, although I wasn't always sure what kind of book it was trying to be. The author was very clear that this book was much more personal than Predictably Irrational. Certainly, his looks into the research were fascinating, particularly as he and his colleagues designed the studies to test certain hypotheses. I didn't always agree with the conclusions they came to based on the results as explained in the book, but I also acknowledge that the actual analysis was much more complex than what was presented.Anything that looks into how we think, and why we behave the way we do is bound to be interesting, and this is an excellent example of that.On the other hand, I had more mixed opinions on his personal stories. Some of it gave interesting perspective to the studies he described. Some of it was an inspiring look at someone that really has overcome a lot. And some of it made him sound like kind of a shallow guy. I admire his honesty, I guess, as he talks about how unfair it is that his accident lowers the expected hotness he could expect to find and date-- after all he's the same person inside as he was before. Evidently, this doesn't carry through to the opposite sex-- they should look past his exterior to his interior, but he shouldn't be expected to do the same. Luckily, he found someone that was willing to do so, leaving him happy with his attractive spouse, and me with somewhat less respect for him. Luckily for both of us, our paths are unlikely to cross, and it should prove entirely irrelevant!The really unfortunate thing is how much that tiny piece of the book stuck with me. I think of it far more than the studies on how to motivate people (which tied in nicely with Drive: The Surprising Truth About What Motivates Us, which I read recently as well), more than the thoughts on how we value our own efforts, on the need for (and value of) revenge. The book spent more time on these issues than the ones of attractiveness, and they are the more interesting to me in an abstract sense.There's a lot of interesting reading here. I'm guessing there is even more in Predictably Irrational.